K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

THAM KHẢO

CÂU 1:

- cấu trúc địa hình Bắc Mĩ được chia thành 3 khu vưc:

     + Dải núi Cooc-đi-e ở phía tây gồm các dãy núi chạy song song, xen giữa cao nguyên và sơn nguyên.

 

     + vùng trung tâm là đồng bằng, cao ở tây Bắc, thấp dần ở phía tây nam

     + Phía đông là miền núi già và các sơn nguyên hướng đông bắc- tây nam.

- Hệ thống Cooc-đi-e cao trung bình 3000-4000m. Các dãy núi và cao nguyên của hệ thống Cooc-đi-e chạy dọc bờ phía tây của lục địa Băc Mĩ.

 
23 tháng 3 2022

tham khảo

CÂU 1:

- cấu trúc địa hình Bắc Mĩ được chia thành 3 khu vưc:

     + Dải núi Cooc-đi-e ở phía tây gồm các dãy núi chạy song song, xen giữa cao nguyên và sơn nguyên.

 

     + vùng trung tâm là đồng bằng, cao ở tây Bắc, thấp dần ở phía tây nam

     + Phía đông là miền núi già và các sơn nguyên hướng đông bắc- tây nam.

- Hệ thống Cooc-đi-e cao trung bình 3000-4000m. Các dãy núi và cao nguyên của hệ thống Cooc-đi-e chạy dọc bờ phía tây của lục địa Băc Mĩ.

13 tháng 3 2021

Câu 1.

trình bày khái quát tự nhiên khu vực trung và nam mĩ

- S = 20,5 triệu km 2

- Trung và Nam Mĩ bao gồm:

eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri- bê và toàn bộ lục địa Nam Mĩ.

13 tháng 3 2021

Câu 1 :

- Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.

Khí hậu: Phần lớn trong môi trường nhiệt đới, sự phân hóa theo chiều Đông - Tây.

Địa hình: +Eo đất Trung Mĩ: nơi cuối cùng của dãy Cóocđie.

               + Quần đảo Ăngti: vô số đảo quanh biển Caribê.

- Khu vực Nam Mĩ.

Phía Tây:

+Cao nguyên đồ sộ nhất châu Mĩ, cao trung bình từ 3000 – 5000m, nhiều núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng.

+ Cảnh quan thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao rất phức tạp.

Ở giữa:

+  Gồm nhiều đồng bằng rộng lớn

+ Rừng rậm bao phủ, là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.

Phía Đông

+ Có các sơn nguyên hình thành lâu đời

+ Rừng rậm nhiệt đới ẩm.

Câu 2:

- Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.
- Khác nhau :
+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.
+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.
+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

13 tháng 3 2021

Câu 1

Bắc Mĩ

* Địa hình

Đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mỹ tương đối đơn giản gồm ba khu vực địa hình:

+ Phía Tây:

- Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ gồm nhiều dãy núi chạy song song, kéo dài từ A-la-xca đến eo đất Trung Mỹ, dài 9000km độ cao trung bình 3000-4000 mét, xen vào giữa là các cao nguyên, bồn địa.

- Miền núi Cooc-đi-e Hoa Kỳ có nhiều khoáng sản ( đồng, vàng, quặng đa kim, uranium…)

+ Ở giữa :

- Đồng bằng trung tâm rộng lớn, cao ở phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần phía Nam và Đông Nam, tựa như một lòng máng khổng lồ chạy từ Bắc xuống Nam, tạo điều kiện cho các khối khí lạnh ở phía Bắc và khối khí nóng ở phía Nam xâm nhập

- Trên đồng bằng có các hồ rộng (hệ thống Hồ Lớn ), nhiều sông ngòi (Mi-xi-xi-pi).

+ Phía Đông :

- Gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-do của Canada và dãy núi cổ A-pa-lát trên đất Hoa Kỳ độ cao trung bình dưới 1500 mét.

- Miền núi A-pa-lát có nhiều mỏ than, mỏ sắt trữ lượng lớn và tiềm năng thuỷ điện.

* Khí hậu

- Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
- Theo chiều kinh tuyến : lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.

Nam Mĩ

* Địa hình

- Địa hình Nam Mĩ chia làm 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
- Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi

* Khí hậu ; có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái đất

Câu 2

* Bắc Mĩ

Dân cư Bắc Mĩ phân bố không đều. Mật độ dân số có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây và phía Đông.

* Nam và Trung Mĩ

Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố không đều chủ yếu tập trung ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên; thưa thớt ở các vùng nằm sâu trong nội địa.

Xã hội:

- Tốc độ đô thị hoá nhanh nhất thế giới, tỉ lệ dân thành thị chiếm 75% dân số. Tuy nhiên, 35% - 45% dân đô thị phải sống ở ngoại ô, trong các khu nhà ổ chuột, với những điều kiện khó khăn.

- Các đô thị lớn: Xao Pao-lô, Ri-ô đê Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt Ai-rét.

- Tốc độ đô thị hoá nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Câu 3

*Nông nghiệp

có 2 hình thức sử dụng trong nông nghiệp
– Tiểu điền trang.
– Đại điền trang.
– Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lý. Nền nông nghiệp của nhiều nước còn sự lệ thuộc vào nước ngoài .

– Ngành trồng trọt:
+ Nông sản chủ yếu : cây Công nghiệp và cây ăn quả .
+ Một số nước phát triển lương thực (Nam Mĩ)
– Ngành trồng trọt mang tính độc cạnh do lệ thuộc vào nước ngoài.
– Phần lớn các nước Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực và thực phẩm.
+ Ngành chăn nuôi đánh bắt cá:
– Phát triển mạnh chăn nuôi bò thịt, bò sữa, cừu, lạc đà…
– Pê-ru có ngành đánh bắt cá biển với sản lượng cao trên thế giới.

*Công nghiệp

– Công nghiệp phát triển tương đối toàn diện là Braxin, Achentina, Chilê, Vê-nê-xu-ê-la.
– Các nước khu vực Anđét phát triển ngành công nghiệp luyện kim đen và màu.
– Các nước khu vực eo đất Trung Mĩ và vùng Caribê phát triển CN thực phẩm.
– Công nghiệp phân bố không đều.

 

 

19 tháng 2 2022

Tham khảo:

Câu 1:

- châu Mĩ là một lãnh thổ rộng lớn vì : 

  + có diện tích 42 km2km2 

  + trải dài trên rất nhiều vĩ độ từ vòng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam 

- châu Mĩ tiếp giáp với các biển và đại dương là  :

  + Đại Tây Dương

  + Bắc Băng Dương

  + Thái Bình Dương 

Câu 2:

- Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến. - Hệ thống Coóc-đi-e cao, đồ sộ ở phía tây, kéo dài 9000km, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên. ... - Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc-tây nam.

Câu 3:Dân cư ở Bắc Mĩ phân bố không đồng đều. Nếu như ở miền Nam và phía Đông dân cư đông đúc thì ở miền Bắc và phía Tây dân cư lại thưa thớt. Sở dĩ dân cư lại thưa thớt ở hai khu vực đó là do yếu tố điều kiện tự nhiên và thời tiết không thuận lợi. Ở miền Bắc thì có khí hậu lạnh giá, nhiều nơi đóng băng.

Câu 4:

Để đạt được sự phát triển đến trình độ cao như ngày hôm nay của nền nông nghiệp, cả Hoa Kì và Ca na đa đã có được những điều kiện thuận lợi để làm nền tảng. Đó là:

Có nhiều hồ rộng và sông lớn.Có diện tích đất nông nghiệp lớn.Có các trung tâm khoa học, ứng dụng công nghệ… số lượng máy nông nghiệp nhiều, chính sách trợ giá của Nhà nước.Phần lớn có khí hậu ôn đới và một phần cận nhiệt đới.Lao động có trình độ cao, khoa học – kĩ thuật tiên tiến.Dễ dàng cho việc cơ giới hoá, hoá học hoá trong sản xuất nông nghiệp.

Câu 5:

- Các ngành công nghiệp quan trọng của các nước Bắc Mĩ:

+ Hoa Kì: phát triển tất cả các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành kĩ thuật cao.

+ Ca-na-đa: hóa chất, luyện kim màu, khai thác lâm sản.

+ Mê-hi-cô: cơ khí, luyện kim, hóa chất, đóng tàu, lọc dầu.

- Biến đổi của sản xuất công nghiệp Hoa Kì trong những năm gần đây:

+ Những ngành công nghiệp gắn với các thành tựu công nghệ mới nhất được phát triển nhanh dẫn đến sự xuất hiện của "Vành đai Mặt Trời" ở phía tây và phía nam Hoa Kì.

+ Các ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, hóa chất, chế tạo ô tô,... phát triển ở các thành phố lớn của Ca-na-đa, Mê-hi-cô dưới sự đầu tư của các công ty đa quốc gia Hoa Kì.

+ Các ngành sản xuất máy tự động, ngành điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, sản xuất máy bay phản lực, tên lửa vũ trụ,... trở thành công nghiệp mũi nhọn của Hoa Kì.

Câu 6:

- Đất đai phần lớn nằm trong tay địa chủ và các công ti tư bản nước ngoài. Các đại điền chủ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.

- Người nông dân Trung và Nam Mĩ chỉ sở hữu những mảnh đất bé nhỏ, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.

Chính sự bất hợp lí này đã làm kìm hãm sự phát triển nông nghiệp, vì người dân không có điều kiện cải tiến kĩ thuật canh tác, bị lệ thuộc vào các đại điền chủ; trong khi trên diện tích lớn của đại điền chủ canh tác theo lối quảng canh, năng suất thấp. Nông nghiệp Trung và Nam Mĩ vừa xuất khẩu nông sản nhiệt đới, vừa nhập khẩu lương thực.

Câu 7:

- A-ma-dôn được coi là lá phổi xanh của thế giới; vùng dự trữ sinh học quý giá; nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông. - Nếu không đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn sẽ khiến môi trường ở A-ma-dôn bị hủy hoại dần, ảnh hưởng đến khí hậu khu vực và toàn cầu.

Câu 8:

Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực:

     + Là châu lục lạnh nhất, quanh năm nhiệt độ dưới 0oC.

     + Bề mặt lục địa bị băng bao phủ tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.

     + Thực vật không thể tồn tại.

     + Động vật: Chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo và một số loài chim biển.

Chúc em học giỏi

19 tháng 2 2022

Refer

1. 

*Lãnh thổ:

- Châu Mĩ có diện tích rộng 42 km².

- Trải nhiều trên nhiều vĩ độ. Từ cực bắc đến cận cực nam của Trái Đất.

Châu Mĩ giáp với những đại dương sau: - Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương. - Phía Tây giáp Thái Bình Dương. - Phía Đông giáp Đại Tây Dương.

2. 

Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến. - Hệ thống Coóc-đi-e cao, đồ sộ ở phía tây, kéo dài 9000km, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên. ... - Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc-tây nam.

3. Dân cư ở Bắc Mĩ phân bố không đồng đều. Nếu như  miền Nam và phía Đông dân cư đông đúc thì  miền Bắc và phía Tây dân cư lại thưa thớt. Sở dĩ dân cư lại thưa thớt  hai khu vực đó là do yếu tố điều kiện tự nhiên và thời tiết không thuận lợi.  miền Bắc thì có khí hậu lạnh giá, nhiều nơi đóng băng.

4. 

Điều kiện tự nhiên:

+ Diện tích đất nông nghiệp lớn. + Khí hậu ôn đới  cận nhiệt. + Nhiều hồ rộng  sông lớn, nguồn cung cấp nước dồi dào.

5. 

– Các ngành công nghiệp của Bắc Mĩ là : sản xuất máy tự động, công nghiệp điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, sản xuất máy bay, tên lửa,…

– Những biến đổi trong sản xuất công nghiệp của Hoa Kì:

+ Cuối thế kỉ XIX, Hoa Kì rất chú trọng phát triển các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo máy công cụ, hoá chất, dệt, … Hiện nay các ngành công nghiệp truyền thống đang bị sa sút dần và các ngành công nghiệp có công nghệ kĩ thuật cao đang được phát triển rất nhanh như : sản xuất máy tự động, công nghiệp điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, hàng không vũ trụ…

+ Về mặt lãnh thổ : Từ chỗ công nghiệp phân bố lập trung ở phía nam Hồ Lớn, vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương thì nay đang phát triển mạnh xuống phía nam và duyên hải Thái Bình Dương.

6. 

- Đất đai phần lớn nằm trong tay địa chủ và các công ti tư bản nước ngoài. Các đại điền chủ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.

- Người nông dân Trung và Nam Mĩ chỉ sở hữu những mảnh đất bé nhỏ, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.

Chính sự bất hợp lí này đã làm kìm hãm sự phát triển nông nghiệp, vì người dân không có điều kiện cải tiến kĩ thuật canh tác, bị lệ thuộc vào các đại điền chủ; trong khi trên diện tích lớn của đại điền chủ canh tác theo lối quảng canh, năng suất thấp. Nông nghiệp Trung và Nam Mĩ vừa xuất khẩu nông sản nhiệt đới, vừa nhập khẩu lương thực.

7. - A-ma-dôn được coi là lá phổi xanh của thế giới; vùng dự trữ sinh học quý giá; nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông. - Nếu không đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn sẽ khiến môi trường ở A-ma-dôn bị hủy hoại dần, ảnh hưởng đến khí hậu khu vực và toàn cầu.

8Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực: + Là châu lục lạnh nhất, quanh năm nhiệt độ dưới 0oC. + Bề mặt lục địa bị băng bao phủ tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.

TL: 

Câu 1: - Địa hình đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. - Nhiều khoáng sản thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp khái thác và công nghiệp chế biến khoáng sản. 

Câu 2: – Giống nhau: Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp. – Khác nhau: + Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên. 

k nhé 

HT

11 tháng 3 2022

Câu 1 : Địa hình và khoáng sản Trung và Nam Mĩ có thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế :

– Địa hình đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi.

– Nhiều khaosng sản thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp khái thác, công nghiệp chế biến.

Câu 2 :
– Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

– Khác nhau :

+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.

+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

8 tháng 4 2021

Gắt v

 

Câu 1. Trình bày khái quát về tự nhiên, kinh tế xã hội của Bắc Phi, Trung Phi và Nam PhiCâu 2. Trình bày vị trí, diện tích Châu Mĩ. Châu Mĩ có các chủng tộc nào?Câu 3. Bắc Mĩ chia thành mấy khu vực địa hình? Trình bày về hệ thống Cooc-đi-e? Bắc Mĩ có các đới khí hậu nào? Đới khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất? Trình bày các đặc điểm tự nhiên và môi trường tự nhiên Nam Mĩ.Câu 4. Dân số Bắc Mĩ có bao nhiêu người...
Đọc tiếp

Câu 1. Trình bày khái quát về tự nhiên, kinh tế xã hội của Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi

Câu 2. Trình bày vị trí, diện tích Châu Mĩ. Châu Mĩ có các chủng tộc nào?

Câu 3. Bắc Mĩ chia thành mấy khu vực địa hình? Trình bày về hệ thống Cooc-đi-e? Bắc Mĩ có các đới khí hậu nào? Đới khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất? Trình bày các đặc điểm tự nhiên và môi trường tự nhiên Nam Mĩ.

Câu 4. Dân số Bắc Mĩ có bao nhiêu người vào năm 2016? Mật độ dân số là bao nhiêu? Nêu mật độ dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên. Kể tên các đô thị lớn của Châu Mĩ.

Câu 5. Trình bày kinh tế Bắc Mĩ, Nam Mĩ: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ? Khối thị trường chung của Bắc Mĩ và Nam Mĩ

2. Bài tập 

Câu 1. Tính bình quân thu nhập đầu người của Nam Phi , biết dân số của Nam Phi là 43,6 triệu người ,  GDP là 113,247 triệu USD 

Câu 2. Tính bình quân lương thực theo đầu người của Hoa Kì, biết dân số của Hoa Kì là 288 triệu người, sản lượng lương thực là 325,31 triệu tấn

Câu 3. Tính mật độ dân số của Bắc Mĩ năm 2016, biết dân số Bắc Mĩ là 488,7 triệu người, diện tích là 20,3 triệu km2

Câu 4. Đọc bản đồ, lược đồ: xem trang 18 tập bản đồ địa lý 7 cho biết Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của Bắc Mĩ là bao nhiêu %?  Bắc Mĩ có bao nhiêu đô thị trên 20 triệu dân? Mật độ dân số của Canada là bao nhiêu người / km?

Các bạn ơi, giúp mình trả lời những câu hỏi trên nha.khocroi

2
8 tháng 3 2022

Đăng từng câu xem nào

8 tháng 3 2022

Câu 1. Trình bày khái quát về tự nhiên, kinh tế xã hội của Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi                                                                                    

DT
6 tháng 3 2022

Câu 1. Địa hình cấu trúc Bắc Mĩ gồm 3 khu vực:

- Phía Tây: Dãy Coocdie

- Ở giữa: đồng bằng Trung tâm.

- Phía Đông: Sơn nguyên và núi thấp.

DT
6 tháng 3 2022

Câu 2: Do tác động của dòng biển lạnh Pê-ru chạy ven bờ phía Tây.

7 tháng 3 2022

câu 1:

 

*Bắc phi :

+ Sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc – Nam và Tây – Đông.

   + Trong mỗi đới khí hậu đều có sự phân hóa theo chiều Tây - Đông.

   + Sự phân hóa khí hậu theo độ cao.

- Các vành đai khí hậu ở Bắc Mĩ: Hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

- Kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất.

* Trung Mĩ và Nam mĩ 

a. Khí hậu

- Các kiếu, đới khí hậu:

   + Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất.

   + Kiểu khí hậu xích đạo và cận xích đạo chiếm diện tích lớn.

 

- Nguyên nhân:

   + Lãnh thổ trải dài từ chí tuyến Bắc đến gần đầu vòng cực Nam.

   + Có hệ thống núi đồ sộ ở phía Tây.

b. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên

- Sự phân hóa của tự nhiên: Thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao.

- Các kiểu rừng và phân bố:

   + Rừng Xích đạo xanh quanh năm: Đồng bằng sông A-ma-zôn.

   + Rừng rậm nhiệt đới: Phía Đông eo đất Trung Mĩ và quần đảo ăng-ti.

 

   + Rừng thưa – Xavan: Phía Tây eo đất Trung Mĩ, Đồng bằng Ô-ri-nô-cô.

   + Thảo nguyên Pampa: Đồng bằng Pam-pa.

   + Hoang mạc, bán hoang mạc: Đồng bằng ven biển Tây An-đet và cao nguyên Pa-ta-gô-ni-a,…

 

> Trung và Nam Mĩ kéo dài từ phía bắc của chí tuyến Bắc đến 53054’ N (Chi lê) nên có đầy đủ các đới khí hậu từ xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới đến ôn đới.

> Tổng diện tích của Trung và Nam Mĩ là 20,5 triệu km2, còn diện tích của Bắc Mĩ khoảng 24,7 triệu km2 nên diện tích của Trung và Nam Mĩ nhỏ hơn diện tích tự nhiên của Bắc Mĩ.

>Rìa phía đông của sơn nguyên Bra-xin được xem là "thiền đường" của cà phê, nhờ nơi đây có khí hậu xích đạo nóng, ấm quanh năm và có đất đỏ màu mỡ phân bố tập trung thành nhiều vùng rộng lớn.

>Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nhiệt đới. Gió thổi thường xuyên là gió tín phong đông bắc.

câu 2:< Tham khảo >

 

 Một lãnh thổ rộng lớn

- Phạm vi lãnh thổ:

   + Diện tích 42 triệu Km2.

   + Lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến tận vùng cực Nam.

CÂU 3:

*Nói châu Mĩ là vùng đất của dân nhập cư, thành phần chủng tộc đa dạng vì:
- Những luồng di dân trong quá trình lịch sử đã góp phần hình thành một cộng đồng dân cư năng động và đa dạng ở châu lục này.
-Dân cư có nguồn gốc từ 5 nhóm sắc tộc và 3 nhóm lai.
-Người bản địa Người đa đỏ, Inuit, và Aleut.
-Gốc Châu Âu chủ yếu là người Tây Ban Nha, người Anh, , người Ý, người Bồ Đào Nha, người Pháp, ...
Gốc da đen châu Phi, chủ yếu là từ Tây Phi.
Người châu Á, bao gồm các nhóm Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.
Những người có nguồn gốc từ Trung Đông Mestizo, .Mulatto, ...
Dân cư châu lục này chủ yếu có nguồn gốc di cư từ nơi khác tới sinh sống và phát triển tại nơi đây.

câu 5:

Tập trung thành các dải đô thị, siêu đô thị.

- Phân bố đô thị:

+ Tập trung ở vùng đông bắc Hoa Kì ven Đại Tây Dương và phía nam Hồ Lớn.

+ Vào sâu nội địa mạng lưới đô thị thưa thớt, chủ yếu đô thị nhỏ

CÂU 6:

 

Đặc điểm nông nghiệp của Bắc Mỹ:
– Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao
– Phần lớn sản xuất Nông Nghiệp có sự phân hoá từ Bắc – Nam , Tây – Đông
Nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ:
– Điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến. có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn.
– Có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhờ đó đã phát triển được nền nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn.

– Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Hoa Kì có số máy nông nghiệp đứng đầu thế giới, lượng phân bón sử dụng đạt 500 kg/ha.
– Là những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu của thế giới.
​- Những nước đi đầu thực hiện cuộc Cách mạng xanh, đảm bảo được lương thực trong nước.

câu 7:

* Đặc điểm công nghiệp Bắc Mĩ:
- Phát triển cao hàng đầu thế giới, đặc biệt là Hoa Kì và Canađa.
- Công nghiệp chế biến giữ vai trò chủ đạo.
- Phân bố ven biển Caribê, ven Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.

CÂU 8:

Sự ra đời của hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mĩ có ý nghĩa:

– Tạo ra sức mạnh tổng hợp để  sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

– Tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ từ Hoa Kì, Ca-na-đa sang Mê-hi-cô.

– Tận dụng nguyên liệu, lao động của Mê-hi-cô.

7 tháng 3 2022

chia nhỏ ra mới có người giải nha bạn

Câu 1 Đặc điểm địa hình Nam Mĩ có gì giống và khác so với đặcđiểm địa hình Bắc Mĩ?Câu 2 So sánh hai hình thức trong sản xuất nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ?Câu 3: Khái quát tự nhiên, dân cu kinh tế xã hội khu vực Trung Phi.Câu 4 Đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mĩ đang để lại hậu quả nghiêm trọng. Em hãy giải thích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp để hạn chế hậu quả trên.Câu 5 Cho thông tin...
Đọc tiếp

Câu 1 Đặc điểm địa hình Nam Mĩ có gì giống và khác so với đặcđiểm địa hình Bắc Mĩ?

Câu 2 So sánh hai hình thức trong sản xuất nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ?

Câu 3: Khái quát tự nhiên, dân cu kinh tế xã hội khu vực Trung Phi.

Câu 4 Đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mĩ đang để lại hậu quả nghiêm trọng. Em hãy giải thích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp để hạn chế hậu quả trên.

Câu 5 Cho thông tin sau:

"Bản đảo A-la-xca và phía bắc Ca-na-đa là nơi dân cư thưa thớt nhất (mật độ dưới 1 người/km²). Nhiều nơi không có người sinh sống".

Dựa vào thông tin trên và kiến thức đã học, hãy cho biết:

a. Thông tin trên nói về đặc điểm dân cư của khu vực nào ở Bắc Mĩ?

b. Tại sao ở kha vực nây dân cưr lại quả thưa thớt như vậy

2
14 tháng 3 2022

Tham khảo

1. 

– Giống nhau: Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

– Khác nhau:

+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.

+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

2. 

- Đại điền trang thuộc sở hữu của các đại điền chủ, họ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.

 

- Quy mô của đại điền trang lên tới hàng nghìn hec ta, năng suất thấp do sản xuất theo lối quảng canh. Trong khi đó, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.

 

- Tiểu điền trang thuộc sở hữu của các hộ nông dân, có diện tích dưới 5 ha, phần lớn trồng các cây lương thực để tự túc.

3.

Khái quát tự nhiên

Có sự khác nhau giữa phía tây và phía đông

Đặc điểm

Phía Tây Trung Phi

Phía Đông Trung Phi

 

Địa hình

Chủ yếu là các bồn địa.

Có các sơn nguyên và hồ kiến tạo.

Khí hậu

Xích đạo ẩm và nhiệt đới.

Gió mùa xích đạo.

Thảm thực vật

Rừng rậm xanh quanh năm, rừng thưa và xa van.

Rừng rậm trên sườn đón gió, xa van công viên trên cao nguyên.

 Khái quát kinh tế – xã hội

- Dân cư: khu vực đông dân nhất Châu Phi, chủ yếu là người Bantu chủng tộc Nêgrôit, tín ngưỡng đa dạng.

 

- Kinh tế: Chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, trồng cây công nghiệp để xuất khẩu.

- Khó khăn: Đất đai thoái hoá, hạn hán, nạn châu chấu, giá nông sản và khoáng sản không ổn định.

4. Nguyên nhân:

Ở Mĩ La –tinh, do cuộc cải cách ruộng đất không triệt để => dân nghèo không có ruộng ồ ạt kéo ra thành phố tìm việc làm -> dẫn đến hiện tượng đô thị hóa tự phát.

Giải pháp:

- Tăng chất lượng sống cho nông thôn.

- Những người từ thành phố về nông thôn và tạo công ăn việc làm ở đó.

- ...

5. a) Nói về các khu vực thưa dân của Bắc Mĩ.

    b) có khí hậu lạnh giá, nhiều nơi đóng băng, không thích hợp cho người sinh sống.

14 tháng 3 2022

Tham khảo

1. 

– Giống nhau: Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

– Khác nhau:

+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.

+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

2. 

- Đại điền trang thuộc sở hữu của các đại điền chủ, họ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.

 

- Quy mô của đại điền trang lên tới hàng nghìn hec ta, năng suất thấp do sản xuất theo lối quảng canh. Trong khi đó, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.

 

- Tiểu điền trang thuộc sở hữu của các hộ nông dân, có diện tích dưới 5 ha, phần lớn trồng các cây lương thực để tự túc.

3.

Khái quát tự nhiên

Có sự khác nhau giữa phía tây và phía đông

Đặc điểm

Phía Tây Trung Phi

Phía Đông Trung Phi

 

Địa hình

Chủ yếu là các bồn địa.

Có các sơn nguyên và hồ kiến tạo.

Khí hậu

Xích đạo ẩm và nhiệt đới.

Gió mùa xích đạo.

Thảm thực vật

Rừng rậm xanh quanh năm, rừng thưa và xa van.

Rừng rậm trên sườn đón gió, xa van công viên trên cao nguyên.

 Khái quát kinh tế – xã hội

- Dân cư: khu vực đông dân nhất Châu Phi, chủ yếu là người Bantu chủng tộc Nêgrôit, tín ngưỡng đa dạng.

 

- Kinh tế: Chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, trồng cây công nghiệp để xuất khẩu.

- Khó khăn: Đất đai thoái hoá, hạn hán, nạn châu chấu, giá nông sản và khoáng sản không ổn định.

4. Nguyên nhân:

Ở Mĩ La –tinh, do cuộc cải cách ruộng đất không triệt để => dân nghèo không có ruộng ồ ạt kéo ra thành phố tìm việc làm -> dẫn đến hiện tượng đô thị hóa tự phát.

Giải pháp:

- Tăng chất lượng sống cho nông thôn.

- Những người từ thành phố về nông thôn và tạo công ăn việc làm ở đó.

- ...

5. a) Nói về các khu vực thưa dân của Bắc Mĩ.

    b) có khí hậu lạnh giá, nhiều nơi đóng băng, không thích hợp cho người sinh sống.