K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2023

- Khi tập luyện cường độ cao, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất năng lượng thông qua hô hấp hiếu khí để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho cơ thể.

- Tuy nhiên, với cường độ hô hấp hiếu khí cao, cơ thể có thể sẽ không thể cung cấp đủ lượng O2. Lúc này, hoạt động cơ bắp bắt đầu dựa vào con đường lên men lactate – một quá trình sản xuất năng lượng không cần O2. Con đường lên men lactate sinh ra lactic acid. Lượng lactic acid được sản sinh và tích lũy quá nhiều đã gây độc cho cơ.

4 tháng 6 2016

- Kháng nguyên: là chất lạ khi vào cơ thể có khả năng kích thích cơ thể tổng hợp chất đáp ứng miễn dịch (tức là hình thành kháng thể). Kháng nguyên có thể là chất lạ như protein lạ, chất độc thực vật, chất độc động vật (nọc rắn, nọc ong), các loại enzim, các chất có trọng lượng phân tử lớn hơn 10000 Dal, các cơ quan tử của tế bào.

- Kháng thể: Là các globulin trong máu người và động vật có khả năng liên kết đặc hiệu với kháng nguyên đã kích thích sinh ra nó. Mỗi loại tế bào limpho chỉ sản xuất ra một loại kháng thể.

- Vì cơ thể có hệ miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu. Chỉ khi nào hệ thống miễn dịch này bị suy giảm lúc đó cơ thể mới mắc bệnh

4 tháng 6 2016

- Kháng nguyên là một yếu tố lạ mà khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nên sự phản ứng để chống lại - những phản ứng đó được gọi là "sự đáp ứng miễn dịch" để tự bảo vệ. Ví dụ như Vi khuẩn gây bệnh, Virus gây bệnh, Độc tố của Vi khuẩn hoặc Vi nấm ...là những kháng nguyên đồng thời là mầm bệnh 
- Kháng thể là một yếu tố dịch thể được hình thành trong máu người sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên, có tác dụng chống lại kháng nguyên, làm mất khả năng gây bệnh của chúng - do vậy cơ thể nào có khả năng hình thành kháng thể càng mạnh thì khả năng miễn dịch chóng lại các bệnh nhiễm khuẩn càng cao . Tiêm Vac xin chính là biện pháp chủ động đưa Kháng nguyên (đã xử lý để không còn khả năng gây bệnh nhưng vẫn còn khả năng kích thích miễn dịch) vào cơ thể để giúp cơ thể tạo ra kháng thể phòng vệ , ngăn chặn sự gây nhiễm của VI khuẩn và Virus

Xung quanh và trên cơ thể chúng ta có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh mà chúng ta không bị mắc bệnh:

- Do cơ thể có cơ chế bảo vệ cơ thể đa lớp, giúp cơ thể ngăn ngừa được hầu hết các kháng nguyên gây hại thông thường. 
- Khi một kháng nguyên vào được trong cơ thể, các bạch cầu và đại thực bào sẽ nuốt trửng chúng. 
Kháng nguyên nào thoát được cửa ải thứ nhất này sẽ bị các tế bào tiết kháng thể chữ Y vô hiệu hóa các kháng nguyên. 
- Kháng nguyên nào lại tiếp tục thoát ra, gây đầu độc một tế bào nào đó, lúc đó tế bào lympho T sẽ truyền protein đặc hiệu, gây tiêu diệt tế bào nhiễm bệnh. 

Do hệ thống phòng thủ lợi hại thế, nên hầu như không có giặc kháng nguyên nào xâm nhập và gây hại được cho cơ thể.

22 tháng 3 2023

Khi bị tiêu chảy kéo dài, nước và các nguyên tố khoáng trong cơ thể sẽ bị thiếu hụt, do đó cần cung cấp thật nhiều nước và các chất điện giải để bù lại lượng nước và chất khoáng bị thiếu hụt đó.

28 tháng 11 2019

Lời giải:

Đặc điểm chung ở tất cả các loại vi khuẩn (sinh vật nhân sơ)

- Chưa có nhân chính thức

- Cơ thể chỉ có một tế bào.

- Kích thước nhỏ (1/10 kích thước tế bào nhân thực). Tế bào sinh trưởng nhanh, khả năng phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng nhanh.

Đáp án cần chọn là: B

22 tháng 3 2023

Quá trình giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật, đảm bảo duy trì bộ NST 2n đặc trưng cho loài:

- Giảm phân tạo ra các giao tử có bộ NST giảm đi một nửa (n). Sau đó, sự kết hợp của 2 giao tử (n) trong thụ tinh tạo thành hợp tử (2n), khôi phục lại bộ NST 2n đặc trưng của loài.

- Tế bào hợp tử 2n trải qua niều lần nguyên phân và biệt hóa tế bào phát triển thành cơ thể đa bào trưởng thành.

HN
Hương Nguyễn
Giáo viên
30 tháng 9 2021

1. Các nguyên tố chiếm tỉ lệ nhiều cấu tạo nên các đại phân tử trong cơ thể như ADN, ARN hoặc protein và các phân tử đường cần thiết cho quá trình tạo năng lượng cho cơ thể. Các nguyên tố vi lượng ít nhưng cần thiết và đảm bảo cơ thể phát triển ổn đinh,

2. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, đồng thời nước còn là môi trường của các phản ứng sinh hóa. Nếu không cónước, tế bào không thể tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.

22 tháng 3 2023

- Vùng nhiệt đới có nhiệt độ ấm thường dao động từ 20oC – 40oC và độ ẩm cao. Đây là điều kiện thích hợp cho sự phát triển của các vi sinh vật như các vi khuẩn, nấm,…

- Ngược lại, vùng ôn đới thường có nhiệt độ lạnh, độ ẩm thấp khiến kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn, nấm,…

→ Các bệnh do vi sinh vật gây ra (bệnh tả, nấm,…) dễ xuất hiện và phát triển thành dịch ở vùng nhiệt đới hơn so với vùng ôn đới. Đồng thời, thực phẩm và đồ dùng ở vùng nhiệt đới cũng rất nhanh bị hỏng nếu không được bảo quản đúng cách hơn.

9 tháng 10 2018

1. Người không tiêu hóa được Xenlulozơ vì trong hệ tiêu hóa của người không có enzim xenlulaza(dùng để thủy phân xenlulozơ) như ở các động vật ăn cỏ khác như trâu bò. Nhưng không vì vậy mà Xenlulozơ vô tác dụng, Xenlulozơ hay thường gọi là chất Xơ có vai trò rất quan trọng trong tiêu hóa. Nó giúp nhào trộn thức ăn trong dạ giày, giúp cho thức ăn ngấm đều dịch vị. Đồng thời Xenlulozơ cũng là THỨC ĂN của những vi sinh vật có lợi trong hệ tiêu hóa của chúng ta (chúng có khả năng tạo ra enzim xenlulaza để thủy phân Xenlulozơ). Vậy nên bạn cần ăn rau, bổ sung chất sơ để đảm bảo sự cân bằng của hệ vi sinh vật trong hệ tiêu hóa của bạn.
Ngoài ra bạn cần ăn nhiều rau xanh để cung cấp cho cơ thể những Vitamin cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh và cân bằng.

3.

Bởi vì như bạn biết rằng nước là chất rất đặc biệt, ở thể rắn, nước có thể tích lớn hơn ở thể lỏng. Mà trong rau quả, nước chiếm phần lớn, do đó khi để rau quả trong ngăn đá, nước trong rau quả trở thành dạng rắn --> tăng thể tích --> phá vỡ các cấu trúc của tế bào (dẫn đến phá vỡ tế bào). --> sau khi lấy ra khỏi ngăn đá, rau quả trở nên giập nát.

9 tháng 10 2018

1)

Trong cơ thể người không có enzyme xenllulolase nên không thể phân giải được xenllulozơ(tuy nhiên một số động vật có loại ênzyme này như con mối ăn gỗ,trâu bò...).tuy nhiên con người nên ăn nhiều rau xanh: nhóm rau xanh như rau cải, rau muống, rau xà lách, rau cần...; nhóm rễ củ như cà rốt, củ cải, su hào, củ đậu...; nhóm cho quả như cà chua, cà bát, cà pháo, dưa chuột...; nhóm hành gồm các loại hành, tỏi,.v.v...
vì (trong rau xanh có một lượng protid và lipid không đáng kể) chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất
pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau tươi còn có loại đường tan trong nước...đây là những chất vô cùng quan trọng cho sự sinh trưởng,phảttiênn và sinh sản của con người. 2) Đơn giản là do các yếu tố tự nhiên và yêu tố di truyền +Yếu tố tự nhiên là do: Ánh sáng nước ko khí, đất đai màu mỡ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây +Yếu tố di truyền là do: Con lai mang đặc tính của bố mẹ khác nhau 3)Không để rau quả trên ngăn đá của tủ lạnh vì:
-không còn quá trình hô hấp làm rau quả hỏng.
-không có quá trình oxy hóa các chất hữu cơ nên rau quả sẽ bị khô.
-làm giảm cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.
-nhiệt độ 2oC xuống 0oC sẽ làm nước trong rau quả đông thành đá, phá vỡ hết các tế bào của rau quả 4)Gió mang Oxy đến cho con người và lấy đi nhiệt lượng mà con người thải ra. Trong quá trình vận động để duy trì thân nhiệt cơ thể đã tỏa ra nhiệt lượng rất lớn mà quạt tạo gió đã lấy mất đi làm ta cảm thấy lạnh