K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 1 2019

Tác giả có cách dẫn dắt trực tiếp và ngắn gọn nên câu chuyện đã làm nổi bật hình ảnh nhân vật anh thương binh cứu người từ đám cháy. Người đọc ấn tượng sâu sắc nhân vật ấy, qua chi tiết :

- Trong một đêm đi bán bánh giò, anh thương binh phát hiện ra đám cháy. Không ngần ngại anh lao vào chỗ có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của anh, anh cứu được một em bé đang thất thần, không khóc được nữa.

- Anh ngã quỵ vì mất sức. Người đến cấp cứu cho anh lại phát hiện điều bất ngờ : Anh là một thương binh và tài sản của anh thì "chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và những chiếc bánh giò tung tóe…". Anh xứng đáng là một chiến sĩ quân đội luôn biết hi sinh cho nhân dân của mình. Anh tuy "tàn mà không phế".

26 tháng 4 2018

Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng, đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm.

Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ. Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8/3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy.

Bai van ve thanh cong gay xuc dong hang ngan trai tim hinh anh 1
Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.

Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ, cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?

Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công – bị – trì – hoãn mà thôi.

Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.

Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Chuyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ – người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời.

Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?

Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá – học – của – một- người – cha.

Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ.

Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.

Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.

Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!

Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”.

Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công.

27 tháng 3 2018

1. Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái ?

- Trả lời: Những chi tiết trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái là câu nói cùa dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: Lại một vịt trời nữa - thể hiện ý thất vọng, cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn - vì bố mẹ Mơ cũng thích con trai, xem nhẹ con gái.

2. Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ?

- Trả lời: Những chi tiết chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi. Đi học về Mơ giúp mẹ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm trong khi các bạn trai còn mải đi đá bóng. Bố đi công tác, mẹ lại mới sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ đặc biệt là Mơ đã dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan

3. Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về "con gái" không ? Những chi tiết nào cho thấy điều đó ?

- Trả lời: Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân cùa Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái”. Các chi tiết thể hiện điều này là bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở, cả bố và mẹ đều xúc động rơm rớm nước mắt vì thương Mơ. Cả dì Hạnh cũng nói: “Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng”. Nghĩa là dì rất tự hào về Mơ.

4. Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì ?

- Trả lời: Đọc câu chuyện này, em suy nghĩ sinh con là trai hay gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó phải ngoan ngoãn, hiếu thảo làm vui lòng cha mẹ. Đúng như câu ca dao: Trai mà chi, gái mà chi. Sinh con có nghĩa có nghĩ là hơn.

Nội dung: Phê phán quan niệm lạc hậu “Trọng nam khinh nữ”. Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ em về việc sinh con gái.

6 tháng 11 2017

Lập dàn ý bài văn mẫu tả ngôi trường của em 

1. Mở bài:

- Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.

- Trường xây được 15 năm.

2. Thân bài:

Thứ tự cụ thể (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)

a) Tả bao quát về ngôi trường

- Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)

- Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp

b) Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.

- Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)

- Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...

- Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...

c) Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.

3) Kết luận

Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp.

Tham khảo các dàn ý chi tiết: Lập dàn ý bài văn miêu tả ngôi trường của em lớp 5

Bài văn mẫu tả ngôi trường thân yêu của em số 1

Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập.

Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.

Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái trường mới nhưng ngôi trường Nguyễn Văn Hưởng vẫn không phai nhòa trong tâm trí em.

Bài văn mẫu tả ngôi trường thân yêu của em số 2

Ngôi trường đã gắn bó với em trong năm năm học vừa qua là ngôi trường mang tên trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Hôm nay em đến trường sớm hơn mọi khu để làm công việc trực nhật, nên có dịp quan sát vẻ đẹp của trường trước buổi học.

Khi em đến trường, hai cánh cửa to lớn được sơn màu xanh đã bị phai màu hé mở từ bao giờ. Lớp học, bàn ghế, những người bạn thân quen của tuổi học trò như âm thầm và lặng lẽ chờ đợi chúng em.

Bầu trời hôm nay thật đẹp, tiết trời se se lạnh. Đứng trên tầng cao quan sát em thấy ngôi trường khang trang, sạch sẽ. Trường có ba dãy gồm có hai dãy lớp học và một dãy là văn phòng giáo viên. Các dãy lớp học nằm san sát nhau, mỗi lớp có bốn cửa sổ và một cửa ra vào. Nhìn vào trong lớp học, bàn ghế sạch sẽ, ngay ngắn. Đặc biệt mỗi lớp học đều có ảnh Bác Hồ, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng và nội qui lớp học để cho chúng em không được quên những nội qui của nhà trường. Khu văn phòng nằm ở giữa, đối diện là vười sinh thái với những cây hoa tạo nên một vẻ đẹp thanh bình. Nơi đây là chỗ các thầy cô giáo làm việc và họp. Bên cạnh đó là phòng Ban giám hiệu và đi vài bước nữa là thư viện của trường, ở đó có rất nhiều sách cho chúng em đọc và tìm hiểu về những điều bổ ích, lí thú. Nơi giúp em vui chơi giải trí sau những giờ học căng thẳng là sân trường. Sân trường được làm bằng xi măng rất đẹp. Chính giữa là cột cờ chừng 10m với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió.

Rồi các bạn đến trường ngày một đông, phút yên tính của buổi sớm bỗng mất dần đi. Quang cảnh trường trở nên nhộn nhịp, đông vui bởi những tiếng nói cười của tuổi học trò chúng em. Trên cành cây, những chú chim hót líu lo vang. Bỗng Tùng! Tùng! Tùng! Ba hồi trống vang lên, không gian như rung mình lay động. Các bạn vội vàng xếp hang vào lớp. Một buổi học mới bắt đầu. Lúc này sân trường trở nên vắng lặng, đâu đó chỉ còn tiếng gió thổi, tiếng chim lích chích trong tán lá phượng.

Em rất thích ngôi trường của em, nơi đã để lại cho em nhiều kỉ niệm của những năm tháng học trò, tình cảm đối với thầy cô, bạn bè. Mai đây dù có đi đâu xa em vẫn nhớ mãi ngôi trường Tiểu học Lê Hồng Phong thân thương này.

Bài văn mẫu tả ngôi trường thân yêu của em số 3

Ngôi trường của em chính là trường THCS Phương Mai. Cái tên của ngôi trường cũng thật giản dị, nó trùng tân với phường Phương Mai nơi em ở. Ngôi trường nằm khuất trong những khu tập thể của phường Phương Mai.

Đi từ xa, em đã nhìn thấy cánh cổng trường sơn màu xanh. Cánh cổng luôn rộng mở đón học sinh chúng em đến trường. Nhưng phải là những bạn học sinh đi học đúng giờ cơ, còn những bạn học sinh đi học muộn là phải đứng ngoài cổng. Những lúc ấy, cánh cổng thật nghiêm khắc, đóng kín và im lìm như những pho tượng đá. Chính vì vậy nên chúng em luôn cố gắng đi học đúng giờ, chẳng bạn nào muốn đi học muộn vì ai cũng sợ phải đứng ngoài, bị bác bảo vệ ghi tên và bị phê bình mỗi sáng thứ hai hàng tuần. Sân trường của em hình chữ nhật, rất nhỏ và hẹp. Cứ mỗi sáng thứ hai đầu tuần, đến giờ chào cờ, chúng em xếp hàng rất vất vả, lớp nọ nối sát lớp kia, cả sân trường chật kín, chẳng còn chỗ hở nào. Nhưng cũng chưa vất vả bằng những giờ thể dục, chúng em tập mà không thể duỗi tay ra thoải mái vì sẽ chạm vào nhau. Chính vì thế nên trường em có bài tập thể dục riêng, khác với các trường khác. Học sinh chúng em vốn quen với điều kiện của ngôi trường nên chẳng ai phàn nàn điều gì. Những cây bàng, cây phượng vẫn tỏa bóng mát che cho chúng em khỏi cái nắng chang chang của mùa hè. Trường em còn có cả khu vườn sinh thái để phục vụ cho bộ môn sinh học.

Nhìn sâu vào trong là hai dãy nhà tầng tường quét vôi vàng sáng sủa. Trường em chia làm khu A và khu B. Khu A thì tầng một là phòng hội đồng và phòng ban giám hiệu. Tầng hai là phòng máy. Phòng máy có những máy móc hiện đại, phục vụ cho chúng em những giờ học trên máy đầy lý thú. Bên cạnh phòng máy là phòng vi tính và thư viện. Những tiết trống, hãy những giờ nghỉ, chúng em thường lên thư viện đọc sách, báo và truyện. Khu B là các phòng học được trang bị đầy đủ quạt và đèn chiếu sáng. Phòng học của trường em rất đẹp. Chúng em còn treo tranh và bảng hoa điểm tốt để thi đua học tập. Phòng học nào cũng có anh và có khẩu hiệu "Thi đua dạy tốt, học tốt", "5 điều bác Hồ dạy" và "Tiên học lễ hậu học văn".

Trường em tuy nhỏ bé, nhưng luôn dẫn đầu phong trào thi đua "dạy tốt học tốt' của quận. Chúng em luôn được các thầy cô quan tâm, dạy bảo. Các thầy cô rất nhiệt tình, hết lòng vì học sinh, luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em học tập.
Sau này, dù có xa mái trường Phương Mai thân yêu nhưng em vẫn luôn nhớ mãi mái trường này. Nơi đây, em đã học tập, vui chơi và lớn lên trong sự dìu dắt, chỉ bảo của thầy cô và bạn bè.

Bài văn mẫu tả ngôi trường thân yêu của em số 4

Càng đến những buổi học cuối, tôi lại càng thấy yêu ngôi trường này hơn vì mỗi góc sân, mỗi hàng cây đã gắn với tôi bao nhiêu kỉ niệm. Sáng nay, tôi đến trường sớm hơn mọi ngày để được ngắm cảnh trường được nhiều hơn.

Ôi chao, cảnh trường lúc này mới tuyệt làm sao! Dù cho lúc này còn khá sớm. Bác mặt trời vừa tỉnh giấc, mặt đỏ như quả cầu lửa bẽn lẽn nấp sau lũy tre làng. Một dải sương mờ còn phảng phất trong vòm cây. Ấy thế mà bác cổng trưởng đã dậy từ lúc nào, dang tay đón chúng tôi vào lớp.

Tôi lững thững một bước vào sân trường, trong lòng chào dâng một cảm xúc khó tả. Bất giác một làn gió thoảng qua, mang theo hương thơm của bồn hoa chúng như mời gọi tôi nói lời tạm biệt. Tôi bước lại gần nhìn những bông hoa hồn nhiên trước gió mà mà muốn mình cũng được như những bông hoa đó. Tôi ngồi xuống gốc bàng ngước nhìn bầu trời xanh mướt, trong đầu lại hiện về bao kỉ niệm. Cũng dưới gốc bàng này chúng tôi có bao nhiêu trò chơi lí thú.

Lúc này, bác mặt trời vẫn tươi cười, ban phát những tia nắng vàng tươi làm cho màn sương mỏng tanh vội vã chốn biệt chỉ để lại những hạt sương long lanh còn đọng trên lá cây, ngọn cỏ.

Cảnh trường lúc này hiện ra rõ mồn một, rực rỡ sắc mầu. Bác phượng già như trở lại tuổi đôi mươi rực rỡ trong tấm áo đỏ rực cả một góc trời. Chỉ cần một làn gió nhẹ thoảng qua thì những cánh hoa dung dinh như muôn ngàn con bướm thắm vỗ cánh bay lên. Bên kia, bác bàng trông thật cườm tráng với tấm áo mầu xanh mượt. Những ánh nắng xuyên qua kẽ lá thật tinh nghịch như đang chơi trò chốn tìm. Tất cả như không hề biết tôi đang sắp phải xa ngôi trường này. Tôi bước về đứng trước cửa lớp của mình, ôi sao mà thân thương quá!

Trước mắt tôi như hiện ra hai mươi tám gương mặt trìu mến thân thương của các bạn đang nói cười, đang say sưa học bài. Tôi như thấy giọng nói thân thương, ấm áp của cô. Tất cả như đang bên cạnh tôi. Lòng tôi sao xuyến, bâng khuâng quá. Tôi chỉ muốn tổ ấm 5B cùng người mẹ hiền yêu dấu này mãi mãi không dời xa. Ôi quang cảnh trường lúc đó thật tươi đẹp nhưng sao lòng tôi bỗng thấy chống trải. Tôi biết dù không muốn nhưng cũng chỉ mai đây thôi, tôi phải xa tất cả những gì tôi đã gắn bó năm năm qua. Ước gì thời gian quay trở lại để tôi mãi là cô bé bỡ ngỡ ngày nào.

Đã từ lâu, mái trường đã trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi. Ở đó có thầy cô hiền như mẹ, bạn bè thân thiết như anh em. Dù biết rằng tôi phải chia tay nó song có lẽ hình ảnh ngôi trường tiểu học thân thương cùng thầy cô với bạn bè sẽ mãi mãi in đâm trong tâm trí tôi.

Bài văn mẫu tả ngôi trường thân yêu của em số 5

Đã bốn năm trôi qua kể từ ngày em bắt đầu học tiểu học. Biết bao nhiêu kỷ niệm buồn vui cùng những năm tháng học trò đã trôi đi dưới mái trường tiểu học Đức Thạnh thân yêu. Ngôi trường vẫn còn đó chỉ có đám học trò chúng em đã lớn dần và sẽ phải rời xa mái trường.

Dù đã nhiều năm trôi qua nhưng ngôi trường vẫn vậy, chẳng thay đổi là bao. Cánh cổng sắt xanh với tấm biển phô dòng chữ "TRƯỜNG TIỂU HỌC Đức Thạnh" đỏ thắm vẫn luôn mở rộng đón chào những học sinh mới và tạm biệt những học sinh cuối cấp như chúng tôi. Đi vào sâu trong sân trường, em luôn cảm thấy dễ chịu và thoải mái với bao cây xanh.nào là ông cây me, trầm tư xế bóng những trưa hè,tất cả gợi nên vẻ đẹp tuyệt vời cho trường em. Ở giữa sân trường là khu vui chơi, nơi mà chúng, hay đó cũng là nơi các bạn lớp trưởng chỉ huy buổi chào cờ. Bên cạnh là cột cờ với lá cờ đỏ tươi, ngôi sao vàng năm cánh như nhắc nhở chúng em phải biết ơn những người đã hy sinh vè nền độc lập dân tộc Việt Nam. bên cạnh sân trường là hai dãy nhà hai tầng. Đó là các phòng học lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5. Nhìn từ xa, dãy nhà như một con tàu rộng lớn đưa chúng em tới những bến bờ của tri thức. Trong mỗi lớp học đều được trang trí đầy đủ đồ dùng: bàn ghế, bảng, quạt,... Ở các lớp còn được treo ảnh bác Hồ rất ngay ngắn. Vuông góc với dãy lớp học là các phòng làm việc như phòng thầy hiệu trưởng, phòng cô hiệu phó, phòng đoàn đội, thư viện với các loại sách giáo khoa, tham khảo truyện đọc giúp ích cho chúng tôi rất nhiều trong học tập.

Ngôi trường tiểu học Đức Thạnh đã ghi dấu trong trái tim em một thời học sinh đầy mơ ước. Tôi sẽ không bao giờ quên nơi này cũng những chuỗi ngày đẹp đẽ đầy ắp những kỉ niệm bên thầy cô, bạn bè.

Bài văn mẫu tả ngôi trường thân yêu của em số 6

Có lẽ khi nói đến ngôi trường là một khái niệm không hề xa xôi đối với tất cả chúng ta. Ai cũng có một ngôi trường in sâu trong tam trí mình mà khi đi đâu ta cũng không thể nào quên được mái trường thân thương ấy.

Đối với tôi ngôi trường tiểu học Lê Lợi là ngôi trường mà tôi rất yêu quý. Toàn bộ ngôi trường được nhuộm một màu vàng trông rất đẹp và khi ánh nắng chiếu xuống làm cho nó trở nên rực rỡ hơn. Khi đến gần bạn sẽ nhìn thấy một chiếc cổng trường được tô đậm dòng chữ màu xanh “trường tiểu học Lê Lợi”. Dù đã nhiều năm rồi nhưng cánh cổng ấy vẫn đẹp lắm vẫn hiên ngang như chào đón tất cả mọi người đến với trường. Cánh cổng màu xanh của trường đã cũ mỗi khi bác bảo vệ mở ra kéo vào là nó lại kẽo kẹt nghe thật vui tai. Chiếc cổng lúc nào cũng mở rộng như một người mẹ luôn chào đón chúng tôi bước vào the giới của kiến thức của những lời hay lẽ phải. Đi qua cánh cổng chính là một cái chòm nhỏ, đó là nơi mà bác bảo vệ làm việc và kiếm soát học sinh. Bước vào trong ngôi trường nguy nga tráng lệ nhưng vẫn không thiếu những nét cổ kính trang nghiêm .

Trường đã được xây dựng cách đây hơn ba mươi năm nên đã khá cũ nhưng chính cái cổ kính đó khiến cho ngôi trường trở nên đẹp hơn lạ lẫm hơn với tất cả mọi người khi đến đây. Sân trường mới được lát lại bằng xi măng nên nhìn trắng xóa. Vào trường bạn sẽ được đi qua một hàng cây phượng dài xõa bóng trông như bước vào một thiên đường của thiên nhiên. Lũ trẻ chúng tôi trêu nhau hàng cây đó là hàng cây tình yêu. Chúng tôi cũng chẳng biết nó có từ bao giờ tôi chỉ biết bố tôi nói là từ khi bố đi học đã có nó rồi. Những chú chim thi nhau chơi trốn tìm trên những cành phượng hót râm ran làm cho khung cảnh trở nên lãng mạn và lung linh một cách thần kì. Ngôi trường được xây dựng hai tầng nhưng chia làm hai khu nhà đó là một khu dành cho lớp một hai ba một khu dành cho lớp bốn và lớp năm. Các lớp được trang trí những hình ảnh rất là ngộ nghĩnh mỗi phòng học có bàn ghế kê đàng hoàng với bảng đen xinh xắn. Ở các lớp đều được treo ảnh bác Hồ và năm điều bác hồ dạy rất ngay ngắn, dưới đó là bàn giáo viên .

Thật tuyệt khi bước vào lớp 3A của chúng tôi. Không gian thật đẹp và thân thiện, đó chính là ngôi trường ấm áp của chúng tôi. Sân trương chính là nơi mà chúng tôi chào cờ và mọi tổ chức sinh hoạt của chúng tôi với trường đều được diễn ra ở đây. Trường có rất nhiều cây cổ thụ to lớn tỏa bóng mát xuống dưới những hàng ghế đá có những cô cậu học trò chăm chỉ đang ôn bài. Sân trường cũng là nơi mà mỗi khi ra chơi nó lại được tô những sắc màu của các trò chơi mà chúng tôi vẫn thường hay chơi. Phía bên vách của khu nhà cho học sinh lớp bốn và lớp năm là hai phòng máy để chúng tôi học tin học.

Vào những ngày khai giảng hay những ngày nhà giáo Việt Nam là chúng tôi lại được đón những cựu học sinh của trường khiến chúng tôi rất vinh dự. Tôi rất tự hào vì mình là một học sinh của một ngôi trường mang tên một người anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Ngôi trường tiểu học Lê Lợi đã in dấu quãng đời tuổi thơ tươi đẹp của tôi. Dù đi xa đâu tôi cũng không thể quên được mái trường này.

Bài văn mẫu tả ngôi trường thân yêu của em số 7

Ngôi trường của em nằm trên một khoảng đất rộng, cuối con hẻm đường Phan Đình Phùng. Trường mang tên “Trường Tiểu học Trung Nhất”, được xây dựng cách đây khá lâu nhưng vẫn còn đẹp lắm.

Từ xa nhìn lại, ngôi trường của em như một bức tranh phong cảnh tuyệt vời với những sắc màu tươi sáng. Những bức tường vàng thấp thoáng sau những rặng cây xanh mát. Cổng trường màu xanh được làm bằng sắt, kiên cố vững chắc. Phía trên có tấm biển màu xanh với hàng chữ mạ vàng: “Trường Tiểu học Trung Nhất” đứng uy nghi, lặng lẽ trong sáng sớm như muốn nói với em rằng: “Chào cậu bé! Sao sáng nay cậu đến trường sớm thế!” Vào sân trường, em chỉ thấy những chiếc lá vàng lác đác trên sân trường không một bóng ngưới. Bác Sân Trường ngày nào cũng mặc một chiếc áo kẻ hình vuông bằng xi măng nham nhám. Sân trường tuy rộng nhưng cũng rất ấm cúng vì có ba tòa nhà hai tầng bao quanh. Đứng sừng sững ở khoảng sân giữa phòng hiệu trưởng và phòng hiệu phó là cột cờ bằng thép vươn cao bóng loáng. Lá cờ đỏ thắm nhẹ bay trong gió sớm. Sân trường có một số cây bàng, cây phượng mỗi gốc cây đều được xây bồn gạch hình tròn xung quanh, cao khoảng nửa mét, lát gạch bông sạch sẽ làm chỗ ngồi nghỉ chân cho chúng em sau những trò chơi mệt lả. Mùa hè đến, cây phượng lại nở hoa đỏ chói như những chùm lửa lập lòe. Tán lá bàng rất rộng, như một chiếc dù khổng lồ che chở cho chúng em tránh những tia nắng gay gắt của bác Mặt Trời. Lác đác trong sân trường có vài chiếc ghế đá để cho các bạn học sinh nghỉ chân, trò chuyện. Sân trường là nơi chúng em tập trung chào cờ vào mỗi sáng thứ hai, cũng là nơi chúng em tập thể dục và nô đùa thoải mái dưới bóng cây râm mát.

Các lớp học ở ba dãy tầng lầu thật khang trang, xếp thành hình chữ U hướng ra giữa sân trường. Lớp học nào cũng rộng rãi, thoáng mát, trang trí sản phẩm đầy màu sắc của học sinh. Cùng một kiểu bàn ghế, kiểu tủ, kiểu bảng nhưng sao lớp 5/5 lại thân thiết, gắn bó với em đến thế. Từng chỗ ngồi gợi lên từng bộ mặt thân quen. Đây là chỗ bạn Nga, kia là chỗ bạn Hằng… Bác bảng đen quen thuộc nghiêm trang trên tường. Một lát nữa đây, cô giáo của em sẽ ghi lên đó bao nhiêu điều bổ ích.

Dãy nhà chính giữa Phòng hiệu trưởng và phòng giáo viên, trên chiếc giá bằng gỗ vững chãi dựng ở đầu nhà là bác Trống trường già nua quen thuộc báo giờ vào học, giờ ra chơi. Tiếng trống của bác luôn giòn giã, náo nức lòng người.

Em yêu ngôi trường của em lắm! Em không bao giờ phá phách làm hư hại trường lớp. Ngôi trường đã gắn bó với em bốn năm qua. Ngôi trường là một chiếc nôi xinh xắn ru em với bao giấc mơ êm đềm thời thơ ấu. Dù sau này có đi đâu xa hơn, có được học trong những giảng đường rộng lớn, em vẫn không thể nào quên được ngôi trường nhỏ bé thân yêu Trung Nhất của mình.

KỂ CHUYỆN

Người đi săn và con nai

1. Từ chập tối, người đi săn đã lôi cái súng kíp trên gác bếp xuống, xếp đạn vào chiếc túi vải chàm, rồi đeo cái đèn ló trước trán, vào rừng. Mùi trám chín, chắc nai về nhiều rồi, đi săn thôi!

2. Người đi săn bước đến con suối.

Suối róc rách hỏi:

-  Đi đâu tối thế?

-  Đi săn con nai.

Suối bảo:

-   Con nai hay đến soi gương xuống mặt suối. Đừng bắn con nai!

Người đi săn lùi lũi bước đi.

3. Tới gốc cây trám, anh ngồi xuống, hạ chiếc đèn ló. Cây trám hỏi:

-   Đến chơi với tôi à?

-   Không phải.

-   Thế anh đi đâu? Ở đây vắng quá! Chẳng có ai đến chơi. Đến mùa quả mới được nhìn thấy con nai về. Sắp đến lúc nai về đấy!

-  Tớ chỉ đợi lúc ấy. Cho nó một phát!

-  Sao?

-  Cái đèn ló này để rọi cho nai chói mắt, không biết đường chạy, cái súng này để bắn chúng.

-  Ác thế!

-  Thịt nai ngon lắm.

Cây trám rưng rưng:

-  Thế thì cút đi!

Người đi săn không để ý đến những tiếng rì rào tức tưởi trên cây trám. Anh đợi.

4. Thế rồi, trên lưng đồi sẫm đen dưới ánh trăng, bóng con nai hiện rõ dần. Ánh đèn ló trên trán người đi săn vụt rực lên. Hai con mắt nai đỏ như hổ phách bối rối trong làn sáng đèn. Con nai ngây ra đẹp quá. Người đi săn quên mất thịt nai ngon. Người đi săn quên hai tay dã giơ súng. Người đi săn lại nhớ ra lời suối, lời đồi, lời cây: Muông thú và cây cỏ trong rừng là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn!

Con nai lặng im, trắng muốt trong ánh sáng.

5. Người đi săn mải ngắm con nai, mồ hôi đẫm trên trán. Cái dây da tụt xuống, ánh đèn ló lệch vào bóng tối, mất bóng con nai. Con nai chạy biến. Người đi săn luống cuống giơ tay đẩy chiếc dây da lên. Nhưng trong làn sáng đèn không thấy con nai đâu.

Người đi săn ngơ ngẩn xuống đồi.

Vầng trăng đã nhìn thấy tất cả, mỉm cười.

-  Ngủ ngon được đấy! Chúc ngủ ngon!

Lát sau, người đi săn đã ngồi trước bếp lửa. Khẩu súng, bao đạn lại treo lên hốc cột gác bếp. Đêm ấy, trong giấc ngủ dịu dịu, anh chiêm bao thấy con nai. Chưa bao giờ anh thấy một con nai đáng yêu đến thế!

6 tháng 11 2017

dàn ý:

I. Mở bài:

- Giới thiệu về trường em.

Trường Tiểu học Hòa Bình là nơi đã gắn bó thân thiết với em. Nơi em có nhiều kỉ niệm ở tuổi ấu thơ.

II. Thân bài

a. Nhìn từ xa

- Ngôi trường sừng sững như cái hộp khổng lồ.

- Mái ngói đỏ tươi thấp thoáng dưới hàng cây xanh tốt.

b. Đến gần

- Tấm biển màu xanh nổi bật hàng chữ sơn trắng ghi tên trường.

- Cổng sắt đồ sộ, sơn màu xanh đậm.

- Tường thành xây cao chừng hai mét.

c. Vào trong

- Đường hiệu bộ được tráng xi măng nhám.

- Sân trường được lát gạch nung màu đỏ thẫm.

- Giữa sân là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió.

- Dọc hàng hiên là những khóm hoa nhiều màu sắc.

- Những cây bàng, cây phượng tiếp nối nhau như những cái ô che mát một nửa sân trường.

- Các lớp học tiếp nối nhau theo một hình chữ u, cửa lớn màu xanh lam, cửa sổ xanh dậm.

- Bàn ghế trong lớp kê ngay ngắn.

- Trên đầu tường mỗi lớp có ảnh Bác, có những lẵng hoa rực rỡ.

- Cuối mỗi phòng học là bảng thi đua của các lớp học.

- Dãy nhà lớn nhìn ra cổng là văn phòng, thư viện, phòng nghe nhìn và phòng truyền thống.

- Dụng cụ trang trí ở các phòng chức năng rất khoa học, gọn gàng.

III. Kết bài

- Ngôi trường tiểu học là nơi nuôi dưỡng tâm hồn em, giúp em mỗi ngày một hiểu biết.

kể lại chuyện:

1- Bức tranh 1: Người đi săn chuẩn bị mọi dụng cụ cần thiết cho chuyến đi săn nai khi mùa trám chín đến. 2- Bức tranh 2: Gặp con suối, suối khuyên người đi săn đừng bắn nai. 3- Bức tranh 3: Cây trám giận dữ trước ý định của người đi săn muôn bắn con nai. 4- Bức tranh 4: Thẫn thờ trước vẻ đẹp của con nai, người đi săn đã hạ súng xuống. * Đoạn 1: “Mùa trám chín, nai sẽ về nhiều, chuẩn bị đi săn thôi”. Nghĩ vậy, người thợ săn vội vàng chuẩn bị súng kíp, đạn dược xếp vào túi vải và đeo cái đèn ló lên đường vào rừng. Khi đi qua một con suối, suối hỏi: - Đi đâu mà tối thế, hở anh bạn? - Đi săn con nai - Người thợ săn trả lời. - Đừng bắn nai. Nai hay đến đâv soi gương lắm, ông bạn ạ. Người thợ săn không nói gì lầm lũi bước đi. Đến gốc cây trám, anh ta ngồi nghỉ, hạ chiếc đèn ló xuống. Cây trám hỏi: - Anh đến đây chơi với tôi à? - Tôi đợi nai về cho nó một phát. - Sao anh ác thế? - Thịt nai ngon lắm. - Vậy thì anh hãy cút đi. Người đi săn như không hề nghĩ đến những lời trám nói, lẳng lặng ngồi chờ. * Đoạn 2: Thế rồi trên lưng đồi, bóng một con nai xuất hiện. Ánh đèn ló trên trán người đi săn bỗng sáng rực lên. Hai con mắt nai đỏ như hổ phách bối rối trong làn sáng đèn. Con nai ngây ra, đẹp quá đến nỗi người đi săn quên mất thịt nai ngon, quên đưa súng lên, cứ ngắm hoài vẻ đẹp ngơ ngác của con nai. Rồi anh ta chợt nhớ lời suối, trám nói: muông thú và cây cỏ trong rừng đều là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn. * Đoạn 3: Con nai vẫn lặng yên, trắng muôt trong luồng ánh sáng. Vẻ đẹp của nó đã làm cho người thợ săn cảm mến, xúc động. Anh đèn ló lệch xuống, mất bóng con nai. Người đi săn luông cuông điều chỉnh lại luồng sáng nhưng con nai đã biến mất. * Đoạn 4: Người đi săn bàng hoàng, ngơ ngẩn bước xuống đồi. Vầng trăng nhìn anh mỉm cười: - Ngủ ngon được đấy! Chúc ngủ ngon! Người thợ săn trở về nhà, cất khẩu súng, bao đạn và chiếc đèn ló vào chỗ cũ. Đêm ấy, trong giấc ngủ êm đềm, anh mơ thấy con nai. Và chưa bao giờ anh thấy nó đẹp và đáng yêu như thế.

 

7 tháng 8 2020

Đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí tớ thích nhất nà :

Chương 1 

Học tốt ^^ 

11 tháng 3 2021

Văn học Việt Nam là kho tàng của những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ tích đã nhẹ nhàng đi vào lời ru của bà, của mẹ. “Cây khế” là một trong những truyện cổ tích gần gũi, thân quen với tuổi thơ các bạn nhỏ. Tôi chính là nhân vật Chim Thần trong truyện cổ tích đó. Hôm nay, tôi xin được kể lại câu chuyện để chúng ta cùng suy nghĩ ý nghĩa của nó.

Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ đều mất sớm. Người anh tham lam lười biếng. Người em lại hiền lành, chăm chỉ. Khi hai anh em lấy vợ chưa được bao lâu thì người anh chia gia tài. Vốn bản tính tham lam sẵn có lại cậy thế mình là anh cả hắn chiếm hết tài sản cha mẹ để lại chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ và cây khế ngọt. Vợ chồng người anh sống sung sướng, an nhàn trên gia tài có sẵn còn người em thì phải đi cày thuê cuốc mướn sống qua ngày. Tuy cuộc sống vất vả nhưng ngày nào người em cũng không quên tưới nước, chăm sóc cho cây khế.

Mùa khế năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em ra hoa kết trái, cành nào cành ấy đều sai trĩu quả. Vợ chồng người em thầm nghĩ bán quả lấy tiền mua thóc gạo. Tôi vốn rất thích ăn trái cây. Một hôm, tình cờ lại bay ngang qua khu vườn của người em, thấy những quả khế chín mọng hấp dẫn, tôi vội sà xuống ăn hết trái này đến trái khác. Thấy tôi ăn khế, người em ở đâu đi đến đứng ngước mắt nhìn tôi, anh ta không đuổi tôi đi mà chỉ buồn rầu than thở với tôi:

- Chim ơi! Gia tài nhà tôi chỉ có mỗi cây khế này thôi. Chim ăn hết rồi, tôi biết lấy gì để sống?

Tôi vốn là loài chim biết trả ơn bèn đáp:

- Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Vợ chồng người em có vẻ bất ngờ vì tôi biết nói tiếng người. Nhưng cũng theo lời đi may một cái túi ba gang. Mấy hôm sau, theo như lời hẹn, tôi bay đến chở người em ra đảo lấy vàng. Người em thấy vàng chất đầy đảo nhưng không hề tỏ vẻ tham lam, chỉ lấy đủ một túi ba gang rồi nhờ tôi chở về nhà. Từ đó, cuộc sống người em trở nên sung túc, giàu có. Vợ chồng người em còn đem tiền và gạo giúp đỡ mọi người trong vùng.

Chuyện đến tai người anh. Người em không giấu diếm kể hết sự việc. Lòng tham nổi lên, người anh bèn gạ đổi gia tài của mình để lấy cây khế. Vợ chồng người em đồng ý, thế là anh ta chuyển về chỗ người em ở. Mùa khế ra hoa kết trái năm sau tôi lại đến ăn như lần trước.

Người anh cũng than thở với tôi y như người em. Tôi vẫn đáp:

- Ăn một quả, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng.

Anh ta vui mừng khôn xiết, nhưng hai vợ chồng người anh lại may một cái túi to đến mười hai gang. Tôi đưa anh ta đến đảo lấy vàng. Đến nơi, anh ta hoa cả mắt, hì hục nhét vàng bạc châu báu chật cứng cả cái túi mười hai gang và cố gắng nhét đầy mọi chỗ trên người mình. Lúc trở về, ì à ì ạch leo lên lại tụt xuống mãi hắn mới bò lên được lưng tôi. Nhưng vì nặng quá, tôi phải vỗ cánh đến mấy lần mới nhấc mình lên khỏi mặt đất được. Đường về nhà hắn phải bay qua biển rộng, phần vì chở quá nặng, phần vì có một luồng gió bất chợt thổi đến, tôi không giữ được thăng bằng, bèn nghiêng cánh hất hắn và cả túi vàng xuống biển sâu.

Câu chuyện qua đã lâu nhưng vẫn nhắc nhở mỗi người không nên tham lam. Tham lam sẽ nhận lại hậu quả thích đáng.

17 tháng 12 2018

Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân cùa Mơ đã thay đổi quan niệm về "con gái". Các chi tiết thể hiện điều này là bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở, cả bố và mẹ đều xúc động rơm rớm nước mắt vì thương Mơ. Cả dì Hạnh cũng nói: "Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng". Nghĩa là dì rất tự hào về Mơ.

14 tháng 2 2019

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.

Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

Chim lạ liền nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

14 tháng 2 2019

Tôi là Hươu, cũng như Nai, Hoẵng, Thỏ trên đầu chỉ có hai cái tai mềm mại. Nhưng so với các bạn thì tôi là nhút nhát nhất. Cái gì tôi cũng sợ: Sợ bóng tối, sợ cả thú dữ nữa.

Tuy vậy, bạn bè ai cũng quý tôi vì tôi chăm chỉ, tốt bụng. Hôm trước, nghe tin bác gấu ốm nặng, tôi đã xin mẹ cho đến thăm bác. Đến nơi, tôi nghe trong hơi thở yếu ớt:

- Bệnh của bác nặng lắm. Chỉ có là Thảo Huyền mọc ở khe núi sâu mới chữa được.

Tôi nhanh nhảu đáp:

- Cháu chạy nhanh như tên bay, để cháu vào rừng lấy lá thuốc cho bác.

Không đợi bác Gấu nói gì, tôi vội chào bác và lên đường ngay. Nhưng đường rừng hiểm trở, rất nhiều thú dữ, tôi bắt đầu thấy run. Khi bóng tối tràn xuống cả khu rừng, tôi lại càng sợ. Tôi nép vào một gốc cây khác.Thần cây hiện lên hỏi:

- Tại sao cháu khóc? Cháu bị lạc mẹ à?

- Dạ không ạ. Cháu muốn đi vào khe núi để lấy lá Thảo Huyền về cho bác Gấu. Nhưng rừng thì rộng, có bao nhiêu thú dữ nên cháu sợ lắm.

- Sợ thì cháu hãy mau quay về nhà đi!

- Nhưng cháu thương bác Gấu lắm. Không có thuốc bác ấy chết mất.

Thần cây ân cần:

- Cháu là một đứa trẻ có tấm lòng nhân hậu. Đây ta cho cháu những cành cây khoẻ khoắn của ta. Cháu hãy đội lên đầu, cháu sẽ có thêm sức mạnh.

Tôi rối rít cảm ơn Thần cây rồi lên đường. Tôi băng qua suối, qua đèo mà không sợ thú dữ hay bóng đêm nữa. Khi tôi đem lá thuốc về, trời cũng rạng sáng. Tôi thấy muông thú trong rừng đang ngồi vây quanh bác Gấu. Tôi vội đưa lá thuốc cho bác nhai. Thật kỳ diệu, chỉ trong ít phút bác gấu đã khoẻ lại. Tất cả muông thú có mặt đều hỏi:

- Cây thuốc gì mà quý đến thế hở bác?

- Thuốc quý nhưng tấm lòng của Hươu còn quý hơn nhiều. Chính Hươu đã cứu bác đấy - Bác gấu ôn tồn nói.

Khi ấy, tất cả mới để ý đến tôi. Và ai cũng ngạc nhiên khi thấy trên đầu tôi là những cành cây vững chắc. Tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện khi gặp Thần cây cho mọi người nghe. Và kỳ lạ chưa, cái cành cây trên đầu tôi đã dính chặt từ bao giờ. Mẹ tôi vuốt ve món quà Thần cây tặng cho tôi và gọi đó là Sừng Hươu.

Từ đó, loài Hươu chúng tôi luôn mang sừng trên đầu để chống lại thú dữ và tôi chẳng còn nhút nhát như trước nữa.