K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2017

Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện là câu chuyện về sự thật cuộc đời, nó giúp những người như Phùng, như Đẩu hiểu rõ nguyên do của những điều tưởng như vô lí. Nhìn bề ngoài, đó là người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị đánh đập... mà vẫn quyết gắn bó với lão chồng vũ phu. Nhưng tất cả đều xuất phát từ tình thương vô bờ đối với những đứa con. Trong đau khổ triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi...

Qua câu chuyện của người đàn bà làng chài, tác giả giúp người đọc hiểu rõ: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của đời sống.


1 tháng 2 2019

Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện nói mang ý nghĩa

+ Câu chuyện về hiện thực đời sống, giúp những người như Phùng hay Đẩu, hiểu được lí do của những điều tưởng như vô lí

+ Người đàn bà chấp nhận chịu bị bạo hành chứ nhất quyết không chịu li hôn

+ Người đàn bà làng chài có tình yêu thương vô tận với những đứa con, người đàn bà ấy chắt lọc hạnh phúc nhỏ nhoi giữa đau khổ triền miên.

→ Cái nhìn của người nghệ sĩ với cuộc đời, con người: không thể nhìn nhận dễ dãi, giản đơn về nhưng sự việc trong cuộc sống

15 tháng 11 2018

a, Quan hệ bà lão hàng xóm với chị Dậu là quan hệ hàng xóm thân tình. Thể hiện qua cách xưng hô:

- Bà lão: bác trai, anh ấy

- Chị Dậu: cám ơn, nhà cháu, cụ…

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm)           Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn thử thách. Câu 2: (5.0 điểm)           - Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn...
Đọc tiếp

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

          Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn thử thách.

Câu 2: (5.0 điểm)

          - Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh…

          - Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.

          - Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…

          - Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, - trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo?

          - Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú?

           Lát lâu sau mụ lại nói tiếp:

          - Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.

          - Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? – Đột nhiên tôi hỏi.

          - Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu,

Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục, tr.76)

          Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, anh/chị cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

51
19 tháng 1 2018

b, Vị thế xã hội của Bá Kiến từng người nghe

- Với dân làng- Bá Kiến thuộc tầng lớp trên nên lời nói có trọng lượng, bản chất lời nói là đuổi (về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại thế này!)

- Với Chí Phèo, ông nói vừa như thăm dò, như dỗ dành, có lúc như có vẻ đề cao, coi trọng

- Với Lí Cường, Bá Kiến tỏ ra giận, trách mắng nhưng thực chất để xoa dịu Chí Phèo

- Với các bà vợ: Bá Kiến là chồng nên “quát”, thị uy

13 tháng 5 2017

- Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn từ trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm, đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô, cũng như cuộc "đối thoại" giữa ông lão với con cá kiếm.

Có lúc nó là độc thoại nội tâm, có lúc là đối thoại với con cá kiếm:

+ "Đừng nhảy, cá" - Lão nói - "Đừng nhảy!"

+ "Cá ơi" - ông lão nói - "Cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chất. Mày muốn tao cùng chết nữa à?".

+ "Mày đừng giết tao, cá à?" - ông lão nghỉ - "Mày có quyền làm thế!". "Tao chưa từng thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ!".

- Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:

+ Khiến người đọc cảm thấy như đang trực tiếp chứng kiến sự việc

+ Hình thức đôi thoại này chứng tỏ Xan-ti-a-gô chiêm ngưỡng, coi con cá kiếm như một con người.

+ Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình.

Đoạn văn tiêu biểu cho phong cách viết độc đáo của Hê-minh-uê: luôn đặt con người đơn độc trước thử thách. Con người phải vượt qua thử thách, vượt qua giới hạn của chính mình để vươn tới và đạt được ước mơ, khát vọng của mình. Hai hình tượng ông lão và con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm. Đoạn văn tiêu biểu cho nguyên lí "tảng băng trôi" của Hê-minh-uê.

26 tháng 9 2018

Lượt lời 1: hình thức câu hỏi nhưng không dùng để hỏi, thực hiện hành động khuyên thực dụng: khuyên ông đồ viết bằng khổ giấy to

- Lượt lời 2: lượt lời đầu có thêm hàm ý khác: không tin tưởng vào tài văn chương của ông, ý nói văn chương ông viết kém

10 tháng 4 2018

Hình tượng của người tù cách mạng Hạ Du:

- Hạ Du là chiến sĩ cách mạng, khi trong tù thì không ai biết đến

    + Người anh hùng sớm được giác ngộ lí tưởng cách mạng, tới khi bị xử tử hình vẫn không làm cho căn bệnh u mê của người dân được đẩy lùi

- Con trai lão Hoa dù được ăn chiếc bánh nhưng vẫn không khỏi bệnh nhưng không qua khỏi

- Hạ Du không được miêu tả trực tiếp, chỉ là những chi tiết được gợi lên trong lời kể của của một số người trong quán trà lão Hoa

- Họ bàn tới cả công hiệu của chiếc bánh bao tẩm máu người

- Qua lời bàn tán Lỗ Tấn cho thấy thái độ ca ngợi, trân trọng đối với Hạ Du (trái ngược với đám đông phê phán)

     + Tác giả cho thấy sự lạc hậu của người dân Trung Quốc

    + Lòng yêu nước còn nhưng xa rời quần chúng ( bị chú ruột tố giác, mẹ xấu hổ, đao phủ dùng máu trục lợi, bị miệt thị