K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CÂU HỎI ÔN TẬP: PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG (Trương Hán Siêu)

(Học sinh làm vào giấy kiểm tra)

Câu 1:
Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,
Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết.
1.Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào của tác giả Trương Hán Siêu?
2.Nêu hoàn cảnh xuất xứ, vị trí, tác phẩm đó.
3.Thể loại của tác phẩm đó là gì? Trình bày hiểu biết của em về thể loại đó.
Câu 2:
Giới thiệu về địa danh sông Bạch Đằng được nhắc đến trong tác phẩm nêu tên ở câu

trên

Câu 3:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi với,
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,
Nơi có người đi đâu mà chẳng biết.

Đầm Vân mộng chứa vài tram trong dạ cũng nhiều,
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
Bèn giữa dòng chừ buông chèo,
Học Tử Trường chừ thú tiêu dao.
Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,
Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.
Bát ngát song kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Nước trời: một sắc, phong cảnh:ba thu,
Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô,
Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!
1.Có thể hiểu nhân vật khách trong văn bản là ai? Mục đích dạo chơi của khách là gì?
2.Tư thế của khách trong các cuộc dạo chơi hiện lên như thế nào?
3.Trong bài thơ Phú sông Bạch Đằng, nhân vật khách đã dạo chơi những nơi nào? Vì
sao khách lại dừng chân ở những địa danh đó? Phân tích giọng điệu lời văn khi khách
kể lại các cuộc dạo chơi của mình.
Câu 4:

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (10 – 12 câu) nêu cảm nhận của mình về tâm trạng của
nhân vật khách thể hiện trong văn bản.
Câu 5:
Từ lời kể của các bô lão về cuộc chiến của hai vua Trần trên sông Bạch Đằng (năm
1288), hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 câu) thuyết minh lại hai trận đánh
đó.

1
8 tháng 3 2022

c1 : lenguyenthanh12Lính mới21:52
đầu tiên sông bạch đằng hiện lên với vẻ đẹp thơ mộng:”Bát ngát sóng kình muôn dặm,/ Thướt tha đuôi trĩ một màu./ Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu,”.Và tiếp đó lại hiện lên với vẻ sầu thảm: “Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu. /Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô, /Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu.”

_ Hùng  vĩ, thơ mộng với gió, trăng , hào hùng với những chiến công hiển hách. 

_Trơ trọi, hoang vu, sầu thảm: Dòng thời gian đã làm lãng quên đi những giá trị lịch sử. Bếb lách đìu hiu, cảnh thảm.., 

4 tháng 2 2021

Tham khảo nhé:

Cứ như thế, nhân vật "khách" bước ra mang đầy cảm hứng thơ, cảm hứng của một vị Học Tử Hách hải hồ:

Khách có kẻ:Giương buồm giong gió chơi vơi,…Trường chừ thú tiêu dao

Qua hàng loạt các hình ảnh đậm chất ước lệ, có tính phóng đại giương buồm giong gió, lướt bể chơi trăng, sớm gõ thuyền, chiều lần thăm gợi lên cả không gian, thời gian đều rộng mở. Lại thêm các từ láy chơi vơi, mải miết diễn tả thật đậm nét tâm hồn của một bậc mặc khách, tao nhân đang vi vu cùng với đất trời, thỏa chí mà phóng khoáng, ngao du. Khách xuất hiện như thể mang theo một giấc mộng hải hồ, đắm mình cùng thiên nhiên. Kẻ lãng du ấy kéo theo cả hàng loạt những địa danh, những phong cảnh đẹp của Trung Hoa vốn chỉ biết trong sách vở. Nào là Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, nào là Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, Đầm Vân Mộng… nơi có người đi, đâu mà chẳng biết, chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều. Có cả một trình độ hiểu biết sâu rộng hay là cách để đấng mặc khách ấy thực hiện khát vọng thỏa cái tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết? Sao cũng phải, bởi trước hết cái trang trí ấy mang trong mình tâm thức của một bậc thi nhân đầy lãng mạn, ưa thích ngao du. Cho nên việc học Tử Trường đâu có phải học cách của một sử ký gia, mà là học thú tiêu dao, cái thú thưởng ngoạn để giữa dòng chừ buông chèo không nỡ bỏ lỡ cảnh đẹp nên thơ, lại thêm mở mang hiểu biết.

3 tháng 1 2018

Chọn đáp án: B

29 tháng 7 2019

1. Mở bài

Nhắc đến Trương Hán Siêu, người ta nghĩ đến Phú sông Bạch Đằng. Và trở lại, Phú sông Bạch Đằng cũng đủ làm nên tên tuổi Trương Hán Siêu.

2. Thân bài

- Vài nét về Trương Hán Siêu.

- Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng:

    + Được viết vào khoảng năm mươi năm sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, đời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, khi nhà Trần có dấu hiệu bắt đầu suy thoái.

    + Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ thời Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán đến nhà Trần chiến thắng quân Nguyên Mông.

    + Bài phú được viết theo lối phú cổ thể.

    + Cảm hứng: Niềm tự hào, vừa đọng nỗi đau, vừa thể hiện triết lí về sự thay đổi, biến thiên và xoay vần của tạo hóa.

    + Nội dung: Cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật khách và các bô lão trên sông Bạch Đằng. khách và các bô lão bình luận về chiến thắng, công đức của các vua Trần.

Phú sông Bạch Đằng bộc lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa của đất nước ta.

    + Nghệ thuật: Tác phẩm có cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lí sâu xa.

3. Kết bài

Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật phú trong văn học trung đại.

13 tháng 9 2017

Các bô lão hình ảnh của tập thể vừa đại diện cho nhân dân địa phương, chứng nhận lịch sử, đồng thời cũng là sự phân thân của tác giả.

Nhân vật bô lão tạo nên nhân vật có tính lịch đại để có được sự đối đáp tự nhiên, từ đó dựng lên trận thủy chiến Bạch Đằng

- Các bô lão kể chuyện xưa với ngôn từ sống động, lời lẽ trang trọng gợi lên cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hùng

    + Các kì tích trên sông Bạch Đằng được kể với sự bừng bừng hào khí: trận chiến thời Ngô Quyền tới Trần Hưng Đạo

    + Những trận đánh “kinh thiên động địa” được tái hiện bằng những nét bút khoa trương thần tình

    + Âm thanh, màu sắc, trực cảm, tưởng tượng tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm

- Những hình ảnh điển tích được chọn lọc để tô đậm thêm sự vẻ vang của dân tộc, cũng như chiến công, tài đức của vua tôi nhà Trần

- Bô lão nhưng nghe trong đó có giọng của “khách” niềm cảm hoài của các bô lão gặp niềm sững sờ buồn tiếc của khách tạo nên sự cộng hưởng

Cho đoạn văn sau:Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả lời các câu hỏi: Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới? Tại sao người Ai Cập biết ướp xác? Có phải từ mặt trăng ta có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành hay không? Hay như trái đất có hình gì? Tại sao bóng đèn lại phát sáng?... Sách xã hội giúp ta hiểu biết được phong tục tập quán, dân số và rất nhiều điều kì lạ của một đất nước rất nhỏ bé hay cả một châu lục nào đó. Còn sách văn học thì làm chúng ta tìm lại chính mình, biết được những suy nghĩ riêng của mình. Qua những trang sách văn học, ta cảm nhận được một thứ tình cảm đẹp trong sáng và cả những nỗi khổ, hạnh phúc của những con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Sách văn học luôn luôn biến đổi một cách kỳ ảo, dẫn con người từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, giúp con người hiểu thêm về nhau, về hoàn cảnh, tập tục của nhau. Họ cùng chia sẻ những tình cảm vui buồn. Con người tìm được sự đồng cầm sâu sắc trong mỗi trang sách, quan trọng hơn nữa họ có thế tìm thấy chính mình ẩn đâu đây trong những áng văn thơ bất tán. Con người chợt thấy mình lãng mạn hơn, hay hiện thực hơn.

Đoạn văn trên phù hợp với luận cứ nào?

A. Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại.

B. Sách có sức mạnh vượt thời gian và không gian

C. Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới!

D. Cả ba đáp án trên.

1
11 tháng 1 2017

Chọn đáp án: A