K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 9 2020

Quy luật địa đới

Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo đến cực).

11 tháng 9 2020

- GIA TĂNG TỰ NHIÊN LÀ HIỆU SỐ TỈ LỆ SINH VÀ TỈ LỆ TỬ. KHI TỈ LỆ GIA TĂNG TỰ NHIÊN CAO TỨC LÀ DÂN SỐ TĂNG NHANH, CÒN TỈ LỆ GIA TĂNG THẤP THÌ DÂN SỐ TĂNG CHẬM

-GIA TĂNG CƠ HỌC LÀ HIỆU SỐ GIỮA TỈ LỆ NHẬP CƯ VÀ TỈ LỆ XUẤT CƯ.

- DÂN SỐ CỦA MỘT QUỐC GIA TĂNG NHANH HAY CHẬM PHỤ THUỘC CƠ BẢN TỈ LỆ GIA TĂNG TỰ NHIÊN VÌ VẬY TA NÓI GIA TĂNG TỰ NHIÊN CHÍNH LÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN DÂN SỐ.

3 tháng 2 2023

- Mỗi ngành công nghiệp có vai trò và đặc điểm riêng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

- Phát triển công nghiệp có nhiều tác động đến môi trường. Vì vậy cần phát triển các ngành công nghiệp tái tạo, hạn chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên.

- Định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai: Tiếp tục giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến; Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; Tăng trưởng xanh,…

19 tháng 2 2022

Vì công nghiệp hóa-hiện đại hóa đã góp phần quan trọng làm cho đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo giảm, chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được giữ vững, nâng cao tiềm lực và vị thế quốc tế của đất nước.

3 tháng 3 2022

 undefined

3 tháng 3 2022

còn phần điểu kiện thuận lợi và vai trò nữa nữa????khocroi

7 tháng 11 2023

- Vai trò: 

+ Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, động lực quan trọng của sản xuất cơ khí hóa, tự động hóa và tạo nền tảng cho mọi sự tiến bộ kĩ thuật trong công nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác.

+ Đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa, văn minh của con người.

+ Sản lượng điện bình quân đầu người là một trong những tiêu chí quan trọng để đo trình độ phát triển và văn minh của các nước.

- Đặc điểm:

+ Điện được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử và các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó nhiệt điện chiếm tỉ trọng lớn nhất.

+ Các nhà máy điện có yêu cầu khác nhau về vốn, thời gian xây dựng, lao động và giá thành.

+ Cơ cấu sản xuất điện năng ở các nước phụ thuộc vào nguồn sản xuất điện.

- Sản xuất điện tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa vì: các nước có nền công nghiệp phát triển đòi hỏi phải sử dụng điện năng lớn để phục vụ sản xuất công nghiệp.

3 tháng 2 2023

Giải thích các hiện tượng:

- Nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ Bắc và Nam.

=> Do góc chiếu của tia sáng mặt trời đến bề mặt đất thay đổi từ Xích đạo về 2 cực, lượng nhiệt lớn nhất ở Xích đạo và giảm dần về 2 cực (miền Nam nước ta gần Xích đạo nên nhận được lượng nhiệt lớn, càng về miền Bắc lượng nhiệt nhận được càng giảm).

- Ở vùng đồng bằng và đồi núi thấp nước ta chủ yếu là các loài cây nhiệt đới nhưng trên đỉnh núi cao Hoàng Liên Sơn lại có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam và thiết sam.

=> Do nhiệt độ giảm theo độ cao (vùng đồng bằng và đồi núi thấp nước ta có nhiệt độ cao, trên đỉnh núi Hoàng Liên Sơn nhiệt độ thấp hơn rất nhiều).

7 tháng 11 2023

* Tác động của ngành công nghiệp đến môi trường thể hiện rõ ở hai mặt

- Tích cực: tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. 

=> Ví dụ: Tạo ra các loại máy ép bùn trong xử lý nước thải công nghiệp như máy ép bùn khung bản, máy ép bùn băng tải,… Các loại máy lọc không khí của một số hãng như Sharp, Hitachi, Daikin…

- Tiêu cực: 

+ Ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.

+ Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.

+ Ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng.

+ Tình trạng cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên.

=> Ví dụ: Việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng nếu như không được xử lí chất thải đúng quy trình và khai thác có kế hoạch sẽ dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm môi trường: nước, không khí… và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. 

* Cần phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo vì

- Trong quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, than, khí đốt sẽ gây ô nhiễm đến môi trường đặc biệt là môi trường nước, không khí… và khai thác với mức độ quá lớn, không có kế hoạch dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Ngược lại, các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và địa nhiệt,… sẽ không cạn kiệt trong quá trình sử dụng, hầu hết các địa phương có sẵn rộng rãi và không gây ô nhiễm môi trường. Việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo dẫn đến ít phụ thuộc hơn vào nguồn năng lượng không thể tái tạo như dầu mỏ, than, khí đốt. 

22 tháng 12 2020

1. Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí.

 

* Khái niệm: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí:

Tiêu chí

Lớp vỏ Trái Đất

 

Lớp vỏ địa lí

Chiều dày

Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa).

Khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa)

Thành phần vật chất

Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan).

Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.

 

22 tháng 12 2020

4. Trình bày và giải thích hoạt động của gió đất, gió biển và gió fơn.

* Gió biển:

Ban ngày ở lục địa, ven bờ đất hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước biển, nên hình thành áp thấp; nước biển hấp thụ nhiệt chậm nên mát hơn, hình thành cao áp.

Gió thổi từ cao áp (vùng biển) vào tới áp thấp (đất liền) gọi là gió biển.

* Gió đất:

 Ban đêm, đất liền toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp.

Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (vùng biển) nên gọi là gió đất.

*  Gió fơn:

- Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,6°C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió.

- Khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là 100m tăng 1°C nên gió trở nên khô và rất nóng, gọi là hiệu ứng phơn khô nóng.

 

* Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực). * Tính địa đới của sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất bị phá vỡ vì: – Ảnh hưởng của các dòng biển (cùng nằm ven đại dương, nơi có dòng biển nóng đi qua thì mưa nhiều, ngược lại nơi dòng biển lạnh đi qua mưa ít). – Ảnh hưởng của địa hình (độ cao, hướng sườn): + Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều. Nhưng đến độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, không khí trở nên khô ráo, giảm mưa. + Cùng một dãy núi: sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường khô ráo, ít mưa. – Ảnh hưởng của bề mặt đệm (sự phân bố mặt đệm là lục địa hay đại dương): cùng trên một vĩ độ, trên các hải dương mưa nhiều hơn lục địa, càng đi sâu vào lục địa càng ít mưa. – Ảnh hưởng của gió: + Khu vực có gió Tây ôn đới và gió mùa hoạt động thì mưa nhiều. + Khu vực có gió Mậu dịch hoạt động thì mưa ít. – Ảnh hưởng của khí áp: + Các dải cao áp mưa ít.

+ Các dải áp thấp mưa nhiều.