K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 1 2018

Nghệ thuật :

- Từ ngữ : được chắc lọc , tinh tế

- Giọng điệu : vừa sôi nổi vừa êm ái , thiết tha

Hình ảnh : chọn lọc, hình ảnh so sánh vừa cụ thể , vừa mới lạ ⇒⇒ diễn tả sinh động và hấp dẫn sức sống của mùa xuân

23 tháng 1 2018

*Những nét đặc sắc về nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn là:

+Điệp từ:'' đừng thương '', ''ai cấm được''

+Nhân hóa:"bướm đừng thương hoa", "trăng đừng thương gió"

+Liệt kê:"ai bảo được non đừng thương nước...mê luyến mùa xuân"

+Lời văn tha thiết mà mạnh mẽ

+Câu văn giàu tính nhạc điệu

*Tác dụng:

+Diễn tả một cách sâu sắc cảm xúc của nhà văn trước một quy luạt rất đỗi tự nhiên trong tình cảm của con người:yêu mùa xuân, yêu tháng giêng,...từ đó tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của người nghe.

+Thể hiện rõ tình cảm, tấm lòng của tác giả Vũ Bằng với mùa xuân, với quê hương, đất nước

Tham khảo

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích: Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. Đoạn văn mở đầu bằng câu: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân” như là sự khẳng định trực tiếp: Tình yêu mùa xuân của mỗi người là một tình cảm rất tự nhiên. Tình cảm chân thực, tự nhiên và tất yếu ấy được thể hiện qua nghệ thuật liệt kê, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu (dẫn chứng) Cách viết duyên dáng mượt mà làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng thương, ai bảo được… ai cấm được... Chữ thương được nhắc tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động.

8 tháng 12 2021

TK:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích: Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. Đoạn văn mở đầu bằng câu: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân” như là sự khẳng định trực tiếp: Tình yêu mùa xuân của mỗi người là một tình cảm rất tự nhiên. Tình cảm chân thực, tự nhiên và tất yếu ấy được thể hiện qua nghệ thuật liệt kê, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu (dẫn chứng) Cách viết duyên dáng mượt mà làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng thương, ai bảo được… ai cấm được... Chữ thương được nhắc tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động.

13 tháng 12 2016

Mùa xuân của tôilà phần đầu bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. Vũ Bằng (1913 - 1984) là nhà văn, nhà báo Hà Nội, đã nổi tiếng trước năm 1945. Ông viết tác phẩm này tại Sài Gòn trong những năm tháng đất nước bị chia cắt, gửi gắm bao nỗi “sầu biệt li vơi sáng đầy chiều”: nhớ vợ con, nhớ gia đình, nhớ quê hương, nhớ miền Bắc, nhớ Hà Nội... Mỗi tháng Ông có một nỗi nhớ, nhớ triền miên, nhớ dằng dặc suốt năm.

Tháng giêng và mùaxuân Hà Nội, mùa xuân miền Bắc đối với Vũ Bằng sao nhớ thế. Nỗi nhớ ấy, nỗi buồn đẹp ấy là của khách“thiên lí tương tư”.

“Ai cũng chuộng mùa xuân” và “mê luyến mùa xuân” nên càng “trìu mến” tháng giêng, tháng đầu mùa của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình “không có gì lạ hết”. Cách so sánh đôi chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: “Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được: trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”. Một cách viết duyên dáng, cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ: “ai bảo được..”, “ai cấm được... ai cấm được... ai cấm được..”. Chữ “thương” được nhắc lại bốn lần, liên kết với chữ “yêu”, chữ “nhớ" đầy ấn tượng và rung động.

Là một khách tài tử yêu cảnh sắc thiên nhiên “yêu sông xanh núi tím”, rất đa tình, yêu nhan sắc giai nhân “đôi mày như trăng mới in ngần”, yêu những “mộng ước của mình”. Nhưng Vũ Bằng đã tâm sự là mình “yêu nhất mùa xuân không phải vì thế”. Câu văn như nhún nhảy: “tôi yêu... tôi yêu... và tôi cũng xây mộng... những yêu nhất”. Thoáng gợi một câu thơ Kiều của Nguyễn Du, một cách viết, tài hoa.

13 tháng 12 2016
Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng.Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.” Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu.Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình không có gì lạ hết. Cách so sánh, đối chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: Ai bảo được non đừng thương nước,… thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đường thương, ai bảo được…ai cấm được…ai cấm được…ai cấm được…Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động.Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
14 tháng 12 2016

Nói đến tình yêu nồng nàn của mình đối với mùa xuân, tác giả mượn quy luật để khẳng định: Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì Lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. Đó là một tình yêu vô cùng tự nhiên, xuất phát từ mỗi người, hầu như ai cũng có.

14 tháng 12 2016

thank!!!

8 tháng 1 2018
Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. (0,5 điểm) Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.” Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu. Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình không có gì lạ hết. Cách so sánh, đối chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: Ai bảo được non đừng thương nước,… thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đường thương, ai bảo được…ai cấm được…ai cấm được…ai cấm được…Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động.
2 tháng 1 2020

Hay quá hihi

25 tháng 2 2020

từ đồng nghĩa: tháng giêng-tháng đầu ;ai-người ta 

25 tháng 2 2020

Còn viết đoạn văn nữa bạn

Đoạn văn : Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người ấy ướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.

=> Trong đoạn văn trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê. tác giả đã nêu cụ thể những hành động của nhân dân để chống vỡ đê

Đoạn văn nào vậy?

28 tháng 11 2016

e) _ Theo tác giả, cốm là thứ quà thanh nhã và tinh khiết chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa nên thưởng thức cốm cũng cần có một văn hóa riêng. Ăn cốm không thể ăn vội bởi cốm không phải là thứ quà của người ăn vội, cốmphải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Theo tác giả, ăn như vậy thì chúng ta mới thưởng thức được cái hương vị thơm ngon độc đáo của cốm.

_ Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.

g) Thông điệp : hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu mà vuốt ve. Phải, nên trân trọng cái lộc của Trời, cái khéo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức… sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ được tươi sáng hơn nhiều lắm.

h) Phương thức biểu đạt : biểu cảm

Ngôn ngữ : kể chuyện tự nhiên mà hấp dẫn.

Ngòi bút tinh tế nhạy cảm,giọng văn nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá tri biểu cảm cao.
Lập luận chặt chẽ sắc sảo.

 


 

28 tháng 11 2016

e) đọc đoạn văn cuối và trả lời câu hỏi:

- bằng thái độ nhân như, nhẹ nhàng, tha thiết, Thạch lam đã nêu lên cách thưởng thức cốm như thế nào?

“Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả ngẫm nghĩ” để thưởng thức những vị ngon của cốm.

+ Ngon miệng: chất ngọt cốm – cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.

+ Ngon mũi: mùi thơm phức của lúa mới, mùi thơm ngát của lá sen.

+ Ngon mắt: màu xanh của cốm, màu xanh của lá se. - Sự trân trọng của tác giả.

+ Thể hiện qua lời khuyên, lời nhắn nhủ đối ới mọi người: hãy nhẹ nhàng, nâng đỡ, chắt chiu, vuốt ve món quà của cốm.

+ Qua sự tôn vinh đánh giá về cốm: Cốm là lộc của trời Cốm là sự khéo léo của con người. Cốm là sự có sức tiềm tàng nhẫn nại của thần lúa.

= > Điều đó thể hiện thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm văn hóa ẩm thực. Đó còn là niềm tự hào của tác giả đối với quê hương xứ sở và đối với mản đất, con người Hà Nội.
- Phân tích việc dùng từ ngữ tinh tế của tác giả trong đoạn văn\

Có thể thấy sự tinh tế của ngòi bút Thạch Lam thông qua đoạn miêu tả và bộc lộ cảm xúc khi sữa lúa hình thành làm nên hạt lúa non. Từ đó mà làm nên hạt cốm. Sự tinh tế còn thể hiện rõ khi tác giả bộc lộ cảm xúc về sự hài hoà giữa hồng và cốm, trong đoạn bàn về cách thưởng thức cốm. Phải là người tinh tế lắm, am hiểu và nhạy cảm lắm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị mà thanh khiết, độc đáo như vậy.

g) Theo em , văn bản muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì ?

Hãy nhẹ nhàng nâng đỡ , chút chiu , vuốt ve món quà cốm , món quà mà trời đất ban tặng .

h) Văn bản có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật ?( phương thức biểu đạt, giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ...)

- Phương thức biểu đạt : biểu cảm

- Giọng điệu : nhẹ nhàng và sâu lắng

- Hình ảnh : bình dị

- Ngôn ngữ ; tinh tế , sắc sảo