K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trường Tiểu học Tứ MinhHọ tên:................................................... Lớp: 5 …………BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2016 - 2017 Môn: TIẾNG VIỆT – Lớp 5 Điểm    Đ:    V:  TB:Nhận...
Đọc tiếp

Trường Tiểu học Tứ Minh

Họ tên:...................................................

 Lớp: 5 …………

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II

 Năm học: 2016 - 2017

 

Môn: TIẾNG VIỆT – Lớp 5

 

Điểm

    Đ:

    V:

  TB:

Nhận xét

 

......................................................................................................................................................

 

......................................................................................................................................................

 

 

GV coi:……………………….……………… GV chấm:………………………….………………

 

A – Kiểm tra đọc: (10 điểm )

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (7điểm) (20 phút)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Tiếng sáo diều

          Không biết tự bao giờ, mùa hạ in đậm trong tôi. Đó là mùa của những cánh diều no gió, mùa của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ.

          Mỗi buổi chiều, khi những tia nắng chói chang tắt dần cũng là lúc tụi trẻ chúng tôi ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ. Xếp lại những lo toan bài vở, chúng tôi đau đáu nhìn theo những cánh diều trên bầu trời cao rộng. Thả diều trong buổi chiều lộng gió, được lắng nghe tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng hò reo của bọn trẻ. Chẳng có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào có thể so sánh nổi bản nhạc ấy của đồng quê. Tiếng sáo ấy trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của những tâm hồn đi tìm về kí ức tuổi thơ.

          Tôi xa cánh diều tuổi thơ đã khá lâu... Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.

Một mùa hè lại đến. Tôi khoác ba lô về thăm quê với tiếng sáo diều giục giã. Tôi bắt gặp hình ảnh những cậu bé đang mải mê vót nan tre uốn cánh diều giống tôi ngày trước. Bất chợt, tiếng sáo diều vi vút lên ngân nga trê cánh đồng yên ả khiến tôi sững người. Tôi đã nhận ra bao điều trong tiếng sáo ấy... Ôi, sáo diều ... có lẽ sẽ theo tôi suốt cả cuộc đời này ...

Nguyễn Anh Tuấn

Câu 1: Tại sao mùa hạ lại in đậm trong tâm trí tác giả?(0,5 đ)

a. Vì mùa hạ là tác giả được nghỉ hè.

b. Vì mùa hạ là tác giả được về thăm quê.

c. Vì mùa hạ là mùa của những cánh diều no gió, mùa của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ.

Câu 2: Dựa vào bài đọc, xác dịnh những điều nêu dưới đây là đúng hay sai? Khoanh tròn vào “đúng” hoặc “sai”. (0,5 đ)

Bọn trẻ thường thả diều vào thời gian nào trong ngày?

Buổi chiều, khi ánh nắng chói chang tắt dần

Đúng / Sai

Buổi chiều, khi trời nổi gió to

Đúng / Sai

Buổi sáng, khi trời mát mẻ

Đúng / Sai

Câu 3: Tiếng sáo diều được miêu tả bằng những chi tiết nào?(0,5 đ)

a. Không có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào so sánh nổi với tiếng sáo diều.

b. Tiếng sáo diều thánh thót ngân nga giữa cánh đồng.

c. Tiếng sáo diều trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè.

Câu 4: Điền từ còn thiếu vào chỗ thích hợp để được ý đúng: (0,5 đ)

Tiếng sáo ấy trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của những ..................................................................... đi tìm về kí ức tuổi thơ.

Câu 5: Tiếng sáo diều khiến tác giả sững người và nhận ra bao điều ....Đặt mình vào vai tác giả, em hãy viết những điều mình nhận ra khi nghe tiếng sáo diều:(1 đ)

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 6: Em có ước mơ gì sau khi đọc câu chuyện trên của tác giả? (1 đ)

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 7:Từ nào viết đúng chính tả (0,5 đ)

a. giục giã              b. dục dã              c. rục rã                 d. giục rã

Câu 8: Xác định CN - VN trong câu sau (0,5 đ)

Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.

..........................................................................................................................................

Câu 9:Dấu phẩy trong câu sau được dùng để làm gì? (1 đ)

Bất chợt, tiếng sáo diều vi vút lên ngân nga trê cánh đồng yên ả khiến tôi sững người.

Câu 10:Đặt 1 câu có sử dụng dấu hai chấm với tác dụng liệt kê.(1 đ)

B – Kiểm tra viết: (10 điểm )

1. Chính tả ( 2 điểm): GV đọc cho HS viết đoạn 1, 2 bài: " Qua những mùa hoa" (Sách TV5, tập 2, trang 98).

2. Tập làm văn  ( 8 điểm)

            “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo/ Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền.” Hãy tả lại cô giáo (thầy giáo) đã dạy em trong 5 năm học vừa qua mà em yêu quý nhất.

3
30 tháng 4 2018

Mk làm những chỗ mk bít còn đâu mn giúp mình nha

30 tháng 4 2018

HƯỚNG DẪN CHẤM

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5

 

A – Kiểm tra đọc: (10 điểm )

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm)

Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu.

b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát.

c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm)

Câu

1

2

3

7

Đáp án

C

Đ/S/S

A, C

A

Câu 4: tâm hồn.

Câu 8: Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.

                      CN                                                   VN

Hoặc: Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.

                      CN                                      VN1                                  VN2

Câu 9: Dấu phẩy trong câu trên dùng để ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu.

Câu 10: HS đặt câu đúng yêu cầu, trình bày đúng mẫu cho 1 đ. Dầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm trừ nửa số điểm.

BKiểm tra viết: (10 điểm)            

1. Chính tả nghe – viết:  (2 điểm) (15 phút)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn: 2 điểm.

- Học sinh viết mắc 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định,...) : trừ 0,5 điểm.

2.  Tập làm văn ( 8 điểm)

a) Mở bài: 1 điểm

b) Thân bài: 4 điểm

- Nội dung: 1,5 điểm

- Kĩ năng: 1,5 điểm

- Cảm xúc: Nêu được tình cảm với người mình tả: 1 điểm

c) Kết bài: 1 điểm

- Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm

- Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm

- Sáng tạo: 1 điểm

24 tháng 3 2022

B

24 tháng 3 2022

B

10 tháng 4 2021
Câu 6: Nguyễn hiền -> chú bé -> chú
10 tháng 4 2021

Cảm ơn rất nhiều!

19 tháng 3 2022

D

28 tháng 5 2018

- Tác giả tả trò chơi diều hấp dẫn qua những từ ngữ, hình ảnh là:

+) Cánh diều mềm mại như cánh bướm

+) Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng

+) Sáo đơn, sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm

- Tác giả nghĩ rằng " Tuổi thơ tôi được nâng lên từ những cánh diều" vì: cánh diều đã mang đến niềm vui cho tuổi thơ của tác giả, nhìn những cánh diều bay bổng trong không trung, mang theo những mong muốn, ước nguyện của tác giả bay lên cao, làm cho tác giả cố gắng hơn nữa để thực hiện được điều mình muốn.Chắp cánh ước mơ cho tuổi thơ. Càng yêu quê hương, xóm làng mình tươi đẹp vì có cánh diều mang vui vẻ, yêu thương đến.

@_@

1. Các câu: "Tôi nghe hồn tôi âm vang một câu hát mà tôi đã từng hát trong những ngày xa cách quê hương. Câu hát buồn buồn, đầy vơi thương nhớ." được liên kết với nhau bằng cách nào?A. Lặp từ ngữB. Dùng từ ngữ nốiC. Thay thế từ ngữ2. Các câu: "Mùa xuân về. Nó đem đến sức sống cho muôn loài." được liên kết với nhau bằng cách nào?A. Lặp từ ngữB. Dùng từ ngữ nốiC. Thay thế từ ngữ3. Các câu: “Các con đừng...
Đọc tiếp

1. Các câu: "Tôi nghe hồn tôi âm vang một câu hát mà tôi đã từng hát trong những ngày xa cách quê hương. Câu hát buồn buồn, đầy vơi thương nhớ." được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Lặp từ ngữ

B. Dùng từ ngữ nối

C. Thay thế từ ngữ

2. Các câu: "Mùa xuân về. Nó đem đến sức sống cho muôn loài." được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Lặp từ ngữ

B. Dùng từ ngữ nối

C. Thay thế từ ngữ

3. Các câu: “Các con đừng sợ, mẹ không bỏ các con đâu. Tia sét không đánh nổi trái tim mẹ, trái tim mẹ vẫn còn nguyên lành. Thân cây bị đổ của mẹ sẽ bị rêu cỏ phủ đầy, nhưng trái tim mẹ sẽ không bao giờ ngừng đập. Không bao giờ …” được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Lặp từ ngữ

B. Dùng từ ngữ nối

C. Thay thế từ ngữ

4. Các câu: “Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới .” được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Lặp từ ngữ

B. Thay thế từ ngữ

C. Cả A và B

5. Các câu: “Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt minh hơn trước. Đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.” được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Lặp từ ngữ

B. Thay thế từ ngữ

C. Cả A và B

6. Các câu: “Chim sẻ rất thích ăn những hạt kê. Nó đi ra đồng từ sáng sớm để tìm những hạt kê thơm ngon mang về.” được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Lặp từ ngữ

B. Thay thế từ ngữ

C. Cả A và B

CÁC BẠN GIẢI CHI TIẾT RA GIÚP MÌNH NHÉ! CẢM ƠN CÁC BẠN RẤT NHIỀU!

3
23 tháng 3 2022

tách ra bn ơi

23 tháng 3 2022

1. A, 2. C, 3. A, 4. C, 5. B, 6. C

20 tháng 3 2022

A

20 tháng 3 2022

A nhé

6 tháng 4 2022

 Mấy đứa bạn trong xóm đang hóng drama của 2 bài hàng xóm cãi nhau thì , tự nhiên có con dán bay đến chúng nó chạy nhanh như vận động viên điền kinh

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:Tình quê hươngLàng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Tình quê hương

Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trỏ về. ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột ; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép ; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông, ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm ; đêm nằm vói chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

Theo NGUYỄN KHẢI

a) Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.

b) Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương ?

c) Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài văn.

d) Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.

2
6 tháng 11 2019

a) Những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương là: đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.

b) Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương.

c) Bài văn có 5 câu. Tất cả các câu trong bài đều là câu ghép.

d) - Các từ tôi, mảnh đất được lặp lại nhiều lần trong bài văn có tác dụng liên kết câu.Các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu là:

Đoạn 1: Mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1)

Đoạn 2: Mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2). Mảnh đất ấy (câu 4, 5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3).