K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2023

Tác giả đặt tên nhan đề là “con đường không chọn” bởi đó là lối rẽ ông đã bỏ lại trước những lựa chọn của mình. Nhà thơ dường như quan tâm tới con đường mà ông không đi hơn là con đường ông đã chọn. Tựa đề bài thơ đã cho thấy cảm thức mất mát vì không thể đi được cả 2 con đường, một sự tiếc nuối, băn khoăn, trăn trở trước những hướng đi của cuộc đời.

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Đặt nhan đề “con đường không chọn” nhằm làm rõ một tâm lý phổ biến ở con người: thường tiếc nuối về những gì mình không chọn, cảm thấy băn khoăn, con trở về lựa chọn của bản thân. Tâm lí “đứng núi này trông núi nọ” khiến người ta không dốc lòng vào con đường mình đã chọn mà không đủ can đảm để làm lại, bỏ sang con đường từng có thể chọn nhưng cuối cùng đã không chọn. 

9 tháng 3 2023

     Theo tôi, khi nhân vật đưa ra sự lựa chọn cuối cùng của mình, anh vẫn còn đôi chút băn khoăn và phân vân, anh chưa thật sự tin vào quyết định của mình và chưa biết sự lựa chọn đó sẽ đem lại cho anh điều gì.

9 tháng 3 2023

     Theo tôi, những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống có thể là quyết định từ sâu trong suy nghĩ của mình hoặc là quyết định không mong muốn, đôi khi bản thân như người vô hình trong sự lựa chọn ấy. Mỗi người luôn phải đưa ra những sự lựa chọn dẫn lối tương lai, đôi khi sự lựa chọn ấy chưa chắc đã là tương lai của bạn, số phận có thể sẽ đưa bạn đến với lối đi khác trong cuộc đời.

9 tháng 3 2023

1. "Con đường" là hình ảnh ẩn dụ gợi đến đó là hành trình tiến bước mỗi con người trong cuộc đời.

2. "Lối rẽ"  được coi là hình ẩn dụ gợi đến những lựa chọn, quyết định của bản thân có thể thay đổi trong hành trình của bản thân. 

Bổ sung thêm: Trên hành trình đi tìm thành công của mỗi người đều có những khó khăn, trở ngại và đôi khi nó đòi hỏi năng lực quyết đoán của bạn dựa trên những lựa chọn đúng hoặc sai để giải quyết vấn đề đang gặp phải. 

9 tháng 3 2023

- Hai lối rẽ trong rừng gần như không có sự khác nhau, chúng đều là những lối rẽ đầy cây cỏ và bụi rậm khó phân biệt, có chăng chỉ là dấu mòn của hai lối đôi chút khác nhau.

- Có lẽ chính vì sự giống nhau của hai lối rẽ mà nhân vật trữ tình khó lựa chọn được lối đi cho mình, anh phân vân không biết lựa chọn nào là tốt cho mình hơn.

 
9 tháng 3 2023

- Trong bài viết, tác giả nói: “Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra rằng chẳng có đường để tìm.”, điều này không thể hiện sự mâu thuẫn với nhan đề Một đời như kẻ tìm đường.

- Theo tác giả, việc tìm đường là một việc có rất nhiều ý nghĩa, tìm đường cũng như tìm về ý nghĩa của cuộc sống, tìm về quan điểm sống. Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng sẽ đi tìm đường như tìm về chính bản thân mình và dù cho không tìm được đường thì chúng ta vẫn có thể tìm được ý nghĩa trong cuộc đời mình.

9 tháng 3 2023

 Nếu như nhân vật trữ tình không thể chọn cả hai lối rẽ cùng lúc thì anh ta không thể không lựa chọn bất cứ lối rẽ nào. Vì anh ta nếu không chọn, anh ta sẽ mãi đứng ở ngã ba đường, không thể đi tiếp hay phát triển.

 
9 tháng 3 2023

   Tôi cảm thấy đồng cảm với trạng thái do dự, phân vân của nhân vật trữ tình xuyên suốt bài thơ. Vì tôi nhận thấy hình ảnh của mình qua nhân vật trữ tình; sự phân vân, không quyết của mình mỗi khi phải lựa chọn. Lựa chọn là một vấn đề đầy sự khó khăn.

6 tháng 3 2023

- Thông qua nhân vật Prô-mê-tê, đoạn trích trên phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người thời cổ đại về: Nguồn gốc của loài người, nguồn gốc của lửa (loài người là do thần Prô-mê-tê tạo ra, lửa cũng là do thần Prô-mê-tê lấy cắp của thần Dớt mang đến cho loài người).

- Ngày nay, câu chuyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt bởi sự li kì trong từng thử thách dành cho nhân vật, bởi những yếu tố kì ảo đậm nét, bởi sự khắc họa hình ảnh nhân vật người anh hùng với sự hội tụ của nhiều vẻ đẹp …