K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2017

Bạn chép sai đề nhá. Phải là " ánh trăng tròn vành vạnh"

Hình ảnh tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên ko phai mờ

C từ ghép 

10 tháng 12 2017

Câu 3,Trong các từ sau từ nào có cấp độ nghĩa khái quát cao nhất

A,Từ đơn

B,Từ phức

C,Từ ghép

D,Từ

Đáp án: D, Từ

Khổ thơ cuối bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy là triết lí mang hàm ý độc đáo, sâu sắc của bài thơ. Đúng vậy,nghệ thuật ẩn dụ "trăng cứ tròn vành vạnh" tượng trưng cho 1 quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên không thể phai mờ. Phép nhân hóa "trăng im phăng phắc" cho thấy trăng là 1 người bạn, 1 nhân chứng nghĩa tình mà hết sức nghiêm khắc. Trăng ko một lời trách cứ, bao dung, độ lượng. Tấm lòng bao dung, độ...
Đọc tiếp

Khổ thơ cuối bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy là triết lí mang hàm ý độc đáo, sâu sắc của bài thơ. Đúng vậy,nghệ thuật ẩn dụ "trăng cứ tròn vành vạnh" tượng trưng cho 1 quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên không thể phai mờ. Phép nhân hóa "trăng im phăng phắc" cho thấy trăng là 1 người bạn, 1 nhân chứng nghĩa tình mà hết sức nghiêm khắc. Trăng ko một lời trách cứ, bao dung, độ lượng. Tấm lòng bao dung, độ lượng mà nghiêm khắc ấy đã nhắc nhở nhà thơ và tất cả chúng ta ko bao h lãng quên quá khứ. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưnng quá khứ thì luôn tròn đầy, thủy chung và bất diệt. Ở trong câu thơ cuối, nhà thơ sử dụng tối đa nghệ thuật đối lập: cái tròn vành vạnh của vầng trăng đối lập vs sự bạc bẽo, vô tình của cong người; cái im phăng phắc của vầng trăng đối lập vs sự giật mình của con người. Cái giật mình nhìn lại thức tỉnh của con người thật đáng quý. Giật mình để nhìn lại chính mình, để cố gắng sống tốt hơn. Cái giật mình của ăn năn tự trách, giật mình để nhắc nhở bản thân ko đc lãng quên quá khứ nghĩa tình. Hình ảnh vầng trăng cuối bài thơ đột ngột bừng sáng thành ánh trăng vô cùng độc đáo, sâu sắc. Ánh tăng là tia sáng tỏa ra từ vầng trăng. Ánh trăng có khả năng soi rọi đến những góc khuất tăm tối nhất của tâm hồn con người, ánh trăng khiếm con người bừng tỉnh nhận ra sai lầm của mình. Trăng cảm hóa con người và nhắc nhở con người phải luôn luôn nhớ về quá khứ, trân trọng quá khứ. Ánh trăng nói riêng và bài thơ nói chung nhắc nhở chúng ta phải sống đúng đạo lí dân tộc: Uống nc nhớ nguồn.

0
27 tháng 5 2017

Biện pháp nhân hóa: “ánh trăng im phăng phắc”, ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc” không một lời trách cứ, gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung, độ lượng của người bạn thủy chung nghĩa tình. Con người có thể lãng quên quá khứ, nhưng quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

14 tháng 7 2021

1)

- Hình ảnh vầng trăng có nghĩa như một người bạn tri âm, tri kỉ của tác giả từ thuở nhỏ cho đến lúc trưởng thành, từ lúc ở chiến khu cho đến khi về thành phố.

- Bởi lẽ vầng trăng tròn là nói về quá khứ thuỷ chung, vẹn nghĩa, còn ánh trăng là cái vầng sáng của quá khứ, là ánh sáng của lương tâm, lương tri, của đạo đức, cái ánh sáng ấy có khả năng soi rọi làm thức tỉnh và xua đi những khuất tối trong tâm hồn, làm bừng sáng tâm hồn con người. Hình ảnh ở đây gợi ra chiều sâu tư tưởng triết lý: ánh trăng không chỉ là hiện thân cho vẻ đẹp thiên nhiên, mà còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị, trong sáng mà vĩnh hằng của cuộc sống. Ánh trăng cứ lặng lẽ, biểu tượng cho sự trong sáng vô tư, không đòi hỏi. Con người có thể vô tình lãng quên nhưng nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

2)

- "Giật mình" đó là lúc tác giả đã hoàn toàn tỉnh thức, không còn sống trong xa hoa, lộng lẫy, tức là đã nhận ra sự bạc bẽo của mình, nhận ra sai lầm của mình với quá khứ.

3)

- "Ánh trăng" - hành trình về sự thức tỉnh hoàn thiện mình, không chỉ là miền thức tỉnh của chính nhân vật trữ tình mà còn cho chính chúng ta. Bài thơ đã để lại cho độc giả bài học nhân văn sâu sắc: hãy trân trọng và sống nghĩa tình với quá khứ, cảm ơn những gì đã cùng ta trải qua vì nhờ có những điều như thế mới có ta của hiện tại. Và dù thời gian trôi đi, cuộc sống còn đổi thay nhưng những giá trị tinh thần, những tư tưởng đạo lý sẽ không thay đổi, sẽ còn mãi với thời gian bởi đó là một nét đẹp của người Việt, của dân tộc Việt.

 

14 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

1.

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa:

- Vầng trăng trước hết là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng.

- Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui.

- Vầng trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên, tròn đầy, không sứt mẻ.

- Trăng là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, cuộc đời, của con người và đất nước.

- Trăng còn là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở mọi người: “Con người có thể quên đi quá khứ nhưng quá khứ vẫn luôn vẹn nguyên và bất diệt”.

- Qua sự chuyển biến tâm tư, nhận thức của nhân vật trữ tình, tác phẩm gửi đến chúng ta lời nhắc nhở về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

Khổ cuối thay vì tác giả dùng là vầng trăng thì ông đã sử dụng từ ánh trăng để mang một dụng ý nghệ thuật. Nếu ở các khổ trước, vầng trăng là biểu trưng chó sự tròn đầy viên mãn, biểu trung cho quá khứ nghĩa tình thì ở khổ cuối, tác giả dùng là ánh trăng nhàm nhấn mạnh khả năng xuyên thấu vào tâm hồn người lính, giúp người lính giật mình nhìn nhận ra sai lầm của chính mình để từ đó sửa đổi và hoàn thiện mình hơn. Anhs trăng chính là ánh sáng soi chiếu và làm tỏ tường tâm hồn người lính, kéo người lính về với quá khứ để chiêm nghiệm và nhận ra sai lầm của mình ở hiện tại.

2.

Nếu như hai câu thơ đầu tiên của khổ thơ này diễn tả sự tròn vẹn, đủ đầy, nguyên vẹn như xưa của vầng trăng, hay quá khứ nghĩa tình thì dòng thơ cuối lại là cái "giật mình" mang ý nghĩa sâu sắc mà nhà thơ Nguyễn Duy muốn gửi gắm. Đối diện với vầng trăng nghĩa tình, với quá khứ mà mình đã trót lãng quên, nhân vật trữ tình đã có cái giật mình. Theo em, đây là sự giác ngộ về mặt nhận thức, là sự giác ngộ về sự vô tâm của mình đối với quá khứ của nhân vật trữ tình. Trong khoảnh khắc ấy, nhân vật trữ tình đã nhận ra được sự vô tâm, sự bội bạc của mình đối với quá khứ và vầng trăng nghĩa tình hay quá khứ tươi đẹp hiện về đủ để làm cho nhân vật trữ tình giác ngộ ra thái độ sống vô tâm của mình. Sự giật mình còn là sự ăn năn, ân hận, là sự giác ngộ trong phút giây bất chợt vì đối diện với vầng trăng, với quá khứ ngày xưa. Tóm lại, phút giây giật mình của nhân vật trữ tình mà tác giả muốn gửi gắm là sự giật mình mang thông điệp sâu sắc về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung trong quá khứ.

3.

Thái độ sống:

- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống

- Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý.

 
11 tháng 6 2021

từ ''giật mình'' cho thấy sự bất ngờ, chợt nhận ra điều gì đó, ở đây tác giả muốn nói đến sự bất ngờ của người lính khi gặp lại trăng- một người bạn đã cũ

25 tháng 12 2016

2. ẩn dụ. Trăng như một người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc.

9 tháng 1 2017

1: Ánh trăng im phăng phắc khiến cho ta giật mình nhận ra vẻ đẹp , sự thủy chung của thiên nhien , cũng chính điều đó nhắc nhở ta về đạo lí .

21 tháng 12 2017

░███████████▀▀▀░░░░▀█████████████ ░▐███████▀▀░░░░░░░░░░░▐███████████▌ ░▐███▀░░░░░░░░░░░░░░░░▐████████████ ░░░█░░░░░░▓░░░░░░░░░░░░▀███████████ ░░░█░▓▓░▓▓░█▄░░░░░░░░░░░░▀█████▀░▄░▌ ░░░█░░▄█▌▓▄████████▄░░░░░░████▀░▀░▀▄▌ ░░░▐▄██░▓▓░░░░░▀▀▀▀█░░░░░░███░░░▄░░░▌ ░░░██▀▄▄▒░░░░▄███▄▓▓▓░░░░░░▀░░░▀░░▐▌▌ ░░░█▀▄▄▄█▓▌▓░▀░░░░▓░░░░░░░░░░░░░█░░▐░ ░░░▐▄█▀▀░▀▌░░░▓▓▓░░░░░░░░░░░░░░▐▄░▌░▌ ░░░░▄▀░░▄▀▌░░░░░░░░░░░░░░░░░░░░░░░░█ ░░░▄▀░░█░█░░░░▀▀▀▀▄░░░░░░░░░░░░░█▀█ ░░░█░░▐░▌░▄░▄▀▄▐░░░█▄░░▌░░░░░░░▐░█ ░░░▀▄░░░▀▀░░░░░░░░░░▐▐░▐░░░░░░░▐░█ ░░░░▀▄░▌░░░▒▒▒▄▄▀▀▀▄▐▐░▐░░░░░░░░▌█ ░░░░░▀▄▐░░▄▀▀▀░▄▄▄██▐▐░▌░░░░░░░░▌▌ ░░░░░░▀▄█░▀████████▀▌▌▐▐▌░░░░░░░▌▌ ░░░░░░░▀▄▀█▄██▀▀░▄▄▀░▌▌░░░░░░░░█░▌ ░░░░░░░░▀▄░▌█▄▄▀▀░░░▐▐░░░░░░░░█░░█ ░░░░░░░░░░▌░░░░░░░░░░░░░░░░░░█░░░░▌ ░░░░░░░░░░▐░░░░░░░░░▄░░░░░░░░░░░░░▐▄ ░░░░░░░░░░▐▄░░░░░▄▄▀░░░░░░░░░░░░░

21 tháng 12 2017

oi troi oi

NK
5 tháng 1 2021

I. Phần I.

1. Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

2. Từ láy: vành vạnh, phăng phắc.

3. Nội dung chính: Hình ảnh ánh trăng mang ý nghĩa nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.

4. Từ đó nhận ra rằng chúng ta cần phải biết trân trọng quá khứ, sống nghĩa tình và thuỷ chung.