K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc và tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn dưới đây:Hoàng hôn trên sông HươngCuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy có một cái gì đó đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hằng ngày đang rất yên tĩnh này.Mùa thu, gió thổi mây bay về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại,...
Đọc tiếp

Đọc và tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn dưới đây:

Hoàng hôn trên sông Hương

Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy có một cái gì đó đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hằng ngày đang rất yên tĩnh này.

Mùa thu, gió thổi mây bay về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều. Hình như con sông Hương rất nhay cảm với ánh sáng nên đến lúc tối hẳn, đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống, người ta vẫn còn thấy những mảng sắc mơ hồng ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẳm. Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây.

Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cả cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt.

Huế thức dậy trong một nhịp chuyển động mới, đi vào cuộc sống ban đầu của nó.

Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

1
19 tháng 2 2018

a. Mở bài: (từ đầu đến … yên tĩnh này).

b. Thân bài: (từ Mùa thu đến … chấm dứt).

c. Kết bài: (từ Huế thức dậy đến … của nó).

Câu nào dưới đây là câu ghép? Chép lại câu rồi xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ(nếu có) trong câu ghép đó.A. Tiếng sấm điếc tai mỗi lúc một mạnh thê, lớn lên, làm rung chuyển cả thế giới, chạy quanh vòm trời, đôi chỗ bùng nổ với một sức mạnh khủng khiếp.(Henryk Sienkiewicz)B. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần...
Đọc tiếp

Câu nào dưới đây là câu ghép? Chép lại câu rồi xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ(nếu có) trong câu ghép đó.

A. Tiếng sấm điếc tai mỗi lúc một mạnh thê, lớn lên, làm rung chuyển cả thế giới, chạy quanh vòm trời, đôi chỗ bùng nổ với một sức mạnh khủng khiếp.(Henryk Sienkiewicz)

B. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

C. Khi những tai thỏ xòe ra thành vài ba chiếc lá nhỏ, cây bàng nảy thêm một lứa lộc lần thứ hai màu đỏ đọt giữa những chùm lá; tán bàng bây giờ là một màu áo lục non lỗ dỗ những vệt hoa hồng thắm. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
D. Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đầy cành và xoay thành những tán tròn quanh thân cây. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Câu .... là câu ghép.

Chép lại câu rồi xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu ghép:

...................................................................................................................................................................

0
12 tháng 11 2021

b nha bn

12 tháng 11 2021

đáp án(b) nha bn
 

21 tháng 1 2019

Mùa thu/ gió / thổi mây về phía cửa sông, mặt nước phía cầu Tràng Tiền/ đen sẫm lại

Trạng    Chủ   Vị                                          Chủ                                           Vị

21 tháng 1 2019

dòng dưới hơi lệch, bạn tự làm theo thứ tự nha

Các vế trong từng câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào ?a) Mùa thu, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại......................................................................................................................................b) Đêm đã rất khuya nhưng mẹ em vẫn cặm cụi ngồi soạn...
Đọc tiếp

Các vế trong từng câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào ?

a) Mùa thu, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại.

.....................................................................................................................................

b) Đêm đã rất khuya nhưng mẹ em vẫn cặm cụi ngồi soạn bài.

...........................................................................................................................................

c) Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo.

..........................................................................................................................................

d) Tuy trời mưa to nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ.

.........................................................................................................................................

e) Mưa rào rào trên sân gạch; mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối.

.........................................................................................................................................

g) Vì gió thổi mạnh nên lá cây rụng nhiều.

......................................................................................................................................

1
20 tháng 3 2020

a, Các vế trong câu được nối với nhau bằng dấu phẩy ","

b, Các vế trong câu được nối với nhau bằng từ "nhưng"

c, Các vế trong câu được nối với nhau bằng từ "và"

d, Các vế trong câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ "Tuy-nhưng"

e, Các vế trong câu được nối với nhau bằng dấu phẩy ","

g, Các vế trong câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ " Vì-nên"

23 tháng 2 2020

các bạn ơi nhanh lên đê

23 tháng 2 2020

a ) Hai vế câu đc nối trực tiếp bằng dấu phẩy

b )Hai vế câu đc nối bằng quan hệ từ nhưng

c )Hai vế câu đc Nối bằng quan hệ từ cũng

đ ) Ba vế câu đc nối vs nhau trực tiếp bằng dấu ; và dấu,

Tìm chủ ngữ,vị ngữ,trạng ngữ(nếu có) trong các câu sau:a,Chiếc lá thoáng tròng trành,chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.b,Đột ngột và mau lẹ,bọ ve ráng hết sức cong người chồm lên cái xác của mình,bám chặt lấy vỏ cây,rút nốt đôi cánh mềm ra khỏi xác ve.c,Chiều nào cũng vậy,con chim họa mi không biết từ phương nào bay đến đậu trong...
Đọc tiếp

Tìm chủ ngữ,vị ngữ,trạng ngữ(nếu có) trong các câu sau:

a,Chiếc lá thoáng tròng trành,chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

b,Đột ngột và mau lẹ,bọ ve ráng hết sức cong người chồm lên cái xác của mình,bám chặt lấy vỏ cây,rút nốt đôi cánh mềm ra khỏi xác ve.

c,Chiều nào cũng vậy,con chim họa mi không biết từ phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

d,Cho nên vào những buổi chiều,tiếng hót có khi êm đềm,có khi rộn rã,như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch,tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

e,Về mùa xuân,khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa,lối vào chợ quê bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng.

g,Sau 80 năm giời làm nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn,ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta,làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.

h,Phía bên sông,xóm Cồn Hến nấu cơm chiều,thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc.

i,Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả đèn tím nhạt,chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt.

k,Buổi sáng,ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về ổ,con thuyền sẽ tới được bờ.

l,Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy;những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh.

(Bạn nào chắc chắn 100% kết quả các câu trên của mình là đúng thì giúp mình với)

0
Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:Chiều nào cũng vậy, con chim hoạ mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ờ vườn nhà tôi mà hót.Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu...
Đọc tiếp

Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Chiều nào cũng vậy, con chim hoạ mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ờ vườn nhà tôi mà hót.

Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tường như làm rung động lóp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sưong rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.

a) Bài văn trên gồm mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?

b) Tác giả bài văn quan sát chim hoạ mi hót bằng những giác quan nào?

c) Em thích những chi tiết và hình ảnh so sánh nào? Vì sao?

1
4 tháng 8 2017

a) Bài văn gồm 4 đoạn:

- Đoạn 1 (Câu đầu) - (Mở bài tự nhiên)

Giới thiệu sự xuất, hiện của chim hoạ mi vào các buổi chiều.

- Đoạn 2 (tiếp theo đến mờ mờ rủ xuống cỏ cây)

Tả tiếng hót đặc biệt của hoạ mi vào buổi chiều.

- Đoạn 3 (tiếp theo đến cuộc viễn du trong bóng đêm dày).

Tả cách ngủ rất đặc biệt của họa mi trong đêm.

- Đoạn 4 phần còn lại - (Kết bài không mở rộng)

Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của họa mi.

b) Tác giả quan sát chim hoạ mi bằng nhiều, giác quan:

- Bằng thị giác (mắt):

Nhìn thấy chim hoạ mi bay đến đậu trong bụi tầm xuân - thấy hoạ mi nhắm mắt, thu đầu vào lông cổ ngủ khi đêm đến - thấy hoạ mi kéo dài cổ ra mà hót, xù lông giũ hết những giọt sương, nhanh nhẹn chuyền bụi nọ sang bụi kia, tim sáu ăn lót dạ rồi vỗ cánh bay đi.

- Bằng thính giác (tai):

Nghe tiếng hót của chim hoạ mi vào các buổi chiều (khi êm đềm, khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế, ăm thanh vang mãi trong tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh), nghe tiếng hót vang lừng chào nắng sớm của nó vào các buổi sáng.

c) Em rất thích hình ảnh so sánh trong bài (bài chỉ có mộl hình ảnh so sánh):

Tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã như một điệu đàn trong bóng xế, âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch... vì hình ảnh so sánh đó gợi tả rất đúng, rất đặc biệt tiếng hót hoạ mi âm vang trong buổi chiều tĩnh mịch.