K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2020

nhân hóa

TD: làm cho đoạn nổi bật hơnbanh

Giờ đây, tôi đã là một học sinh lớp sáu. Ở ngôi trường mới, mái nhà mới, tôi đã có nhiều thầy cô, bạn bè, những niềm vui, nỗi buồn mới. Và đặc biệt, tôi biết mình sẽ còn có bao điều thú vị nơi đây. Đó là ngôi trường Đoàn Thị Điểm Ecopark.

Ngày đầu tiên đến trường, tôi mang theo một mớ cảm xúc lẫn lộn: "Trường ở đây thế nào?", "Bạn bè mới của tôi ra sao?", "Thầy cô có hiểu tôi không?" ... Hàng loạt câu hỏi tới tấp hiện ra trong đầu tôi, nhưng tôi vẫn lạc quan, vui vẻ bước tới lớp 6A3 của mình. Đặt bước chân đầu tiên vào cửa lớp, thứ đầu tiên đập vào mắt tôi là những dãy bàn nhỏ xinh làm bằng gỗ. Tiếp đó là tấm bảng đen thân yêu vẫn còn in dấu ấn những nét chữ mềm mại. Và, tuyệt vời là tấm bảng cuối lớp được trang trí một cách công phu với dòng chữ thân thương: "Welcome to class 6A3" được cắt bằng giấy màu.

Rồi, một, hai bạn bước vào, tươi cười, niềm nở chào tôi và ngồi vào chỗ của mình. Tôi có một cảm giác rất vui về các bạn. Ở đây thật thân thiện! Tôi chơi thân được với Thái An. Chúng tôi có rất nhiều trò vui với nhau, nào là chơi quay, đi tìm kho báu, tìm hiểu cùng nhau trong nhóm cách lắp ô tô... Và Hà Anh – bạn lớp trưởng từng học ở đây năm trước - đã kể cho tôi nghe rằng: hồi lớp 5, các bạn trong lớp thường tập kịch cùng nhau và luôn chia sẻ với nhau mọi việc... Nhưng điều làm cho tôi xúc động nhất là khi các bạn ấy giúp Hoàng, một anh bạn ở lớp tôi bây giờ. Trong lúc đá bóng, Hoàng bị gãy chân, nhờ các bạn ở lớp, Hoàng đã được chuyển đến bệnh viện nhanh chóng. Bây giờ bạn ấy đã được chữa khỏi chân và cùng chơi đùa với chúng tôi được rồi. Vui quá! Tôi mến các bạn ấy vô cùng!

Còn cô giáo chủ nhiệm lớp tôi – cô Cao Phương, mọi người quen gọi cô là "cô Phương cao thủ"! Cô rất hiền và xinh nữa. Cô giảng bài rất dễ hiểu và hay. Cô Hằng dạy toán tuy hơi nghiêm nhưng rất thân thiện. Và hai người thầy tôi yêu mến nhất là thầy Trung dạy Vật lí và thầy Hiếu dạy Mĩ thuật. Các thầy cô luôn luôn tôn trọng lớp tôi, luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi bất cứ khi nào chúng tôi cần đến.

Để vào được tổ ấm 6A3 này, tôi phải vượt qua một kì thi rất khó khăn. Bởi vậy, khi là học sinh lớp chuyên Anh, tôi phải cố gắng học thật giỏi để sau này có thể đi du học, làm ba mẹ vui lòng. Sau những ngày diệu kì ở lớp học mới, giờ đây, tôi đã mặc đồng phục của trường, cùng nắm tay các bạn và hòa chung bài hát: "Đoàn Thị Điểm trường em"...

3 tháng 6 2021

Tham khảo

- Biện pháp liệt kê:

+ (Ta thường) tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa

+ (chỉ căm tức chưa) xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù.

+ trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta gói trong da ngựa,

- Biện pháp so sánh:

+Ruột đau như cắt

- Phân tích:

+ Thể hiện nỗi căm giận, phẫn uất quân giặc đến quên ăn, mất ngủ của Trần Quốc Tuấn.

+ Mối căm thù, uất hận vô hạn với quân giặc.

+ Sẵn sàng xông pha ra chiến trường, hi sinh tất cả để trả mối quốc thù, quốc hận.

27 tháng 9 2017

1.

Hồi kí là một thể loại thuộc loại hình kí kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến… Người viết hồi kí chỉ tiếp nhận và ghi chép phần hiện thức mà tác giả nhìn rõ hơn cả dựa trên cơ sở những ấn tượng và hồi ức riêng trực tiếp của mình. Hơn nữa, bản thân người viết hồi kí luôn luôn được mô tả trình bày ở bình diện thứ nhất.

27 tháng 9 2017

2.

Chất trữ tình của một tác phẩm thường được toát lên từ các phương diện: đối tượng, nội dung và phương thức thể hiện. Có thể phân tích chất trữ tình của đoạn trích Trong lòng mẹ qua những mặt cụ thể sau:

- Đối tượng, nội dung thể hiện:

+ Tình huống và nội dung câu chuyện.

+ Dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng. Trong quá trình diễn biến này, mọi cảm xúc (nỗi xót xa tủi nhục, lòng căm giận sâu sắc, quyết liệt, tình yêu thương nồng nàn, thắm thiết) đều bị dồn nén rồi được đẩy lên ngày một cao và đến cực điểm.

- Phương thức thể hiện:

+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể với bộc lộ cảm xúc.

+ Các hình ảnh thể hiện tâm trạng: các so sánh đều gây ấn tượng và giàu sức gợi cảm.

+ Lời văn giàu cảm xúc; nhiều khi mê say khác thường.

9 tháng 5 2019

a,Mieu ta

b,Dang tim

c,Sự khác nhau giữa run vô căn và run do Parkinson

d. Câu truyện về người ăn xin là một thông điệp ngắn và ý nghĩa. Nội dung xoay quanh cuộc đối thoại giữa một người đàn ông ăn xin già, với bộ dạng thương tâm, đôi mắt đỏ hoe, giữa tiết trời lạnh giá, đôi mắt ông giàn giụa, và đôi môi tái nhợt đi vì lạnh. Bộ dạng thảm hại đó càng toát lên qua trang phục của ông, sự tơi tả, thiếu thốn vô cùng tội nghiệp. Một người đi tới, khi đó ông chìa tay ra xin. Nhưng không may, người đó lại chẳng còn gì trong người, không tiền, không khăn tay, không gì hết. Người ăn xin già vẫn ở đó, đợi chờ, hi vọng một điều gì đó sẽ giúp lấy mình. Ta còn đang tưởng như câu truyện sẽ là một nỗi buồn dành cho người ăn xin ấy. Nào ngờ, người qua đường chìa bàn tay và nắm lấy đôi bàn tay đang run rẩy vì lạnh của ông lão. Tự nhiên ta thấy cảm động, ta hiểu đó là một sự quan tâm, một sự cảm thương sâu sắc giữa người qua đường ấy với ông lão ăn xin tội nghiệp đang chịu lạnh. Đôi tay nắm lấy, và người qua đường ấy có nói: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.” Vậy đấy, một tấm lòng nhân hậu, nếu không có gì thì sao? Tại sao người đó lại phải xin lỗi một ông lão ăn xin già, một người dưng trên đường, một người chưa từng mang ích gì cho cuộc sống của mình. Nhưng rồi, ông lão đáp lại: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.”

Cuộc sống luôn đầy rẫy những khó khăn, và không phải ai cũng may mắn được sinh ra một gia đình có hoàn cảnh khá giả. Vì vậy, hãy biết quan tâm chia sẻ nhiều hơn tới cộng đồng. Vun đắp cho mình một nhân cách, tấm lòng đẹp, đó quả là một điều đáng quý, cảm ơn câu truyện về người ăn xin, đã dạy cho ta một bài học nhân văn vô giá.

12 tháng 6 2018

viết có dấu đi bn

13 tháng 6 2018

bạn viết có dấu đc k mk k hỉu @@

I, Doc - hieu van ban:     Doc doan tho sau va tra loi cau hoi:                                Nay xa cach long toi luon tuong nho                              Mau nuoc xanh, ca bac, chiec buom voi,                             Thoang con thuyen re song chay ra khoi,                                Toi thay nho cai mui nong man qua!Cau 1: Doan tho tren trich trong van ban nao ? Tac gia la ai ?Cau 2: Cho biet hoan canh sang tac cua bai tho?Cau 3: Cau tho: " Toi thay nho cai mui nong man qua ! "...
Đọc tiếp

I, Doc - hieu van ban:

     Doc doan tho sau va tra loi cau hoi:

                                Nay xa cach long toi luon tuong nho

                              Mau nuoc xanh, ca bac, chiec buom voi,

                             Thoang con thuyen re song chay ra khoi,

                                Toi thay nho cai mui nong man qua!

Cau 1: Doan tho tren trich trong van ban nao ? Tac gia la ai ?

Cau 2: Cho biet hoan canh sang tac cua bai tho?

Cau 3: Cau tho: " Toi thay nho cai mui nong man qua ! " thuoc kieu cau nao ? Xac dinh kieu hanh dong noi duoc thuc hien trong cau do?

Cau 4: Tu " nho " duoc lap lai 2 lan di kem voi cac hinh anh mau nuoc xanh, ca bac, buom voi, mui nong man .... giup em cam nhan gi ve tinh cam cua nha tho doi voi que huong?

II, Tap lam van

Cau 1: Tu noi dung doan tho tren, hay viet doan van ( khoang 15- 20 dong) trinh bay suy nghi cua em ve que huong ?

1
4 tháng 4 2021

I. Đọc - hiểu

Câu 1:

- Trích trong: " Quê hương''.

- Tác giả: Tế Hanh

Câu 2: 

- Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác năm 1939. Được viết trong nổi nhớ nhà, nhớ quê da diết của chàng trai 18 tuổi.

Câu 3:

- Thuộc kiểu câu cảm thán

- Kiểu hành động nói: bộc lộ cảm xúc

Câu 4:

Tham khảo:

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

 

10 tháng 5 2019

Phần II: Tự luận

Tham khảo:

Trần Quốc Tuấn tức hiệu là Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất, văn võ song toàn, có công lớn với dân tộc ta. Vào năm 1285, trước cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai, ông đã viết "Hịch tướng sĩ" nhằm khích lệ, kêu gọi các tướng sĩ đứng lên đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Qua bài hịch, ta thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết của vị chủ tướng tài ba.

Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua bài hịch được thể hiện qua những cung bậc tình cảm, cảm xúc khác nhau.

Ngay từ câu văn đầu tiên, Trần Quốc Tuấn đã đưa ra các tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách Trung Quốc để khơi gợi lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ. Trong đó có những người là tướng lĩnh, là bề tôi gần như Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng; lại có cả những người bình thường, những kẻ bề tôi xa như Thần Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh. Cách nêu gương như vậy thật toàn diện! Nó có tác dụng khích lệ được nhiều đối tượng, ai cũng có thể làm người trung nghĩa "lưu danh sử sách, cùng trời đất, muôn đời bất hủ". Lịch sử nước Nam không thiếu anh hùng nhưng trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn chỉ nêu những tấm gương trong Bắc sử. Điều đó thể hiện một cái nhìn rất phóng khoáng của ông: không cần phân biệt dân tộc, tất cả những người trung nghĩa dám xả thân vì chủ, vì vua, vì nước đều đáng được ca ngợi.

Sau khi nêu những tấm gương sử sách, Trần Quốc Tuấn quay lại với thực tế "thời loạn lạc", buổi "gian nan của đất nước" cũng là lúc lòng yêu nước của ông thể hiện cao độ. Đọc tác phẩm, ta cảm nhận được những lời lẽ đanh thép, vạch trần tố cáo bộ mặt của kẻ thù. Với bản chất ngang tàn, hống hách chúng không chỉ coi thường dân ta mà còn xỉ nhục, lăng mạ triều điều từ vua đến quan: "đi lại nghênh ngang ngoài đường", "sỉ mắng triều đình", "bắt nạt tề phụ", "đòi ngọc lụa", "thu ngọc vàng", "vét của kho có hạn". Nỗi căm giận và lòng khinh bỉ của Hưng Đạo Vương thể hiện rõ trong những ẩn dụ chỉ "sứ giặc" như "lưỡi cú diều","thân dê chó", "hổ đói"; ông đặt chúng ngang với lũ súc sinh, không còn liêm sỉ. Từ đó Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục quốc thể bị chà đạp cũng như đánh vào lòng tự ái dân tộc và khơi sâu nỗi căm thù giặc ở các tướng sĩ.

Trước tội ác của kẻ thù và nỗi nhục của đất nước, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ nỗi lòng của mình "Ta thường tới bữa quên ăn; nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa" và tột cùng là "chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù". Những hành động mạnh mẽ ấy không chỉ thể hiện sự căm thù giặc mà còn là ý chí quyết chiến quyết thắng, một phen sống chết với quân thù. Cao hơn nữa, ông còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho Tổ quốc: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này có gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". Tất cả các trạng thái tâm lí, các khía cạnh tình cảm trong ông đều được đẩy tới cực điểm! Đoạn văn như trào ra từ trái tim thiết tha yêu nước và sôi sục căm thù như được viết nên từ máu và nước mắt. Để rồi nó trở thành nỗi ám ảnh thường trực ngày cũng như đêm; dồn nén thì khát khao hành động giết giặc, tình yêu nước đốt cháy lên lòng quyết tâm hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Câu văn chính luận mà giàu cảm xúc và hình ảnh đã khắc họa được hình ảnh người anh hùng yêu nước, tác động sâu sắc vào tình cảm người tướng sĩ.

Chưa dừng lại ở đó, Trần Quốc Tuấn còn luôn quan tâm, sẻ chia, theo dõi những tướng sĩ dưới quyền khi xông pha trận bão cũng như khi thái bình: "không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng,...". Từng đây thôi cũng đủ hiểu ông là một vị tướng như thế nào! Trên cơ sở, mối quan hệ đầy ân tình ấy, Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ bảo vừa phê phán nghiêm khắc thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ vô trách nhiệm trước vận mệnh nước, lơ là cảnh giác trước kẻ thù "nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái dương để đãi yến ngụy sự mà không biết căm". Cái sai tiếp theo là hành động hưởng lạc: ham mê chọi gà, đánh bạc, vui thú vườn ruộng, lo làm giàu, quyết luyến vợ con,... Đồng thời ông cũng chỉ rõ hậu quả của tất cả những việc đó: tất cả sẽ mất hết, từ cái chung đến cái riêng, từ chủ soái đến tướng sĩ hay thiêng liêng hơn là danh tiếng, xã tắc tổ tông, mộ phần cha mẹ... Sự phê phán nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn bắt nguồn sâu xa từ lòng yêu thương chân thành với tướng sĩ và từ tình yêu Tổ quốc thiết tha cháy bỏng của ông. Tất cả là nhằm để đánh bại những tư tưởng dao động, bàng quan giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến quyết thắng và đó cũng chính là tư tưởng chủ đạo của bài Hịch, là thước đo cao nhất, tập trung nhất tư tưởng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Cuối cùng ông nêu ra hai viễn cảnh: nước còn và nước mất, họa và phúc. Họa có thể đến nơi mà phúc như một thứ nhỡn tiền, nhìn thấy, chỉ có điều chúng khác nhau một trời một vực. Điều quyết định nằm ở thái độ, trong sự dứt khoát chọn con đường: ăn chơi hay gác lại thú ăn chơi? Nhận thức được phải trái, đúng sai nhưng thước đo cuối cùng phải là hành động. Hành động ấy rốt cuộc là "chuyên tập sách này" - cuốn Binh thư yếu lược hay là khinh bỉ nó. Chăm chỉ học hành, tập luyện "mới chỉ là đạo thần chủ" còn nếu không, nếu trái lời dạy bảo của người uy quyền thống lĩnh toàn quân "tức là kẻ nghịch thù". Một cách lập luận tuyệt vời của Trần Quốc Tuấn! Những lời văn đó đã tác động vào tình cảm ân nghĩa thủy chung của các tướng sĩ, động viên những người còn do dự hãy chỉnh tề đứng vào hàng ngũ của những người quyết chiến quyết thắng.

Lịch sử đã chứng minh, ngay sau khi bài Hịch được công bố, cả đêm hôm đó ba quân tướng sĩ không ngủ, họ mài gươm cho thật sắc, họ thích vào cánh tay hai chữ "Sát Thát", họ hoa chân múa tay đòi gấp gấp lên đường đánh giặc, trong tim họ như có một ngọn lửa đang rừng rực cháy.

"Hịch tướng sĩ " của Trần Quốc Tuấn là một áng văn bất hủ. Nó không chỉ là tác phẩm kết tinh lòng yêu nước của dân tộc Đại Việt thời Trần mà còn là một mẫu mực về văn nghị luận trung đại: sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn giàu hình tượng và cảm xúc, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Trần Quốc Tuấn cùng với áng văn Thiên Cổ Hùng Văn sẽ mãi mãi trường tồn với thời gian.

10 tháng 5 2019

cac ban biet cau nao tra loi gium minh cau do nhe!