K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cây xương rồng

Ngày xưa, người ta sinh ra, lớn lên và cứ thế trẻ mãi. Khi đã sống trọn vẹn cả một cuộc đời thì lặng lẽ chết đi. Tất cả các cô gái đều biến thành loài hoa còn tất cả những chàng trai đều biến thành đại thụ. Vào lúc câu chuyện này xảy ra, trên trái đất đã đầy cây cối, hoa cỏ song chưa hề có loài cây xương rồng.

Thuở ấy, ở một làng xa lắm có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, xinh đẹp nết na nhưng bị câm từ khi mới lọt lòng. Cô sống cô đơn một mình. Về sau một anh thợ mộc cưới cô về làm vợ nhưng anh cũng chỉ ở với cô được vài năm thì mất, để lại cho cô một đứa con trai.

Người mẹ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều, cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ hư đốn. Cậu suốt ngày bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc và cũng rượu chè bê tha như những kẻ bất trị. Bà mẹ câm vừa hầu hạ vừa tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình.

Một ngày kia, không còn gượng nổi trước số phận nghiệt ngã, bà mẹ hóa thành một loài cây không lá, toàn thân đầy gai cằn cỗi. Đó chính là cây xương rồng.

Lúc đó người con mới tỉnh ngộ. Hối hận và xấu hổ, cậu bỏ đi lang thang rồi chết ở dọc đường. Cậu không hóa thành cây mà biến thành những hạt cát bay đi vô định. Ở một nơi nào đó, gió gom những hạt cát làm thành sa mạc. Chỉ có loài cây xương rồng là có thể mọc lên từ sỏi cát nóng bỏng và hoang vu ấy.

Ngày nay, người ta bảo rằng sa mạc sinh ra loài cây xương rồng. Thực ra không phải thế, chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng. Lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.

(Theo Văn 4 – Sách thực nghiệm CNGD)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1 : Ngày xưa cuộc đời của con người có điều gì đặc biệt?

a- Con người sinh ra, lớn lên và trẻ mãi, khi chết đều biến thành cây

b- Con người trẻ mãi, khi chết đi đều biến thành các loài hoa

c- Con người sinh ra, lớn lên, sống mãi không bao giờ chết

d- Con người sinh ra cứ trẻ mãi, khi chết biến thành cây đại thụ

Câu 2 : Hình ảnh người mẹ có đứa con hư khi chết biến thành cây xương rồng muốn nói lên điều gì?

a- Sự vươn lên mạnh mẽ của người mẹ có đứa con trở nên hư đốn

b- Sự cằn cỗi, khô héo, nỗi khổ đau của người mẹ khi có con hư

c- Người mẹ bị trừng phạt vì đã chiều con, khiến nó trở nên hư hỏng

d- Người mẹ muốn trừng phạt đứa con hư hỏng, không nghe lời mẹ

Câu 3 : Khi chết, người con biến thành gì?

a- Người con biến thành ngọn gió lang thang

b- Người con cũng biến thành cây xương rồng

c- Người con biến thành cát, làn thành sa mạc

d- Người con biến ngay thành một cây đại thụ

Câu 4 : Việc chỉ có loài cây xương rồng mới có thể mọc lên từ cát bỏng muốn nói lên điều gì?

a- Sa mạc là nơi vô cùng cằn cỗi, các loài cây khác không thể mọc lên được

b- Lòng mẹ thương con làm cây xương rồng mọc lên khiến đứa con sa mạc bớt quạnh hiu

c- Người mẹ có đứa con hư đến lúc chết vẫn chỉ có thể được ở nơi khô cằn

d- Xương rồng và sa mạc như hai mẹ con sống chết lúc nào cũng ở bên nhau

2
26 tháng 1 2023

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1 : Ngày xưa cuộc đời của con người có điều gì đặc biệt?

a- Con người sinh ra, lớn lên và trẻ mãi, khi chết đều biến thành cây

b- Con người trẻ mãi, khi chết đi đều biến thành các loài hoa

c- Con người sinh ra, lớn lên, sống mãi không bao giờ chết

d- Con người sinh ra cứ trẻ mãi, khi chết biến thành cây đại thụ

Câu 2 : Hình ảnh người mẹ có đứa con hư khi chết biến thành cây xương rồng muốn nói lên điều gì?

a- Sự vươn lên mạnh mẽ của người mẹ có đứa con trở nên hư đốn

b- Sự cằn cỗi, khô héo, nỗi khổ đau của người mẹ khi có con hư

c- Người mẹ bị trừng phạt vì đã chiều con, khiến nó trở nên hư hỏng

d- Người mẹ muốn trừng phạt đứa con hư hỏng, không nghe lời mẹ

Câu 3 : Khi chết, người con biến thành gì?

a- Người con biến thành ngọn gió lang thang

b- Người con cũng biến thành cây xương rồng

c- Người con biến thành cát, làn thành sa mạc

d- Người con biến ngay thành một cây đại thụ

Câu 4 : Việc chỉ có loài cây xương rồng mới có thể mọc lên từ cát bỏng muốn nói lên điều gì?

a- Sa mạc là nơi vô cùng cằn cỗi, các loài cây khác không thể mọc lên được

b- Lòng mẹ thương con làm cây xương rồng mọc lên khiến đứa con sa mạc bớt quạnh hiu

c- Người mẹ có đứa con hư đến lúc chết vẫn chỉ có thể được ở nơi khô cằn

d- Xương rồng và sa mạc như hai mẹ con sống chết lúc nào cũng ở bên nhau

8 tháng 5 2023

1.a

2.b

3.c

4.b

23 tháng 1

Dùng gạch chéo(/) tách các vế câu, gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ và khoanh tròn các quan hệ từ nối các vế của mỗi câu ghép sau:

a) Tất cả các cô gái/ đều biến thành loài hoa còn tất cả những chàng trai/ đều biến thành đại thụ.

b) Người mẹ/ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều, cậu con trai/ lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm.

c) Vì người con/ đã biến thành sa mạc nên người mẹ/ mãi mãi làm cây xương rồng mọc trên cát bỏng cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.

a) Tất cả các cô gái đều biến thành loài hoa/còn tất cả những chàng trai đều biến thành đại thụ.

➣Vị ngữ: -..đều biến thành loài hoa

                  -..đều biến thành đại thụ

b) Người mẹ hết mực yêu con /nhưng/vì được nuông chiều, cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm.

➣Vị ngữ: -..hết mực yêu thương con nhưng vì được nuông chiều

                  -..lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm.

c) Vì người con đã biến thành sa mạc /nênngười mẹ mãi mãi là cây xương rồng mọc trên cát bỏng cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.

➣Vị ngữ: ..mãi mãi là cây xương rồng mọc trên cát bỏng cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.

(Chữ in đậm là quan hệ từ, in đậm và nghiêng là chủ ngữ)

Bà Chúa Bèo.Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người. Nhiều năm mất mùa, dân làng chỉ ăn cháo cầm hơi.Một cô bé ra đồng bắt cua thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng ôm mặt khóc. Bỗng từ ruộng lúa có một luồng ánh sáng chói lòa, Bụt hiện lên hỏi:- Vì sao con khóc?Cô bé nghẹn ngào thưa:- Dạ, con thương cây lúa nghẹn đòng.Bụt nói:- Muốn cứu lúa,...
Đọc tiếp

Bà Chúa Bèo.

Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người. Nhiều năm mất mùa, dân làng chỉ ăn cháo cầm hơi.

Một cô bé ra đồng bắt cua thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng ôm mặt khóc. Bỗng từ ruộng lúa có một luồng ánh sáng chói lòa, Bụt hiện lên hỏi:

- Vì sao con khóc?

Cô bé nghẹn ngào thưa:

- Dạ, con thương cây lúa nghẹn đòng.

Bụt nói:

- Muốn cứu lúa, con hãy đưa cho ta một vật mà con quý nhất!

Cô bé sờ vào túi thì túi nhẵn không, nhòm vào giỏ thì chỉ có mấy con cua vừa bắt được. Sực nhớ đến đôi hoa tai bằng ngọc, cô vội gỡ ra, dâng lên Bụt:

- Thưa Bụt, con chỉ có đôi hoa tai được mẹ trao lại trước khi mất. Mẹ con dặn: Đôi hoa tai này là vật quý của dòng họ…

Thấy cô ngập ngừng, Bụt giục cô nói tiếp.

- Mẹ con còn nhắc đến lời nguyền của dòng họ: Hễ ai làm mất hoặc đem bán hoa tai thì người đó suốt đời bị dòng họ xa lánh và phải sống cuộc đời buồn tủi, lẻ loi.

- Vậy con không sợ bị trừng phạt sao?

- Để cứu lúa, con xin chịu trừng phạt.

Bụt bảo cô bé ném đôi hoa tai xuống đám ruộng. Lạ chưa! Bông hoa tai sáng rực màu xanh rồi chìm xuống nước, sau đó nổi lên một cây bèo giống hình hoa dâu. Bụt dặn:

- Con hãy đụng vào cây bèo để nhân nó lên hàng triệu triệu cây mà bón cho lúa tốt.

Dứt lời, Bụt biến mất. Cô bé đụng vào một cây bèo bỗng hóa thành hai, đụng vào hai cây thành bốn… Rồi bèo cứ sinh sôi nảy nở, lan rộng, phủ xanh đồng làng.

Mùa năm ấy, lúa vàng trĩu hạt. Biết chuyện cô bé gặp Bụt, người bố cảm động nói với con: “Con đã vì dân làng, vì dòng họ mà hi sinh vật quý, dòng họ sẽ bỏ lời nguyền và thương yêu con mãi mãi!”. Đúng vậy, cô bé đã lớn lên trong tình yêu thương của bà con làng xóm. Khi cô mất, dân làng La Vân, tỉnh Thái Bình đã lập đền thờ cô để tỏ lòng biết ơn và gọi cô là bà Chúa Bèo.

                                                 (Theo Phong Châu)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1: Vì sao cô bé ngồi ở bờ ruộng ôm mặt khóc?

A. Vì bắt được rất ít cua ở trên đồng.                  

B. Vì nhớ thương người mẹ mới mất.

C.  Vì thương dân làng ăn cháo cầm hơi.                   

D. Vì thương cây lúa đang nghẹn đòng.

Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chí quyết tâm của cô bé trong việc cứu lúa?

A. Sẵn sàng hi sinh đồ vật quý giá của bản than.

B. Sẵn sàng hi sinh đồ vật quý giá của dòng họ.

C. Sẵn sàng chịu sự trừng phạt của dòng họ.

D. Sẵn sàng hi sinh kỉ vật quý báu do mẹ trao lại.

Câu 3: Bụt bảo cô bé làm gì để cứu lúa?

A. Đưa đôi hoa tai cho Bụt.                                   B. Đưa cả giỏ cua cho Bụt.

C. Ném cả giỏ cua xuống ruộng.                           D. Ném đôi hoa tai xuống ruộng.

Câu 4: Việc làm của cô bé đã đem lại kết quả gì có ý nghĩa nhất đối với dân làng?

A. Có cây bèo hoa dâu sinh sôi làm đẹp cánh đồng làng.

B. Có bèo dâu bón cho lúa tốt, lúa hết nghẹn đòng, trĩu hạt nặng bông.

C. Có giống bèo phát triển nhanh, làm cho đồng ruộng mát mẻ.

D. Có được một mùa lúa tốt, dân làng không phải ăn cháo cầm hơi.

Câu 5: Những việc làm của dòng họ, dân làng La Vân đối với cô bé thể hiện điều gì?

A. Kính trọng, biết ơn người đã đem hạnh phúc đến cho nhân dân

B. Yêu thương, quý trọng người đã hi sinh cuộc sống vì nhân dân

C. Cao cả, độ lượng đối với người luôn biết yêu thương nhân dân

D. Tỏ lòng biết ơn đối với người luôn biết yêu thương nhân dân

Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa của câu chuyện?

A. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì cuộc sống tốt đẹp của mọi người

B. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì sự sống của cây lúa trên đồng

C. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì màu xanh đẹp đẽ của quê hương

D. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì sự tồn tại mãi mãi của dòng họ

Câu 7: Từ “nghẹn ngào” trong câu “Cô bé nghẹn ngào thưa.” và “nghẹn đòng” trong câu “Dạ, con thương cây lúa nghẹn đòng.” là:

A. Từ đồng âm                                            B. Từ trái nghĩa             

C. Từ đồng nghĩa                                      D. Từ nhiều nghĩa

Câu 8: Câu nào trong các câu dưới đây là câu ghép?

A. Cô bé sờ vào túi thì túi nhẵn không, nhòm vào giỏ thì chỉ có mấy con cua vừa bắt được.

B. Bụt bảo cô bé ném đôi hoa tai xuống đám ruộng.

C. Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người.

D. Nhiều năm mất mùa, dân làng chỉ ăn cháo cầm hơi.

Câu 9: Câu: “Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người.” gồm mấy vế câu?

A. 1 vế câu                                               B. 2 vế câu                        

C. 3 vế câu                                             D. 4 vế câu    

Câu 10: Các vế trong câu “Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người.” được nối với nhau bằng:

A. Quan hệ từ “mà”.                                   B. Quan hệ từ “mà” và dấu phẩy.                      

C. Bằng dấu phẩy.                                              D. Nối trực tiếp bằng dấu câu.

Câu 11: Hai vế trong câu “Hễ ai làm mất hoặc đem bán hoa tai thì người đó suốt đời bị dòng họ xa lánh và phải sống cuộc đời buồn tủi, lẻ loi.” được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ nào và biểu thị quan hệ gì:

A. Hễ…. thì….: biểu thị quan hệ giả thiết- kết quả                                  

B. Hễ…. thì….. và : biểu thị quan hệ giả thiết- kết quả

C. Hễ…. thì….: biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả                          

D. Hễ…. thì….: biểu thị quan hệ tương phản- đối lập                         

Câu 12: Vị ngữ trong câu “Một cô bé ra đồng bắt cua, thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc” là:

A. ôm mặt khóc.         

B. ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc.                     

C. thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc.                  

D. ra đồng bắt cua, thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc    .

Câu 13: Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào?Bụt bảo cô bé ném đôi hoa tai xuống đám ruộng. Lạ chưa! Bông hoa tai sáng rực màu xanh rồi chìm xuống nước, sau đó nổi lên một cây bèo giống hình hoa dâu.”

A.Bằng cách lặp từ ngữ

B. Bằng cách thay thế từ ngữ

C. Bằng từ ngữ nối

D. Bằng cách lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.

Câu 14. Câu ca dao: “ Khôn ngoan đối đáp người ngoài

                             Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”

Minh họa cho truyền thống quý báu nào của dân tộc ta dưới đây:

A.   Yêu nước

B.   Lao động cần cù

C.   Đoàn kết

D.   Nhân ái

1
25 tháng 3 2022

Câu 1: Vì sao cô bé ngồi ở bờ ruộng ôm mặt khóc?

A. Vì bắt được rất ít cua ở trên đồng.                  

B. Vì nhớ thương người mẹ mới mất.

C.  Vì thương dân làng ăn cháo cầm hơi.                   

D. Vì thương cây lúa đang nghẹn đòng.

Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chí quyết tâm của cô bé trong việc cứu lúa?

A. Sẵn sàng hi sinh đồ vật quý giá của bản than.

B. Sẵn sàng hi sinh đồ vật quý giá của dòng họ.

C. Sẵn sàng chịu sự trừng phạt của dòng họ.

D. Sẵn sàng hi sinh kỉ vật quý báu do mẹ trao lại.

Câu 3: Bụt bảo cô bé làm gì để cứu lúa?

A. Đưa đôi hoa tai cho Bụt.                                   B. Đưa cả giỏ cua cho Bụt.

C. Ném cả giỏ cua xuống ruộng.                           D. Ném đôi hoa tai xuống ruộng.

Câu 4: Việc làm của cô bé đã đem lại kết quả gì có ý nghĩa nhất đối với dân làng?

A. Có cây bèo hoa dâu sinh sôi làm đẹp cánh đồng làng.

B. Có bèo dâu bón cho lúa tốt, lúa hết nghẹn đòng, trĩu hạt nặng bông.

C. Có giống bèo phát triển nhanh, làm cho đồng ruộng mát mẻ.

D. Có được một mùa lúa tốt, dân làng không phải ăn cháo cầm hơi.

Câu 5: Những việc làm của dòng họ, dân làng La Vân đối với cô bé thể hiện điều gì?

A. Kính trọng, biết ơn người đã đem hạnh phúc đến cho nhân dân

B. Yêu thương, quý trọng người đã hi sinh cuộc sống vì nhân dân

C. Cao cả, độ lượng đối với người luôn biết yêu thương nhân dân

D. Tỏ lòng biết ơn đối với người luôn biết yêu thương nhân dân

Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa của câu chuyện?

A. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì cuộc sống tốt đẹp của mọi người

B. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì sự sống của cây lúa trên đồng

C. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì màu xanh đẹp đẽ của quê hương

D. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì sự tồn tại mãi mãi của dòng họ

Câu 7: Từ “nghẹn ngào” trong câu “Cô bé nghẹn ngào thưa.” và “nghẹn đòng” trong câu “Dạ, con thương cây lúa nghẹn đòng.” là:

A. Từ đồng âm                                            B. Từ trái nghĩa             

C. Từ đồng nghĩa                                      D. Từ nhiều nghĩa

Câu 8: Câu nào trong các câu dưới đây là câu ghép?

A. Cô bé sờ vào túi thì túi nhẵn không, nhòm vào giỏ thì chỉ có mấy con cua vừa bắt được.

B. Bụt bảo cô bé ném đôi hoa tai xuống đám ruộng.

C. Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người.

D. Nhiều năm mất mùa, dân làng chỉ ăn cháo cầm hơi.

Câu 9: Câu: “Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người.” gồm mấy vế câu?

A. 1 vế câu                                               B. 2 vế câu                        

C. 3 vế câu                                             D. 4 vế câu    

Câu 10: Các vế trong câu “Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người.” được nối với nhau bằng:

A. Quan hệ từ “mà”.                                   B. Quan hệ từ “mà” và dấu phẩy.                      

C. Bằng dấu phẩy.                                              D. Nối trực tiếp bằng dấu câu.

Câu 11: Hai vế trong câu “Hễ ai làm mất hoặc đem bán hoa tai thì người đó suốt đời bị dòng họ xa lánh và phải sống cuộc đời buồn tủi, lẻ loi.” được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ nào và biểu thị quan hệ gì:

A. Hễ…. thì….: biểu thị quan hệ giả thiết- kết quả                                  

B. Hễ…. thì….. và : biểu thị quan hệ giả thiết- kết quả

C. Hễ…. thì….: biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả                          

D. Hễ…. thì….: biểu thị quan hệ tương phản- đối lập                         

Câu 12: Vị ngữ trong câu “Một cô bé ra đồng bắt cua, thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc” là:

A. ôm mặt khóc.         

B. ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc.                     

C. thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc.                  

D. ra đồng bắt cua, thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc    .

Câu 13: Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào? “Bụt bảo cô bé ném đôi hoa tai xuống đám ruộng. Lạ chưa! Bông hoa tai sáng rực màu xanh rồi chìm xuống nước, sau đó nổi lên một cây bèo giống hình hoa dâu.”

A.Bằng cách lặp từ ngữ

B. Bằng cách thay thế từ ngữ

C. Bằng từ ngữ nối

D. Bằng cách lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.

Câu 14. Câu ca dao: “ Khôn ngoan đối đáp người ngoài

                             Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”

Minh họa cho truyền thống quý báu nào của dân tộc ta dưới đây:

A.   Yêu nước

B.   Lao động cần cù

C.   Đoàn kết

D.   Nhân ái

 

                                                       CÔ CHẤM         Chấm không phải là cô con gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.         Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, dù người ấy nhìn lại mình, dù người ấy là con trai. Nghĩ thế nào, Chấm nói thế. Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém, người khác đắn đo, quanh quanh mãi chưa dám nói ra. Chấm...
Đọc tiếp

                                                       CÔ CHẤM

         Chấm không phải là cô con gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.

         Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, dù người ấy nhìn lại mình, dù người ấy là con trai. Nghĩ thế nào, Chấm nói thế. Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém, người khác đắn đo, quanh quanh mãi chưa dám nói ra. Chấm nói ngay cho mà xem, nói thẳng băng và còn nói đáng mấy điểm nữa. Đối với mình cũng vậy, Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm. Được cái thẳng như thế nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa bao giờ.

         Chấm cứ như một cây xương rồng, cây xương rồng chặt ngang chặt dọc, chỉ cần cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên. Chấm thì cần cơm và lao động để sống. Chấm ăn rất khỏe, không có thức ăn cũng được. Những bữa Chấm về muộn, bà Am thương con nhiều lắm, để dư thức ăn, Chấm cũng chỉ  ăn như thường, còn bao nhiêu để cuối bữa ăn vã. Chấm hay làm thực sự, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm chân tay nó bứt rứt làm sao ấy. Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, dẫu có bắt ở nhà cũng không được.

         Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy cũng chỉ hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đát ấy bầu bạn với năng mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác.

         Nhưng cô con gái có bề ngoài rắn rỏi là thế lại là người hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ấy ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt.

1. Cử chỉ, việc làm nào cho thấy cô Chấm là người trung thực?              

2. Chấm cần gì để sống?

3. Chi tiết “Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy cũng chỉ hai áo cánh nâu.” nêu bật nét tính cách nào của Chấm?

4. Những phẩm chất của Chấm được so sánh với gì?

(Giúp mình với chiều mình thi rồi mà bí quá. Cảm ơn các bạn trước nhé.)

0
10 tháng 1

đáp án là; hoàn cảnh ...không xót xa.

Qua những mùa hoa Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các  vòm cây. Vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài.Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm...
Đọc tiếp

Qua những mùa hoa

Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các  vòm cây. Vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài.

Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.

Nhưng khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại “bén” sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư.

Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy chạy tiếp cuộc chạy tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến.

Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình. Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông, như gạo. Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. Sang đến anh hoa muồng thì đã ngả hẳn sang sắc vàng chanh.

Nhưng nói chung, đó là toàn là những màu sắc rực rỡ như muốn phô hết ra goài. Mãi đến năm nay, khi đã lên lớp năm, đã “người lớn” hơn một tí, tôi mới nhận ra hoa sấu, những hoa nhỏ xíu, sắc chỉ hơi hoe vàng, chìm lẫn vào từng đợt lá non, lẫn với màu nắng dịu.

Đến khi các loài hoa rực rỡ như hoa gạo, vông, phượng, bằng lăng, muồng,…đã kéo quân qua bầu trời Hà Nội, cây sấu trước cửa nhà tôi mới lấp ló những chùm quả xanh giòn. Rồi sau đó, quả chín, những quả chín vừa ngọt vừa chua, ngọt một cách e dè, khiêm tốn như tính tình hoa sấu vậy.

Theo Vân Long

Câu 5/ Tác giả đã dùng các màu sắc để miêu tả sắc độ của các loài hoa  theo thứ tự là ...

 

Câu 6/ Gạch chân quan hệ từ trong câu sau và cho biết tác dụng của quan hệ từ đó:

Chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.

Quan hệ từ có tác dụng :……………………………………………………………..

 Câu 7/  Trong các cặp từ sau, cặp từ mang nghĩa chuyển là:

A.            mưa xối xả/ mưa gió                                         C. mưa tiền/ mưa bàn thắng

B.            cơn mưa / mưa to                                              D. trận mưa/ cơn mưa

Câu 8/ Em hãy viết 2 -3 câu nói về các loài hoa trong đó có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản.

......................................................…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

0
Qua những mùa hoa Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các  vòm cây. Vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài.Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm...
Đọc tiếp

Qua những mùa hoa

Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các  vòm cây. Vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài.

Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.

Nhưng khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại “bén” sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư.

Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy chạy tiếp cuộc chạy tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến.

Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình. Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông, như gạo. Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. Sang đến anh hoa muồng thì đã ngả hẳn sang sắc vàng chanh.

Nhưng nói chung, đó là toàn là những màu sắc rực rỡ như muốn phô hết ra goài. Mãi đến năm nay, khi đã lên lớp năm, đã “người lớn” hơn một tí, tôi mới nhận ra hoa sấu, những hoa nhỏ xíu, sắc chỉ hơi hoe vàng, chìm lẫn vào từng đợt lá non, lẫn với màu nắng dịu.

Đến khi các loài hoa rực rỡ như hoa gạo, vông, phượng, bằng lăng, muồng,…đã kéo quân qua bầu trời Hà Nội, cây sấu trước cửa nhà tôi mới lấp ló những chùm quả xanh giòn. Rồi sau đó, quả chín, những quả chín vừa ngọt vừa chua, ngọt một cách e dè, khiêm tốn như tính tình hoa sấu vậy.

 

Câu 6/ Gạch chân quan hệ từ trong câu sau và cho biết tác dụng của quan hệ từ đó:

 

Chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.

Quan hệ từ có tác dụng :……………………………………………………………..

 Câu 7/  Trong các cặp từ sau, cặp từ mang nghĩa chuyển là:

A.Mưa xối xả/mưa gió.                                       B.cơn mưa/mưa to.

C.mưa tiền/mưa bàn thắng.                               D.trận mưa/cơn mưa

Câu 8/ Em hãy viết 2 -3 câu nói về các loài hoa trong đó có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản.

 

......................................................…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

0
6 tháng 8 2021

c

6 tháng 8 2021

D

CÂU HỎI LÀ GÌ VẬY BẠN?

2 tháng 11 2021

đây ko phải câu hỏi, mà là 1 hạt giống giúp nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta. Câu truyện này mình "săn" được, thấy hay và ý nghĩa nên muốn chia sẻ cho các bạn thôi nhé !

Một cậu bé nọ có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu: “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ.” Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng trên lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận...
Đọc tiếp

Một cậu bé nọ có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu: “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ.” Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng trên lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình còn dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào. Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo: “Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào.” Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu: “Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương rất khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi mãi. Con hãy luôn nhớ: vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lấy lời cha...”

Câu 4. Qua câu chuyện này cùng chi tiết những vết đinh, em rút ra được bài học gì ?

1
6 tháng 1 2022

Trong cuộc sống , bản thân mỗi một cá nhân mõi khi nổi giận phải luôn biết kiềm chế cảm xúc của bản thân vì khi ta không thể kiềm chế được cảm xúc của chính mình , ta sẽ bộc phát ra những câu nói mà khiến người nghe cảm thấy đau lòng , đó sẽ là những vết thương có ảnh hưởng một cách vô cùng sâu sắc đến người khác , những vết thương ấy không bao giờ có thể lành lại như trước nữa mà nó đã in sâu vào trong tâm trí , trong lòng của họ.