K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2019

Cảnh có sự giao hòa giữa âm thanh, màu sắc, con người và cảnh vật:

- Màu sắc của mùa hè tươi sáng, rực rỡ: màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của sen

   + Cảnh vật hòa nhập với nhau, dưới ánh sáng của nắng vàng (lầu tịch dương)

- Âm thanh của sự sống: lao xao chợ cá, tiếng ve sầu (dắng dỏi cầm ve)

   + Tác giả lắng nghe âm thanh sự sống bằng tất cả sự tinh tế của bản thân

→ Bức tranh cảnh vật có sự giao hòa, kết hợp với âm thanh sự sống, hình ảnh con người khiến bức tranh ngày hè trở nên có hồn hơn

Vẻ đẹp của cảnh ngày hè bình dị, trong lành, gần gũi và ấm áp tình quê hương, con người xứ Việt.

7 tháng 5 2023

- Đoạn văn chọn:

“Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh... Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén mò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loại bò sát bốn chân, to hơn ngón chân cái kia, liền quật chiếc đuôi dài chạy tứ tán. Con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây. Con đeo trên tấm lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái”.

- Phân tích:

+ Yếu tố tự sự: Kể về hoạt động của các loài vật và hương thơm của hoa tràm lan ra, phảng phất khắp rừng.

+ Yếu tố miêu tả: Miêu tả tính chất của tiếng chim của màu sắc da con kì nhông, tính chất trong hành động của con Luốc,....

+ Phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam:

Thiên nhiên: trù phú, sinh động.

Con người: phóng khoáng, tự do.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Đoạn văn lời người kể chuyện có sự kết hợp giữa kể sự việc và miêu tả cảnh vật, thể hiện được phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam:

“Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh... Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén mò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loại bò sát bốn chân, to hơn ngón chân cái kia, liền quật chiếc đuôi dài chạy tứ tán. Con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây. Con đeo trên tấm lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái.”

- Phân tích:

+ Yếu tố tự sự: Kể về hoạt động của các loài vật và hương thơm của hoa tràm lan ra, phảng phất khắp rừng.

+ Yếu tố miêu tả: Miêu tả tính chất của tiếng chim của màu sắc da con kì nhông, tính chất trong hành động của con Luốc,....

+ Phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam: thiên nhiên: trù phú, sinh động; con người: phóng khoáng, tự do

Câu văn sau được tổ chức mạch lạc theo cấu trúc ngữ pháp của tiếng Việt (chủ ngữ – vị ngữ – bổ ngữ – thành phần phụ chú), đồng thời cũng đậm đà sắc thái biểu cảm và có tính hình tượng cụ thể. Hãy phân tích và làm sáng tỏ điều đó.   Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. ...
Đọc tiếp
Câu văn sau được tổ chức mạch lạc theo cấu trúc ngữ pháp của tiếng Việt (chủ ngữ – vị ngữ – bổ ngữ – thành phần phụ chú), đồng thời cũng đậm đà sắc thái biểu cảm và có tính hình tượng cụ thể. Hãy phân tích và làm sáng tỏ điều đó.   Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. (Anh Đức, Hòn Đất)tiếng Việt (chủ ngữ – vị ngữ – bổ ngữ – thành phần phụ chú), đồng thời cũng đậm đà sắc thái biểu cảm và có tính hình tượng cụ thể. Hãy phân tích và làm sáng tỏ điều đó.   Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. (Anh Đức, Hòn Đất)
3
20 tháng 10 2018

Câu văn được tổ chức mạch lạc, biểu cảm, có tính hình tượng cụ thể:

- Cách dùng quán ngữ tình thái: “biết bao nhiêu”

- Dùng từ ngữ miêu tả âm thanh, hình ảnh: “oa oa cất tiếng khóc đầu tiên”

- Dùng hình ảnh ẩn dụ: “quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị”

→ Câu văn được tổ chức một cách mạch lạc, tính chuẩn mực vừa có tính nghệ thuật cao.

à vậy à

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Hình ảnh: chợ cá, làng ngư phủ, lầu tịch dương

- Âm thanh: lao xao

⇒ Con người tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng bạn đọc vẫn có thể cảm nhận dấu hiệu sự sống – một cuộc sống bình dị, ấm êm. 

- Mối liên hệ giữa khung cảnh ấy với ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối.

+ Khung cảnh sinh hoạt của con người và mong ước “dân giàu đủ” có mối quan hệ chặt chẽ, thể hiện mong muốn của tác giả: ca ngợi cuộc sống ấm êm, giản dị của người dân và khát vọng nhân dân sẽ luôn được sống đầy đủ, hạnh phúc

17 tháng 4 2018

Bài ca là sự đối đáp của chàng trai và cô gái, cả hai cùng nói đùa việc trọng đại- cưới xin, lễ vật xin cưới

- Cách nói giàu hình ảnh, ý nghĩa bằng cách thách cưới không bình thường, đó là cách tự trào về cảnh nghèo khó của người lao động.

- Lời chàng trai: chàng trai có dự định to tát:

   + Toan dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò

   + Chàng trai muốn đám cưới linh đình

- Lời cô gái: thách cưới “một nhà khoai lang”

→ Lời dẫn cưới và thách cưới mang đầy tính hài hước, cợt đùa về cái nghèo của cả chàng trai, cô gái để họ ham sống, yêu đời và lạc quan hơn.

Bài ca sử dụng biện pháp nói quá, tương phản tạo tiếng cười dí dỏm, hài hước

   + Lối nói khoa trương : dẫn voi, dẫn trâu, bò- nhà khoai lang

   + Biện pháp đối lập giữa ước mơ với thực tế: thực chất nghèo nàn nhưng ước mơ một đám cưới linh đình.

   + Lối nói phủ định: dẫn voi sợ quốc cấm, dẫn trâu sợ họ máu hàn, dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân.

2 tháng 5 2017

1. Giá trị nội dung: Bình Ngô đại cáo nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc. Đó là những yếu tố quyết định thắng lợi vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

2. Giá trị nghệ thuật: Tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo lối kết cấu chung của thể cáo, lấy tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc làm cơ sở chân lí để triển khai lập luận. Mọi lí lẽ luôn gắn liền với thực tiễn bằng những dẫn chứng xác đáng. Tác giả đã kết hợp một cách tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật tạo nên một áng văn bất hủ. Bình Ngô đại cáo là bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc Việt Nam, một "áng thiên cổ hùng văn", một bản tuyên ngôn độc lập vừa có giá trị lịch sử to lớn vừa có giá trị văn chương đặc sắc mà ở đó tác giả đã kết hợp một cách tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 12 2023

- Các gam màu được sử dụng đều là những gam màu nóng (xanh của hoè, đỏ của thạch lựu, hồng của sen), kết hợp với âm thanh “lao xao” của chợ cá, “dắng dỏi” của ve đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên mùa hè rực rỡ, tràn đầy sức sống, tươi sáng cùng nhịp sống sôi động của con người.

16 tháng 10 2019

Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:

    + An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều bị lở.

    + Vua được thần Kim Quy giúp xây thành và cho vuốt để làm lẫy chế nỏ thần.

    + Nhờ nỏ thần, vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.

    + Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai

    + Vua mang con bỏ chạy, nhờ thần Kim Quy cứu và chém chết Mị Châu.

a) -Do sớm có ý thức giữ gìn đất nước, lo xây thành để chống giặc ngoại xâm mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ.

- Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá về nhà vua: biết ơn, ca ngợi công lao xây thành, chế nỏ để chống giặc giữ nước.

b) Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện qua các chi tiết:

- Vua đồng ý lời cầu hôn, gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy, lại cho Thủy ở rể. ⇒ Vua mơ hồ trước âm mưu muốn xâm chiếm Âu Lạc một lần nữa của kẻ thù.

- Khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai, vua không kiểm tra lại vũ khí để đến khi quân giặc kéo sát thành, phải mang Mị Châu bỏ chạy. ⇒ Vua chủ quan khinh địch, không có cái nhìn sáng suốt với tình thế.

c) Qua các chi tiết sáng tạo, nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm:

    + Chi tiết vua nghe theo lời kết án của thần Kim Quy, rút gươm chém Mị Châu: gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng, dám hy sinh tình cảm cha con thiêng liêng để giữ tròn bổn phận với đất nước.

    + Các chi tiết liên quan đến Mị Châu:

Phê phán thái độ mất cảnh giác, quá xem trọng tình cảm cá nhân của Mị Châu.

Giải thích nguyên nhân, xoa dịu nỗi đau mất nước một cách nhẹ nhàng.