K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 5 2017

Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ là: so sánh; ẩn dụ

- so sánh: bướm bay- lời hát; con tàu- đất nước

- ẩn dụ: đưa ta tới bến xa.

Đoạn thơ trên hay ở chỗ là: đoạn thơ để lại ấn tượng trong lòng người đọc bởi cách sử dụng các biện pháp tu từ linh hoạt và sáng tạo. Ngay ở câu thơ đầu tiên đã mở ra được bức tranh thiên nhiên đẹp với nắng " mênh mông " hình ảnh so sáng độc đáo giữa cánh bướm và lời hát ngân nga bay bổng. Phải chăng đó cũng chính là tâm trạng của con người: vui tươi, hồn nhiên, yêu đời,... Đặc biệt con tàu là hình ảnh tượng trưng cho đất nươc, nó sẽ đưa ta đến mọi miền của đất nước.

30 tháng 10 2018

Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta nièm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi. Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó đựoc thể hiện qua những hình ảnh: Biển lúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!

30 tháng 10 2018

Trả lời:

Nói lên vẻ đẹp của đất nước Việt Nam

    tk mk nha

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của  tiếng hát người mẹ trong đoạn thơ sau:“Mẹmangvềtiếng hát                                         Từ cái bống cái bang                                         Từ cái hoa rất thơm                                         Từ cánh cò rất trắng                                         Từ vị gừng rất đắng                                         Từ vết lấm chưa khô                                         Từ...
Đọc tiếp

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của  tiếng hát người mẹ trong đoạn thơ sau:

“Mẹmangvềtiếng hát

                                         Từ cái bống cái bang

                                         Từ cái hoa rất thơm

                                         Từ cánh cò rất trắng

                                         Từ vị gừng rất đắng

                                         Từ vết lấm chưa khô

                                         Từ đầu nguồn cơn mưa

                                          Từbãisôngcátvắng.”

Mọi người giúp mk với ạ!

mk cảm ơn

 

2
29 tháng 11 2021

Tham khảo!

Trên trái đất, những đứa trẻ sinh ra trước tiên; để cho trẻ em được vui chơi, được yêu thương... nên mới sinh ra bầu trời, sông biển, cỏ cây, hoa lá, ông bà...
+ Đoạn thơ đã dần tiếp nối mạch thơ ấy: để cho trẻ có tình yêu và lời ru nên mẹ được sinh ra.
+ Mẹ mang đến cho trẻ lời ru bất tận được mang về từ mọi nơi: cái bống cái bang, cánh hoa, cánh cò, vị gừng, vết lấm chưa khô, bờ sông bãi vắng...
-> Lời ru của mẹ thấm những nhọc nhằn, đắng cay bởi mẹ nuôi con bao vất vả khó nhọc. Nhưng lời ru của mẹ cũng chứa chan hạnh phúc, niềm vui (cái hoa rất thơm, cánh cò rất trắng).
-> Con sinh ra được hưởng tất cả những điều tốt đẹp, những tình cảm yêu thương nhất; cả thế giới là để dành cho con trong đó có mẹ.

29 tháng 11 2021

Tham khảo:

Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh có rất nhiều bài thơ hay viết cho thiếu nhi, đặc biệt là những bài thơ viết cho cậu con trai khi còn đang nằm trong bụng mẹ, viết cho bé khi con bắt đầu đi học... Nhưng khoảnh khắc đáng nhớ ấy đều được mẹ Xuân Quỳnh ghi lại để dành tặng cho con. Và có lẽ trước câu hỏi ngộ nghĩnh đầy chất thơ của cậu con trai bé bỏng, nữ thi sĩ đã sáng tác bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” thật giản dị nhưng đầy ý nghĩa.

Lí giải về nguồn gốc của loài người cho trẻ em thật khó. Nhưng Xuân Quỳnh đã có cách giải thích thật khéo léo, tinh tế và dễ hiểu. Và đây là một đoạn thơ đặc sắc:

“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Thế nên mẹ sinh ra 
Để bế bồng, chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát 
Từ cái bống, cái bang 
Từ cái hoa rất thơm 
Từ cánh cò rất trắng 
Từ vị gừng rất đắng 
Từ vết lấm chưa khô 
Từ đầu nguồn cơn mưa 
Từ bãi sông cát vắng...”.

Mở đầu đoạn thơ là sự có mặt của người mẹ trong thế giới. Khổ thơ như chia làm hai vế, vế đầu“Nhưng còn cần cho trẻ. Tình yêu và lời ru” là điều kiện cần còn về sau “Thế nên mẹ sinh ra. Đề bế bồng, chăm sóc” là kết quả thỏa mãn điều kiện đó. Lúc đầu trời sinh ra chỉ toàn là trẻ con, rồi mọi thứ dần dần ra đời để nuôi dưỡng bé. Và lí do mẹ có mặt trên đời cũng thật giản dị và ý nghĩa, vì có bé ở trên đời. Bé cần rất nhiều thứ để lớn khôn như mặt trời, cây cỏ, chim muông, sông suối, cá tôm... nhưng có lẽ hơn hết thảy bé cần tình yêu và lời ru. Từ “nhưng” đặt đầu câu nhằm nhấn mạnh sự quan trọng của hai yếu tố đó và lí giải sự xuất hiện của mẹ là điều tất yếu. Bởi bé là niềm vui, là nguồn hạnh phúc của mẹ. Bé cần có bàn tay dịu dàng vuốt ve, cần lời hát ru để lớn, cần sự dạy bảo để thành người. Mẹ xuất hiện là vì thế bé yêu ạ.

Khổ thơ tiếp theo, tác giả lí giải nguồn gốc của những lời hát ru. Lời hát ru có từ đâu, tại sao trẻ nhỏ yêu thích nó...là những câu hỏi vô cùng thú vị. Nhưng chắc chắn một điều mẹ là người đã mang lời hát ru đến cho bé. Các điệp từ “từ” đứng đầu các câu thơ tiếp theo là sự khẳng định mạnh mẽ sự ra đời của lời ru. Lời ru được sinh ra từ những thứ thật giản dị, dễ tìm và dễ thấy. “Từ cái bống, cái bang, từ bông hoa rất thơm, từ vị gừng rất đắng, từ vết lấm chưa khô, từ đầu nguồn cơn mưa, từ bãi sông cát vắng...”. Tất cả những điều dễ thương đó đều có xung quanh bé, hàng ngày bé vẫn được nhìn, được nghe và thưởng thức. Thế là bé không thắc mắc nữa. Bé biết lời ru có từ đâu rồi. Trong lời ru không chỉ có ca từ mà mẹ còn mang vào đó tất cả âm thanh, mùi vị, hương sắc, hình dáng... của thiên nhiên cho con cảm nhận. Lời ru cũng như tình yêu của mẹ đều có nhiều sắc thái, cung bậc khác nhau, tự nhiên như trời đất vốn có. Tình yêu của mẹ cũng lớn lao, mênh mông như thế và được gửi gắm vào trong những lời hát ru. Lời hát sẽ theo con đi suốt cuộc đời dù con đã lớn khôn. Trên từng chặng đường về sau, không có mẹ ở bên, mỗi lần con vấp ngã sẽ có lời ru ở bên vỗ về, an ủi như mẹ từng nắm tay con đi hồi còn nhỏ. Lời ru cũng như mẹ, được sinh ra cùng lúc. Mẹ có mặt để cho bé, lời ru cũng dành cho bé, tất cả đều cho bé. Đó là thông điệp ngắn gọn và sâu sắc nhất mẹ muốn gửi đến bé yêu của mình, mong sau này khi lớn lên bé sẽ hiểu được lòng mẹ.

Câu hỏi của bé còn nhiều lắm và mẹ còn giải thích cho bé thật nhiều nhưng hơn hết bé biết mẹ có mặt trên cuộc đời là vì ai. Qua đó, ta càng thấy những dòng thơ của thi sĩ Xuân Quỳnh thật ý nghĩa.

20 tháng 10 2016

  Quê hương là nơi sinh ra và lớn lên của mỗi con người. Trong đoạn thơ :

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.

Tác giả đã nói về vẻ đẹp của quê hương, từng chùm khế ngọt ý đây nói về những kỉ niệm thời thơ ấu. Thời gian ấy là một khoảng khắc đẹp. Hay là con đường của tuổi thần tiên. Con đường ấy đã nâng bước bước chân của tuổi học trò tinh ngh*****ch. Những buổi chiều đi về trên con đường ấy, tuổi thơ tràn ngập ùa về. Cho đến tận bay giờ kỉ niệm đó vẫn còn in dấu trên con đường ấy. Nói chung đoạn thơ này đã nói về vẻ đẹp của quê hương và tình cảm của tác giả dành hết vào đoạn thơ này.

Chúc bạn học tốt!

6 tháng 12 2016

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

Ai sinh ra mà chẳng có quê hương ? Quê hương là nơi chon nhau cắt rốn, là ngôi nhà gắn với biết bao kỉ niêm ấu thơ. Dù bất cứ ai có xa mảnh đấy quê nhà vì lí do nào đó nhưng có lẽ vẫn luôn nhớ về quê hương, đất nước của mình đúng không ? Quê hương thật là đẹp ! “Quê hương là chùm khế ngọt…”, câu thơ ấy vẫn luôn khắc sâu trong tâm khảm của mỗi con người chúng ta.

Trong văn học, có biết bao bài thơ viết về quê hương, ca ngợi vẻ đẹp của quê hương. Mỗi nhà thơ khi viết về quê hương đều mang một vể đẹp, một tình cảm rất riêng cho mảnh đất thân yêu của mình. TRong số những nhà thơ mà tôi biết, thì Tế Hanh là nhà thơ có cảm xác dạt dào, tha thiết với đất mẹ quê cha.Vì thế mà ông đã viết nên những vần thơ mãnh liệt như có hồn ca ngợi về miền đất nơi ông đã sinh ra. Đó là bài thơ “ Quê hương”. Bài thơ được viết năm 1939, khi nhà thơ vừa tròn 18 tuổi, đang học trung học tại Huế. Nỗi nhớ làng chai,nhớ quê hương thân yêu ở Bình Dương, Quảng Ngãi đã tỏa rộng và thấm sâu vào bài thơ. Bài thơ man mác nhớ thương vơi đầy.