K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2017

Câu 2: Ví dụ

+ KG đồng hợp trội: AA, BB, DD ...

+ KG hợp lặn: aa, bb, dd ...

+ KG dị hợp: Aa, Bb, Dd ...

Câu 1:

+ cấu tạo hóa học của ADN: được cấu tạo bởi các nu. 1 nu gồm

- 1 phân tử đường: C6H12O5

- 1 phân tử axit photphoric: H3PO4

- 1 bazo nito: A hoặc T, hoặc G hoặc X

+ Phần còn lại em xem lại trong SGK nha! Trong đó có hết rồi.

Thành phần hóa học: 

- ADN: C, H, O, N, P

- ARN: C, H, O, N, P

- Protein: C, H, O, N, P, S,... Cấu trúc: ADN: - Đơn phân là 4 loại nucleotit A, T, G, X. - Gồm 2 mạch kép song song xoắn ngược chiều nhau. - Các nu trên 1 mạch liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị, các nu trên 2 mạch liên kết với với nhau bằng liên kết Hidro. ARN: - Đơn phân là 4 loại nucleotit A, U, G, X - Gồm 1 mạch, các nu trên 1 mạch liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị, và có một số đoạn bổ sung cho nhau bằng liên kết Hidro. - Có 3 loại ARN: tARN, rARN và mARN. Protein: Nguyên tắc đa phân, - Đơn phân là các axit amin. - Có cấu trúc không gian đa dạng, tùy vào mỗi loại. - Có thể gồm nhiều chuỗi axit amin cấu tạo nên. Quá trình nhân đôi ADN:  Nhân đôi ADN là quá trình tạo ra hai phân tử ADN con có cấu trúc giống hệt phân tử ADN mẹ ban đầu. ... Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo các nguyên tắc: Nguyên tắc bổ sung: A – T, G – X. Nguyên tắc bán bảo toàn: trong mỗi phân tử ADN con thì một mạch là mới tổng hợp còn mạch kia là của ADN mẹ. Quá trình tổng hợp ARN : Diễn biến: – Khi bắt đầu, gen tháo xoắn tách dần 2 mạch đơn. – Các nuclêôtit trên mạch đơn vừa tác liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A với U, T với A, G với X, X với G. – Phân tử ARN được tạo thành tách khỏi gen, rời nhân đi ra chất tế bào để thực hiện sự tổng hợp prôtêin. + Nguyên tắc: Mạch đơn khuôn mẫu: quá trình tổng hợp ARN dựa trên một mạch đơn của gen làm khuôn mẫu. Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường thành cặp theo nguyên tắc: A với U, T với A, G với X, và X với G. ->’ Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mạch mARN Quá trình tổng hợp protein : Quá trình tổng hợp Protein diễn ra qua 2 giai đoạn: - Phiên mã (Tạo phân tử mARN) - Dịch mã (sinh tổng hợp Protein) + Khởi đầu: *Tiểu đơn vị bé của Riboxom bám vào mARN ở vị trí mở đầu *Phức hệ tARN-aa mở đầu gắn với mARN ở vị trí khởi đầu *Tiểu đơn vị lớn gắn với tiểu đơn vị bé của Riboxom tạo Riboxom hoàn chỉnh + Kéo dài: *Riboxom dịch chuyển 1 bộ ba trên mARN *Phức hệ tARN-aa1 gắn vào mARN theo nguyên tắc bổ sung * Tạo liên kết giữa aa mở đầu với aa1 ...Riboxom tiếp tục dịch chuyển + Kết thúc: Riboxom dịch chuyển đến vị trí bộ ba cuối cùng trên mARN, tách khỏi mARN. Chuỗi Polypeptit hoàn thiện Tách aa mở đầu khỏi chuỗi Polypeptit để tạo Chuỗi Polypeptit hoàn chỉnh Chuỗi Polypeptit biến đổi cấu trúc không gian tạo phân tử Protein mang hoạt tính sinh học

25 tháng 6 2017

c)

* Giống nhau:

- Nguyên tắc khuôn mẫu: Đều dùng mạch AND làm mạch khuôn để tổng hợp

- Nguyên tắc bổ sung: Là nguyên tắc cặp đôi giữa các bazonitric

* Khác nhau:

Tổng hợp ADN

Tổng hợp ARN

- Cả 2 mạch đơn của AND dùng làm khuôn tổng hợp 2 phân tử AND mới.

- Nguyên tắc bổ sung: A mạch khuôn liên kết với T môi trường

- Nguyên tắc bán bảo toàn: Trong mỗi phân tử AND con có một mạch AND mẹ còn mạch mới được tổng hợp.

- Chỉ 1 mạch trong 2 mạch của AND (một đoạn AND) làm khuôn tổng hợp ARN

- A mạch khuôn liên kết với T môi trường

- Không có nguyên tắc bán bảo toàn. Mạch ARN được tổng hợp mới hoàn toàn.

25 tháng 6 2017

d) - ARN được tổng hợp dựa trên nguyên tắc bổ sung và khuôn mẫu, do đó trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn ADN quy định trình tự các nuclêôtit trên mạch ARN.

Câu 1: Tính trạng lặn là tính trạng biểu hiện ở:A. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội.              C. cơ thể mang kiểu gen dị hợp.B. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp lặn.               D. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp.Câu 2: Hai trạng thái khác nhau của cùng một loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau được gọi là:A. cặp gen tương phản.                                    C. cặp tính...
Đọc tiếp

Câu 1: Tính trạng lặn là tính trạng biểu hiện ở:
A. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội.              C. cơ thể mang kiểu gen dị hợp.
B. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp lặn.               D. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp.

Câu 2: Hai trạng thái khác nhau của cùng một loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau được gọi là:

A. cặp gen tương phản.                                    C. cặp tính trạng tương phản.

B. hai cặp gen tương phản.                               D. cặp tính trạng thuần chủng tương phản.

Câu 3: Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở:
A. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội. 

B. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp lặn.                            

C. cơ thể mang kiểu gen dị hợp.

D. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp.

Câu 4: Theo cách gọi của MenĐen, yếu tố nằm trong tế bào quy định tính trạng của cơ thể là:

A. Cấu trúc gen.                                                                  B. Phân tử ADN.    

C. Nhiễm sắc thể.                                                                  D. Nhân tố di truyền.

Câu 5: Đối tượng nghiên cứu di truyền của Men Đen là:

A. ruồi giấm.                                                                     B. chuột bạch.

C. đậu Hà Lan.                                                                  D. đậu xanh.

Câu 6: Ví dụ nào sau đây là cặp tính trạng tương phản? 

A. Hạt nhăn và hạt trơn.                                                    B. Quả đỏ và quả tròn.

C. Hoa trắng và hoa mọc ở ngọn.                                      D. Thân cao và quả bầu dục.

Câu 7: Biến dị tổ hợp là:

A. sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P.

B. sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình giống P.

C. sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu gen giống P.

D. sự tổ hợp lại các gen của P làm xuất hiện kiểu hình giống P.

Câu 8: Nội dung của quy luật phân li độc lập là:

A. trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử.

B. khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ.

C. các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình thụ tinh.

D. các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.

Câu 9: Những đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là:

A. Kiểu gen    B. Tính trạng

C. Kiểu hình và kiểu gen    D. Kiểu hình

Câu 10: Hiện tượng di truyền được hiểu là:

A. Là hiện tượng con cái khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết

B. Là hiện tượng con cái sinh ra khác với tổ tiên nhưng giống nhau về nhiều chi tiết

C. Hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu

D. Là hiện tượng khác nhau về nhiều tính trạng của các thế hệ.

Câu 11: Phép lai nào sau đây tạo ra con lai đồng tính  (tức chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình)?

A. AaBB x Aabb    C. Aabb x aabb

B. AABb x AABb    D. AAbb x aaBB

Câu 12: Phép lai nào dưới đây được xem là phép lai phân tích của hai cặp tính trạng?

A. AaBb x aaBB.                                                 B. AaBb x aabb.

C. AaBB x AAbb.                                                D. AABB x AaBb.

Câu 13: Kiểu gen nào dưới đây là thuần chủng?

A. AABb.                                  B. AaBB.                        

C. AAbb.                                 D. aaBb.

Câu 14: Phép lai nào dưới đây được xem là phép lai phân tích?

A. Bb x bb.                                                             B. BB x Bb.

C. Bb x Bb.                                                            D. bb x bb.

Câu 15: Trong các phép lai sau, phép lai nào tạo nhiều loại kiểu gen nhất?

A. AA x AA.                                                           B. Aa x Aa.

C. AA x Aa.                                                            D. Aa x aa.

Câu 16: Ở đậu Hà lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh, khi cho giao phấn cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ KH ở F2  như thế nào?

A. 1 hạt vàng: 1 hạt xanh    B. 3 hạt vàng: 1 hạt xanh

C. 5 hạt vàng: 3 hạt xanh    D. 7 hạt vàng: 4 hạt xanh

Câu 17: Ở người gen A quy định da bình thường, gen a quy định da bệnh bạch tạng, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu bố có kiểu gen AA, mẹ có kiểu gen dị hợp Aa. Thì khả năng các con bị bệnh bạch tạng là

A. 0%            B. 25%            C.  50%            D. 100%

Câu 18: Ở người gen A quy định da bình thường, gen a quy định da bệnh bạch tạng, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu bố có kiểu gen Aa, mẹ có kiểu gen dị hợp aa. Thì khả năng các con bị bệnh bạch tạng là:

A. 0%            B. 25%            C. 50%            D. 100%

Câu 19: Ở cá chép, vây đỏ là trội hoàn toàn so với vây vàng. Cho cá chép vây đỏ thuần chủng lai với cá chép vây vàng, thu được F1 có kiểu hình như thế nào?

A. Toàn cá vây vàng                                          B. Toàn cá vây cam    

C. Toàn cá vây đỏ                                          D. Cá vây đỏ và cá vây vàng

Câu 20: Ở cà chua, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với a qui định quả vàng, gen B qui định quả tròn trội hoàn toàn so với b qui định quả dài. Cho giao phấn giữa 2 cây cà chua P được F1 có tỉ lệ kiểu hình là: 9 cây quả đỏ, tròn : 3 cây quả đỏ, dài : 3 cây quả vàng, tròn : 1 cây quả vàng, dài. Kiểu gen của P là:

A.                               B.         

C. AaBb x aaBb                          D. AaBb x AaBb

Câu 21: Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về:

A. số lượng, hình dạng , cấu trúc.

B. số lượng, trạng thái, cấu trúc.

C. số lượng, hình dạng, trạng thái.

D. hình dạng, trạng thái, cấu trúc.

Câu 22: Trong quá trình nguyên phân, NST đơn tồn tại ở những kỳ nào?

A.  Kỳ đầu, kỳ cuối.    C.  Kỳ trung gian, kỳ đầu.

B.  Kỳ sau, kỳ cuối.    D.  Kỳ giữa, kỳ sau.

Câu 23: Quá trình nguyên phân gồm có mấy kì?

A. 5 kì.

B. 6 kì.

C. 3 kì.

D. 4 kì.

Câu 24: Cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể thường được mô tả khi nó có dạng đặc trưng và quan sát rõ nhất ở kì nào?

A. Kì giữa.    

B. Kì đầu.

C. Kì sau.    

D. Kì cuối.

Câu 25: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở:

A. Tế bào sinh dưỡng.                            B. Tế bào sinh dục vào thời kì chín.

C. Tế bào mầm sinh dục .                       D. Hợp tử và tế bào sinh dưỡng.

Câu 26: Diễn biến cơ bản của giảm phân là:

A. NST nhân đôi 1 lần và phân ly 2 lần.

B. NST nhân đôi 2 lần và phân ly 1 lần.

C. NST nhân đôi 2 lần và phân ly 2 lần.

D. NST nhân đôi 1 lần và phân ly 1 lần.

Câu 27: Kết quả của quá trình phát sinh giao tử đực từ 1 tinh nguyên bào cho ra:

A. 1 tinh trùng.    

B. 2 tinh trùng.

C. 4 tinh trùng.    

D. 3 tinh trùng.

Câu 28: Kết quả của quá trình phát sinh giao tử cái từ 1 noãn nguyên bào cho ra:

A. 1 trứng và 1 thể cực    C.   4 trứng

B. 1 trứng và 3 thể cực    D.  1 trứng và 2 thể cực

 

Câu 29: Trong tế bào sinh dưỡng ở người, số cặp NST giới tính là:

 A. 1 cặp

 B. 2 cặp       

 C. 3 cặp       

 D. 4 cặp

Câu 30: Thực chất của quá trình thụ tinh là:

A. Sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng.

B. Sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội (n NST) thành 1 nhân lưỡng bội (2n NST).

C. Sự kết hợp của 2 bộ nhân lưỡng bội (2n NST).

D. Sự kết hợp của 2 tế bào sinh dục.

Câu 31: Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật là:

A. Sinh sản vô tính.    

B. Sinh sản nảy chồi.

C. Sinh sản sinh dưỡng.    

D. Sinh sản hữu tính.

Câu 32: Hình ảnh dưới đây thuộc kì nào của quá trình giảm phân?

A.  Kì đầu.

B.  Kì giữa.

C.  Kì sau.    

D.  Kì cuối

Câu 33: Giới tính của cơ thể được xác định chủ yếu do:

A.  cơ chế NST giới tính.

B.  ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong cơ thể.

C.  ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ngoài cơ thể.

D.  chuyển đổi giới tính trong quá trình phát sinh giao tử. 

Câu 34: Ở người 2n = 46. Sau giảm phân ở người nam tạo ra giao tử là:

A. 22A + X    B. 22A + Y

C. 22 A + X và 22A + Y    D. 44A + XX

Câu 35: Ở người, "giới đồng giao tử" dùng để chỉ:

A. Nam vào giai đoạn dậy thì    B. Người nữ

C. Người nam    D. Cả nam lẫn nữ

Câu 36: Hãy cho biết hình vẽ sau mô tả diễn biến của nhiễm sắc thể ở kì nào của quá trình phân bào? 

Description: C:\Users\Administrator\Desktop\Untitled22.png

A.  Kì sau của nguyên phân.  

B.  Kì giữa của giảm phân II

C.  Kì giữa của giảm phân I    

D.  Kì giữa của nguyên phân

Câu 37: Ruồi giấm có 2n = 8. Số NST đơn trong mỗi tế bào con sau nguyên phân là:

A.    16    B.   12    C.   4    D.  8

Câu 38: Điểm khác nhau cơ bản của quá trình giảm phân so với nguyên phân là:

A. Từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 4 tế bào con (n).

B. Từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con.

C. Trải qua kì trung gian và giảm phân.

D. Là hình thức sinh sản của tế bào.

Câu 39: Ở ruồi giấm, 2n= 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của quá trình nguyên phân. Số NST đơn trong tế bào đó là: 

A. 4.

B. 8.

C. 16.

D. 32.

[<br>]

Câu 40: Ở tinh tinh có 2n = 48. Số NST đơn trong mỗi tế bào con sau nguyên phân là:

A. 16    

B. 12    

C. 24    

D. 48

Câu 41: Ở củ cải, 2n = 18. Một tế bào củ cải đang ở kì sau của quá trình nguyên phân. Số NST đơn trong tế bào đó là: 

A. 9.

B. 18.

C. 36.

D. 72.

Câu 42: Có 10 tế bào sinh tinh đều tham gia giảm phân tạo thành giao tử. Số tinh trùng được tạo ra là: 

A. 10    

B. 20

C. 40    

D. 30

Câu 43: Có 32 tế bào sinh trứng đều tham gia giảm phân tạo thành giao tử. Số trứng được tạo ra là: 

A. 8    

B. 16     

C. 64        

D. 32 

Câu 44: Điều nào sau đây nói về chức năng của phân từ ADN là đúng nhất?

A. Cấu tạo nên enzim tham gia xúc tác các phản ứng hóa sinh trong cơ thể.

B. Tham gia điều hòa quá trình trao đổi chất.

C. Lưu giữ, bào quản và truyền đạt thông tin di truyền.

D. Là vật chất di truyền trung gian trong truyền đạt thông tin.

Câu 45: Theo mô hình của J.Oatxơn và F.Crick, mỗi chu kì xoắn của ADN gồm:

A. 20 cặp nuclêôtit, dài khoảng 34Å, đường kính vòng xoắn 20Å.

B. 10 cặp nuclêôtit, dài khoảng 34Å, đường kính vòng xoắn 20Å.

C. 10 nuclêôtit, dài khoảng 20Å, đường kính vòng xoắn 34Å.

D. 10 cặp nuclêôtit, dài khoảng 20Å, đường kính vòng xoắn 34Å.

Câu 46: Trong các nhận định sau, những nhận định nào không đúng?

(1) ADN được cấu tạo từ 5 nguyên tố chủ yếu là C, H, O, N, P.

(2) ADN gồm 1 mạch đơn, xoắn đều quanh một trục.

(3) ADN có chức năng lưu giữ, bào quản và truyền đạt thông tin di truyền.

(4) Các nucleotit giữa 2 mạch của ADN liên kết với nhau thành từng cặp: A – G, T – X.

A. (3), (4)                       

B. (2), (4)                     

C. (1), (2)                        

D. (2), (3)

Câu 47: Một đoạn gen B có số nucleotit loại A là 1200. Số nucleotit loại T trong gen trên là:

A.    1000.    B.   4080.    C.   2400.                                D.   1200.

Câu 48: Một mạch của đoạn ADN có trình tự các nuclêôtit như sau:

… A X G G G X T A X X X …

Mạch còn lại của đoạn ADN trên có trình tự là:

A.  … T G X X G G A T G G G…    

B.  … T G X X X G A A G G G…    

C.  … T G X X X G A T G G G…        

D.  … T G X X X G A T X G G…    

Câu 49: Một gen có chiều dài 5100 Å. Tính tổng số nuclêôtit của gen là:

A. 3000      

B. 2400

C. 3200    

D. 3600

Câu 50: Một gen có chiều dài 4080 Å. Tính tổng số nuclêôtit của gen là

A. 3000      C. 2400

B. 3200    D. 3600

0
10 tháng 4 2017
Đại phân tử Cấu trúc Chức năng
ADN (gen) Chuỗi xoắn kép. 4 loại nucleotit: A, T, G, X.

Lưu giữ thông tin di truyền

- Truyền đạt thông tin di truyền.

ARN Chuỗi xoắn đơn . 4 loại nucleotit: A, U, G, X.

Tryền đạt thông tin di truyền.

- Vận chuyển axit amin.

- Tham gia cấu trúc riboxom

Protein Một hay nhiều chuỗi đơn 20 loại axit amin

Cấu trúc các bộ phận của tế bào .

- Enzim xúc tác quá trình trao đổi chất.

- Hoocmon điều hòa quá trình trao đổi chất.

- Vận chuyển, cung cấp năng lượng.


10 tháng 4 2017

Bảng 40.4. Cấu trúc và chức năng của ADN, ẢN và protein

Đại phân tử Cấu trúc Chức năng
ADN (gen) Chuỗi xoắn kép. 4 loại nucleotit: A, T, G, X.

Lưu giữ thông tin di truyền

- Truyền đạt thông tin di truyền.

ARN Chuỗi xoắn đơn . 4 loại nucleotit: A, U, G, X.

Tryền đạt thông tin di truyền.

- Vận chuyển axit amin.

- Tham gia cấu trúc riboxom

Protein Một hay nhiều chuỗi đơn 20 loại axit amin

Cấu trúc các bộ phận của tế bào .

- Enzim xúc tác quá trình trao đổi chất.

- Hoocmon điều hòa quá trình trao đổi chất.

- Vận chuyển, cung cấp năng lượng.

14 tháng 3 2022

B

Cấu trúc ADN:ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải): 1 vòng xoắn có: – 10 cặp nuclêôtit. – Dài 34 Ăngstrôn – Đường kính 20 Ăngstrôn.

Điểm khác : ADN là cấu trúc trong nhân, các mạch liên kết theo quy tắc bổ sung A với T, G liên kết với X. ARN chỉ gồm một mạch polynucleotit, mạch này thẳng hay xoắn với số lượng ít hơn ADN lên đến hàng nghìn đơn phân. 4 đơn phân chính cấu thành ARN là:A, U, G, X; liên kết với nhau tại các điểm xoắn, A liên kết với U, G với X.

 

ARN đc tổng hợp dựa trên nguyên tắc : - Các loại ARN đều được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là ADN dưới tác động của enzim. - Quá trình tổng hợp ARN dựa trên một mạch đơn của gen.

 

 

25 tháng 12 2020

thank

25 tháng 12 2016
Đại phân tửCấu trúcChức năng
ADN (Gen)

- Chuỗi xoắn kép

- Gồm 4 loại Nu: A, G, T, X

- Các nu trên mỗi mạch đơn liên kết với nhau bằng lk hóa trị

- Các nu giữa hai mạch đơn liên kết với nhau bằng lk Hidro theo NTBS

- Lưu giữ thông tin di truyền

- Truyền đạt thông tin di truyền

ARN

- Chuỗi xoắn đơn

- Gồm 4 loại nu: A, U, G, X

- Các nu trên mỗi mạch đơn liên kết với nhau bằng lk hóa trị

- Truyền đạt thông tin di truyền

-Vận chuyển aa

- Tham gia cấu trúc Riboxom

Protein

- Một hay nhiều chuỗi xoắn đơn

- Gồm 20 loại axit amin

- Các aa liên kết với nhau bằng liên kết peptit

- Thành phần cấu trúc tế bào

- Xúc tác và điều hòa quá trình TĐC. Bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể

- Vận chuyển cung cấp năng lượng

 

26 tháng 12 2016

thanks you leuleu

Câu 52: Loại ARN có vai trò vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin làA. mARNB. tARN.C. rARN.D. ARN ti thểCâu 53: Cấu trúc nào dưới đây tham gia cấu tạo ribôxôm?A. mARNB. tARNC. rARND. ADNCâu 54: Quá trình tổng hợp ARN diễn ra chủ yếu trong:A. Màng tế bàoB. Nhân tế bàoC. Chất tế bàoD. Các ribôxômCâu 55: Trong 3 cấu trúc: ADN, ARN và prôtêin thì cấu trúc có kích thước nhỏ nhất là:A. ADN và ARNB. PrôtêinC. ADN và prôtêinD....
Đọc tiếp

Câu 52: Loại ARN có vai trò vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin là

A. mARN

B. tARN.

C. rARN.

D. ARN ti thể

Câu 53: Cấu trúc nào dưới đây tham gia cấu tạo ribôxôm?

A. mARN

B. tARN

C. rARN

D. ADN

Câu 54: Quá trình tổng hợp ARN diễn ra chủ yếu trong:

A. Màng tế bào

B. Nhân tế bào

C. Chất tế bào

D. Các ribôxôm

Câu 55: Trong 3 cấu trúc: ADN, ARN và prôtêin thì cấu trúc có kích thước nhỏ nhất là:

A. ADN và ARN

B. Prôtêin

C. ADN và prôtêin

D. ARN

Câu 56: Sự tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở đâu trong tế bào? 

A. Chất tế bào 

B. Nhân tế bào

C. Bào quan

D. Không bào

Câu 57: Tương quan về số lượng axit amin và nucleotit của mARN khi ở trong riboxom là: 

A. 3 nucleotit ứng với 1 axit amin

B. 1 nucleotit ứng với 3 axit amin

C. 2 nucleotit ứng với 1 axit amin

D. 1 nucleotit ứng với 2 axit amin

Câu 58: Sự tạo thành chuỗi axit amin diễn ra theo nguyên tắc nào? 

A. Nguyên tắc bổ sung

B. Nguyên tắc khuôn mẫu

C. Nguyên tắc bán bảo toàn

D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu

Câu 59: Chức năng của ADN là

A. mang thông tin di truyền

B. giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường

C. truyền thông tin di truyền

D. mang và truyền thông tin di truyền

Câu 60: Đơn vị cấu tạo nên ADN là

A. axit ribônuclêic

B. axit đêôxiribônuclêic

C. axit Amin

D. nuclêôtit

3
6 tháng 12 2021

Câu 52: Loại ARN có vai trò vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin là

A. mARN

➢B. tARN.

C. rARN.

D. ARN ti thể

Câu 53: Cấu trúc nào dưới đây tham gia cấu tạo ribôxôm?

A. mARN

B. tARN

➢C. rARN

D. ADN

Câu 54: Quá trình tổng hợp ARN diễn ra chủ yếu trong:

A. Màng tế bào

➢B. Nhân tế bào

C. Chất tế bào

D. Các ribôxôm

Câu 55: Trong 3 cấu trúc: ADN, ARN và prôtêin thì cấu trúc có kích thước nhỏ nhất là:

A. ADN và ARN

➢B. Prôtêin

C. ADN và prôtêin

D. ARN

Câu 56: Sự tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở đâu trong tế bào? 

➢A. Chất tế bào 

B. Nhân tế bào

C. Bào quan

D. Không bào

Câu 57: Tương quan về số lượng axit amin và nucleotit của mARN khi ở trong riboxom là: 

➢A. 3 nucleotit ứng với 1 axit amin

B. 1 nucleotit ứng với 3 axit amin

C. 2 nucleotit ứng với 1 axit amin

D. 1 nucleotit ứng với 2 axit amin

Câu 58: Sự tạo thành chuỗi axit amin diễn ra theo nguyên tắc nào? 

A. Nguyên tắc bổ sung

B. Nguyên tắc khuôn mẫu

C. Nguyên tắc bán bảo toàn

➢D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu

Câu 59: Chức năng của ADN là

A. mang thông tin di truyền

B. giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường

C. truyền thông tin di truyền

➢D. mang và truyền thông tin di truyền

Câu 60: Đơn vị cấu tạo nên ADN là

A. axit ribônuclêic

B. axit đêôxiribônuclêic

C. axit Amin

➢D. nuclêôtit

6 tháng 12 2021

52B

53C

54B

55B

56A

57A

58D

59D

60D