K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sự khác nhau của biện pháp tu từ so sánh trong 2 câu là: 

- Hình thức

+ Câu 1 là so sánh kép "người của Đăm Săn" - "đông như bầy cà tong", "đặc như bầy thiêu thân", "ùn ùn như kiến như mối".

+ Câu 2 là so sánh đơn "múa kêu lạch xạch" - quả mướp khô.

- Hiệu quả nghệ thuật:

+ Biện pháp tu từ so sánh trong câu thứ nhất tô đậm sức mạnh của phe Đăm Săn. Ai cũng đồng lòng đứng về phía Đăm Săn trong cuộc chiến chính nghĩa.

+ Biện pháp tu từ so sánh trong câu thứ hai thể hiện sự mỉa mai, khinh thường Mtao Gru kém cỏi

23 tháng 12 2020

a, Lấy các hình tượng quen thuộc trong cuộc sống để so sánh với người phụ nữ

b,+c,

Cre: Cô Nguyễn Thu Hương

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao trên là phép so sánh và ẩn dụ.

So sánh "thân em" với "củ ấu gai" => thân phận người phụ nữ nhỏ bé nhưng luôn tiềm tàng những vẻ đẹp.

Ẩn dụ: "ngọt bùi" => nhấn mạnh vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ. Vẻ ngoài có thể sương gió, hao gầy nhưng thực chất họ luôn tiềm tàng những giá trị, vẻ đẹp truyền thống, những phẩm chất đáng trân trọng: dịu dàng, tần tảo, hi sinh, cam chịu, đảm đang,...

Câu 1Phân tích giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong các câu thơ dưới đâya. Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dángSỏi cát bay như lũ chim hoang                                            (Trần Đăng Khoa)b. Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữaCứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời                                           (Trần Đăng Khoa)c. Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũCỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,Như đứa trẻ thơ...
Đọc tiếp

Câu 1

Phân tích giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong các câu thơ dưới đây

a. Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dáng

Sỏi cát bay như lũ chim hoang

                                            (Trần Đăng Khoa)

b. Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa

Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời

                                           (Trần Đăng Khoa)

c. Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

                                              (Chế Lan Viên)

d. Tình yêu là vũ khí

Giữ đất trời quê hương

                                           (Lò Ngân Sủn)

 

1
29 tháng 8 2023

a. Tác dụng nhấn mạnh sự gian khó ở Trường Sa của những người lính đảo.

b. Tác dụng nhấn mạnh giúp người đọc có thể thấy được hoàn cảnh làm việc của những người lính nơi đây rất khắc nghiệt và đầy khó khăn. Tuy gian nan là thế nhưng những người lính nơi hải đảo vẫn giữ được tinh thần vui vẻ, lạc quan, yêu đời.

c. Nhấn mạnh khát vọng trở về với đất nước, quê hương.

d. Tác dụng nhấn mạnh tình yêu quê hương hòa quyện cùng tình yêu đôi lứa của người lính trên chiến hào giữ vùng đất biên cương của Tổ quốc.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “... Đăm Săn (nói với tôi tớ Mtao Mxây) – Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Các ngươi có đi với ta không? Chàng gõ vào một nhà. Dân trong làng – Không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai? Đăm Săn gõ vào ngạch, đập vào phên tất cả các nhà trong làng. Dân làng – Không đi sao được! Nhưng bác ơi, xin...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“... Đăm Săn (nói với tôi tớ Mtao Mxây) – Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Các ngươi có đi với ta không?

Chàng gõ vào một nhà.

Dân trong làng – Không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai?

Đăm Săn gõ vào ngạch, đập vào phên tất cả các nhà trong làng.

Dân làng – Không đi sao được! Nhưng bác ơi, xin bác chờ chúng tôi cho lợn ăn cái đã.

Đăm Săn lại gõ vào ngạch, đập vào phên mỗi nhà trong làng.

Đăm Săn – Ơ tất cả dân làng này, các ngươi có đi với ta không? Tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đã mục. Ai chăn ngựa hãy đi bắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về!

Dân làng – Không đi sao được! Làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cà hoang, người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa!

Đăm Săn – Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Chúng ta ra về nào!

Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối. Bà con xem, thế là Đăm Săn nay càng thêm giàu có, chiêng lắm la nhiều. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước”.

(Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục – 2006, tr.33-34)

1.nêu dại ý của văn bản

2.Sau cuộc chiến đấu với Mtao Mxây, Đăm Săn có giết hại thêm ai khác không? Điều đó thể hiện vẻ đẹp gì trong nhân vật?

3.Cuộc đối thoại giữa Đăm Săm với dân làng Mtao Mxây gồm mấy nhịp hỏi – đáp? Nêu ý nghĩa sự lặp lại lời đáp “Không đi sao được!” của dân làng Mtao Mxây. Sự lặp lại có biến đổi, phát triển của các chi tiết: Đăm Săn chỉ gõ vào một nhà, gõ vào tất cả các nhà, gõ vào mỗi nhà trong làng có ý nghĩa gì?

0
4. Biện pháp so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau có điểm gì khác nhau?a. Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy, và Xi-la ăn thịt họ ở cửa hang, trong khi họ đang kêu gào, hoảng hốt giơ tay về...
Đọc tiếp

4. Biện pháp so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau có điểm gì khác nhau?

a. Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy, và Xi-la ăn thịt họ ở cửa hang, trong khi họ đang kêu gào, hoảng hốt giơ tay về phía tôi cầu cứu. Đó chính là cảnh thương tâm nhất mà mắt tôi thấy được trong thời gian lênh đênh trên mặt biển tìm đường. (Trích Gặp Ka-ríp và Xi-la, sử thi Ô-đi-xê)

b. Nhà dài như một hơi chiêng, sàn hiên rộng như một hơi ngựa chạy (Trích sử thi Đăm Săn)

c. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước. (Trích sử thi Đăm Săn)

 

1
7 tháng 5 2023

- Đoạn trích a, hình ảnh dùng để so sánh là '' người đi câu ngồi trên mỏm đá.. đành đạch'' được đưa lên đăng trước hình ảnh được so sánh'' Các bạn đồng hành của tôi...''. 

- Đoạn b,c thì vẫn dùng cấu trúc thông thường: Sự vật được so sánh ở đằng trước, kèm từ so sánh là ''như'', sau đó đến sự vật dùng để so sánh

Biện pháp so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau có điểm gì khác nhau?a. Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy, và Xi-la ăn thịt họ ở cửa hang, trong khi họ đang kêu gào, hoảng hốt giơ tay về...
Đọc tiếp

Biện pháp so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau có điểm gì khác nhau?

a. Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy, và Xi-la ăn thịt họ ở cửa hang, trong khi họ đang kêu gào, hoảng hốt giơ tay về phía tôi cầu cứu. Đó chính là cảnh thương tâm nhất mà mắt tôi thấy được trong thời gian lênh đênh trên mặt biển tìm đường. (Trích Gặp Ka-ríp và Xi-la, sử thi Ô-đi-xê)

b. Nhà dài như một hơi chiêng, sàn hiên rộng như một hơi ngựa chạy (Trích sử thi Đăm Săn)

c. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước. (Trích sử thi Đăm Săn)

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

a.

- Câu sử dụng biện pháp so sánh: “Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy”.

- Từ ngữ so sánh “như vậy” được đặt xuống cuối câu. So sánh cách những người bạn đồng hành của Ô-đi-xê bị quái thú lôi vào hang cũng giống như cách những con cá bị giật từ nước lên trên bờ

b.

- Từ so sánh “như” được đặt giữa hai vế (vế so sánh và vế được so sánh).

- Mục đích mô tả độ rộng về kích thước nhà và sàn hiên của ngôi nhà dài người Ể-đê.

c.

- Vế được so sánh xuất hiện nhiều hơn vế so sánh.

- Từ ngữ so sánh “như” xuất hiện ba lần nhằm nhấn mạnh kết quả mà Đăm Săn nhận được khi chiến thắng tù trưởng Mtao Mxây

10 tháng 10 2021

chỉ mình với