K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2019

Nhà thơ cảm giác của khách vãn cảnh Hương Sơn khi tiếng chuông chùa:

+ Du khách từ cái thế giới đầy biến động ngoài kia dường như giác ngộ

+ Con người đi vào cảnh thảng thốt với tiếng chày kình

+ Tất cả dường như rũ bỏ những muộn phiền trần gian để hòa với không khí linh thiêng chốn Phật đường

+ Sinh khí Hương Sơn vô hình hiện hữu trong tất cả sự vật

⇒ Tác giả nắm bắt được tinh thần, thần tình

21 tháng 4 2020

Ê CHÀO BỌN MÀY ĐANG LÀM GÌ THẾ

22 tháng 4 2020

sao ah viết dài v

31 tháng 1 2021

Tham khảo: ??

 

I. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc TửGiới thiệu khái quát về bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ"

"Đây thôn Vĩ Đã" là một bài thơ ấn tượng của Hàn Mặc Tử được ông viết năm 1938, lấy cảm hứng từ mối tình với Hoàng Cúc - cô gái thôn quê Vĩ Dạ đoan trang, truyền thống. Với cảm xúc dạt dào, chân thành và cái tài làm thơ được gửi gắm khéo léo, Hàn Mặc Tử cùng tác phẩm đã tạo được nhiều dấu ấn đẹp đẽ trong trái tim biết bao con người yêu văn, say thơ từ thuở đó đến bây giờ.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm:

a. Tác giả:

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, các bút danh là Hàn Mặc Tử, Phong Trần, Lệ Thanh.Qua ông ở Đồng Hới, Quảng Bình. Gia đình viên chức nghèo, theo Đạo Thiên chúa.Năm 1940, ông mất ở Tuy Hoà khi mới 28 tuổi.Cuộc đời Hàn Mặc Tử bất hạnh khi ông mắc bệnh hiểm nghèo giữa tuổi thanh xuân, cuộc đời ông ngắn ngủi, chết trong cô đơn ở trại phong Tuy Hoà.Về con người, Hàn Mặc Tử với thân xác bị phá hủy bởi bệnh tật đến tàn tạ, thống khổ nhưng tâm hồn lại khao khát hướng về con người, cuộc đời.Sáng tác của Hàn Mặc Tử mang hai tiếng nói chính là tiếng nói của máu cuồng và hồn điên tạo nên sự kỳ dị, ma quái và tiếng nói của yêu thương, khao khát tạo nên nét trong trẻo, thanh khiết.

b. Tác phẩm:

In trong tập "Thơ điên", sau đổi tên thành "Đau thương".Sáng tác năm 1938, khi Hàn Mặc Tử mắc bệnh hiểm nghèo sống cách ly để chữa bệnh. Ông lấy cảm hứng từ mối tình của Hoàng Cúc - một cô gái thôn quê Vĩ Dạ đoan trang, truyền thống.

2. Phân tích tác phẩm:

a. Khổ 1:

Câu hỏi tu từ "Sao anh không về chơi thôn Vĩ" là một câu hỏi đa sắc điệu, giống như lời hờn trách nhẹ nhàng hay lời mời mọc tha thiết.Hai chữ "không về" là một uẩn khúc bởi "không về" chứ không phải "chưa về" vì "chưa về" còn mở ra cơ hội còn "không về" là khao khát nhưng không về được.chữ "anh" trong câu thơ gợi ta hiểu nhân vật đang tự phân thân hỏi chính mình, đang khao khát trở về Vĩ Dạ.Cụm từ "nắng hàng cau" gợi hình ảnh những tia nắng đầu tiên của ngày mới chiếu qua thân cau cao vút, thẳng tắp, phát ra ánh lung linh, tinh khôi. "Nắng mới lên" một lần nữa nhấn mạnh đấy là nắng sớm, thứ ánh nắng thiếu nữ vừa rạng rỡ vừa trong trẻo, điệp từ "nắng" đã gợi nên vẻ đẹp thanh khiết của ánh sáng.Từ "mướt" là nhãn tự câu thơ, ánh lên vẻ đẹp mượt mà, óng ả của khu vườn với cây lá xanh non tràn đầy sức sống. Hình ảnh so sánh "xanh như ngọc" đã gợi ra sắc xanh ngời lên trong vẻ đẹp lộng lẫy, cao sang. Nếu hai câu trên điệp hai lần từ "nắng" thì đến hai câu này nhà thơ hai lần nhấn vào sắc xanh. Thi sĩ không tả màu mà gợi sắc, từ "mướt quá" đã tột cùng hoá vẻ đẹp thôn Vĩ, làm bật lên vẻ đẹp thanh tân của khu vườn,.đó là ngôn ngữ của những cảm xúc, ấn tượng, của niềm tha thiết ngắm nhìn thôn Vĩ.Sắc diện con người hiện lên với mặt chữ điền cân đối hài hòa, "lá trúc che ngang mặt chữ điền" gợi ra vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng, đậm chất Huế vì nó hiện lên thấp thoáng, ẩn hiện sau cành lá trúc che ngang. Thủ pháp cách điệu hóa làm cho con người hiện ra giữa vườn thôn Vĩ trong vẻ đẹp thanh tú.Bức tranh thôn Vĩ trong hoài niệm của tác giả hiện ra mang vẻ đẹp tươi sáng với nắng thanh khiết, vườn thanh tân, người thanh tú, tất cả gợi lên một vẻ đẹp thánh thiện. Với Hàn Mặc Tử, hình ảnh khu vườn là hình ảnh thực mang màu sắc tượng trưng, khu vườn mơ ước, là hiện thân của cái đẹp thánh thiện, quý phái mà nhà thơ khao khát hướng tới.

b. Khổ 2:

Hình ảnh thơ mang tính chất siêu thực, nhà thơ phá vỡ logic hiện thực: gió thổi, mây bay, ngắt nhịp thơ từ câu có nhịp 4/3 chia thành nhiều câu nhỏ.Nhân hoá: gieo nỗi buồn vào lòng sông, biến dòng sông ngoại cảnh thành dòng chảy tâm trạng.Cảnh ở đây không còn là cảnh thực mà thấm đẫm tâm trạng, cảm xúc. Đặt vào hoàn cảnh sáng tác, mặc cảm chia lìa bắt nguồn từ cảnh ngộ riêng của nhân vật trữ tình, tâm hồn tràn đầy khao khát mà sức sống cạn kiệt dần.Câu hỏi tu từ "Thuyền ai đâu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?": cảnh chuyển từ hư thực thành mộng ảo, hình ảnh một con thuyền chở đầy trăng trôi trên dòng sông trăng về một bến trăng xa xôi nào đó, thuyền ở đây là "thuyền ai" gợi sự mơ hồ, xa cách. Hình ảnh "bến sông trăng" như thuộc về một cõi khác chứ không phải bến trần gian trong đời thực, cả không gian tràn ngập ánh trăng, cái thực cái ảo đồng điệu, vừa gần gũi vừa xa vời, tất cả đều lung linh như ánh trăng, ánh sáng của tình yêu và cái đẹp hiện diện như một điểm tựa an ủi, cứu rỗi, một khao khao khát không thể đạt được.Câu hỏi tu từ "Có chở trăng về kịp tối nay?" vọng lên khắc khoải, da diết như một bức thông điệp về một kiếp sống ngắn ngủi, thể hiện tâm trạng mong ngóng và âu lo, dường như dòng sông ở đây là dòng đời phiêu tàn còn con thuyền là tình yêu xa xôi và bến trăng là bến bờ hạnh phúc hư ảo.

c. Khổ 3:

Các từ "sương khói", "đường xa" gợi ra không gian huyền hoặc bất định, đọng lại chỉ là một vùng sương khói hư ảo, hình ảnh con người xa dần mờ dần rồi trở thành hư ảnh trong cảm nhận của nhân vật trữ tình.Đầu tiên nhà thơ nói "khách đường xa" - con người có thật nhưng xa xôi rồi đến "em" - "áo trắng": hư-thực và chập chờn, cuối cùng là "nhân ảnh"- con người hiện diện như một ảo ảnh xa mờ.Câu hỏi tu từ kết thúc bài "Ai biết tình ai có đậm đà?" đượm nỗi hoài nghi, đại từ phiếm chỉ "ai" được sử dụng rất tài tình gợi ra hình ảnh thơ đa nghĩa với những cách diễn giải khác nhau: "ai" ở đây có thể là giai nhân, là con người hoặc cũng có thể là cõi đời đang hiện diện ngoài kia mà nhà thơ không thể nào đến gần, cảm nhận và nắm bắt. "Tình ai" có thể hiểu là tình yêu, rộng hơn là tình đời, tình người đối với thi nhân, giờ đều trở nên huyền hoặc, khó xác định.

III. Kết bài:

Khẳng định lại giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật.

"Đây thôn Vĩ Dạ" là một bức tranh đẹp về một miền quê của đất nước đồng thời là tấm lòng tha thiết của nhà thơ đối với cuộc sống con người .Ngôn ngữ sử dụng trong bài trong sáng, tinh tế và đa thanh. Hình ảnh thơ gợi cảm, sinh động, đậm màu sắc tượng trưng siêu thực. Cấu trúc ba câu hỏi ở ba khổ thơ gợi cảm xúc đi từ khao khát đến phấp phỏng, âu lo, từ hi vọng đến hoài nghi, xót xa, mỗi câu hỏi trong khổ thơ như gõ vào cánh cửa cuộc đời thể hiện niềm thiết tha với cuộc sống ở tác giả.

31 tháng 1 2021

Đây là bạn phân tích bài thơ rồi, còn câu mìng hỏi là lấy bài thơ để chứng minh cho câu nhận định đó á :v

24 tháng 4 2016

c1: đoan thơ trên đươc viết theo thể thơ luc bát

c2:nói về các anh hùng và biển đảo hs,ts

c3:sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ 

tác dụng : làm cho đoạn thơ được sống động thể hiện sắc trái,biểu cảm

26 tháng 4 2016

Cám ơn bạn nha :))

Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiềuVẫn còn có bao điều tốt đẹpXa danh lợi, hãy chịu bề thua thiệtHãy vì người, nếu mong họ vì con. Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạchTình thương yêu không mua được bằng tiềnCần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốtOán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên. Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậyMuốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòngThà mất cả, cố giữ gìn...
Đọc tiếp

Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều

Vẫn còn có bao điều tốt đẹp

Xa danh lợi, hãy chịu bề thua thiệt

Hãy vì người, nếu mong họ vì con.

 

Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạch

Tình thương yêu không mua được bằng tiền

Cần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốt

Oán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên.

 

Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậy

Muốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòng

Thà mất cả, cố giữ gìn danh dự

Sống thẳng mình, mặc kệ thế gian cong.

(Nói với con, Nguyễn Huy Hoàng, nguồn http://baophunuthudo.vn/article)

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Việc vận dụng tục ngữ dân gian trong đoạn thơ thứ 2 có tác dụng gì?

Câu 3: Anh/ chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều

Vẫn còn có bao điều tốt đẹp

Xa danh lợi, hãy chịu bề thua thiệt

Hãy vì người, nếu mong họ vì con.

Câu 4: Những lời tâm sự "nói với con" của nhà thơ được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

II. Làm văn

Câu 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc "Sống thẳng mình" của con người trong cuộc sống hôm nay.

 

1
11 tháng 2 2020

Phần đọc hiểu

Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ 8 chữ.

Câu 2: Việc vận dụng tục ngữ dân gian trong đoạn thơ thứ hai có tác dụng nhắc nhở người con giữ cho mình phẩm chất tâm hồn cao đẹp, trong sạch dù gặp hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt.

Câu 3: 

- Tin vào những điều tốt đẹp, tử tế trên đời.

- Biết sống vì người khác.

Câu 4:  Suy nghĩ theo các hướng

- Sống tử tế, yêu thương

- Tình cảm của người làm cha, mẹ với con cái.

ĐẺ THI THỬ SỐ 03 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Xin cảm ơm những ngày gian khổ. Những ngày rét khiến ta tìm ra lửa Những ngày đau ta lại thấy nụ cười Giữa rừng buồn ta trải tấm lòng vui. Những ngày đói ta tìm ra tiếng hát Trong miếng rau rừng ta bắt gặp tình yêu Đồng đội cùng nhau san sẻ mỗi mai chiều. Xin cám ơn những ngày gian khổ Mỗi giờ qua cho ta hiểu thêm mình Cửa tâm...
Đọc tiếp
ĐẺ THI THỬ SỐ 03 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Xin cảm ơm những ngày gian khổ. Những ngày rét khiến ta tìm ra lửa Những ngày đau ta lại thấy nụ cười Giữa rừng buồn ta trải tấm lòng vui. Những ngày đói ta tìm ra tiếng hát Trong miếng rau rừng ta bắt gặp tình yêu Đồng đội cùng nhau san sẻ mỗi mai chiều. Xin cám ơn những ngày gian khổ Mỗi giờ qua cho ta hiểu thêm mình Cửa tâm hồn biết mở phía bình minh. (Trích Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ, Dương Hương Ly, NXB Giải phóng, 1975, tr. 59) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chi ra 03 từ diễn tả trạng thái, cảm xúc trong những dòng thơ sau: Những ngày rét khiến ta tìm ra lửa Những ngày đau ta lại thấy nụ cười Giữa rừng buồn ta trải tấm lòng vui. Câu 3. Theo anh/chị, câu thơ: Cửa tâm hồn biết mở phía bình minh có thể hiểu như thế nào? Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với điều mà tác giả bày tỏ: Mỗi giờ qua cho ta hiểu thêm mình không?
1
13 tháng 10 2021

.-. u la troi @@

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:“Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: chắc hẳn con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

“Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: chắc hẳn con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thật thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.”

   (Trích “Hạt giống tâm hồn”)

a, Em hãy nêu nội dung của đoạn văn trên?

b, Từ câu chuyện trên, em hãy rút ra bài học cho bản thân?

1
29 tháng 5 2017

a, Nội dung của đoạn văn trên: sự già yếu, vô dụng của con lừa bị ông chủ bỏ rơi nhưng sau đó lừa đã biết vươn lên hoàn cảnh và số phận khắc nghiệt để vực dậy trong cuộc sống.

b, Bài học cho bản thân: Trong cuộc sống dù trong hoàn cảnh khó khăn và nguy hiểm, cần phải biết vươn lên và vượt qua, đừng bao giờ đầu hàng để tiến tới thành công.