K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2017

1.

+ Núi già:
– Được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm.
– Trải qua các quá trình bào mòn mạnh.
– Có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.
– Ví dụ: Dãy Uran, dãy Xcandinavi, dãy Apalat…
+ Núi trẻ:
– Được hình thành cách đây vài chục triệu năm.
– Có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.
– Ví dụ: Dãy Anpơ (Châu Âu), dãy Himalaya (Châu Á), dãy Anđét (Châu Mĩ)…

13 tháng 4 2017

2.

Nội lực
– Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất.

Ngoại lực
– Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu là 2 quá trình: Phong hoá các loại đá và xâm thực (nước chảy, gió…).

– Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất, còn ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Nội lực có tác động làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề.
– Trong khi đó ngoại lực lại đi san bằng những chỗ gồ ghề và hạ thấp bề mặt Trái Đất.
=>Chính vì thế nên nói: nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau.

11 tháng 12 2023

- Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.

+ Tháng 5 là thời gian mùa hè ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời. Việt Nam có ngày dài hơn đêm.

+ Tháng 10 là thời gian mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Việt Nam có ngày ngắn hơn đêm.

- Trong ba thành phố Hà Nội (21001′B), Huế (16024′B) và Thành phố Hồ Chí Minh (10047′B), hiện tượng nêu trong câu tục ngữ trên thể hiện rõ nhất ở thành phố Hà Nội vì Hà Nội nằm ở vĩ tuyến xa Xích Đạo hơn so với Huế và Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi nào càng xa Xích Đạo thì độ dài ngày đêm chênh lệch càng nhiều.

 
12 tháng 12 2023

thanks bạn nhé

 

2 tháng 1 2021

- "Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối". Từ trong thực tế hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa. - Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục TĐ nghiêng và hướng nghiêng ko đổi, ánh sáng Mt chỉ chiếu đc một nửa TĐ (do TĐ hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía MT nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam nân các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn).Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó đêm tháng 5 ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng" - Vào tháng 12( tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa MT nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó ngày ở tháng 10 ngắn đúng với lời nói " Ngày tháng 10 chưa cười đã tối".

29 tháng 10 2016

Câu 1:
1. Chuyển động tự quanh quay quanh trục của trái đất

a. Mô tả chuyển động
- Tự quay quanh mình đúng 1 vòng mất khoảng thời gian 24 giờ
- Hướng: Tây sang Đông
- Vận tốc lớn nhất ở xích đạo (464m/giây) giảm dần về 2 cực (2 cực: 0m/giây)
b. Hệ quả
- Ngày đêm diễn ra liên tục, nhiệt độ trái đất được điều hoà
-Mọi điểm ở vị trí khác nhau trên bề mặt Trái Đất có giờ khác nhau, giờ địa điểm
phía đông sớm hơn địa điểm phía Tây.
- Có cảm giác mặt trời và các tinh tú chuyển động biểu kiến.
- Sinh ra lực coriolis làm lệch hướng các chuyển động: Bắc bán cầu lệch phải,
Nam bán cầu lệch trái.
2. Chuyển động của trái đất quanh mặt trời
a. Mô tả chuyển động:
- Cách thức chuyển động: Tịnh tiến
- Quỹ đạo chuyển động: En-líp.
- Hướng chuyển động: Tây sang Đông.
- Thời gian chuyển động: Một vòng quỹ đạo mất 365 ngày 06 giờ.
- Khi chuyển động trục trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66độ33'
không đổi hướng
b. Hệ quả
- Chuyển động biểu kiến của mặt trời trong năm giữa 2 chí tuyến.
- Ngày đêm dài ngắn theo mùa ở 2 nửa cầu: mùa nóng ngày dài hơn đêm, mùa
lạnh đêm dài hơn ngày.
- Hai nửa cầu có mùa trái ngược nhau.
Câu 2:

– Kinh tuyến:
+ Đầu phía trên của đường Kinh tuyến là hướng Bắc.
+ Đầu phía dưới của đường Kinh tuyến là hướng Nam.
– Vĩ tuyến:
+ Đầu bên phải của vĩ tuyến là hướng Đông.
+ Đầu bên trái của vĩ tuyến là hướng Tây.
– Cơ sở xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào Kinh tuyến, Vĩ tuyến
– Có bản đồ không thể hiện các đường kinh tuyến và vĩ tuyến thì dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc rồi tìm các hướng còn lại.
Hinh 10. Các hướng chính và Hình 11. Tọa độ địa lí của điểm C
Câu 3:
- "Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối". Từ trong thực tế hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa.

- Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục TĐ nghiêng và hướng nghiêng ko đổi, ánh sáng Mt chỉ chiếu đc một nửa TĐ (do TĐ hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía MT nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam nân các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn).Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó đêm tháng 5 ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng"
- Vào tháng 12( tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa MT nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó ngày ở tháng 10 ngắn đúng với lời nói " Ngày tháng 10 chưa cười đã tối".

29 tháng 10 2016

1. Vận động tự quay quanh trục:
+ Đặc điểm:
~ quay từ tây -> đông ( ngược chiều kim đồng hồ )
~ thời gian tự quay quanh trục là 23h 56’04”.
~ vận tốc quay lớn nhất ở xích đạo và giảm dần về 2cực.
+ Hệ quả:
~ sự luân phiên ngày đêm do trái đất hình khối cầu và luôn được Mặt Trời chiếu sáng 1 nửa, sinh ra ngày đêm.
~ do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi trên bề mặt Trái đất đều được mặt trời chiếu sáng rồi chìm vào bóng tối -> sự luân phiên ngày đêm.
~ giờ trên trái đất và đường chuyển ngày quốc tế do trái đất hình khối
cầu, tự quay quanh trục nên các địa điểm thuộc kinh tuyến khác nhau có giờ khác nhau ( giờ địa phương )
~ giờ quốc tế: người ta chia Trái đất làm 24 múi giờ mỗi mũi giờ rộng 15* kinh tuyến. Giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế.
~ sự lệch hướng chuyển động của các vật thể:
lực làm lệch hướng là lực Côriôlic.
- Biểu hiện: Bắc bán cầu lệch về phía phải.
Nam bán cầu lệch về phía trái.
- Nguyên nhân: do vận động tự quay của trái đất từ tây -> đông với vận tốc khác nhau ở các vĩ độ.
- Lực Côriôlic tác động đến sự chuyển động các khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt Trái đất.

28 tháng 12 2018

Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.

- Từ ngày 21/3 – 22/6: bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng. Do vậy thời kì này, các địa điểm ở bán cầu Bắc sẽ có thời gian chiếu sáng lớn hơn (ngày dài hơn đêm)

=> “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” phù hợp với thời kì mùa nóng ở bán cầu Bắc.

- Ngược lại từ ngày 23/9 – 22/12 : là thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, nửa cầu Bắc không ngả về phía Mặt Trời nên có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng. Do vậy thời kì này các địa điểm ở bán cầu Bắc có thời gian chiếu sáng ngắn hơn (ngày ngắn hơn đêm)

=> “Ngày tháng mười chưa cười đã tối” phù hợp với thời kì mùa lạnh ở Bắc bán cầu.

 => Câu ca dao “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng / Ngày tháng mươi chưa cười đã tối“ là câu ca dao chỉ đúng ở bán cầu Bắc.

Đáp án: A

8 tháng 12 2016

câu 1:

do TĐ không đổi hướng nghiêng khi chuyển động nên có lúc TĐ ngả nửa cầu bắc,có lúc ngả nửa cầu nam về phía mặt trời

Câu 2:

Đây là hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa do vận động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời gây ra.

Ngày 22/6 ( Khoảng tháng 5 âm lịch) nửa cầu Bắc nghiêng về phía Mặt Trời nhiều nhất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc nhận được nhiều nhiệt nhất và thời gian ban ngày kéo dài nhất,thời gian ban đêm rất ngắn (Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng)

Tương tự như vậy, ngày 22 tháng 12( khoảng tháng 10 -11 âm lịch) bán cầu Bắc chếch xa mặt trời nhất nên có ngày rất ngắn (Ngày tháng 10 chưa cười đã tối)

10 tháng 12 2016

Câu 1:

vì trái đất nghiêng 23.5 độ so với mặt phẳng quỹ đạo nên trong quả trình chuyển động quanh mặt trời thì có thời gian nửa bán cầu bắc hướng về phía mặt trời, có thời gian nửa bán cầu Nam hướng về phía mặt trời. nửa nào hướng về mặt trời thì nửa đó là mùa hè, còn nửa kia là mùa đông.
Cứ kiếm đâu 1 quả bóng làm thí nghiệm thử sẽ rõ ngay

18 tháng 12 2016
Cái này là do sự chuyển động tịnh tiến của mặt trời đối với trái đất (xem lại sách giáo khoa về định nghĩa và tính chất!).
Tháng năm trong câu ca dao trên là tháng năm âm lịch, nhằm vào tháng 6 dương lịch, khi mà mặt trời đang trên đà di chuyển từ xích đạo lên chí tuyến Bắc. Các khu vực thuộc bán cầu Bắc có ngày dài và đêm ngắn, điều đó trái ngược với bán cầu Nam, đêm dài, ngày ngắn. Ngày 22-6 tức ngày hạ chí, mặt trời chiếu sáng vuông góc với vĩ độ 23.5 tức chí tuyến Bắc, các nước ở bán cầu Bắc có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm, điều này trái ngược với bán cầu Nam.
Sau đó, mặt trời lại di chuyển về hướng xích đạo. Ngày 23-9 hay Thu phân,mặt trời chiếu sáng vuông góc với đường xích đạo, các nơi trên trái đất có ngày và đêm dài bằng nhau. Sau đó, mặt trời di chuyển xuống phía Nam.
Tháng 10 âm lịch, nhằm vào tháng 11, 12 dương lịch, khi mà mặt trời đang di chuyển xuống bán cầu Nam. Các nước ở Bắc bán cầu có ngày ngắn, đêm dài, các nước ở Nam bán cầu có ngày dài và đêm ngắn. Ngày 22-12 hay đông chí, mặt trời chiếu vuông góc với vĩ tuyến 23.5 độ Nam tức chí tuyến Nam, khu vực bán cầu nam có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm, khu vực bán cầu Bắc có đêm dài nhất và ngày ngắn nhất trong năm. Sau đó mặt trời tiếp tục di chuyển lên xích đạo và tiếp tục chu kỳ chuyển động của mình.
18 tháng 12 2016

Cái này là do sự chuyển động tịnh tiến của mặt trời đối với trái đất (xem lại sách giáo khoa về định nghĩa và tính chất!).
Tháng năm trong câu ca dao trên là tháng năm âm lịch, nhằm vào tháng 6 dương lịch, khi mà mặt trời đang trên đà di chuyển từ xích đạo lên chí tuyến Bắc. Các khu vực thuộc bán cầu Bắc có ngày dài và đêm ngắn, điều đó trái ngược với bán cầu Nam, đêm dài, ngày ngắn. Ngày 22-6 tức ngày hạ chí, mặt trời chiếu sáng vuông góc với vĩ độ 23.5 tức chí tuyến Bắc, các nước ở bán cầu Bắc có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm, điều này trái ngược với bán cầu Nam.
Sau đó, mặt trời lại di chuyển về hướng xích đạo. Ngày 23-9 hay Thu phân,mặt trời chiếu sáng vuông góc với đường xích đạo, các nơi trên trái đất có ngày và đêm dài bằng nhau. Sau đó, mặt trời di chuyển xuống phía Nam.
Tháng 10 âm lịch, nhằm vào tháng 11, 12 dương lịch, khi mà mặt trời đang di chuyển xuống bán cầu Nam. Các nước ở Bắc bán cầu có ngày ngắn, đêm dài, các nước ở Nam bán cầu có ngày dài và đêm ngắn. Ngày 22-12 hay đông chí, mặt trời chiếu vuông góc với vĩ tuyến 23.5 độ Nam tức chí tuyến Nam, khu vực bán cầu nam có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm, khu vực bán cầu Bắc có đêm dài nhất và ngày ngắn nhất trong năm. Sau đó mặt trời tiếp tục di chuyển lên xích đạo và tiếp tục chu kỳ chuyển động của mình.

25 tháng 12 2016

minh sai minh sua lai

đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng

25 tháng 12 2016

là sao mình không hiểu ? oho

22 tháng 12 2021

c

22 tháng 12 2021

C

Tham khảo:

Câu tục ngữ chính là sự quan sát của người nông dân xưa về các hiện tượng tự nhiên của trời đất để đúc rút ra câu tục ngữ này. Câu tục ngữ nói về sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng. Cụ thể, đêm tháng năm rất ngắn, ngược lại thời gian của ngày vào tháng mười lại rất ngắn.

24 tháng 2 2022

hiện tượng chiếu ánh sáng của mặt trời theo tháng của trái đất và mặt trời :

- tháng năm ngày dài đêm ngắn

- tháng mười ngày ngắn đêm dài