K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

C2: 

Diễn biến trận Rạch Gầm - Xoài Mút:

- Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định, đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.

- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

- Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

Nguyên nhân thắng lợi:

Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm

Ý nghĩa lịch sử

- Đây là 1 trong những trận thủy chiến lớn của dân tộc ta.

- Chiến thắng này đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên 1 trình độ mới.

C3:

Đàng Ngoài (Bắc Hà ) sa sút , nhân dân đói khổ.
Đàng Trong ( Nam Hà) : còn đang phát triển:

-Đất đai màu mỡ khí hậu thuận lợi , nhà nước tổ chức khai hoang nên diện tích canh tác mở rộng, làng xóm mọc lên đông đúc, nhiều trấn mới thành lập như Trấn Biên và Phiên Trấn.

-1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định gồm 2 dinh Trấn Biên ( Đồng Nai,Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) và Dinh Phiên Trấn ( tp Hồ Chí Minh, Long An , Tây Ninh)

-Hình thành giai cấp địa chủ mới, chiếm đoạt ruộng đất nhưng chưa có phong trào nông dân do nông nghiệp còn đang phát triển.

C4:

Sau chiến thắng ngoại xâm Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng đất nước, đóng đô ở Phú Xuân.

-  Nông nghiệp:

          +   Ban hành chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

          +   Giảm tô thuế.

-  Công thương nghiệp.

          +   Giảm thuế.

          +   Mở cửa ải thông thương chợ búa.

-  Văn hóa, giáo dục.

          +   Ban chiếu lập học.

          +   Dùng chữ nôm làm chữ viết chính thức.

          +   Lập Viện sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập

          +   Khuyến khích mở trường học

C5:

Thời kỳ cầm quyền của nhà Lý (1009-1225) và nhà Trần (1226-1400) là hai triều đại thịnh vượng nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay.

Vì:

+ Triều đình hai thời Lý -Trần đã nhìn thấy được những điểm chung của tâm lý người dân để đưa ra chiến lược phát triển dài hạn đúng đắn cho quốc gia.

+ Đoàn kết để trị thủy và chống giặc ngoại xâm.

+ Trong chính sách đất đai, nhà Trần phong đất cho các quý tộc, công thần, giới tăng lữ. Giới này do được cát cứ ở các vùng, được hưởng lợi trên mảnh đất của mình, nên họ chú tâm phát triển sản xuất hàng hóa. Của cải làm ra càng nhiều thì mạng lưới giao thương càng lớn, từ đó thuế thu về cho triều đình cũng càng nhiều.

+ Về thủ công nghiệp, hai thời Lý - Trần có chính sách ưu tiên nên các xưởng thủ công phát triển rất mạnh. Các mỏ khoán sản được giao cho các tù trưởng khai thác rồi thu thuế bằng sản vật. Nhà nước chỉ quản lý xưởng đúc tiền, vũ khí và những vật dụng quan trọng cho triều đình.

+ Các phường nghề được phát triển tự do, các thợ thủ công được nâng cao tay nghề do học được kĩ thuật từ Trung Hoa, Chăm-pa, nên sản phẩm hàng hóa dồi dào, giao thương phát triển. Triều đình liên tục được tăng ngân quỹ nhờ thu thuế.

+ Pháp luật trong hai thời Lý - Trần cũng được phát triển khá hoàn thiện. Thời Lý đưa ra được bộ luật Hình Thư, bộ luật đầu tiên của nước ta, với những quy định khá văn minh, như người phạm tội có thể chuộc tội bằng cách nộp tiền hay ruộng, cấm giết gia súc (trâu, bò, ngựa) vì làm giảm sức sản xuất…

=> Thời đại Lý - Trần là hai thời kỳ hưng thịnh nhất trong lịch sử nước ta. Kinh tế, văn hóa, tôn giáo phát triển. Pháp luật hoàn thiện. Chính trị, xã hội ổn định. Quân đội vững mạnh, thiện chiến, đoàn kết một lòng, ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông

13 tháng 3 2017

Những người đỗ tiến sĩ trở lên được vua ban mũ, áo, phẩm tước, gợi cho em những suy nghĩ gì?

- Đề cao học tập thi cử

- Thể hiện sự quan tâm, quý trọng của vua đối với người tài

- Khích lệ việc học tập, thi cử của các sĩ tử

- Tôn vinh, trọng dụng người có tài, có học trong xã hội

1 tháng 6 2020

-Việc bạn hành chính sách ưu đãi với những người đỗ đạt như ban mũ áo phục ..... thời lê sơ có tác dụng gì ?

Tra lời : Tac dụng : Cho thay sự chú trọng với người taì, tuyển chọn người taì một cach công bang, mọi người đều có quyền được đi học, nâng cao tri thức và ứng tuyển thi cử.

- Cho vinh quy bái tổ khắc tên vào bia mộ tiến sĩ ?

Trả lời : - Minh chứng cho việc học rộng, tài cao của các sĩ tử. Đây là để kích thích những người thi, luôn khát khao để thành công đỗ đạt.

- Để những người đời sau có thể tưởng nhớ những người đi trước.

Học tốt ! Tham khảo.

11 tháng 12 2016

I. Lịch sử thế giới

Câu 1 :

* Nguyên nhân :

- Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.

- Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.

* Tên các cuộc phát kiến địa lý :

- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi.- Năm 1498, Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ.- Năm 1492, C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ.- Năm 1519 – 1522, Ph. Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất. * Ý nghĩa và tác dụng của các cuộc phát kiến địa lý : - Các thương nhân thực hiện những cuộc phát kiến địa lý trở nên giàu có nhờ nguồn khoáng sản ở các nước được khai phá, họ đã có được nguồn vốn ban đầu và lực lượng nhân công lao động từ các nước thuộc địa.  - Những thương nhân đó trở thành giai cấp tư sản, những người bị lấy mất ruộng phải đi làm thuê cho tư sản trở thành giai cấp vô sản từ đó chủ nghĩa tư bản đã hình thành. Câu 2 : Những nét chung của xã hội phong kiến * Về kinh tế :- Ngành sản xuất chính : nông nghiệp, ngoài ra còn có chăn nuôi và làm nghề thủ công- Nền sản xuất khép kín:+ Phương Đông : khép kín trong công xã nông thôn+ Châu Âu : khép kín trong lãnh địa phong kiến- Kĩ thuật canh tác sản xuất lạc hậu- Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa phong kiến ( châu Âu ), địa chủ ( phương Đông )- Ở châu Âu từ thế kỉ XI công thương nghiệp ngày càng phát triển -> dẫn đến xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến- Ở phương Đông, công thương nghiệp kém phát triển* Về xã hội : có 2 giai cấp cơ bản- Châu Âu : lãnh chúa phong kiến và nông nô- Phương Đông : địa chủ và nông dân lĩnh canh- Địa chủ và lãnh chúa phong kiến bóc lột nông dân lĩnh canh, nông nô bằng hình thức địa tô* Về nhà nước:- Các quốc gia phong kiến đều có thể chế nhà nước là nhà nước quân chủ ( Vua đứng đầu nắm mọi quyền hành )+ Phương Đông : Nhà nước quân chủ mang t/chất tập quyền từ rất sớm+ Châu Âu: Trước thế kỉ XV nhà nước quân chủ còn mang tính phân quyền ( Quyền lực của nhà vua còn hạn chế ) đến thế kỉ XV thì tính chất tập quyền ngày càng cao 
30 tháng 9 2016

Câu 1 :

+Kinh tế - xã hội:
- Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, ở phương Tây thế lực thống trị gồm quý tộc, tăng lữ, lãnh chúa. Chúng câu kết với nhau rất chặt và bóc lột nông nô tàn bạo và khắc nghiệt hơn so với phương Đông.
- Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.
- Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Điều này lí giải sự sụp đổ sớm của chế độ phong kiến phương Tây (tồn tại 1o thế kỉ) và sự tồn tại lâu dài của chế độ PK phương Đông (hơn 2500 năm).
+Chính trị và tư tưởng.
Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây khoảng 1000 năm.
Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa.
Cơ sở lí luận chio chế độ phong kiến phương Đông và phương tây là các tôn giáo có sẵn từ trước. tuy nhiên, sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn. Trong khi đó, ở phương Đông tầng lớp này không mang tính công khai và rất ít nơi trở thành giai cấp thống trị.

Câu 2:

 

Khởi đầu kỷ nguyên độc lập, trải qua 3 triều Ngô (939 - 968), Đinh (968 - 981), Tiền Lê (981 - 1009), nhân dân Việt tiếp tục đấu tranh chống xu hướng cát cứ 12 sứ quân, bảo vệ sự thống nhất và chống quân xâm lược Tống (981), giữ vững nền độc lập.

 

Thời Đinh, tên nước là Đại Cồ Việt, kinh đô đóng tại Hoa Lư, bộ máy nhà nước được tổ chức với hệ thống quan văn võ và bộ phận tăng quan (sư tăng làm quan). Nước được chia làm nhiều đạo. Khoảng năm 970 Đinh Tiên Hoàng phát hành đồng tiền đầu tiên của đất nước: đồng “Thái Bình Hưng Bảo”.

Kinh đô Hoa Lư bấy giờ có diện tích khoảng 300ha - hiện nay thuộc xã Trường Yên, huyện Gia Khánh, tỉnh Ninh Bình - cách La Thành (Hà Nội) khoảng 100km về phía Nam. Đó là một vùng trũng thấp được bao bọc chung quanh phía Đông, Tây, Nam bằng dãy núi đá vôi hiểm trở và sông Hoàng Long ở phía Tây Bắc thành một con hào tự nhiên khiến Hoa Lư trở thành nơi đất hiểm, thuận lợi cho việc phòng thủ. Các vết tích còn lại của tường thành có đoạn lên tới 500m cho thấy Hoa Lư được xây dựng rất kiên cố với kỹ thuật đóng cọc cừ, xây ốp gạch… những viên gạch lớn cỡ 30 x 16 x 4cm trên có hoa văn hoa lá, hoặc có chữ Hán       “Đại Việt quốc quân thành chuyên”,  西  “Giang Tây quân” … tìm thấy rất nhiều ở Hoa Lư đã chứng minh một thời vinh quang của cố đô.

Gạch nền: được phục nguyên từ một mảnh gạch nhỏ. Hoa văn hoa sen trên gạch cho thấy truyền thống trang trí hoa sen trong mỹ thuật Việt Nam có nguồn gốc rất lâu đời mà ngay từ thời Đinh - Thời đại độc lập đầu tiên của Việt Nam đă từng sử dụng.

Tượng chim: có hình dạng một con vịt ngồi xếp cánh, đầu quay về phía sau. Tượng bị găy đầu và được phục nguyên lại. Đây là loại tượng chim được trang trí trên các công trình kiến trúc thời đầu độc lập. Từ thế kỷ XI, tưng chim được chế tác đứng trên ngói bò làm vật trang trí trên nóc cung điện với trình độ mỹ thuật cao hơn, đẹp hơn (Xem hình số 26), sau TK XV, ít thấy loại tượng này.

 

 

 

Tiền “Thái Bình Hưng Bảo”: hình tròn lỗ vuông, có gờ viền mép và viền lỗ ở cả 2 mặt. Mặt tiền 4 chữ Hán     “ Thái Bình Hưng Bảo” đọc trên xuống, bên phải qua. Lưng tiền 1 chữ Hán  “ Đinh” nằm ở cạnh dưới lỗ vuông. Chữ “Đinh” chính là quốc tính, họ của vua nước Đại Cồ Việt: Đinh Bộ Lĩnh. Tiền “Thái Bình Hưng Bảo” chính là biểu hiện của ý chí độc lập được đúc kết lại sau hơn 1.000 năm lệ thuộc vào phong kiến Trung Quốc.

Tiền “Thiên Phúc trấn bảo”: hình tròn lỗ vuông, có gờ viền mép và viền lỗ ở cả 2 mặt. Mặt tiền 4 chữ Hán    “Thiên Phúc Trấn Bảo” đọc trên xuống, bên phải qua. Lưng tiền 1 chữ Hán  “ Lê” đối lưng với chữ  Thiên. Chữ “Lê” chính là quốc tính, họ của vua nước Đại Cồ Việt: Lê Hoàn.

Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết, Lý Công Uẩn được triều thần suy tôn làm vua, lập ra nhà Lý. Tiếp nối sự nghiệp độc lập, năm 1010, nhà Lý dời đô về La Thành (Hà Nội ngày nay) và đổi tên kinh đô là Thăng Long. Năm 1054 Lý Thánh Tông khẳng định tên nước là Đại Việt.

 Dưới thời Lý, song song với việc xây dựng hoàng thành Thăng Long, công cuộc tổ chức và kiến tạo đất nước được đẩy mạnh: nhà Lý chia nước làm nhiều lộ và phủ (đơn vị như tỉnh ngày nay), ban hành bộ Hình thư (1042), hoàn chỉnh quan lại theo hệ thống cửu phẩm (1089) và các tăng quan, định quân hiệu hoàn thiện quân chính quy, thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” (nhà nước có việc thì ra làm lính, bình thường ở nhà làm ruộng), đắp đê Cơ Xá hình thành hệ thống đê điều thành Thăng Long, có nhiều biện pháp khuyến khích nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Về ngoại thương năm 1149 lập thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh ngày nay) buôn bán với nước ngoài. Thuyền buôn các nước trong khu vực như Tiêm La (Thái Lan), Trảo Oa (Java - Indonesia), Lộ Lạc (Sarawak? - Malaysia) đều đã đến đây trao đổi hàng hóa... Về giáo dục, năm 1070 xây dựng Văn miếu thờ Khổng Tử, xác định ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo- Trung quốc. Năm 1075 nhà Lý mở khoa thi đầu tiên lấy người làm quan và từ đó về sau định kỳ tổ chức các kỳ thi chọn nhân tài. Năm 1076 mở Quốc tử giám - trường đào tạo con em của triều đình. Về văn hóa nghệ thuật: ca múa nhạc, lễ hội, sáng tác thơ văn, sáng tạo chữ Nôm, điêu khắc, kiến trúc… đồng loạt phát triển rực rỡ trong đó tiêu biểu nhất là cụm kiến trúc hoàng thành Thăng Long, chùa Một Cột (1049) và nghệ thuật múa rối nước... Về an ninh quốc phòng giữ vững biên giới phía Bắc và mở rộng lănh thổ về phía Nam. Năm 1171, Lý Anh Tông cho vẽ quyển địa đồ đầu tiên của Đại Việt [40, tr.104].

Hai chiến công oanh liệt của thời Lý là trận đánh Khâm Châu, Liêm Châu (thuộc Quảng Đông), Ung Châu (Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc hiện nay) do Lý Thường Kiệt và Tôn Đản chỉ huy năm 1075 và trận đánh đuổi quân xâm lược Tống năm 1077 tại phòng tuyến sông Cầu dưới sự lãnh đạo của thái úy Lý Thường Kiệt.

Trong cuộc chiến cam go chống quân xâm lược Tống tại phòng tuyến sông Cầu, xuất hiện bài thơ thần trên sông Như Nguyệt:

南國山河南帝居,

截然定分在天書.

如何逆虜來侵犯,

汝等行看取敗虛.

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư,

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. ”

Nghĩa là: “Sông núi nước Nam vua Nam ở,

Rành rành đă định tại sách Trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay bị đánh thua tơi bời”

Bài thơ hùng tráng khẳng định quyền bất khả xâm và ý chí quyết tâm đánh giặc, vẳng ra từ một ngôi miếu thờ thần trên sông Cầu trong không gian vắng lặng đầy căng thẳng và chết chóc của đêm khuya chờ địch, đã trở thành một bài hịch - một tuyên ngôn có hoàn cảnh ra đời oai hùng và lãng mạn độc nhất trong lịch sử Việt Nam.

 Cuối thời Lý, nền văn minh Thăng Long đã hình thành trên cơ sở quốc gia Đại Việt hùng mạnh.

Thời Lý đã sản xuất một khối lượng hiện vật to lớn, nhưng những gì còn lại tới ngày nay không nhiều, một phần mất mát đó là do thời gian và khí hậu, phần khác gấp nhiều lần là do tàn phá của chiến tranh trong thời Trần, đặc biệt đáng kể là trong cuộc chiếm đóng của quân Minh đầu TK XV.

 - Đồ đất nung: thời Lý phát triển rất mạnh để phục vụ công cuộc xây dựng đất nước nhất là xây dựng hoàng thành Thăng Long và các nhu cầu khác của nhân dân. Đó là các loại gạch, ngói in nổi hoa dây, sen, cúc, hồi văn, rồng phượng, bướm… và các loại hình tượng dùng trong kiến trúc như: rồng, phụng, mặt hổ, lá đề, tháp, phỗng…

Thời Lý, đạo Phật được tôn sùng: chùa tháp được xây dựng khắp nơi, hình tượng Phật, đồ vật phục vụ thờ cúng được chế tác nhiều với tính mỹ thuật và tính dân tộc cao. Khối hoa sen nói trên gồm 2 lớp cánh sen lớn nhỏ tỏa ra từ một hình trụ tròn, trên mỗi cánh sen trang trí chạm chìm cúc dây. Đây là một trong những hiện vật liên quan đến đạo Phật, gợi nhớ bệ hoa sen của Thích Ca sơ sinh, cũng có thể là vật dùng trong buổi lễ tắm Phật.

Viên gạch không có hoa văn, trên mặt gạch nổi lên 2 hàng chữ Hán theo chiều dọc từ phải sang trái:

     

     

Lý Gia Đệ Tam Đế Chương

Thánh Gia Khánh thất niên tạo

Nghĩa là: làm vào năm thứ 7 niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh đời vua thứ 3 triều Lý (tức đời vua Lý Thánh Tông, dương lịch là năm 1065).

 So với các viên gạch thời Đinh thì viên gạch này lớn hơn, lại ghi rõ niên hiệu và năm thực hiện, tuy chỉ là biểu hiện trên một hiện vật nhỏ bé là viên gạch song đó là điều trước đây chưa từng có và sau này cũng không có, chứng tỏ ý thức chủ nhân và chủ quyền đất nước được nhà Lý hết sức quan tâm. Loại gạch này đã góp phần xây dựng nên kinh đô huyền thoại: hoàng thành Thăng Long thời Lý.

- Gốm tráng men: thời Lý chủ yếu là đồ đựng và đồ mỹ thuật với khuynh hướng thể hiện hoa sen gồm các loại men trắng, trắng ngà, men ngọc ngả màu nước dưa, men xanh lục, men nâu. Gốm Lý có nét thanh nhã với xương gốm mỏng, men mỏng và đường nét mảnh. Vì sử dụng chủ yếu là đất sét trắng nên xương gốm thường có màu khoai sọ. Tuy nhiên men có độ bám không chắc với xương gốm nên hiện nay có nhiều sản phẩm bị tróc men. Nhìn chung gốm thời Lý nhẹ lửa và nhẹ cả về trọng lượng. Hoa văn trên đồ gốm thời Lý tương tự như hoa văn trên đồ đất nung nhưng được trang trí với các thủ pháp khác biệt: khắc chìm, in khuôn… Loại hình đồ đựng thường gặp là : thạp, bát, đĩa, hộp, ấm, bình, liễn, ống nhổ… Gốm men thời Lý chủ yếu phục vụ tầng lớp trên.

 Bát có xương gốm mỏng, dáng phễu nhẹ nhàng, thanh thoát với màu xanh lục nền nã. Mặt ngoài bát không trang trí. Trong lòng in khuôn chìm hồi văn và vân khánh.

 - Hiện vật chất liệu đá thời Lý thường là các loại bia kỷ niệm, các loại hình tượng tôn giáo và các tượng linh thú: voi, trâu; một số là hiện vật kiến trúc như đá tảng kê chân cột.

Câu 4:

Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì :
- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài (tham khảo Chiếu dời đô).
- Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
- Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.
Câu 5:

a) Nguyên nhân thắng lợi -Thứ nhất, là do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã từ bỏ danh vọng bổng lộc, xin triều đình mời Lý Đạo Thành về Thăng Long nhậm chức Tể tướng, còn ông chỉ tổ chức kháng chiến mà không tham gia các chức vụ trong vương triều. -Thứ hai, là do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc. - Thứ ba, là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt. - Thứ tư, nguyên nhân khách quan : khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược ; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống ; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động... b) Ý nghĩa lịch sử - Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao. - Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.
Chúc bạn học tốt

 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ- KHXH 7GV: VŨ ĐỨC TƯ - NGUYỄN THỊ THƠM   quockhanh1412009@gmail.com (chưa chia sẻ) Chuyển đổi tài khoản Đã lưu bản nháp*Bắt buộcHỌ VÀ TÊN: *   LỚP: *   Câu 1. Trên thế giới có mấy lục địa *   A. 3   B.4   C. 5   D.6Câu 2. Châu lục nào có hai lục địa? *   A.Châu Mĩ   B. Châu Á   C. Châu Phi   D. Châu ÂuCâu 3: Căn cứ vào đâu để phân biệt các chủng tộc trên thế giới? *   A. Đặc điểm giọng...
Đọc tiếp

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ- KHXH 7GV: VŨ ĐỨC TƯ - NGUYỄN THỊ THƠM   quockhanh1412009@gmail.com (chưa chia sẻ) Chuyển đổi tài khoản Đã lưu bản nháp*Bắt buộcHỌ VÀ TÊN: *   LỚP: *   Câu 1. Trên thế giới có mấy lục địa *   A. 3   B.4   C. 5   D.6Câu 2. Châu lục nào có hai lục địa? *   A.Châu Mĩ   B. Châu Á   C. Châu Phi   D. Châu ÂuCâu 3: Căn cứ vào đâu để phân biệt các chủng tộc trên thế giới? *   A. Đặc điểm giọng nói.   B. Chỉ số HDI.   C. Hình thái bên ngoài.   D. Thu nhập bình quân đầu người.Câu 4. Ý nghĩa của tiêu chí “ GDP/người” là gì. *   A. Tỉ lệ thất nghiệp của một nước.   B. Tỉ lệ tử vong trẻ em.   C. Trình độ văn hóa của một quốc gia.   D. Thu nhập bình quân đầu ngườiCâu 5. Sự khác biệt cơ bản giữa văn hóa phương Đông và văn hóa Phương Tây là do *   A. Ảnh hưởng của hệ tư tưởng và tôn giáo.   B. Sự phát triển của nền kinh tế   C. Điều kiện tự nhiên.   D. Các phong trào đấu tranh thời phong kiến.Câu 6. “Khí hậu nóng ẩm quanh năm, biên độ nhiệt trong năm khoảng 30C” là đặc điểm khí hậu của môi trường nào sau đây? *   A. Ôn đới.   B. Nhiệt đới.   C. Nhiệt đới gió mùa.   D. Xích đạo ẩm.Câu 7. Việt Nam nằm trong kiểu môi trường nào của đới nóng? *   A. Môi trường xích đạo ẩm   B. Môi trường nhiệt đới gió mùa.   C. Môi trường nhiệt đới.   D. Môi trường hoang mạc.Câu 8. Môi trường đới ôn hòa phân bố chủ yếu trong phạm vi: *   A. từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam   B. từ vòng cực tới cực.   C. giữa chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu.   D. từ vòng cực Bắc đến vòng cực Nam.Câu 9. Đặc trưng nổi bật của vùng hoang mạc là *   A. khô hạn, sinh vật nghèo nàn.   B. rất nóng, không có sinh vật nào sinh sống nổi.   C. rất lạnh, chỉ có loài bò sát và côn trùng sinh sống.   D. có nhiều ốc đảo.Câu 10. Ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo yếu tố nào? *   A. Vĩ độ   B. Kinh độ.   C. Gần hoặc xa biển   D. Độ caoCâu 11. Sự thích nghi của thực vật với môi trường hoang mạc là: *   A. Thân cây cao,tán rộng.   B. Lá to xoè rộng.   C. Tăng cường khả năng dự trữ nước   D. Lá to,tán rộng.Câu 12. Nguyên nhân làm cho thời tiết đới ôn hòa thay đổi thất thường *   A. Ảnh hưởng của khối khí chí tuyến nóng ở chí tuyến và khối khí lạnh ở vùng cực.   B. Ảnh hưởng của gió Tây ôn đới và khối khí đại dương.   C. A&B đúng.   D. A& B sai.Câu 13. Khí hậu của vùng Nam cực và Bắc cực rất lạnh là do *   A. nằm trong vùng vĩ độ thấp.   B. nằm trong vùng vĩ độ cao, góc chiếu sáng nhỏ.   C. không có mưa.   D. ảnh hưởng của các cơn bão tuyết.Câu 14. Khó khăn nào sau đây không phải là khó khăn do độ dốc địa hình gây ra cho người dân ở vùng núi *   A. Đi lại khó khăn.   B. Khai thác tài nguyên khó khăn.   C. . Thiếu tài nguyên   D. Dễ xảy ra hiện tượng lũ quét và sạt lở đất.Câu 15. Vì sao cần phải bảo vệ môi trường biển và đại dương? *   A. Biển có vai trò to lớn trong đời sống nhưng hiện nay, biển đang bị ô nhiễm nặng nề.   B. Biển có trữ lượng khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ lớn.   C. Cung cấp hơi nước cho khí quyển.   D. Nhiều thực , động vật biển quý.Câu 16. Cho biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa sau, hay cho biết biểu đồ đó là thuộc kiểu môi trường nào? *Hình ảnh không có chú thích    A. Địa Trung Hải.   B. Hoang mạc   C. Ôn đới lục địa.   D. Ôn đới hải dươngCâu 17. Nguyên nhân chủ yếu hình thành các ốc đảo trên vùng hoang mạc là nhờ: *   A. nguồn nước mưa.   B. nguồn nước từ các con sông đổ vào.   C. nguồn nước mưa ngầm.   D. hoạt động khai phá của con người.Câu 18. Bản tin dự baó thời tiết được phát vào lúc 15h30 ngày 16/10/2021, từ trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Việt Nam Trung ương có nội dung như sau: “ Đêm nay, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến phía Đông khu vực Bắc Bộ. Ngày mai(17/10), ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở Trung Trung Bộ. Gió chuyển hướng Đông Bắc gây mưa lớn, trời trở rét, nhiệt độ giảm xuống thấp, phổ biến giao động trong khoảng từ 19-22 độ. Bản tin dự báo thời tiết trên đã chứng minh đặc điểm nào của môi trường nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. *   A. Gió mùa làm cho nhiệt độ nước ta xuống thấp.   B. Gió mùa chủ yếu hoạt động ở vùng Trung Bộ.   C. Nước ta quanh năm chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc   D. Ảnh hưởng của gió mùa làm cho thời tiết diễn biến thất thường.Câu 19. Nếu em là một kĩ sư nông nghiệp, em sẽ chọn nhóm cây trồng nào thích hợp với Khí hậu nhiệt đới gió mùa giúp bà con nông dân? *   A) Lúa mì,cây cọ   B) Cao lương,cây ô liu   C)Lúa nước,cây cao su   D)Lúa mạch,cây chà làCâu 20. Nhà bạn An sống ở sườn núi phía Đông của dãy núi Trường Sơn( Việt Nam) , nơi có độ cao khoảng 2000m so với khu vực chân núi. Nếu hiện tại, nhiệt độ của khu vực chân núi đo được là 30 0C thì nhiệt độ khu vực nhà bạn An đang sống là bao nhiêu 0C? *   A. 20 0C   B. 19 0C   C. 18 0C   D. 17 0CCâu 21. Người tìm ra châu Mĩ đầu tiên là *   A. Đi-a-xơ   B. Cô-lôm-bô   C. Ma-giê-lăng   D. Vac-cô đơ Ga-maCâu 22. Thành thị trung đại châu Âu ra đời vào thời gian nào ? *   A. Trước Công nguyên   B. TK V   C. TK XI   D. TK XVCâu 23. Phong trào văn hóa Phục Hưng do giai cấp, tầng lớp nào khởi xướng ? *   A. Qúy tộc   B. Tăng lữ   C. Tư sản   D. Nông dânCâu 24. Quốc gia nào đi đầu trong phát kiến địa lí TK XV – XVI ? *   A. Hà Lan và Tây Ban Nha   B. Anh và Pháp   C. Ý và Hy Lạp   D. Tây Ban Nha và Bồ Đào NhaCâu 25. Vương quốc Su-khô-thay là quốc gia nào của Đông Nam Á ngày nay ? *   A. Mi-an-ma   B. Thái Lan   C. Lào   D. Xin-ga-poCâu 26. “Tứ đại phát minh” của Trung Quốc gồm *   A. La bàn, thuốc súng, nghề in và giấy   B. La bàn, giấy, thuyền buồm và rượu   
4
13 tháng 11 2021

giúp mk vs mn

13 tháng 11 2021

tự làm nha tại do bài này là ktr giữa kì