K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2018

Câu 1:

- Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có 4 cơ quan :

1. Các cơ quan quyền lực, đại diện của nhân dân

+ Quốc hội

+ HĐND tỉnh, thành phố

+ HĐND huyện ( quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh )

+ HĐND xã, phường, thị trấn

2. Các cơ quan hành chính nhà nước

+ Chính phủ

+ UBND tỉnh, thành phố

+ UBND huyện ( quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh )

+ UBND xã, phường, thị trấn

3. Các cơ quan xét xử

+ Tòa án ND tối cao

+ Tòa án ND tỉnh, thành phố

+ Tòa án ND huyện, quận

+ Các tòa án quân sự

4. Các cơ quan kiểm sát

+ Viện kiểm sát ND tối cao

+ Viện kiểm sát ND tỉnh, thành phố

+ Viện kiểm sát ND huyện, quận

+ Các viện kiểm sát quân sự

- Vì Quốc hội cho nhân dân bầu ra, đặt trách nhiệm lên cán bộ ở Quốc hội. Và Quốc hội có nhiệm vụ làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, làm Luật, sửa đổi Luật; quyết định các chính sách đối nội, đối ngoại. Những nguyên tắc cơ bản, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của nhân dân và bộ máy nhà nước.

Câu 2 :

- Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

-Vì nhà nước ta là của dân. Nhân dân đoàn kết, kề vai sát cánh để giữ lấy nền độc lập dân tộc. Do dân bầu chọn, tín nhiệm để bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Nhà nước đó lại do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ. Do đó, Người yêu cầu tất cả các cơ quan, nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Chỉ có một Nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát trên thực tế mới có thể là Nhà nước vì dân được. Đó là Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính.

Câu 3 :

- Đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị xã do nhân dân cấp đó bầu ra.

- Nhiệm vụ của nhân dân là :

Bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường, Đất nước ta đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức thể hiện những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen, phức tạp. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ đã làm gia tăng các loại tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao và làm phát sinh một số phương thức, thủ đoạn mới. Những vấn đề trên đặt ra nhiều yêu cầu mới trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi mỗi người dân đặc biệt là thế hệ trẻ cần nhận thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Với mỗi ngời dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên, thanh niên là lực lượng tri thức trẻ, năng động, sáng tạo, là trụ cột của nước nhà, có vai trò to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Mỗi người cần phải có suy nghĩ nhận thức đúng đắn, không bồng bột trong suy nghĩ và hành động, đặc biệt trong tiếp thu, học hỏi cái mới cần chọn lọc văn hóa cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Phải là một người có tránh nhiệm, nhiệt tình, niềm tin và sự hăng say trong mọi công việc, phấn đấu cho sự phát triển chung của xã hội và đất nước.

Phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, tránh mọi âm mưu, thủ đoạn của thế lực thù địch lợi dụng để tuyên truyền, tác động nhằm thay đổi nhận thức, hệ tư tưởng, đặc biệt là giới trẻ, trụ cột của Đất nước, thúc đẩy diễn biến hoà bình. Chúng hướng lái theo hướng tôn sùng chủ nghĩa tư bản, tôn sùng tự do, dân chủ. Chúng còn cho du nhập những văn hóa lai căng, làm lệch lạc lối sống, dần dần để họ đánh mất các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc để tác động tới mỗi người, khuyến khích lối sống thục dụng, hưởng thụ, tự do vô tổ chức. Diễn biến hòa bình làm phai nhạt lí tưởng cách mạng của mỗi người, lòng tin của họ vào Đảng, vào chủ nghĩa xã hội dần giảm sút, gây ảnh hưởng cho việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Do vậy, hãy thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để trở thành con người "vừa hồng, vừa chuyên" góp phần công sức đưa Đất nước tiến lên, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ hằng mong muốn.

Câu 4 :

- Ủy ban nhân dân do HĐND bầu ra và là cơ quan chấp hành nghị quyết của HĐND, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

- Một số việc em và gia đình em cần lên ủy ban để giải quyết :

+ Làm giấy khai sinh

+ Đăng ký kết hôn

+ Xác nhận làm chứng minh nhân dân

+ Quyền sử dụng đất

Câu 5 :

- Học sinh THCS không có quyền bỏ phiếu bầu cử. Công dân trên 18 tuổi mới có quyền bỏ phiếu.

CHÚC BẠN HỌC TỐT !

20 tháng 3 2022

20. Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được gọi là ?

A. Chính phủ.

B. Quốc hội.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Ủy ban nhân dân.

21. Cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội được gọi là ?

A. Chính phủ.

B. Quốc hội.

C. Hội đồng nhân dân.

D. Ủy ban nhân dân.

22. Để sửa đổi Luật Giáo dục, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định?

A. Chính phủ.

B. Quốc hội.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Ủy ban nhân dân.

19 tháng 4 2022

B

19 tháng 4 2022

b

Nhà nước ta là thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 do nhân dân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bộ máy Nhà nước ta do nhân dân bầu ra. (nhân dân bầu ra đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp). Nhà nước hoạt động vì lợi ích của nhân dân.

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
12 tháng 4 2021

Chính nhân dân là người bầu ra Quốc hội, quốc hội sẽ cử ra Chính Phủ. Vì vậy có thể nói "Quyền lực nhà nước là quyền lực của nhân dân, do nhân dân ủy thác cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước". Như vậy nhà nước là nhà nước của chính nhân dân, do nhân dân bầu ra, và vì nhân dân mà phục vụ. 

Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Thế nên nhân dân phải chịu trách nhiệm với mỗi lá phiếu của mình bầu ra.

7 tháng 6 2022

Câu 1:

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được xác định là bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước và mang tính thống nhất. Cơ cấu tổ chức gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra và các cơ quan, tổ chức khác được thành lập trên cơ sở các cơ quan quyền lực nhà nước này theo quy định của pháp luật hiện hành nhằm quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội tại địa phương.

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được thành lập và đặt dưới sự lãnh đạo và phục tùng tuyệt đối của cơ quan hành chính cấp trung ương, theo đó mà nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hành chính địa phương dựa trên cơ sở pháp luật được phân cấp nhằm thực hiện các chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.

Chính quyền địa phương ở nước ta được tổ chức thành ba cấp, đó là:

– Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

– Cấp huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh

– Cấp xã, phương, thị trấn

Tại mỗi cấp thì đều có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, trong đó:
– Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước được tổ chức tại địa phương, là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ xủa quần chúng nhân dân, do nhân dân địa phương bầu và và sẽ chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương

– Ủy ban nhân dân ở mỗi cấp sẽ trực tiếp do Hội đồng nhân dân bầu ra, đây được xác định là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm tiến hành hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật do cơ quan cấp trên ban hành, bao gồm cả nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Như vậy, có thể thấy cơ quan hành chính địa phương là một bộ phận hợp thành, gắn bó hữu cơ của chính quyền nhà nước thống nhất, là hình thức pháp lý thông qua đó nhân dân sẽ thực hiện được quyền làm chủ của mình tại địa phương.

Câu 2: Nhân dân rất vui mừng khi được sống tự do có bộ máy nhà nước được thể hiện rất rõ ràng 

Câu 3: 

Căn cứ theo quy định tại điều 114 Hiến pháp 2013 quy định:

“1. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”.

Như vậy có thể thấy câu trả lời cho câu hỏi Ủy ban nhân dân do cơ quan nào bầu ra thì ủy ban nhân dân là cơ quan do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu.

Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.

Nhiệm kỳ của Ủy ban nhân dân sẽ theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ Ủy ban nhân dân vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Ủy ban nhân dân khóa mới.

Ủy ban nhân dân họp thường kỳ mỗi tháng 1 lần. Ủy ban nhân dân họp bất thường trong các trường hợp sau đây: Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định; Theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp, đối với phiên họp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ; Theo yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số thành viên Ủy ban nhân dân.

Câu 4: Uỷ ban hành chính do Hội đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, đồng thời là cơ quan hành chính của Nhà nước ở địa phương.

Câu 5: Cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp là cơ quan viện kiểm sát nhân dân

Câu 6: Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước ta Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan chính phủ

Câu 7: Cơ quan quyền lực cao nhất là cơ quan Quốc hội

 

 

 

8 tháng 11 2018

Đáp án B

20 tháng 8 2018

Đáp án B

27 tháng 6 2017

Đáp án đúng : B

10 tháng 3 2019

Đáp án đúng : B

14 tháng 5 2019

Đáp án B