K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 2 2018

Bị bắt về nhà thống lí, Mị định tự tử. Mị tìm đến cái chết chính là cách phản kháng duy nhất của một con người có sức sống tiềm tàng mà không thể làm khác trong hoàn cảnh ấy. "Mấy tháng ròng đêm nào Mị cũng khóc". Mị trốn về nhà cầm theo một nắm lá ngón. Chính khát vọng được sống một con người đúng nghĩa khiến Mị không chấp nhận cuộc sống bị chà đạp, bị đối xử bất công như một con vật.

Đáp án cần chọn là: D

11 tháng 5 2019

Đâu đó trong cõi sâu tâm hồn người đàn bà câm lặng vì cơ cực, khổ đau ấy vẫn tiềm tàng một cô Mị ngày xưa, một cô Mị trẻ đẹp như đoá hoa rừng đầy sức sống, một người con gái trẻ trung, giàu đức hiếu thảo. Ngày ấy, tâm hồn yêu đời của Mị được gửi vào tiếng sáo: "Mị thổi sáo giỏi, thổi lá cũng hay như thổi sáo".

Đáp án cần chọn là: A

4 tháng 7 2019

Mị là con dâu gạt nợ của nhà Thống lí: cha mẹ nghèo, không trả được nợ (món nợ từ ngày cưới, lớn dần lên vì nặng lãi), Mị làm dâu gạt nợ cho cha mẹ.

Đáp án cần chọn: A

12 tháng 5 2017

a) Nêu tóm tắt số phận Mị và A Phủ

b) Giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện trên các khía cạnh:

- Sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với những cảnh ngộ của người dân miền núi cao Tây Bắc.

- Phát hiện sức sống tiềm tàng, khát vọng tự do và hạnh phúc trong những con người nô lệ như Mị.

- Ca ngợi tình cảm đồng loại, tình cảm giai cấp trong những con người bị áp bức.

- Giúp nhân vật tìm đường đến với cách mạng và kháng chiến.

27 tháng 8 2018

Cảnh ngộ của Mị:

    + Là con dâu gạt nợ (do cha mẹ Mị không trả được nợ cho thống Lí)

    + Mị làm đi làm lại những công việc thường ngày, không ngừng nghỉ, lùi lũi như con rùa trong xó cửa

    + Sống trong căn phòng chỉ có ô vuông bằng bàn tay, không biết được trời mưa hay nắng

    + Tính cách và thân phận của Mị:

    + Trước khi về nhà thống Lí: Mị là cô gái trẻ đẹp, hiền dịu, có hiếu với cha mẹ, chăm chỉ và có nhiều chàng trai để mắt tới

    + Khi về nhà thống Lí: Mị sống vật vờ, héo mòn

- Đêm tình mùa xuân:

    + Mị nhớ lại tất cả kỉ niệm trước kia của mình: cô gái có tài thổi sáo rất hay, tiếng sáo đưa Mị thoát khỏi thực tại

    + Mị sắm sửa đi chơi thì A Sử về, hắn trói Mị vào cột nhà, khiến cô chịu đau đớn tinh thần, thể xác

- Khi nhìn thấy A Phủ bị trói: Mị dửng dưng rồi khi nhìn thấy hai giọt nước mắt A Phủ lăn dài trên gò má, Mị tỉnh thức, nàng cởi trói cho A Phủ cả hai người chạy trốn

→ Tâm trạng Mị từ tuyệt vọng tới hi vọng, Mị dám đứng lên đấu tranh để thoát khỏi kìm hãm

Làm văn: "Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:   - Mày muốn đi chơi à?   Mị không nói. A Sử...
Đọc tiếp

Làm văn:

"Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:

 

- Mày muốn đi chơi à?

 

Mị không nói. A Sử cũng không thèm hỏi thêm. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói tay hai Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống. A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.

 

Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi." Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào.. ". Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa".

1
24 tháng 3 2023

cc

 

12 tháng 5 2017

a) Tính cách nhân vật A Phủ qua các tình huống:

- A Phủ xuất hiện trong cuộc đối đầu với A Sử: "Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. Con quay gỗ ngát lang vào giữa mặt. Nó vừa kịp bung tay lên. A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp”.

Hàng loạt các động từ chỉ hành động nhanh, mạnh, dồn dập thể hiện một tính cách mạnh mẽ, gan góc, một khát vọng tự do được bộc lộ quyết liệt.

Cuộc sống khổ cực (nhà nghèo, cha mẹ chết trong trận dịch đậu mùa) đã hun đúc A Phủ tính cách ham chuộng tự do, một sức sống mãnh liệt, một tài năng lao động đáng quý: "biết đúc lưỡi cày, đục cuốc, cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo". A Phủ là đứa con của núi rừng, tự do, hồn nhiên, chất phác.

- Cuộc xử kiện diễn ra trong khói thuốc phiện mù mịt tuôn ra các lỗ cửa sổ như khói bếp. "Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong lần lượt đánh, kể, chửi, lại hút. Cứ thế từ trưa đến hết đêm". Còn A Phủ gan góc quỳ chịu đòn chỉ im như tưọng đá.

Hủ tục và pháp luật trong tay bọn chúa đất nên kết quả: A Phủ trở thành con ở trừ nợ đời đời kiếp kiếp cho nhà thống lí Pá Tra.

Cảnh xử kiện quái đản, lạ lùng và cảnh A Phủ bị đánh, bị trói vừa tố cáo sự tàn bạo của bọn chúa đất vừa nói lên tình cảnh khốn khổ của người dân.

b) Bút pháp của Tô Hoài khi miêu tả nhân vật Mị có những nét khác với khi miêu tả nhân vật A Phủ. Tác giả dành cho Mị những trang văn buồn thương, đau xót; còn với A Phủ, tác giả dùng những lời văn mạnh mẽ, rắn rỏi (bên nhừng câu buồn thương, đau xót xuốnu nhân vật Mị).

19 tháng 1 2020

Mị đã thức dậy với sức sống tiềm tàng và cảm thức về thân phận. Cho nên trong thời khắc âý, ta mới thấy Mị đầy rẫy những mâu thuẫn. Lòng phơi phới nhưng Mị vẫn theo quán tính bước vào buồng, ngồi xuống giường, trông ra cái lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Và khi lòng ham sống trỗi dậy thì ý nghĩ đầu tiên là được chết ngay đi. Nhưng rồi nỗi ám ảnh và sức sống mãnh liệt của tuổi xuân cứ lớn dần, cho tới khi nó lấn chiếm hẳn trọn bộ tâm hồn và suy nghĩ của Mị, cho tới khi Mị hoàn toàn chìm hẳn vào trong ảo giác: “Mị muốn đi chơi . Mị cũng sắp đi chơi”. Phải tới thời điểm đó Mị mới có hành động như một kẻ mộng du: quấn lại tóc, với thêm cái váy hoa, rồi rút thêm cái áo.

23 tháng 1 2020

• Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam, là nhà văn có biệt tài nắm bắt rất nhanh nhạy những nét riêng trong phong tục, tập quán của những miền đất mà ông đã đi qua. Ông có giọng văn kể chuyện hóm hỉnh, rất có duyên và đầy sức hấp dẫn; có vốn ngôn ngữ bình dân phong phú và sử dụng nó rất linh hoạt, đắc địa.
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc – tập truyện được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tập Truyện Tây Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn, viết về dân tộc Thái; Cứu đất cứu mường, viết về dân tộc Mường; Vợ chồng A Phủ, viết về dân tộc Mèo (Mông) – mỗi truyện có một dáng vẻ, sức hấp dẫn riêng, nhưng đọng lại lâu bền trong kí ức của nhiều người đọc là truyện Vợ chồng A Phủ.
• Giới thiệu nhân vật
- Nhan sắc: “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị” -> nhan sắc rực rỡ ở tuổi cập kê.
- Tài năng: thổi sáo, thổi lá. Hay đến mức có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.
- Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thống lí Pá Tra, thống lí Pá Tra định bắt Mị về làm con dâu gạt nợ:
+ Hiếu thảo:“ Con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố”
+ Tự tin vào khả năng lao động: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô”
+ Khao khát tự do: “Bố đừng bán con cho nhà giàu”
-> Xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của tiền quyền, cường quyền và thần quyền vùi dập, đẩy vào ngã rẽ tăm tối.
• Phân tích hình ảnh Mị trong hai lần trên
 Chi tiết 1:
*Vị trí chi tiết: Chi tiết nằm ở phần đầu tác phẩm, khi Mị đã quen dần với việc làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Vì món nợ truyền kiếp của gia đình và tục bắt vợ mà Mị đã trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí. Khi mới về làm dâu, Mị cũng đã phản kháng, muốn tự tử nhưng lâu dần ý thức đó bị mất đi.
*Phân tích chi tiết:
- Khi làm dâu đã quen, ý thức phản kháng trong Mị bị vùi lấp đi: “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi” => chấp nhận thân phận con dâu gạt nợ.
- Nỗi khổ thể xác:
+ Mị tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa; thậm chí còn không bằng con trâu con ngựa.
+ Mị mất hoàn toàn ý niệm về thời gian. Thời gian của Mị chỉ được tính bằng công việc, các công việc nối tiếp nhau, việc này chồng lên việc kia. Mị trở thành cỗ máy, công cụ lao động, mất hết ý niệm về cuộc sống.
- Nỗi khổ tinh thần:
+ Biện pháp so sánh: Mị - con trâu, con ngựa -> vật hóa nặng nề.
+ Thể hiện qua những câu văn tả thực trầm buồn mở đầu tác phẩm: “Ai cố việc ở xa về…”, “lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.
+ Hình ảnh ẩn dụ: căn buồng Mị ở “kín mít, chỉ có một cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào nhìn ra cũng chỉ thấy mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là nắng” -> giống như ngục thất giam cầm cuộc đời Mị, giống như nấm mồ chôn vùi tuổi thanh xuân, chôn vùi hạnh phúc của Mị.
 Chi tiết 2:
*Vị trí: Chi tiết nằm ở phần giữa tác phẩm – Mị trong đêm tình mùa xuân. Trong đêm tình mùa xuân, với sự tác động của khung cảnh ngày xuân, tiếng sáo và hơi rượu, sức sống tiềm tàng trong Mị trỗi dậy.
*Phân tích chi tiết:
Trong hơi rượu và tiếng sáo sức sống tiềm tàng lại trỗi dậy:
- Mị như ở trạng thái mộng du, vượt thoát hoàn cảnh để tìm lại chính mình.
+ Lấy ống mỡ sắn một miếng để thắp đèn lên cho sáng. -> thắp sáng căn buồng cũng là thắp sáng khát vọng giải thoát cuộc đời mình.
+ “Mị muốn đi chơi”: thức dậy ý thức và khát vọng.
+ Chuẩn bị đi chơi: quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa, rút thêm cái áo.
=> Khao khát được sống, được giao tiếp của Mị đã hồi sinh sau chuỗi ngày bị vật hóa nặng nề.
• Giá trị của hai chi tiết
- Cho thấy đầy đủ chân dung nhân vật Mị - một cô gái miền núi với khao khát tự do mãnh liệt
- Góp phần truyền tải đầy đủ tư tưởng, nội dung của tác phẩm mà tác giả muốn gửi gắm:
+ Giá trị hiện thực : Phơi bày thực trạng xã hội phong kiến miền núi lúc bấy giờ.
+ Giá trị nhân đạo:
++ Bày tỏ sự đồng cảm, xót thương cho những số phận dưới ách thống trị của bọn phong kiến miền núi.
++ Lên án, phê phán những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người.
++ Tin tưởng vào bản chất người luôn tiềm tàng trong mỗi con người: khát vọng sống mãnh liệt.
• Tổng kết