K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2020

- Học phải kết hợp làm bài tập mới hiểu bài.
Ngày nay xã hội phát triển không ngừng. Con người luôn phải cập nhật những kiến thức mới nhất. Và cách tiếp thu kiến thức tốt nhất là học. Nhưng học thế nào là đúng và hiệu quả? Mỗi người đều có một cách học riêng. Bên cạnh việc học thì chúng ta còn phải kết hợp với làm bài tập. Vậy tại sao phải kết hợp cả hai ? Khi học thì ta đã tiếp thu thêm một phần kiến thức, học càng nhiều thì lượng kiến thức càng lớn. Vậy làm sao có thể ghi nhớ hết tất cả kiến thức đó? Học mà cho có câu có chữ thì chỉ là học suông, không có thực chất. Giả sử những môn như toán, lý, hóa,... , nếu như chỉ học lí thuyết mà không làm bài tập thì liệu ta có thể hình dung được cách làm bài hay ứng dụng những gì đã học vào đời sống thực tế hay không? Nếu không làm bài tập thì sau một thời gian ta sẽ quên đi những kiến thức đã học vì ta không rèn luyện nó và không hoàn thiện nó. Chúng ta cũng có thể đặt vấn đề ngược lại. Nếu như chỉ chú trọng việc làm bài tập thì liệu ta có thể làm tốt chúng khi không học lí thuyết? Không học lí thuyết thì làm sao có kiến thức để mà làm bài tập. Thực tế đã cho ta thấy điều đó! Có 1 số bạn học sinh không rèn luyện những kiến thức thu thập được bằng cách làm bài tập. Sau một thời gian thì những kiến thức đó dần dần mất đi. Còn những bạn học sinh rèn luyện và ôn lại kiến thức đó thì sẽ làm bài tốt hơn, nhuần nhuyễn hơn. Qua đó ta càng thấy việc học và làm bài tập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy học kết hợp với làm bài tập là phương pháp học tập đúng đắn.
- Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ.
Học vẹt là một cách học thụ động, là căn bệnh khá phổ biến của nhiều học sinh ngày nay.Khi học vẹt, đầu óc ta chỉ biết đọc bằng mắt và phát lại những gì vừa mới đọc được bằng miệng, mà không hề tư duy, không hề hiểu được nội dung bài học. Nếu chúng ta học mà không hiểu thì sẽ chóng quên và khó có thể vận dụng thành công những điều đã học trong thực tế. Hơn nữa, học vẹt chỉ mất thời gian, công sức mà chẳng đem lại hiệu quả gì thiết thực. Ngược lại, học vẹt còn làm cùn mòn đi năng lực tư duy, suy nghĩ. Bởi vậy, không thể theo cách học vẹt. Học bao giờ cũng trên cơ sở hiểu, gắn với nhận thức đúng về sự vật, vấn đề.

30 tháng 4 2020

Câu 1. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 dòng nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua văn bản Hịch Tướng Sĩ

Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng và vô giá của con người. Nhờ thứ tình cảm ấy mà nhân dân ta đã trải qua biết bao sóng gió, thăng trầm, đã từng phải đối mặt với những kẻ thù mạnh nhất thế giới nhưng nhân dân ta chưa bao giờ nao núng. Tấm lòng yêu nước của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn cũng được thể hiện thật cảm động qua bài Hịch tướng sĩ. Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285). Bài hịch là lời kêu gọi ý chí chiến đấu và sự thức tỉnh của tướng lĩnh và binh sĩ trước những hành động ngang ngược, bạo tàn của kẻ thù. Qua đó cũng thể hiện tình yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc cùng ý chí chiến đấu quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của Trần Quốc Tuấn.

30 tháng 10 2019

a, Cho luận điểm: " Học phải kết hợp với làm bài tập mới hiểu bài".

    - Các luận cứ:

    + Học để nắm bắt tri thức, tuy vậy việc củng cố những tri thức nắm bắt được còn quan trọng hơn.

    (Dẫn chứng: Có nhiều người trong học tập thu nạp được nhiều kiến thức nhưng sau một thời gian không thực hành, kiến thức bị mai một, rơi rụng).

    + Làm bài tập sẽ giúp am hiểu hơn về kiến thức.

    (Chứng minh: Lý thuyết phải được soi chiếu vào bài tập, từ lý thuyết để tìm ra hướng giải quyết trong bài làm, từ đó kiến thức trở thành có ích).

    + Việc làm bài tập thường xuyên sẽ củng cố tri thức hiệu quả nhất.

    (Với những người chăm chỉ làm bài tập, những kiến thức thu nhận được không chỉ củng cố tri thức hiệu quả mà còn được nâng cao, hoàn thiện hơn khi tiếp xúc với thực tế).

  b, Luận điểm: " Học vẹt không phát triển được năng lực tư duy".

    - Giải thích khái niệm: học vẹt.

    ( Học vẹt chỉ là nói thao thao như vẹt nhưng không hiểu mình nói gì, nhiều người chỉ cố học thuộc lòng nhưng không nắm được bản chất của vấn đề).

    - Học vẹt làm cho trí não trở nên lười biếng.

    Khi không sử dụng thao tác tư duy, phân tích, giải thích… các kĩ năng thiết yếu của tư duy không được rèn luyện.

25 tháng 3 2022

Tham khảo nhé!

 

Học là để nắm bắt tri thức nhưng việc cũng cố tri thức ấy còn quan trọng hơn. Nếu học lí thuyết mà không chú ý đến việc làm bài tập thì tri thức cũng sẽ sớm rơi rụng đi. Làm bài tập chính là thực hành bài học lí thuyết. Nó làm cho kiến thức lí thuyết được nhận thức lại sâu hơn, bản chất hơn. Làm bài tập giúp cho việc nhớ kiến thức dễ dàng hơn. Làm bài tập là rèn luyện các kỹ năng của tư duy, đặc biệt là kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh, tính toán. Vì vậy nhất thiết học phải kết hợp với làm bài tập thì sự học mới đầy đủ và vững chắc.

b)Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ. Trước hết ta cần hiểu học vẹt là học thuộc lòng, có khi không cần hiểu, hoặc hiểu lơ mơ, nói mà không hiểu mình đang nói cái gì ( như con vẹt bắt chước nói tiếng người). Nếu chúng ta học mà không hiểu thì sẽ chóng quên và khó có thể vận dụng thành công những điều đã học trong thực tế. Hơn nữa, học vẹt chỉ mất thời gian, công sức mà chẳng đem lại hiệu quả gì thiết thực. Ngược lại, học vẹt còn làm cùn mòn đi năng lực tư duy, suy nghĩ. Bởi vậy, không thể theo cách học vẹt. Học bao giờ cũng trên cơ sở hiểu, gắn với nhận thức đúng về sự vật, vấn đề.

25 tháng 3 2022

refer :

a) Học phải biết kết hợp làm bài tập mới hiểu bài. Đúng vậy, vì học chủ yếu là để nắm vững các kiến thức khoa học về mặt lí thuyết. Ta cần phải làm nhiều, làm tốt các bài tập mới có thể biết cách vận dụng các lí thuyết đó vào việc tính toán, lí giải vấn đề và nhờ đó mà hiểu sâu lí thuyết, nắm vững lí thuyết hơn.

b) Học vẹt hay còn gọi là học tủ là cách học sinh lựa chọn những phần, bài học mà học sinh đó cho là có khả năng cao xuất hiện trong bài kiểm tra, bài thi. Học vẹt là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh với con vẹt – bắt chước, nói nhại lại, nhưng không hiểu gì. Khi học thuộc bài, đọc rất trôi chảy nhưng không nắm chắc nội dung, học một cách máy móc và thụ động.Ngoài việc giúp cho học sinh qua cái bài kiểm tra, bài thi, dù là học vẹt hay học tủ thì cả hai cách học này đều mang lại nhiều tác hại trực tiếp tới học sinh. Học tủ chỉ mang tính chất xác suất, may rủi nên trong nhiều trường hợp, khi không gặp đúng bài mình đã học, học sinh đó sẽ không có khả năng, không đủ kiến thức làm bài. Từ đó, học sinh dễ nảy sinh các vấn đề khác như quay cóp, gian lận trong thi cử … Học vẹt là một sự chống đối của học sinh, mang nhiều sự nguy hiểm khi mà bên ngoài thì học sinh đó có vẻ là một người chăm chỉ nhưng bản chất bên trong thì trống rỗng, dẫn tới kiến thức tiếp thu được chỉ là con số không .Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ của học sinh.

29 tháng 7 2021

   Tham khảo

Lòng yêu nước được thể hiện muôn màu, muôn vẻ. Khi học xong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em cảm nhận được tấm lòng yêu nước, thương dân của người con, người anh hùng lẫy lừng của dân tộc. Thấy giặc giày xéo đất nước, nhân dân khổ cực, ông không cầm được nước mắt. Bóng quân thù còn chưa sạch, ông ngày đêm không ngủ, ruột đau như cắt, lo lắng cho vận mệnh, quốc gia dân tộc. Ôi, đó là nỗi đau mất nước, nỗi trăn trở của một vị tướng yêu nước thương dân!(Câu cảm thán) Vì đất nước, ông chẳng màng thân mình "dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong dã ngựa, ta cũng yên lòng". Không chỉ vậy, Trần Quốc Tuấn còn là người hết lòng với binh sĩ, xem họ như anh em ruột thịt mà nhắc nhở, bảo ban. Ông cũng thẳng thắn phán những khuyết điểm của binh sĩ để cảnh tỉnh họ, đồng thời dùng lời lẽ chân thành, tha thiết để khích lệ ý thức chiến đấu và trách nhiệm. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được lan toả từ người cầm quân đến kẻ binh sĩ, từ người lãnh đạo đến nhân dân khắp chốn. Dù cho lúc bấy giờ hay mãi về sau thì tấm lòng yêu nước, thương dân của Trần Quốc Tuấn mãi là niềm tự hào, là gương sáng cho bao thế hệ như chúng em học tập và noi theo.

21 tháng 4 2023

hi

3 tháng 5 2023

Một số ý chính:

- Bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn là một tác phẩm văn học lịch sử rất nổi tiếng, nó đã khắc họa rõ nét tình yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc của tác giả.

- Đối với em, tình yêu nước là một giá trị cốt lõi của con người, nó giúp chúng ta có thể đoàn kết và bảo vệ quê hương mình.

+ Lòng căm thù giặc là một cảm xúc tự nhiên khi con tim yêu nước phải đối mặt với những kẻ thù xâm lược và tàn ác.

- Tác giả Trần Quốc Tuấn đã thể hiện rõ sự yêu nước và lòng căm thù giặc trong bài hịch tướng Sĩ.

+ Người đã dùng những từ ngữ sắc bén và mạnh mẽ để miêu tả những tình huống đầy cam go và đau đớn trong cuộc chiến chống lại giặc ngoại xâm.

=> Điều này cho thấy rằng, tình yêu nước và lòng căm thù giặc là những giá trị vô cùng quan trọng trong cuộc sống và lịch sử của mỗi dân tộc.

- Liên hệ bản thân:

+ Với em, tình yêu nước và lòng căm thù giặc cũng là những giá trị quan trọng.

+ Em luôn tự hào về quê hương Việt Nam và mong muốn được đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Đồng thời, em cũng hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ đất nước khỏi những kẻ thù xâm lược và tàn ác. Vì vậy, em luôn cố gắng học tập và rèn luyện bản thân để có thể trở thành một công dân có ích cho đất nước và đối mặt với những thử thách và nguy hiểm từ bên ngoài.

25 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

 

Trần Quốc Tuấn quả thực là một vị tướng tài ba , có lòng căm thù giặc sâu sắc. Trong bài " Hịch tướng sĩ " , Trần Quốc Tuấn đã nhiều lần trực tiếp bày tỏ những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân trước tình hình đất nước hiện tại và bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc của mình. Cụ thể , tác giả viết : "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" . Những câu văn ấy đã cho chúng ta thấy được tấm lòng uất hận , sự sục sôi căm thù , oán hận và có phần khinh bỉ kẻ địch. Nợ nước , thù nhà là vấn đề luôn canh cánh trong lòng vị chủ tướng. Chính vì thế , tác giả quyết định phải đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi bờ cõi , dù có liều mạng thì tác giả cũng cam lòng. Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bày tỏ nỗi lòng, trực tiếp bày tỏ tâm tư rất chân thành và tha thiết của người chủ tướng. Mỗi câu chữ vang lên như một lời thề nguyện thiêng liêng, sống chết vì đất nước, thể hiện một quyết tâm sắt đá, một khí phách anh hùng dũng liệt. Nó cho thấy tinh thần yêu nước nồng nàn và và ý thức trách nhiệm của một vị chủ tướng với non sông. Đây cũng là phẩm chất cao đẹp đáng nể phục ở người anh hùng này.

 

Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng và vô giá của con người. Nhờ thứ tình cảm ấy mà nhân dân ta đã trải qua biết bao sóng gió, thăng trầm, đã từng phải đối mặt với những kẻ thù mạnh nhất thế giới nhưng nhân dân ta chưa bao giờ nao núng. Tấm lòng yêu nước của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn cũng được thể hiện thật cảm động qua bài Hịch tướng sĩ. Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285). Bài hịch là lời kêu gọi ý chí chiến đấu và sự thức tỉnh của tướng lĩnh và binh sĩ trước những hành động ngang ngược, bạo tàn của kẻ thù. Qua đó cũng thể hiện tình yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc cùng ý chí chiến đấu quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của Trần Quốc Tuấn.