K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2019

câu b tự làm làm câu a rồi đấy :)

21 tháng 3 2021

bik câu a nhưng ko bik câu B/

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :“Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
“Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

a, Đoạn văn được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b, Chỉ ra các từ đồng nghĩa, gần nghĩa và các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn? Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật ấy?

                                                                                                         _Đề kiểm tra học kì I - Ngữ văn 7_

0
19 tháng 1 2020

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ ( điệp từ nghe )

Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.

19 tháng 1 2020

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
" Cục... cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

=> Tác dụng: Nhấn mạnh điểm nhịp, bắt nguồn cho cảm xúc, tạo cảm giác gần gũi.

Đề 1  Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới“Củ khoai lớn ở ngoài đồngÔng trăng lên lớn ở trong bầu trờiCánh buồm lớn giữa biển khơiLá cờ lớn bởi gió vời lên cao.Con đường lớn với khát khaoNiềm vui lớn bởi tiếng chào, bàn tayCòn như con của mẹ đâyTrong vòng tay mẹ ngày ngày lớn lên.”(Hát ru, Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, Nxb Hội nhà văn, 2014, tr.232)Câu 1 : Xác định...
Đọc tiếp

Đề 1 

 Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
“Củ khoai lớn ở ngoài đồng
Ông trăng lên lớn ở trong bầu trời
Cánh buồm lớn giữa biển khơi
Lá cờ lớn bởi gió vời lên cao.
Con đường lớn với khát khao
Niềm vui lớn bởi tiếng chào, bàn tay
Còn như con của mẹ đây
Trong vòng tay mẹ ngày ngày lớn lên.”

(Hát ru, Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, Nxb Hội nhà văn, 2014, tr.232)
Câu 1 : Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên.
Câu 2 : Em hiểu thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ sau:
Còn như con của mẹ đây
Trong vòng tay mẹ ngày ngày lớn lên.
Câu 3 : Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong 6 dòng thơ đầu.
Câu 4 : Theo em, qua lời ru trên, người mẹ muốn giáo dục cho con bài học gì ?
 

Giải ( by Nguyễn Thái Sơn)

Câu 1 :- Thể thơ lục bát.

           -PTBĐ : biểu cảm.

Câu 2 :

-Con được lớn khôn từng ngày chính là nhờ vòng tay yêu thương , che chở , nhờ sự chăm sóc , tận tụy của mẹ.

Câu 3:

-Điệp từ '' lớn''

-TD : nhằm nhấn mạnh rằng vạn vật đều lớn lên nhờ thế giới kì diệu , bao la này.

Câu 4 :

Qua lời ru trên , người mẹ muốn nhắn nhủ với người con rằng ;

-Không ai có thể lớn lên mà không có'' chiếc nôi ''rộng lớn của cuộc sống

-Phải biết ơn những người có công ơn sinh thành ra mình vì chính họ là người ban cho ta sự sống , ban cho ta tri thức, chăm sóc ta lớn khôn mỗi ngày đến lúc nhắm mắt xuôi tay.

 

 

 

 

11
Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,....Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của 1 dân tộc anh...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,....Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của 1 dân tộc anh hùng.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích

Câu 2: Nêu nội dung của đoạn trích

Câu 3: Hãy chỉ ra những biện pháp tu từ đc sử dụng trong đoạn trích trên (chỉ rõ ở câu nào cho mình nhé!)

Caau4: Em sẽ làm gì để ghi nhớ công lao của thế hệ đi trước như lời Bác dạy:" Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của 1 dân tộc anh hùng"

Giúp mình với chiều nộp rùi!!!..😥😥

Mình sẽ k cho bạn đúng và nhanh nhất (´▽`ʃ♡ƪ)😘😘❤❤❤

0
5 tháng 1 2020

nghệ thuật độc đáo 

5 tháng 1 2020

NICE!

1 đề văn hay (  Các bạn  hsg văn vào làm đi nhé. )Phần I.1. Chỉ ra và nêu tác dụng của câu rút gọn trong các trường hợp sau:a. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạch.Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước.(Võ Quảng)b. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũiđảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên.(Nguyễn Tuân)c. Tôi...
Đọc tiếp

1 đề văn hay (  Các bạn  hsg văn vào làm đi nhé. )

Phần I.

1. Chỉ ra và nêu tác dụng của câu rút gọn trong các trường hợp sau:

a. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạch.

Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước.

(Võ Quảng)

b. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi

đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên.

(Nguyễn Tuân)

c. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.

(Tô Hoài)

2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong khổ thơ sau:

 

Ôi sáng xuân nay, xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về… Im lặng… Con chim hót

Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ.

(Tố Hữu)

3. Thêm thành phần trạng ngữ vào các câu sau sao cho phù hợp:

a…., lắc lư những chùm quả chín vàng.

b…, mặt hồ lóng lánh như mặt gương.

c…, bạn ấy đã đạt được những thành tích xuất sắc.

d…, quanh cảnh làng quê thật nhộn nhịp.

4. Chỉ ra và nêu tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng trong câu

văn sau:

Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc

râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ.

(Tô Hoài)

Phần II. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Tinh thần yêu nước cũng giống như những thứ của quý. Có khi được trưng bày

trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín

đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín

đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ

chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực

hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”

(Hồ Chí Minh)

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Cho biết phương thức biểu đạt

chính của đoạn văn?

 

2. Trong văn bản em vừa nhắc, Hồ Chí Minh viết về lòng yêu nước của nhân

dân ta trong thời kì nào?

3. a. Chỉ ra câu rút gọn trong đoạn văn trên.

b. Thành phần nào của câu được rút gọn?

c. Khôi phục những thành phần câu được rút gọn.

4. Viết đoạn văn khoảng 08 - 10 câu trình bày suy nghĩ về tinh thần yêu nước và

trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay. Đoạn văn có sử dụng câu chứa

thành phần trạng ngữ (gạch chân, chú thích).

6
3 tháng 5 2020

phần II

1.-  Đoạn văn trên trích từ văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta".

   - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

2. Tác giả Hồ Chí Minh viết trong thời kì chiến tranh chống thực dân Pháp.

3.  Câu rút gọn:

- Có khi được...dễ thấy. (rút gọn thành phần chủ ngữ, khôi phục chủ ngữ sẽ là "tinh thần yêu nước")

- Nhưng cũng có khi...trong hòm. (rút gọn thành phần CN, khôi phục CN sẽ là "......................................")

- Nghĩa là...kháng chiến. (rút gọn thành phần CN, khôi phục CN sẽ là "bổn phận của chúng ta")

3 tháng 5 2020

a)    câu rút gọn :   _ Đã đến Phường Rạch 

_      Thành phần đc rút gọn là chủ ngữ 

_tác dụng : giúp câu văn ngắn gọn , thông tin đến người đọc (nghe) nhanh .

 b)   câu rút gọn :  _ và ngồi đó rình mặt trời lên 

                            _    còn tối đất cố đi mãi đến  đá đầu sư  , ra thầu múi đảo .

thành phần đc rút gọn :  chủ ngữ 

tác dụng : giúp câu văn vừa  ngăn gọn , vừa thông tin được nhanh , tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đằng trước

21 tháng 4 2023

Để xác định cực bắc và cực nam của một thanh nam châm, ta có thể sử dụng một la bàn hoặc một nam châm khác để kiểm tra. Cực bắc của thanh nam châm sẽ hướng về phía Bắc địa cầu, trong khi cực nam sẽ hướng về phía Nam địa cầu.

Khi hai nam châm được đặt gần nhau, sự tương tác giữa các cực của chúng sẽ tạo ra một lực hút hoặc đẩy. Nếu hai cực giống nhau (cả hai đều là cực bắc hoặc cả hai đều là cực nam) thì chúng sẽ đẩy nhau ra. Ngược lại, nếu hai cực khác nhau (một cực bắc và một cực nam) thì chúng sẽ hút lẫn nhau lại gần.

Sự tương tác giữa các cực của hai nam châm có thể được sử dụng để tạo ra các thiết bị như động cơ điện, máy phát điện và các thiết bị điện tử khác.