K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2018

Cảnh khuya

Trong câu “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” điệp từ “lồng” được sử dụng hai lần tạo ra khung cảnh thiên nhiên với đêm trăng rừng tầng lớp

Điệp từ “chưa ngủ” được sử dụng hai lần, bác hồ chưa ngủ vì cảnh đẹp nhưng cũng vì nước nhà đang chiến tranh

So sánh:tiếng suối-tiếng hát, cảnh vật đẹp-bức tranh

Rằm tháng giêng

Điệp từ " xuân"

Ẩn dụ ' nguyệt mãn thuyền '

Nhận xét


Tình yêu thiên nhiên tha thiết, tư chất cốt cách nghệ sĩ tuyệt vời.
Lòng yêu nước thiết tha, sâu nặng, hết lòng vì nước vì dân.
Phong thái ung dung, sự tài ba của nhà lãnh đạo kháng chiến.
Niềm lạc quan cách mạng, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Nhà lãnh đạo cách mạng và nhà thơ lớn thống nhất hoà hợp trong con người Hồ Chí Minh.

1 tháng 8 2018

RẰM THÁNG RIÊNG

- 2 câu đầu: Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Câu này sử dụng biện pháp so sánh, điệp ngữ. Trong đó điệp ngữ "lồng" đc lặp lại 2 lần.Gợi ra 1 cảnh mộng thơ đẹp, huyền ảo của trăng, có đg nét, 2 màu chủ đạo xám và tối tạo nên vẻ đẹp lộng lẫy, diễn tả sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên 1 bức tranh có hình khối, tầng bậc.

KHUYÊN TIÊU ( RẰM THÁNG GIÊNG )

- 2 câu đầu: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên.
Câu thơ đã sd bp điệp ngữ "xuân" và trong đó điệp ngữ này đc lặp lại tận 3 lần. Nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp và sự sâu sắc của mùa xuân đg tràn ngập cả đất trời. Trong câu thơ của Bác từ " xuân" không chỉ gợi tả màu xanh của sông nước, trời đất vào xuân mà còn gợi tả sức sống mãnh liệt, trẻ trung căng tràn nhựa sống. Với Bác, yêu trăng, yêu xuân chính là yêu cuộc đời. Trái tim mênh mông của người chan hoà với thiên nhiên, sông núi, hoa lá cỏ cây thật hữu tình.

15 tháng 4 2018

a)

            Từng người từng người một

            Sợ cháu mình giật thột

            Bác nhón chân nhẹ nhàng

           Anh đội viên mơ màng

          Như nằm trong giấc mộng

          Bóng Bác cao lồng lộng

         Ấm hơn ngọn lửa hồng

Hoàn cảnh sáng tác: 1951-Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp

b) Biện pháp tu từ:so sánh

Tác dụng:

- Tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt 

- Giúp người đọc cảm nhận Bác vừa lớn lao, vĩ đại, vừa hết sức gần gũi

c)                     Đoạn thơ trên trích từ bài thơ''Đêm nay Bác không ngủ'' của tác giả Minh Huệ đã miêu tả hình ảnh Bác lớn lao, vĩ đại, vừa gần gũi.Khi nghe về đức Vua trong những câu chuyện cổ, ta thường nghĩ ngay đến những cung điện nguy nga , tráng lệ bên cạnh hàng trăm tùy tùng hiến dâng vô vàn món ngon , vật lạ.Nhưng Bác lại hoàn toàn khác, với đôi dép cao su mà bôn ba cả thế giới, khiến bạn bè năm châu thán phục về sự giản dị , đơn sơ. Bởi vậy , mà khi nhắc đến tên thì đồng bào Việt Nam vô cùng kính yêu và ngưỡng mộ.Bác luôn luôn yêu thương , chăm sóc các anh chiến sỹ như con , chính vì vậy mà nhà thơ Minh Huệ đã ví Bác như''Người Cha mái tóc bạc''.Em rất yêu quý Bác.Là học sinh, em cần học tập và tu dưỡng đạo đức để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

9 tháng 11 2016

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

 

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và trong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

9 tháng 11 2016

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và trong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

 

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:Anh đội viên nhìn Bác […] Anh đội viên mơ màngCàng nhìn lại càng thương Như nằm trong giấc mộngNgười Cha mái tóc bạc Bóng Bác cao lồng lộngĐốt lửa cho anh nằm Ấm hơn ngọn lửa hồng1.Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả, phương thức biểu đạtvà hoàn cảnh sáng tác?2. Bài thơ em tìm được ở câu 1 kể lại câu chuyện...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Anh đội viên nhìn Bác […] Anh đội viên mơ màng
Càng nhìn lại càng thương Như nằm trong giấc mộng
Người Cha mái tóc bạc Bóng Bác cao lồng lộng
Đốt lửa cho anh nằm Ấm hơn ngọn lửa hồng
1.Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả, phương thức biểu đạt
và hoàn cảnh sáng tác?
2. Bài thơ em tìm được ở câu 1 kể lại câu chuyện gì? Câu chuyện được kể qua cái
nhìn của ai? Việc lựa chọn điểm nhìn như vậy có tác dụng gì?
3. Bài thơ kể về hai lần thức dậy của anh đội viên nhìn thấy Bác không ngủ. Diễn
biến tâm trạng của anh đội viên thay đổi như thế nào qua 2 lần thức dậy đó? Tại
sao tác giả không kể về lần thứ hai thức dậy của anh đội viên?
4. Trong đoạn thơ em vừa chép có 2 từ “mơ màng” và “lồng lộng”. Giải nghĩa hai
từ đó? Xét về cấu tạo chúng thuộc kiểu từ loại gì?
5. Chỉ ra và phân tích tác dụng biểu cảm của biện pháp tu từ có trong những khổ
thơ trên.
Bài 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)

1. Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong khổ thơ trên và phân tích giá trị biểu
cảm của những từ láy đó.
2. Lần thứ ba thức dậy anh đội viên đã có những cảm nhận sâu sắc hơn về Bác.
Em hãy làm sáng tỏ điều đó ? Việc lặp lại 3 lần câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ”
có ý nghĩa gì?
3. Phân tích vẻ đẹp của khổ thơ kết thúc tác phẩm.
4. Viết đoạn văn 7-8 câu nêu cảm nhận của em về hình tượng Bác Hồ qua văn bản
Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, trong đoạn có sử dụng 1 phép so sánh và 1
phó từ (gạch chân và chú thích rõ)

 

1
20 tháng 4 2020

cx3tcxr3gfc

21 tháng 3 2021

ko hiểu

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:Anh đội viên nhìn Bác […] Anh đội viên mơ màngCàng nhìn lại càng thương Như nằm trong giấc mộngNgười Cha mái tóc bạc Bóng Bác cao lồng lộngĐốt lửa cho anh nằm Ấm hơn ngọn lửa hồng1.Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả, phương thức biểu đạtvà hoàn cảnh sáng tác?2. Bài thơ em tìm được ở câu 1 kể lại câu chuyện...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Anh đội viên nhìn Bác […] Anh đội viên mơ màng
Càng nhìn lại càng thương Như nằm trong giấc mộng
Người Cha mái tóc bạc Bóng Bác cao lồng lộng
Đốt lửa cho anh nằm Ấm hơn ngọn lửa hồng
1.Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả, phương thức biểu đạt
và hoàn cảnh sáng tác?
2. Bài thơ em tìm được ở câu 1 kể lại câu chuyện gì? Câu chuyện được kể qua cái
nhìn của ai? Việc lựa chọn điểm nhìn như vậy có tác dụng gì?
3. Bài thơ kể về hai lần thức dậy của anh đội viên nhìn thấy Bác không ngủ. Diễn
biến tâm trạng của anh đội viên thay đổi như thế nào qua 2 lần thức dậy đó? Tại
sao tác giả không kể về lần thứ hai thức dậy của anh đội viên?
4. Trong đoạn thơ em vừa chép có 2 từ “mơ màng” và “lồng lộng”. Giải nghĩa hai
từ đó? Xét về cấu tạo chúng thuộc kiểu từ loại gì?
5. Chỉ ra và phân tích tác dụng biểu cảm của biện pháp tu từ có trong những khổ
thơ trên.
Bài 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)

1. Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong khổ thơ trên và phân tích giá trị biểu
cảm của những từ láy đó.
2. Lần thứ ba thức dậy anh đội viên đã có những cảm nhận sâu sắc hơn về Bác.
Em hãy làm sáng tỏ điều đó ? Việc lặp lại 3 lần câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ”
có ý nghĩa gì?
3. Phân tích vẻ đẹp của khổ thơ kết thúc tác phẩm.
4. Viết đoạn văn 7-8 câu nêu cảm nhận của em về hình tượng Bác Hồ qua văn bản
Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, trong đoạn có sử dụng 1 phép so sánh và 1
phó từ (gạch chân và chú thích rõ)

0
9 tháng 7 2018

Tham khảo:

- Cảnh khuya

Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì II

9 tháng 7 2018

Cảnh khuya

Hình ảnh so sánh:

+ Tiếng suối như tiếng hát

+ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Điệp từ: chưa ngủ

=> Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thưởng cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc

=>

Điệp từ” lồng” gợi lên sự hài hòa quấn quýt của cảnh vật. Trên trời cao là vầng trăng thu. Bóng trắng lồng vào bóng cây cổ thụ, bóng cổ thụ lồng vào hoa in lên mặt đất thành những hình như những bông hoa thêu dệt. Tất cả đã tạo nên một bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. H/a trong câu thơ này có vẻ đẹp của một bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng.

Rằm tháng giêng

Sử dụng điệp ngữ: xuân

Qua đó, em hiểu đc:

- Tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên. - Phong thái ung dung, tự tại, tâm hồn tinh tế nhạy cảm, phát hiện và cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất.

25 tháng 2 2022

BPTT: So sánh (Ở cả 2 dòng thơ nha em!)

Tác dụng: Giúp cho đoạn thơ thêm sức biểu cảm

Cho thấy công lao vĩ đại, ngời sáng soi đường dẫn lối cho người dân của Bác Hồ vĩ đại. 

25 tháng 2 2022

-bptt: So sánh

-Tác dụng: Diễn tả nỗi đau thương và sự cảm nhận về cuộc đời, phẩm chất và đức độ của Bác Hồ

28 tháng 11 2023

-  Phép tu từ so sánh: đời cha ông với đời tôi "như" con sông với chân trời đã xa.

- Tác dụng:

Nhờ việc sử dụng thành công phép tu từ so sánh trong đoạn trích "Truyện cổ nước mình" trên, tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã làm cho sự xa lìa của đời cha ông với đời tôi trong tiềm thức mỗi con người như dậy lên sâu đậm, làm cho người đọc nhớ nhung những ngày xưa đã qua giờ chỉ còn giống "con sông" cùng "chân trời". Tuy vậy, tác giả cũng làm bật lên sự biết ơn của thế hệ con cháu đời sau được hưởng những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn ý nghĩa, giúp cho mình trở nên khôn ngoan, thông minh hơn, sau bao nhiêu năm trời rồi mà ý nghĩa câu chuyện sẽ chẳng bao giờ lung lạc sai trái. Từ đó, ta có thể thấy được lòng biết ơn của tác giả Mỹ Dạ và chúng ta, không quên tưởng nhớ, thương tiếc ông cha cùng thời gian đã đi vào quá khứ. Phải chăng, nhờ lòng "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" sâu sắc đã khiến cho Mỹ Dạ có những vần thơ khéo léo, công phu hay đến vậy?

28 tháng 11 2023

- Bptt: So sánh

- Tác dụng:

+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn

+ Màm cho sự xa lìa của đời cha ông với đời tôi trong tiềm thức mỗi con người như dậy lên sâu đậm, làm cho người đọc nhớ nhung những ngày xưa đã qua giờ chỉ còn giống "con sông" cùng "chân trời"

+ Làm bật lên sự biết ơn của thế hệ con cháu đời sau được hưởng những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn ý nghĩa, giúp cho mình trở nên khôn ngoan, thông minh hơn, sau bao nhiêu năm trời rồi mà ý nghĩa câu chuyện sẽ chẳng bao giờ lung lạc sai trái

+ Thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của Mỹ Dạ

9 tháng 2 2018

CÂU 1 :

-Qua thơ văn,bút ký,hồi ký của rất nhiều người,không chỉ riêng bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ,ai cũng đã biết về tấm lòng quảng đại,yêu thương vô bờ của Bác đối với nhân loại,đối với đồng bào,và nhất là với những chiến sĩ trong quân đội giải phóng của mình . Tình cảm đó như của 1 người Cha đối với con,như 1 người Ông với cháu và hơn hết là của 1 vị tư lệnh đối với những người lính của mình trước giờ xung trận . Người Cha,người ông,vị tư lệnh thương yêu binh sĩ hết lòng đó có ngủ ngon được không khi ngày mai con,cháu hoặc những người lính của mình có thể sẽ không trở về? câu trả lời là không! Bác sẽ không ngủ ngon chừng nào quê hương chưa được tự do,đất nước vẫn còn bóng giặc

CÂU 2 :

- tóm tắt văn bản bài học đường đời đầu tiên :

Dế Mèn là một chàng dế khỏe mạnh, cường tráng, nhưng lại tự cao về mình nên anh rất khinh miệt, coi thường với những người hàng xóm. Dế Choắt - cái tên mà Dế Mén gọi cho anh dế sống bên cạnh vì anh ấy quá ốm yếu. Một ngày, Dế Mèn trêu chị Cốc rồi chui vào hang, chị Cốc thò vào hang tưởng là Dế Choắt nên đã mổ đến trọng thương và Dế Choắt không qua khỏi. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên Dế Mèn trước khi làm gì cũng phải biết suy nghĩ, bỏ thói hung hăng bậy bạ và đó cũng là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

-tác giả và hoàn cảnh ra đời :

Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Ban đầu truyện có tên là "Con dế mèn" (chính là ba chương đầu của truyện) do nhà xuất bản Tân Dân, Hà Nội phát hành năm 1941. Sau đó, được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, Tô Hoài viết thêm truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" (là bảy chương cuối của chuyện". Năm 1955, ông mới gộp hai chuyện vào với nhau để thành truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" như ngày nay. Truyện đã được đưa vào chương trình học lớp 6 học kì 2 môn Ngữ Văn của Việt Nam.

"Dế Mèn phiêu lưu ký" có thể tạm dịch là "ghi chép về cuộc đời trôi dạt của Dế Mèn" ("phiêu lưu" có nghĩa là "trôi dạt", không phải là "mạo hiểm" theo cách dùng từ của người Việt Nam).

-bài học rút ra :

-không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình 
-không nên hống hách,hung hăng bậy bạ 
-không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ơt,và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân 
-không nên khinh ngưòi,nhất là những kẻ yếu hơn mình

CÂU 3 :

- cảm nhận về người anh trai :

Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn. 

-cảm nhận về kiều phương :

  Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về,trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.

chúc các bn hok tốt !

2 tháng 7 2021

Các biện pháp tu từ đó là: So sánh, Ẩn Dụ và Biểu cảm

Hc tốt!?

2 tháng 7 2021

Bài Đêm nay bác ko ngủ 

_ Phép ẩn dụ :

+ Người cha 

_ Tác dụng :

+ Phép ẩn dụ giúp câu văn diễn đạt thêm gợi hình, gợi cảm, tăng sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

+  Gợi ra hình ảnh một người cha luôn yêu thương, chăm sóc, bao bọc cho đứa con của mình, ở đây là những anh chiến sĩ.  

+ Thể hiện tài năng liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo của tác giả, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu quý, kính trọng của tác giả dành cho Bác. 

Bài Lượm 

Phép so sánh : như con chim chích nhảy trên đường vàng.

_ Tác dụng : 

+  Hình ảnh so sánh làm cho lời văn diễn đạt thêm gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng và tăng sự hấp dẫn.

+ Nhấn mạnh vẻ hồn nhiên trong sáng, hoạt bát, nhanh nhẹn của chú bé Lượm. 

+ Thể hiện sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, sáng tạo của tác giả. Đồng thời bộc lộ tình cảm yêu quý của tác giả dành cho Lượm.