K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2023

a) Phép liệt kê: Liệt kê hàng loạt những việc làm xấu xa của tên tướng giặc: chiếm miếu đền, giả mạo họ tên, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược, Thượng Đế bị bưng bít, hạ dân bị quấy rầy,…

Tác dụng: Liệt kê kể ra hàng loạt các việc làm của tên tướng giặc nhằm mục đích nhấn mạnh những tội ác mà hắn đã gây ra.

b) Phép liệt kê: Liệt kê hàng loạt món ăn: gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, súp lơ xào thịt bò; gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây.

Tác dụng: Liệt kê hàng loạt các món ăn nhằm nhấn mạnh sự phong phú, đa dạng của nền ẩm thực nước nhà mỗi dịp tết đến.

c) Phép liệt kê: liệt kê ngày tháng cùng các trận đánh.

Tác dụng: Việc liệt kê hàng loạt ngày tháng cùng các trận đánh tương ứng nhằm nhấn mạnh thời gian và sự việc diễn ra, thể hiện niềm tự hào về những chiến công của quân và dân ta

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ ngữ liệu ở cả ba phần.

- Đọc kĩ phần lý thuyết về khái niệm và tác dụng, dấu hiệu nhận biết của phép liệt kê.

- Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê ở mỗi phần.

Lời giải chi tiết:

a) Phép liệt kê: Liệt kê hàng loạt những việc làm xấu xa của tên tướng giặc: chiếm miếu đền, giả mạo họ tên, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược, Thượng Đế bị bưng bít, hạ dân bị quấy rầy,…

Tác dụng: Liệt kê kể ra hàng loạt các việc làm của tên tướng giặc nhằm mục đích nhấn mạnh những tội ác mà hắn đã gây ra.

b) Phép liệt kê: Liệt kê hàng loạt món ăn: gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, súp lơ xào thịt bò; gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây.

Tác dụng: Liệt kê hàng loạt các món ăn nhằm nhấn mạnh sự phong phú, đa dạng của nền ẩm thực nước nhà mỗi dịp tết đến.

c) Phép liệt kê: liệt kê ngày tháng cùng các trận đánh.

Tác dụng: Việc liệt kê hàng loạt ngày tháng cùng các trận đánh tương ứng nhằm nhấn mạnh thời gian và sự việc diễn ra, thể hiện niềm tự hào về những chiến công của quân và dân ta.

Phân tích tác dụng của việc dùng biện pháp liệt kê ở các câu sau:a. Ô, đấy là viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc, tranh chiếm miếu đền của tôi, giả mạo họ tên của tôi, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược. Thượng Đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy, phàm những việc hưng yêu tác quái đều tự nó cả, chứ có phải tôi đâu.(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán...
Đọc tiếp

Phân tích tác dụng của việc dùng biện pháp liệt kê ở các câu sau:

a. Ô, đấy là viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc, tranh chiếm miếu đền của tôi, giả mạo họ tên của tôi, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược. Thượng Đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy, phàm những việc hưng yêu tác quái đều tự nó cả, chứ có phải tôi đâu.

(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)

b. Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, súp lơ xào thịt bò… - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến - là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây…

(Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn)

c. Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,

Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.

Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,

Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.

(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

a. Liệt kê:  tranh chiếm miếu đền của tôi, giả mạo họ tên của tôi, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược

=> Tố cáo hàng loạt những tội ác của viên tướng bại trận Bắc triều

b. Liệt kê: gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, súp lơ xào thịt bò… / gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây…

=> Kể tên các món ăn thường thấy và các món ăn khác lạ trong dịp cỗ Tết, từ đó làm nổi bật được sự phong phú của nền ẩm thực dân tộc

c. Liệt kê: ngày tháng cùng các trận đánh và kết quả của kẻ thù

=> Nhấn mạnh thất bại thảm hại của kẻ thù, sức mạnh chiến đấu của ta và cảm xúc vui sướng, tự hào trước chiến công lẫy lừng của dân tộc

“…Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế, Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu, Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong, Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn. Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá, Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau. Lại thêm quan bốn mặt vây thành, Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc. Sĩ tốt kén tay hùng hổ, Bề tôi chọn...
Đọc tiếp

“…Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế, Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu, Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong, Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn. Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá, Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau. Lại thêm quan bốn mặt vây thành, Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc. Sĩ tốt kén tay hùng hổ, Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh. Gươm mài đá, đá núi cũng mòn, Voi uống nước, nước sông phải cạn. Đánh một trận sạch không kình ngạc, Đánh hai trận tan tác chim muông …" Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào? Câu 2. Xác định nội dung chính của đoạn văn? Câu 3. Trong đoạn văn, tác giả viết những câu văn dài có nhiều vế ngắn kết hợp với những câu văn ngắn. Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì?

1

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm "Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi. 

Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn trên là: kể lại chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh từ đó ca ngợi khí thế chiến đấu mạnh mẽ của dân tộc ta đồng thời cho thấy sự thảm hại và thất bại ê chề của kẻ thù.

Câu 3: Tác dụng của việc kết hợp những câu văn ngắn dài: 

- Tạo điểm nhấn làm nên nét độc đáo gây ấn tượng với người đọc.

- Giúp tác giả phục dựng lại những trang sử hào hùng của dân tộc một cách chân thực, chi tiết.

- Những câu văn dài ngắn khác nhau thay đổi để phù hợp với cảm xúc của tác giả khi kể về mỗi chiến thắng của dân tộc.

- Tạo giọng điệu hào sảng trong bản trường ca chiến thắng trước quân thù.

- Ca ngợi sự mạnh mẽ và tài trí của nghĩa quân Lam Sơn đã khiến quân địch bị chia cắt và hoàn toàn bị tiêu diệt.

26 tháng 11 2017

Nhà văn Nguyễn Dữ tỏ thái độ, tình cảm: ca ngợi, khâm phục sự cứng cỏi và lòng can đảm của nhân vật Ngô Tử Văn.

15 tháng 3 2021

Tham khảo:

Nguyễn Dữ là một nhà văn thành công với thể loại truyền kì khi ông nói đến những chuyện kì ảo được lưu truyền trong dân gian. Và đặc biệt là tác phẩm “Truyền kì mạn lục đã tạo nên một thiên cổ tùy bút ra đời trong nửa đầu thế kỉ XVI. Trong đó tiêu biểu là Chuyện chức phán sự đền Tản Viên cùng vẻ đẹp nhân vật Ngô Tử Văn.

Ngay từ đầu tiên tác giả đã đưa người đọc đến với một nhân vật miêu tả một cách trực tiếp. Tên là Soạn quê ở huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta thường khen là một người cương trực. Lời giới thiệu ngắn gọn, trực tiếp theo kiểu truyền thống nhưng cũng phần nào giúp ta hiểu rõ tính cách nhân vật.

Nhân vật Ngô Tử Văn còn là người có hành động giúp dân trừ bạo mà đốt đền. Bởi trong làng có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thanh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn tức quá một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền.

Đó là một tinh thần khẳng khái, cương trực, hành động vì dân trừ bạo với tinh thần dân tộc diệt trừ hồn ma tên giặc xâm lược. Hành động đốt đền thể hiện rõ con người Ngô Tử Văn. Trước khi đốt đền thì tắm gội sạch sẽ, khấn trời hành động trang nghiêm tôn trọng thần linh. Sau khi đốt đền thì “vung tay không cần gì cả” hành động không phải là liều lĩnh nhất thời, cũng không phải vì danh lợi mà vì nghĩa vong thân.

Là một người liều lĩnh nên khi đốt đền xong Ngô Tử Văn không suy nghĩ quá nhiều. Lúc đó tình thế của chàng bị hồn ma Bách hộ họ Thôi một người khôi ngô, cao lớn xưng là cư sĩ đòi dựng trả đền nhưng Tử Văn vẫn mặc kệ vẫn ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Đó là hành động tin tưởng vào chính nghĩa vào những việc mình đã làm.Sau đó thổ công một ông già áo vải mũ đen phong độ nhàn nhã tính khiêm tốn khiến Ngô Tử Văn ngạc nhiên “sao nhiều thần quá vậy”. Khi thổ công kể rõ sự tình thì chàng lại muốn kiện Diêm Vương. Vẫn là sự tin tưởng vào công lí và chính nghĩa.

Là một người cương trực nên Tử Văn không hề sợ điều gì và đã có vụ sử kiện ở dưới âm phủ vì hồn ma tướng giặc kiện Ngô Tử Văn đốt đền. Tướng giặc đã giả mạo thổ thần, làm hại dân, qua mặt Diêm Vương. Tướng giặc vẫn tồn tại vì các thần ở những đền miếu lân cận ăn của đút nên bao che cho kẻ ác, vì các phán quan Diêm Vương chưa làm hết trách nhiệm, không theo sát thực tế. Hồn ma kiện Tử Văn ở Minh ti làm Diêm Vương quát mắng Tử Văn, bênh vực hồn ma nhưng Tử Văn không hề run sợ cứng cỏi minh oan cho mình. Lần hai hắn đổi giọng nhân nghĩa làm Diêm vương cử người đến đền Tản viên lấy chứng cứ thì Tử Văn rất thông minh khi yêu cầu đính thân Diêm Vương đến đền để xác minh. Và cuối cung công lí đã chiến thắng cái ác khi hồn ma bị giam nhốt vào ngục Cửu U Diêm Vương đã mắng trừng phạt hồn ma và ban thưởng cho Tử Văn.

Chính hành động trượng nghĩa ấy đã giúp Tử Văn không những không bị nghi oan mà còn được thưởng đó là việc được sống trở lại, ban thưởng xôi lợn và được nhận chức phán sử đền Tản Viên. Phán sử là chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án chức quan thực hiện công lí. Ngô Tử Văn xứng đáng được nhận chức quan này vì chàng là người dân chủ, dám bảo vệ đến cùng công lí, chính nghĩa. Sự chiến thắng của Tử Văn là sự thưởng công xứng đáng, khẳng định chân lí sẽ chiến thắng tà ác và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ. Công bằng và hạnh phúc chỉ đến khi người chính trực biết đấu tranh với cái xấu, cái ác sự tà gian.

Truyện với cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể truyện hấp dẫn giàu kịch tính kết hợp yếu tố kì ảo cùng nghệ thuật tương phản xuyên suốt. Qua hình tượng Tử Văn tác phẩm ca ngợi chính nghĩa, tinh thần quyết liệt tà gian. Ngụ ý phê phán gắn liền với tâm sự thời thế của nhà văn, bài học nhân sinh cùng niềm tin vào lẽ phải tin vào điều đúng đắn phải có bản lĩnh chống lại cái gian tà trong cuộc chiến cam go.

Đọc xong tác phẩm mà đã để lại trong lòng người đọc bài học sâu sắc trong cuộc sống phải tin vào lẽ phải vào chính nghĩa và có tinh thần đứng lên đấu tranh. Hãy tạo ra một xã hôi tốt đẹp hơn, đáng sống hơn.

13 tháng 2 2018

Những chi tiết liên quan đến ngôi đền:

- Ngôi đền vốn trước đây là đền thờ thổ công.

- Sau bị tên Bách hộ họ Thôi là bộ tướng của Mộc Thạnh tử trận gần đấy chiếm lấy, rồi làm yêu làm quái trong dân gian.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:

“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?

Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”

(Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10, trang 60, tập II, NXBGD 2006)

Câu văn nào trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an? Cách bác bỏ thuyết phục người đọc nhờ dựa trên cơ sở nào?

1
24 tháng 3 2017

- Câu văn trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an: Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.

- Cách bác bỏ thuyết phục người đọc dựa trên cơ sở:

   + Lí lẽ: Than ôi! Người ta vẫn nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời.

   + Dẫn chứng thực tế: hành động của Ngô Tử Văn được ngợi ca

9 tháng 5 2017

Chọn đáp án: C

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi     [.…] Tôi sẽ viết chuyện cuộc khởi nghĩa của anh Đề(1), cuộc đời, số phận anh Đề. Tôi có ngay cảm giác phải tìm một cái tên khác cho anh Đề. Tên Đề có “Kinh” quá, người kinh quá. Tnú, tôi gọi anh bằng cái tên ấy. Nó “không khí” hơn nhiều […].    Tôi chưa hình dung câu chuyện, cốt truyện sẽ biễn biến cụ thể ra sao, nhưng đã thấy...
Đọc tiếp
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi     [.…] Tôi sẽ viết chuyện cuộc khởi nghĩa của anh Đề(1), cuộc đời, số phận anh Đề. Tôi có ngay cảm giác phải tìm một cái tên khác cho anh Đề. Tên Đề có “Kinh” quá, người kinh quá. Tnú, tôi gọi anh bằng cái tên ấy. Nó “không khí” hơn nhiều […].    Tôi chưa hình dung câu chuyện, cốt truyện sẽ biễn biến cụ thể ra sao, nhưng đã thấy rõ, cái truyện ngắn này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi sẽ ra sức tả một cách hết sức tạo hình […] và truyện sẽ kết thúc bằng một cánh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận, nghĩa là “bố cục” đã thấy được rồi… Sau đấy mọi sự bỗng trở nên rõ ràng, dễ dàng đến kì lạ. Chị “Dít” đến – như là tất yếu vậy […]. Nhưng tôi muốn Dít sẽ là mối tình sau của Tnú, một mối tình sẽ lờ mờ mà chắc chắn hiện lên ở cuối truyện. Vậy thì phải có Mai, chị của Dít […]. Và cái gì để dẫn đến cuộc bùng dậy ghê gớm như vậy của Tnú (diệt sạch cả một tiểu đội giặc gần như bằng tay không, những năm tháng chưa hề có tiếng súng cách mạng ấy)? Tất cả có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc: đứa con bị đánh chết tàn bạo, Mai gục xuống, ngya trước mắt Tnú. Chi tiết ấy đến một cách tất yếu.    Và ông cụ Mết của tôi cũng tất yếu phải đến. Ông là cội nguồn, là Tây Nguyên của thời “Đất nước đứng lên” trường tồn đến ngày nay […].    Có lẽ cũng từ đó mà có thằng bé Heng. Nó sẽ còn đi tới đâu, chưa ai lường được…    Tất cả trở nên dễ dàng đến ngạc nhiên đối với tôi. Tôi hình dung ra, thấy hiển hiện tất cả. Các chi tiết tự nó đến: các cụ bà già lụm cụm bò từ trên thang nhà sàn xuống, các cô gái lấy nước ở vòi nước đầu làng […], cả tiếng nước lanh tanh trong đêm khuya […], cả mười ngọn lửa xà nu cháy rần rật trên mười đầu ngón tay của Tnú […]. Tất cả, tôi không “bịa” thêm gì cả, tô thấy rõ hết, mặc dầu tất cả đây hoàn toàn là một câu chuyện bịa. Mà như thật. Với tôi nó hoàn toàn có thật. Cách sắp xếp các lớp thời gian trong truyện, xen kẽ, đan quyện, những mạch nối…cũng đến dễ dàng và tự nhiên, như tất nó phải vậy.    “Rừng xà nu” là truyện của một đời, và được kể trong một đêm. Đó là cái đêm dài như cả một đời… (Nguyên Ngọc, Về truyện ngắn “Rừng xà nu”, trong Nhà văn nói về tác phẩm, Hà Minh Đức biên soạn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000). Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì?
1
3 tháng 5 2017

- Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về quá trình ông suy nghĩ, lên ý tưởng để chuẩn bị cho việc sáng tác truyện “Rừng xà nu”.

- Bài học cho quá trình hình thành ý tưởng:

    + Hình thành ý tưởng: nhà văn muốn xây dựng câu chuyện trên một nguyên mẫu có thật là cuộc khởi nghĩa của anh Đề.

    + Nhân vật chính: tên của nhân vật sẽ là Tnú để mang đậm “không khí” của núi rừng Tây Nguyên.

    + Hệ thống nhân vật: Dít, Mai, cụ Mết, bé Heng

    + Dự kiến cốt truyện: Bắt đầu và kết thúc bằng hình ảnh cây xà nu.

    + Tình huống, chi tiết truyện nổi bật: Mỗi nhân vật “phải có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc”.

    + Chi tiết đặc biệt tạo điểm nhấn: Nỗi đau đớn nhất của Tnú là phải chứng kiến cảnh đứa con bị đánh một cách tàn bạo, còn người vợ thì gục xuống ngay trước mặt anh.

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo anh...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.