K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
6 tháng 11 2023

Tham khảo
- Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành các vành đai đất theo độ cao. Ở nước ta, khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, khu vực đồng bằng là đất phù sa. Càng lên cao, độ dày tầng đất càng giảm dần. Hai bên sườn của địa hình cũng có sự khác nhau về ranh giới bắt đầu và kết thúc của các vành đai đất.

- Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

NG
25 tháng 10 2023

a)
- Đồng bằng sông Hồng: Địa hình này chủ yếu là đất thấp, nằm dưới tác động trực tiếp của sông Hồng và các nhánh sông. Điều này tạo nên một môi trường đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng lúa nước và một số loại cây trồng khác như khoai lang, khoai tây.

- Đồng bằng sông Cửu Long: là một vùng đồng bằng lớn với đất phù sa màu mỡ do sự bồi tụ của hệ thống sông Cửu Long, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt, đặc biệt là lúa nước. 
b) Tuỳ theo địa phương mà em thay đổi cho phù hợp:b) **Những thuận lợi của địa hình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương em**:

- Nông nghiệp: Địa hình bằng phẳng và đất phù sa giúp phát triển nông nghiệp, nhất là trồng trọt và chăn nuôi.
- Du lịch: Địa hình đa dạng với núi, sông, biển, hang động... thu hút du khách, phát triển ngành du lịch và tạo ra nhiều việc làm. 
- Khai thác tài nguyên: Địa hình có sự phân bố của các loại khoáng sản giúp thu hút đầu tư vào lĩnh vực khai thác.
- Giao thông: Địa hình bằng phẳng giúp xây dựng hạ tầng giao thông, thuận lợi cho việc kết nối vận chuyển và thương mại.

26 tháng 9 2018

Đối với sự phát triển kinh tế- xã hội

Thuận lợi:

Đối với công nghiệp: là nơi tập trung nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp.

Dự trữ thủy năng để phát triển thủy điện.

Tập trung các mỏ khoáng sản tạo khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

Đối với nông, lâm nghiệp:

Tài nguyên rừng và đất rừng phong phú tạo điều kiện phát triển lâm nghiệp.

Các cao nguyên thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn.

Đốì với du lịch: khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp thuận lợi để hình thành các điểm du lịch nổi tiếng.

Khó khăn: Địa hình bị chia cắt mạnh, là nơi xảy ra nhiều thiên tai gây trở ngại cho các hoạt động kinh tế - xã hội (giao thông, khai thác tài nguyên, giao lưu kinh tế giữa các vùng,...).

Ánh hưởng đối với cảnh quan tự nhiên

Làm cho cảnh quan tự nhiên phân hóa theo chiều cao, trong đó cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là cảnh quan chiếm ưu thế.

Làm cho cảnh quan tự nhiên phân hóa theo chiều bắc - nam, theo chiều Đông - Tây,...

6 tháng 12 2021

Câu 1:

- Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ, chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km, rộng trung bình từ 320 - 400km.

- Nằm giữa là đồng bằng Ấn - Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250— 350km.

- Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

Câu 2:

Sông Ấn,sông Hằng,sông Bra-ma-pút

1-Địa hình

2-ba miền

30 tháng 3 2021

Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

 

- Tính nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Tính nhiệt đới: nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc mang lại lượng nhiệt lớn, TB trên 20độ C.

+ Tính ẩm: biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (độ ẩm >80%, lượng mưa từ 1500 -2000 mm).

+ Gió mùa: trong khu vực gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt: gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam nóng ẩm mưa nhiều, gió mùa mùa đông lạnh, khô, hướng Đông Bắc.

-  Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.

+ Thiên nhiên phân hóa Bắc Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa –khô sâu sắc, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

+ Đông – Tây: đầu mùa hạ khi Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa mưa thì đồng bằng ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Vùng núi nước ta thiên nhiên phân hóa thành 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

-  Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán...).

Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Ví dụ:

- Tính nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Tính nhiệt đới: nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc mang lại lượng nhiệt lớn, TB trên 20độ C.

+ Tính ẩm: biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (độ ẩm >80%, lượng mưa từ 1500 -2000 mm).

+ Gió mùa: trong khu vực gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt: gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam nóng ẩm mưa nhiều, gió mùa mùa đông lạnh, khô, hướng Đông Bắc.

-  Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.

+ Thiên nhiên phân hóa Bắc Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa –khô sâu sắc, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

+ Đông – Tây: đầu mùa hạ khi Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa mưa thì đồng bằng ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Vùng núi nước ta thiên nhiên phân hóa thành 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

-  Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán...).