K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2017

Nhiên chịu

19 tháng 10 2017

Tháng chín đôi mươi

Tháng mười mồng năm

23 tháng 12 2018

Câu tục ngữ : Lá lành đùm lá rách.

Hiểu biết bằng bài văn sau:

Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương sóng gió. Người Việt Nam đã từng chịu không biết bao tai trời ách nước: giặc giã, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, đói kém. Cứ mỗi lần cùng vượt qua mọi khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau cách sống: Lá lành đùm lá rách.

Ta cần tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào để hiểu cho đúng lời nhắn gởi của cha ông để lại?

Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết đầy nhân ái.

Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói Lá lành đùm lá rách là nói đến thái độ nhường cơm xẻ áo giữa những người vốn cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đồng, trên cùng một đất nước. Tuy có lành có rách nhưng cũng là lá. Đây là chia sẻ, là thông cảm. Khi mọi người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là lá lành đùm lá rách. Sự giúp đỡ của từng người có thể không nhiều, nhưng nhiều người hợp lại thì sự giúp đỡ lại trở nên rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Khi một phường, một vùng gặp hoạn nạn, thì những vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi nhà một ít, mỗi phường, mỗi huyện, mỗi tỉnh một ít, kết quả thành ra rất to lớn.

Lá lành đùm lá rách là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: một miếng khi đói bằng gói khi no. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân đạo sâu sắc của câu tục ngữ chính là ở đó.

Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong gần hai mươi năm xây dựng kinh tế, truyền thông lá lành đùm lá rách đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao nhiêu lần thiên nhiên gây ra tai hoạ ghê gớm. Những trận bão tàn phá miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ..., làm cho đồng ruộng bị tàn phá, lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học... bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, dần dần các vùng này đã trở lại cuộc sống bình thường. Những tin tức về trận lũ vừa được loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành động hưởng ứng đã đáp lại ngay. Có người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ tự mình mang đến một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp phần nhỏ bé...

Một khía cạnh nào đó, hành động lá lành đùm lá rách không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là tự giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nàm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người khác để người làng khác, tỉnh khác... vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, lá lành đùm lá rách không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt, mà trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp tiền bạc, quần áo, cho một trại phong, trại nuôi dưỡng người già neo đơn, trại trẻ mồ côi, gia đình khó khăn, người tàn tật... Nhân những dịp lễ tết, những người trong phường lại chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thốn.

Lá lành đùm lá rách, câu nói ngày xưa chỉ mang một nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương càng ngày càng phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.

Riêng bản thân em, câu tục ngữ lá lành đùm lá rách cũng gợi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều bạn đi học với chiếc áo vá, với cái bụng đói, ngoài giờ học còn phải vất vả phụ cha mẹ kiến sống hoặc tự nuôi mình. Nếu em bỏ đi một món mua sắm, tiêu xài chưa cần thiết, em cũng có thể giúp cho bạn mình đỡ chút khó khăn. Nhiều người làm được như vậy chắc chắn sẽ có ý nghĩa lớn hơn.

Lá lành đùm lá rách thật là một cách nói đầy sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục ngữ không chỉ là văn chương mà còn là triết lí. Sống là phải quan tâm đến người khác, phải chia sẻ khó khăn cùng người khác. Đạo lý sống ấy thật là tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng, phát huy.

Học tốt

23 tháng 12 2018

đéo quan tâm lêu lêu

14 tháng 5 2019

Tìm hiểu, mô tả, đánh giá về đề xuất bảo tồn những giá trị văn nghệ dân gian của - Tài liệu text

10 tháng 2 2021

1.Một mặt người bằng mười mặt củaMột mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Nghĩa của câu tục ngữ là con người quý hơn tiền bạc, và đề cao giá trị của con người2. Cái răng, cái tóc là góc con ngườiÝ nghĩa của câu tục ngữ là Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người, khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho ngọn gang, sạch sẽ vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong.3. Đói cho sạch, rách cho thơmNghĩa của câu tục ngữ là dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu, dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp. Khuyên răng chúng ta trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức.4. Học ăn, học nói, học gói, học mởÝ nghĩa của câu tục ngữ là cần phải học cách ăn, nói đúng chuẩn mực, cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá. Khuyên mỗi người chúng ta cần phải khéo léo, đúng mực trong nói năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bề trên, bạn bè, …5. Không thầy đố mày làm nênÝ nghĩa của câu tục ngữ này là muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn và nó còn có ý nghĩa là đề cao vị thế của người thầy. Câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy, vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.6. Học thầy không tày học bạnCâu tục ngữ này nói về tầm quan trọng của việc học bạn. Câu tục ngữ trên nhấn mạnh vai trò của người thầy, kèm theo đó là tâm quan trọng của việc học bạn.7. Thương người như thể thương thânCâu tục ngữ khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình, đề cao cách ứng xử nhân văn, nhắc nhở chúng ta cần phải biết giúp đỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày khi có thể, và nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn8. Ăn quả nhớ kẻ trồng câyĐây là một câu tục ngữ đã quá đổi quen thuộc. Ý nghĩa của nó là khi bạn được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó, phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.9.Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi caoCâu tục ngữ có ý nghĩa là việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức, một lần nữa khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết. Qua đó nhắc nhở chúng ta về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân.10.Cá không ăn muối cá ươn,Con không nghe cha mẹ trăm đường con hư.

10 tháng 2 2021

1.Một mặt người bằng mười mặt của

Một mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người.

Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Nghĩa của câu tục ngữ là con người quý hơn tiền bạc, và đề cao giá trị của con người

 

2. Cái răng, cái tóc là góc con người

Ý nghĩa của câu tục ngữ là Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người, khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho ngọn gang, sạch sẽ vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong.

 

3. Đói cho sạch, rách cho thơm

Nghĩa của câu tục ngữ là dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu, dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp.

Khuyên răng chúng ta trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức.

 

4. Học ăn, học nói, học gói, học mở

Ý nghĩa của câu tục ngữ là cần phải học cách ăn, nói đúng chuẩn mực, cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá.

Khuyên mỗi người chúng ta cần phải khéo léo, đúng mực trong nói năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bề trên, bạn bè, …

 

5. Không thầy đố mày làm nên

Ý nghĩa của câu tục ngữ này là muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn và nó còn có ý nghĩa là đề cao vị thế của người thầy.

Câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy, vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.

 

6. Học thầy không tày học bạn

Câu tục ngữ này nói về tầm quan trọng của việc học bạn.

Câu tục ngữ trên nhấn mạnh vai trò của người thầy, kèm theo đó là tâm quan trọng của việc học bạn.

 

7. Thương người như thể thương thân

Câu tục ngữ khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình, đề cao cách ứng xử nhân văn, nhắc nhở chúng ta cần phải biết giúp đỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày khi có thể, và nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn

 

8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Đây là một câu tục ngữ đã quá đổi quen thuộc.

Ý nghĩa của nó là khi bạn được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó, phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.

 

9.Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Câu tục ngữ có ý nghĩa là việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức, một lần nữa khẳng định sức.

10.Cá không ăn muối cá ươn,Con không nghe cha mẹ trăm đường con hư.

11 tháng 2 2021

1.Một mặt người bằng mười mặt của

Một mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người.

Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Nghĩa của câu tục ngữ là con người quý hơn tiền bạc, và đề cao giá trị của con người

 

2. Cái răng, cái tóc là góc con người

Ý nghĩa của câu tục ngữ là Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người, khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho ngọn gang, sạch sẽ vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong.

 

3. Đói cho sạch, rách cho thơm

Nghĩa của câu tục ngữ là dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu, dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp.

Khuyên răng chúng ta trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức.

 

4. Học ăn, học nói, học gói, học mở

Ý nghĩa của câu tục ngữ là cần phải học cách ăn, nói đúng chuẩn mực, cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá.

Khuyên mỗi người chúng ta cần phải khéo léo, đúng mực trong nói năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bề trên, bạn bè, …

 

5. Không thầy đố mày làm nên

Ý nghĩa của câu tục ngữ này là muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn và nó còn có ý nghĩa là đề cao vị thế của người thầy.

Câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy, vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.

 

6. Học thầy không tày học bạn

Câu tục ngữ này nói về tầm quan trọng của việc học bạn.

Câu tục ngữ trên nhấn mạnh vai trò của người thầy, kèm theo đó là tâm quan trọng của việc học bạn.

 

7. Thương người như thể thương thân

Câu tục ngữ khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình, đề cao cách ứng xử nhân văn, nhắc nhở chúng ta cần phải biết giúp đỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày khi có thể, và nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn

 

8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Đây là một câu tục ngữ đã quá đổi quen thuộc.

Ý nghĩa của nó là khi bạn được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó, phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.

 

9.Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Câu tục ngữ có ý nghĩa là việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức, một lần nữa khẳng định sức.

10.Cá không ăn muối cá ươn,

Con không nghe cha mẹ trăm đường con hư.

12 tháng 2 2021

Đọc câu hỏi giúp đi ạ, em xin, làm ơn làm ơn

 

10 tháng 9 2021

1. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. (Cái đẹp bên trong quý hơn vẻ đẹp bên ngoài)

2. Ăn lấy chắc, mặc lấy bền. (Chỉ cần có ăn, ăn những món bình thường nhưng đủ no không cần ăn những món sa hoa, sung túc; mặc chỉ cần đủ ấm không cần khoác những trang phục lộng lẫy)

3. Ăn cần ở kiệm.

4. Tích tiểu thành đại. (Tích góp từ những cái nhỏ nhặt một ngày nào đó sẽ trở thành cái to lớn)

5. Năng nhặt chặt bị. (Siêng năng tích góp sẽ mau chóng đầy túi)

13 tháng 10 2016

Bạn bè là nghĩa tương tri 
Sao cho sau trước một bờ mới nên 

Ra đi vừa gặp bạn hiền 
Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời 

Ai ơi nhớ lấy câu này 
Tình bạn là mối duyên thừa trời cho 

Ra đi vừa gặp bạn thân 
Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời 

Bắt con cá lóc nướng trui 
Làm mâm rượu trắng đãi người phương xa 

Ra về nhớ bạn khóc thầm 
Năm thân áo vải ướt đầm cả năm 

Tình bạn là vạn bông hoa 
Tình bạn là vạn bài ca muôn màu 

Cho tôi tôi chọn hoa hồng 
Cho tôi chọn bạn tấm lòng thủy chung 

Mực xanh giấy trắng viết ngắn còn dài 
Mong rằng tình bạn nhớ hoài ngàn năm 

Sống trong bể ngọc kim cương 
Không bằng sống giữa tình thương bạn bè 

Tình bạn tươi thắm như hoa 
Tình bạn là bản tình ca tuyệt vời

13 tháng 10 2016

TỤC NGỮ - CA DAO : 
- Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn. 
- Thêm bạn bớt thù. 
- Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở. 
- Lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét. 
- Thêm bạn bớt thù. 
- Trong hoạn nạn mới biết ai là người bạn tốt. 
- Thua trời một vạn không bằng thua bạn một ly. 
- Học thầy không tày học bạn. 
- Tuy rằng xứ bắc, xứ đông 
Khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em. 
- Bạn bè là nghĩa tương tri 
Sao cho sau trước một bề mới nên. 
- Thói thường gần mực thì đen 
Anh em bạn hữu phải nên chọn người. 
- Những người lêu lỏng chơi bời 
Cũng là lười biếng ta thời tránh xa. 
- Quen nhau từ thuở hàn vi 
Bây giờ sang trọng sá chi thân hèn. 
- Sông sâu sào vắn khó dò 
Muốn qua thăm bạn sợ đò không đưa.

12 tháng 11 2021
  • Ông làng La, bà làng Chảy
  • Nam Xang đồng hẹp, bãi dài
    Ăn cơm thì ít, ăn khoai thì nhiều
    Ăn thừa lại đổ vào niêu
    Lấy vung đậy lại, đến chiều lại ăn
  • Ai về thăm đất Nam Hà
    Mà xem con khỉ có nhà bê tông
    Khỉ ơi khỉ có biết không
    Ta đây là chủ mà không có nhà
  • Thịt gà nhất vị làng Sông
    Phao câu ba lá nó trồng tốt tươi
    Cái da vàng ưởi vàng ươi
    Cái thịt nó xé mềm tơi nhũn nhùn
  • Ai ơi về đất Liễu Đôi
    Không thạo võ nghệ thì ngồi mà xem
  • Cầu Không thì lắm vịt con
    Đại Hoàng chuối ngự, ai buôn cũng lời
  • Chợ Quế Sơn những ấm cùng nồi
    Chè ngon Do Lễ, củi đồi Khả Phong
  • Ai về Thọ Lão hát chèo
    Có thương lấy phận nàng Kiều thì thương
  • Nhất đẹp là gái làng Cầu
    Khéo ăn khéo mặc, khéo hầu mẹ cha
  • Bao giờ cho đất Quan Nha
    Thành ra quan cả thì ta lấy mình
  • Lụa Nga Khê, đũi Chi Long
    Hương nan Nam Xá, trầu không Đại Hoàng
  • Mây giăng trên ngọn non Vồng
    Em nhớ thương chồng đứng bến Châu Giang
    Bến Châu Giang thuyền ngang sóng ngược
    Đỉnh non Vồng mây trước mây sau
    Ai về có nhớ lời nhau?
  • Núi Đọi ai đắp mà cao?
    Ngã ba sông Lệnh ai đào mà sâu?
    Khen ai khéo bắt cầu Châu
    Khéo bắc cầu Hầu cho cả đường quan
  • Đồn rằng chợ Bỏi vui thay
    Đằng đông có miếu, đằng tây có chùa
    Giữa chợ lại có đền thờ
    Dưới sông nước chảy, đò đưa dập dìu
  • Duy Tiên đồng bãi mai rùa
    Ăn hạt thóc mùa tát nước quanh năm
10 tháng 9 2021

tham khảo:

 

Ăn chắc mặc bền.Áo vải cơm rau.Sống đơn giản sống lâu trăm tuổi.Bớt mồm bớt miệng.
10 tháng 9 2021

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Ăn lấy chắc, mặc lấy bền

Ăn cần ở kiệm

14 tháng 1 2019

Cao Bằng, Cao Bẳng, Cao Băng
Cao lên tỉnh Lạng, cao bằng ngọn tre
Cơn mây gió trời Nam bảng lảng

Bước anh hùng nhiều chặng gian truân
Ngẫm xem con tạo xoay vần
Bày ra một cuộc duy tân cũng kì
Suốt thân sĩ ba kì Nam Bắc
Bỗng giật mình sực thức cơn mê
Học, thương, xoay đủ mọi nghề
Cái hồn ái quốc gọi về cũng mau
Hồn đã tỉnh, bảo nhau cùng dậy
Chưa học bò vội chạy đua theo
Khi lên như gió thổi diều
Trong hò xin thuế, ngoài reo hãm thành
Cách hoạt động người mình còn dại
Sức oai quyền ép lại càng mau
Tội nguyên đổ đám nho lưu
Bắc kì thân sĩ đứng đầu năm tên

– Ở đâu năm cửa, nàng ơi?

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ?
Sông nào bên đục bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất tỉnh Thanh?
Ở đâu lại có cái thành tiên xây?
Ở đâu là chín từng mây?
Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng?
Chùa nào mà lại có hang?
Ở đâu lắm gỗ thời nàng biết không?
Ai mà xin lấy túi đồng?
Ở đâu lại có con sông Ngân Hà?
Nước nào dệt gấm thêu hoa?
Ai mà sinh cửa, sinh nhà, nàng ơi?
Kìa ai đội đá vá trời?
Kìa ai trị thủy cho đời được yên?
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời
Xin em giảng rõ từng nơi từng người.
– Thành Hà Nội năm cửa, chàng ơi
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng
Nước sông Thương bên đục bên trong
Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh
Đền Sòng thiêng nhất tỉnh Thanh
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây
Trên trời có chín từng mây
Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng
Chùa Hương Tích mà lại ở hang
Trên rừng lắm gỗ thời chàng biết không
Ông Nguyễn Minh Không xin được túi đồng
Trên trời lại có con sông Ngân Hà
Nước Tàu dệt gấm thêu hoa
Ông Hữu Sào sinh ra cửa, ra nhà, chàng ơi
Bà Nữ Oa đội đá vá trời
Vua Đại Vũ trị thủy cho đời yên vui
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời
Em xin giảng rõ từng nơi từng người

Gái chính chuyên lấy được chín chồng
Ba chồng thành Lạng, ba chồng thành Cao
Ba chồng để ngọn sông Đào
Trở về đỏng đảnh làm cao chưa chồn

Đường về xứ Lạng mù xa
Có về Hà Nội với ta thì về
Đường thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang

Thương nhau chẳng quản chi thân
Phá Tam Giang cũng lội, đèo Hải Vân cũng trèo

Bạn tham khảo tại  " góp bàn xung quanh một số bào ca dao nói về xứ Lạng "