K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chép thuộc lòng bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh và trả lời câu hỏi sau:1.Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?2. Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một vài bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học?3.   Em hiểu như thế nào là “ Tức cảnh”?4.  Chỉ ra cách ngắt nhịp ở câu thơ thứ nhất và cho biết tác dụng của cách ngắt nhịp5,  Nêu những cách có thể hiểu về câu thơ thứ hai? Em chọn cách hiểu nào? Vì...
Đọc tiếp

Chép thuộc lòng bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh và trả lời câu hỏi sau:
1.Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
2. Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một vài bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học?
3.   Em hiểu như thế nào là “ Tức cảnh”?
4.  Chỉ ra cách ngắt nhịp ở câu thơ thứ nhất và cho biết tác dụng của cách ngắt nhịp
5,  Nêu những cách có thể hiểu về câu thơ thứ hai? Em chọn cách hiểu nào? Vì sao?
6.Vì sao Bác Hồ lại cảm thấy cuộc sống gian khổ ở hang Pác Bó “thật là sang”?
7. Trong phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay, qua bài thơ này, em học tập được điều gì ở Bác?
8.  Hãy viết  một đoạn văn diễn dịch khoảng ( 8-10 câu) nêu cảm nhận của em về cách dùng từ “ sang” trong câu thơ “ Cuộc đời cách mạng thật là sang” ?

 

 

1
31 tháng 3 2022

  "Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

    Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

    Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

    Cuộc đời cách mạng thật là sang."

Câu 1:

=> Sau 30 năm hoạt động cách mạng ở nước, tháng 2-1941 Bác trở về tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Khi đó, sống và làm việc trong một nơi có đièu kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này

Câu 2:

=> Bài thơ thuộc thể thơ "Thất ngôn tứ tuyệt"

=> Một vài bài thơ mà em đã học là: Sông núi nước Nam, Ngắm Trăng, Rằm tháng giêng, Xa ngắm thác núi lư,....

Câu 3:

=> Tức cảnh là ngắm cảnh mà có cảm xúc, nảy ra tứ thơ, lời thơ. (Khi Bác ngắm cảnh vật ở Pac Bó, Bác có cảm xúc, nảy ra ý thơ , lời thơ.)

Câu 4:

=> Cân đối: sáng-tối, ra- vào diễn tả nếp sống đã thành thói quen trong hoàn cảnh đặc biệt

Câu 5:

- Câu thứ hai là một nét cười đùa, cho biết thức ăn của con người ở sông suối thật đầy đủ, đầy đủ tới dư thừa.

- Câu thơ cũng có thể hiểu là sự gian khổ, thiếu thốn về vật chất của con người Cách Mạng.

- Em chọn cách hiểu thứ hai. Vì câu thơ này thực chất là nói lên sự vất vả, khổ cực của Bác khi ở Pác Bó, dù khó khăn nhưng Bác vẫn chịu đựng và tìm ra con đường Cách Mạng đúng dắn cho dân tộc Việt Nam

Câu 6: 

=> Tự do trong bài thơ “tức cảnh pác bó” với cảm hứng mất tự do trong “nhớ rừng”, từ đó lý giải vì sao hồ chí minh khẳng định “ cuộc đời cách mạng thật Ɩà sang”.

Câu 7,8 : Làm đoạn văn tự làm ạ 

31 tháng 3 2022

Cop ở đâu mà nhanh vậy em, câu 7,8 sao không làm giúp người ta luôn đi?

23 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống

Ví dụ: “Người lạc quan là người nhìn đâu cũng thấy đèn xanh còn người bi quan thấy khắp nơi chỉ toàn đèn đỏ... kẻ thực sự khôn ngoan thì mù màu” đây là câu nói của Albert Schweitzer. Câu nói thể hiện lên tinh thần lạc quan, lạc quan để cuộc sống tươi đẹp hơn. Chúng ta có lạc quan thì tinh thần mới sảng khoái, mới vui tươi làm việc. Đây là một yếu tố thúc đẩy là bước đà cho cuộc sống chúng ta tươi đẹp hơn.

II. Thân bài:

 

Bàn luận về tinh thần lạc quan

1. Lạc quan là gì?

- Lạc quan là thái độ sống

- Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra

- Lạc quan như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn.

2. Ý nghĩa của tinh thần lạc quan

- Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người

- Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn

- Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống

- Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc

4. Biểu hiện của tinh thần lạc quan

- Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra

- Luôn yêu đời

- Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra

3. Một số tấm gương về tinh thần lạc quan

- Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng

- Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống

- Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần lạc quan:

 

- Đây là một tinh thần rất tốt, giúp con người vượt qua số phận

- Bênh cạnh đó nó còn có những tác động xấu khi con người có tinh thần lạc quan thái quá.



 

Trong một bài thơ, cảnh rừng Việt Bắc hiện lên thật đặc sắc:Cảnh rừng Việt Bắc thật là hayVượn hót chim kêu suốt cả ngày………………………………..1.     Những câu thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8. Của tác giả nào? Hãy chép lại chính xác bài thơ đó.2.     Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?3.     Trong bài thơ, cụm từ “vẫn sẵn...
Đọc tiếp

Trong một bài thơ, cảnh rừng Việt Bắc hiện lên thật đặc sắc:

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
………………………………..

1.     Những câu thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8. Của tác giả nào? Hãy chép lại chính xác bài thơ đó.

2.     Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

3.     Trong bài thơ, cụm từ “vẫn sẵn sàng” có mấy cách hiểu? Em chọn cách hiểu nào? Vì sao?

4.     Bài thơ tưởng như nói chuyện hàng ngày ở Pác Bó nhưng lại kết thúc bằng một câu thơ đầy ý nghĩa: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Theo em, vì sao Bác Hồ lại thấy cuộc đời cách mạng đầy gian khổ ấy là sang?

5.     Dựa vào bài thơ em vừa chép, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu để làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của tác giả trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ, trong đó có sử dụng một câu phủ định được dùng với ý nghĩa khẳng định( gạch chân, chú thích rõ).

1
15 tháng 4 2020

1. Những câu thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ "Cánh rừng Việt Bắc" của Hồ Chí Minh. Bài thơ đó là:

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày,
Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay,
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.
Kháng chiến thành công ta trở lại,
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.

                   Hồ Chí Minh

2. Bác Hồ làm bài thơ trong hoàn cảnh đoàn cán bộ cách mạng đang hành trình đến địa điểm mới phải lội suối, trèo đèo, băng rừng, leo dốc, gánh nặng, đường xa, mệt mỏi, vất vả Bác Hồ cũng là người trong hoàn cảnh ấy nhưng ở Bác là một thái độ rất lạc quan, bài thơ có tác dụng động viên mình và động viên mọi người. Bài thơ còn chứng tỏ người làm thơ có tầm quan sát từ khái quát đến cụ thể trong bút pháp miêu tả rất sinh động. Câu thơ thứ 8 là một câu thơ đẹp. Nó như là thơ Đường của các cụ ngày xưa lại rất mới trong hiện thực của cách mạng Việt Nam thời kỳ đầu kháng chiến, rất mới trong tâm hồn lạc quan của người chiến sỹ cộng sản các hình ảnh trăng xưa, hạt cũ, xuân này vừa cũ lại vừa mới trong chuẩn mực của thơ ca. Người ta nói thơ của Bác Hồ vừa kế thừa, vừa canh tân, vừa truyền thống, vừa hiện đại thì bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc” là một minh chứng đầy thuyết phục.

3. 

Có 2 cách hiểu:

– Cách thứ nhất: chủ thể của “sẵn sàng ”là con người. Khi đó ý của toàn câu thơ sẽ là: dù phải tồn

tại trong hoàn cảnh khó khăn nhưng tinh thần vẫn không vì thế mà buông xuôi, mỏi mệt, trái lại vẫn rất tráng kiện, hăm hở trong công việc – “vẫn sẵn sàng”.

– Cách thứ hai: chủ thể của “sẵn sàng ”là “cháo bẹ, rau măng”. “Sẵn sàng ” ở đây có nghĩa là nhiều, là dư dả, là vẫn sẵn có đến mức dư thừa. Hiểu theo cách này, trong lời thơ như ẩn hiện một nụ cười hóm hỉnh, đùa vui. Nói khó khăn bằng bthơ như thế cho thấy bản lĩnh, khả năng chiến thắng mọi thử thách của hoàn cảnh của người c/sĩ CM. ở cách hiểu thứ 2, sự “sẵn sàng” của con người vẫn hiện diện nhưng là ẩn tàng trong cách nói vui đùa, hóm hỉnh. Cách hiểu này gần với phong cách của HCM hơn, bởi ở Người, cái bản lĩnh, sự vững vàng của người c/sĩ ít khi bộc lộ trực diện mà thường ẩn rất sâu trong lời thơ.

4. Qua bài thơ, một mặt, có thể thấy cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pác Bó thật gian khổ, nhưng mặt khác, lại thấy Người rất vui và tự hào, coi đó là "sang". Có thể giải thích điều đó như sau : Những ngày ở hang Pác Bó, tuy rất gian khổ, thiếu thốn nhưng Chủ tịch HỒ Chí Minh vẫn vui, vì sau ba mươi năm bôn ba khắp năm châu bốn bể tìm đường cựu nước, nay Người được trở về sống trên mảnh đất Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Đặc biệt, Bác Hồ còn rất vui vì Người tin rằng thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần. Ước mơ của Người sắp thành hiện thực. So với niềm vui đó thì những khó khăn gian khổ trước mắt trong sinh hoạt hằng ngày chẳng có nghĩa lí gì. Ngược lại, chúng lại trở thành sang trọng, vì đó là cuộc đời cách mạng. Với Bác, làm cách mạng, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, đáng tự hào. Hơn nữa, dường như trong con người của Hồ Chí Minh luôn sẵn có cái "thú lâm tuyền" (tức niềm ham thích được sống ở chốn suối rừng, được sống hoà hợp cùng với thiên nhiên cây cỏ). Bình sinh, Bác Hồ luôn cảm thấy vui thích mỗi khi được sống giữa suối rừng, hoà mình với thiên nhiên. Tháng 1 - 1946, Bác phát biểu với các nhà báo : “Cả đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muôn tột bậc là làm sao nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc, để câu cá, trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu không dính líu với vòng danh lợi”. Như vậy, được sông giữa “non xanh nước biếc” là sở nguyện, là ước mơ của Bác. Trong người chiến sĩ cách mạng vĩ đại ấy vẫn có một “khách lâm tuyền”, có cái “thú lâm tuyền” giống như những nhà nho xưa. Vui với suối rừng, lánh xa chốn danh lợi, thì cũng là vui với cái nghèo, không coi nghèo là khổ, mà trái lại, nghèo khổ mà cảm thấy hạnh phúc, giàu sang về tinh thần. Vì vậy mà Bác có cảm giác rất bằng lòng, tự hào với cuộc sống nghèo khó, gian khổ của cuộc đời cách mạng, cảm thấy nghèo mà sang. Qua bài thơ, có thể thấy Hồ Chí Minh là người yêu nước thiết tha, có tinh thần kiên cường phi thường, thường cười đùa trong khó khăn gian khổ, luôn ung dung tự tại, đồng thời, Bác còn là một con người có tâm hồn thanh cao, ưa thích cuộc sống hoà hợp với thiên nhiên, giống như các nhà nho xưa. 

5. Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng được thể hiện ở niềm vui, sự thích thú trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng: ngủ trong hang tối, ăn cháo bẹ rau măng, bàn làm việc là tảng đá chông chênh. Người chiến sĩ ở đây cảm thấy: Cuộc đời cách mạng thật là sang. Sang ở đây là sang trọng, tức là người chiến sĩ không những cảm thấy dồi dào, giàu có về vật chất mà còn cảm thấy sự cao quý, đáng kính trọng. Đó là sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị những khó khăn, gian khổ làm cho khuất phục. Đó cũng là cái giàu sang của một nhà thơ luôn tìm thấy sự hài hòa với tự nhiên, thư thái với thiên nhiên. Đó là tinh thần lạc quan, tin tưởng ở sự nghiệp cách mạng gian khổ nhưng sẽ giành thắng lợi. Tinh thần bài thơ được kết tinh và tỏa sáng ở từ sang cuối bài thơ.Hình tượng người chiến sĩ được khắc họa chân thực, sinh động với những gian khổ và thiếu thốn về vật chất nhưng lại giàu có về tinh thần (thể hiện trong giọng diệu vui đùa, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung). Tầm vóc người chiến sĩ trở nên lớn lao, tư thế trở nên uy nghi trong cuộc đời cách mạng cao đẹp. Bài thơ làm nổi bật hình tượng, cốt cách cao quý của lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại.

16 tháng 12 2021

Trong cuộc sống không tránh khỏi những khó khăn, trở ngại ngáng bước đường thành công của mỗi chúng ta. Những lúc như vậy, ý chí nghị lực của bản thân mỗi người có vai trò, ý nghĩa vô cùng qua trọng. Bàn về vấn đề này, Nguyễn Bá Học đã đúc kết: “Đường đi không khó vì ngăn sống cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” đã một lần nữa khẳng định giá trị của ý chí, nghị lực trong cuộc sống.
Để hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của câu nói, chúng ta cần phải hiểu nội hàm từng ý trong câu nói này là gì. Ngăn sông cách núi là cách nói hình ảnh để chỉ những khó khăn trong cuộc sống mà con người phải đương đầu, đối mặt. Lòng người ngại núi e sông chính là để diễn tả sự e dè, không dám vượt qua những thử thách, khó khăn. Họ là những con người không có ý chí, không có niềm tin về chính bản thân mình. Câu nói đã khẳng định, để vươn tới thành công con người không chỉ cần có năng lực không chỉ cần được bồi đắp về trí tuệ, học thức mà cần có một tư tưởng vững vàng, một ý chí quyết tâm cao độ, sẵn sàng đương đầu với mọi thách thức, chỉ khi ấy ta mới vươn đến thành công?
Ý chí nghị lực có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người. Vì sao vậy? Trước hết bởi, trong cuộc sống không phải lúc nào cũng có hoa hồng trải trên đường để ta tiến bước. Đi đến thành công ta phải băng mình qua biết bao chông gai, thử thách. Vậy nếu không có ý chí nghị lực, liệu có thấy được ánh sáng nơi cuối đường. Bởi vậy, mỗi người muốn vươn tới thành công, muốn thực sự trưởng thành thì chắc chắn phải là người kiên gan, bền chí, chấp nhận mọi khó khăn, gian khổ thậm chí cả sự hi sinh.
Ý chí nghị lực được thể hiện dưới rất nhiều dạng thứ khác nhau. Là có mục tiêu, lí tưởng rõ ràng. Là không từ bỏ những mục tiêu dự định mình đã đề ra. Là khi biết chấp nhận thất bại và đứn lên từ chính những thất bại đó.
Bác Hồ của chúng ta bôn ba tìm đường cứu nước quả thực không phải hành trình đơn giản. Có những lúc tưởng chừng như thất bại, vậy mà Bác không bỏ cuộc, quyết tâm đi đến cùng. Những gì Bác để lại chon gay hôm nay chính là thành quả to lớn của ý chí nghị lực mà thành. Nhận thực được điều đó, chính Bác cũng đã khẳng định:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Những nhà khoa học nổi tiếng thế giới như Newton, Anhxtanh,… cũng phải trải qua biết bao lần thí nghiệm thất bại mới đem đến những thành quả to lớn cho nhân loại. Nhà soạn nhạc thiên tài Mozart tuy bị điếc nhưng bằng tình yêu âm nhạc và sự kiên cường, ý chí nghị lực đã trở thành nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của mọi thời đại.
Bên cạnh những người có ý chí nghị lực lại có không ít người gặp khó khăn, trở ngại đã nản lòng. Hoặc không có niềm tin vào bản thân, nên công việc bê trễ, lí tưởng chỉ nằm mãi trong ước mơ mà không bao giờ thực hiện. Chính họ đang tự đánh mất tương lai của mình và kéo xã hội đi xuống.
Bản thân chúng ta là học sinh, trong học tập cũng gặp không ít khó khăn, bởi vậy cần có ý chí nghị lực kiên cường. Trau dồi tri thức hơn nữa, để sau này phát triển và xây dựng đất nước. Bởi chúng ta chính là mầm non tương lai, là động lực phát triển của xã hội sau này.

1) giới thiệu tập thơ" nhật ký trong tù" của chủ tịch HCM2) em hãy so sánh đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa và bản dịch thơ của bài thơ " đi đường"3) tìm và phân tích giá trị của phép điệp ngữ đc sử dụng nhiều lần trong bài thơ " đi đường" khoảng 12-15 câu4) trong tập thơ " nhật ký trong tù" có những câu thơ- sống ở trên đời người cũng vậygian nan rèn luyện mới thành...
Đọc tiếp

1) giới thiệu tập thơ" nhật ký trong tù" của chủ tịch HCM

2) em hãy so sánh đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa và bản dịch thơ của bài thơ " đi đường"

3) tìm và phân tích giá trị của phép điệp ngữ đc sử dụng nhiều lần trong bài thơ " đi đường" khoảng 12-15 câu

4) trong tập thơ " nhật ký trong tù" có những câu thơ

- sống ở trên đời người cũng vậy

gian nan rèn luyện mới thành công

- nghĩ mình trong bước gian truân

tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng 

a) những ý thơ trên giống với Ý thơ nào trong bài thơ " đi đường"

b) có thể rút ra bài học gì từ những câu thơ này

c) từ các câu thơ trên hãy viết thành một đoạn văn. Trong đoạn văn có sử dụng câu trần thuật để bộc lộ cảm xúc, câu trần thuật để thể hiện nghi vấn

0

Qua những bài thơ trên em thấy vị lãnh tụ của chúng ta là một người có tinh thần rất lạc quan, Bác luôn suy nghĩ theo chiều hướng tích cực. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào Bác cũng giữ được bình tĩnh, thích ứng được với ngoại cảnh. Ta còn thấy được ẩn chứa qua mỗi bài thơ là tình yêu thiên nhiên, đất nước; coi cảnh vật xung quanh như người bạn đồng hành trong những ngày gian khổ, những tâm tình yêu nước được Bác khéo léo đưa vào mỗi vần thơ. Hồ Chí Minh là người chiến sĩ với tâm hồn thi sĩ, một người lãnh tụ tuyệt vời của dân tộc.