K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 6 2017

Cồn 75 độ có tác dụng sát khuẩn mạnh nhất.

Nhưng trên thị trường chỉ có cồn 70 độ bởi nó dễ pha, dễ chưng cất hơn so với 75 độ, tốc độ bay hơi cũng chậm hơn nên giữ được lâu hơn.

trên 75 độ cồn thì do đậm đặc nên tốc độ tủa protein quá nhanh, làm cho vi khuẩn vô tình hình thành lớp nha bào khiến cồn không thể ngấm sâu vào bên trong để tiêu diệt hoàn toàn. Cho nên cồn 90 độ dùng để đốt khử trùng thiết bị, dụng cụ chứ không dùng để rửa vết thương.

1 tháng 12 2017

- Cồn 75o có thể dễ dàng thấm vào thành tế bào của vi khuẩn, gây đông tụ protein trong tế bào, từ đó làm vi khuẩn chết.

- Còn cồn 90o thì làm cho thành tế bào của vi khuẩn bị đông lại, ngăn cản sự thẩm thấu của cồn vào bên trong tế bào vi khuẩn. Vì vậy mà cồn 90o không có tác dụng diệt khuẩn.

21 tháng 3 2017

3C2H5OH + K2Cr2O7 + 4H2SO4 → 3CH3CHO + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 7H2O

2,16.10–5 ←7,2.10–6

→ 2ml HT có 2,16.10–5 thì 1000ml (1 lít) HT có 2,16.10–5.500.46 = 496,8mg C2H5OH Vậy người ngày không vi phạm qui định tham gia giao thông

15 tháng 9 2017

Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết. Thực tế là cồn 75o có khả năng sát trùng là cao nhất.

25 tháng 4 2023

"Không có lửa làm sao có khói"

Đó là một câu tục ngữ rất nổi tiếng trong Văn học Việt Nam. Có lẽ không ai trong chúng ta là chưa được nghe câu nói này, kể cả là trong học tập, trong công việc, trong cuộc sống, hay thậm chí là trong truyện và cả phim ảnh nữa... Đã gọi là tục ngữ thì đương nhiên cũng có thể xem đây là những thứ tinh tuý đã được đúc kết lại trong quá trình lịch sử của ông cha ta - những thế hệ đi trước. Về độ chính xác của nó thì có lẽ không ai có thể phủ nhận được. Nhưng, đó là khi mà chúng ta chưa được học môn Hoá học...
Theo Hoá học, không phải cứ có lửa thì sẽ có khói, và ngược lại, có khói chưa chắc thì đã cần lửa. Chúng ta có thể xem xét một số ví dụ mà có thể các bạn đã biết và đã được học. NH3 tác dụng với HCl sẽ tạo thành NH4Cl - đây là một loại khói trắng (chỉ trông giống khói trắng thôi vì thực chất thì nó lại là tinh thể chứ không phải là các phân tử khí), và lẽ dĩ nhiên, chúng được sinh ra nhờ phản ứng hoá học chứ đâu cần lửa nhỉ?... Chưa hết, còn một chất mà các bạn đã được học, xenlulozo trinitrat, đây là một chất dễ cháy, nổ mạnh và không sinh ra khói trong quá trình bị đốt, chúng còn được ứng dụng để làm thuốc súng không khói. Vậy... có phải đây chính là ví dụ về việc có lửa mà lại không có khói không nhỉ?
Vậy, liệu có phải, tổ tiên chúng ta đã sai lầm khi nói như vậy? Hay là do... thời đó chưa được học Hoá học nên tổ tiên của chúng ta chưa biết nhỉ? Có thể lắm chứ? Nhưng mình thì lại không nghĩ như vậy, muốn xem tổ tiên của chúng ta có sai hay không, chúng ta nên xét mục đích của câu nói này và tính ẩn dụ đằng sau nó... Hay nói đúng hơn, là xét theo góc nhìn Văn học.
Theo Văn học, có lẽ ai chúng ta cũng hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ "Không có lửa làm sao có khói" rồi đúng chứ nhỉ? Thực chất, ông cha ta chỉ muốn nhắn gửi thông điệp đến chúng ta rằng mọi việc trên đời đều có nguyên do của nó, chẳng có thứ gì tự nhiên sinh ra, mà đó là một quá trình để biến nó trở thành như vậy. Vì vậy, khi gặp một vấn đề nào đó, ta không nên vội vàng đưa ra phán xét, mà phải suy nghĩ, tìm hiểu nguyên do của vấn đề đó, suy rộng ra đa chiều để có thể nhìn nhận một cách đúng đắn. Và có lẽ, từ câu tục ngữ này chúng ta cũng có thể suy ngẫm một cách nghiêm túc về những vấn đề sâu xa hơn được suy ra từ nó... Mà mình tin rằng mỗi người sẽ có một cảm nhận khác biệt so với những người khác đúng không nào? 
Như vậy, rõ ràng câu tục ngữ "Không có lửa làm sao có khói" không hề sai nếu chúng ta nhìn theo góc nhìn Văn học, và tất nhiên nếu chúng ta xét theo mục đích của câu tục ngữ, thì rõ ràng đây là một thông điệp được đúc kết mà ông cha ta muốn gửi cho chúng ta thông qua một hình ảnh dễ thấy và dễ hiểu. Việc nhìn nhận nó theo góc nhìn đa chiều, về Văn học, về Hoá học,... là một điều rất tốt và thú vị vì nó cho chúng ta nhìn thấy được cách nhìn khác nhau về một sự việc. Tuy nhiên, đó không phải là lý do để chúng ta bảo rằng câu tục ngữ này chưa đúng chỉ vì nhìn qua góc nhìn của những lĩnh vực khác, bởi vì suy cho cùng, đó chỉ là một hình ảnh ẩn dụ để ông cha ta dạy cho chúng ta về cuộc sống, chứ không phải là dạy cho chúng ta về khoa học. Vì vậy, mình vẫn thấy nhìn theo góc nhìn Văn học, góc nhìn của cuộc sống sẽ hay hơn nhiều nếu ta gặp những câu tục ngữ như thế này...
Cảm ơn cô và các bạn đã đọc, lâu rồi em mới viết văn lại nên có thể nhiều chỗ chưa được hay, mong mọi người thông cảm ạ...

Theo góc độ của hóa :

Thí nghiệm của dân chuyên Hóa như sau: “NH3 + HCl => NH4Cl, phản ứng này tạo ra khói trắng hoàn toàn không cần tới lửa. Cụ thể khi lấy một ít xenlulozo nhúng với HNO3, sử dụng H2SO4 đặc làm chất xúc tác với điều kiện dùng ông sinh hàn hồi lưu.

Theo góc độ của văn :

Câu thành ngữ “Không có lửa làm sao có khói” muốn nói rằng mọi chuyện xảy ra trên đời này đều có nguyên nhân của nó, không có tự nhiên mà thế này hay thế kia. Đó là Văn học nhận định còn Hóa học thì có gì đó không đúng. Điển hình như trên mạng nhiều người lan truyền cho nhau một phản ứng hóa học không có lửa cũng có khói

24 tháng 1 2022

Các muối HCO3 và HSO3 là muối có tính lưỡng tính nên có thể tác dụng với cả Axit và Bazo ở nhiệt độ thường, không cần điều kiện. Còn tác dụng với muối, sản phẩm sau phản ứng phải có kết tủa, khí hoặc nước.

18 tháng 3 2021

- Cồn 70o có thể dễ dàng thấm vào thành tế bào của vi khuẩn, gây đông tụ protein trong tế bào, từ đó làm vi khuẩn chết.

- Còn cồn 90o thì làm cho thành tế bào của vi khuẩn bị đông lại, ngăn cản sự thẩm thấu của cồn vào bên trong tế bào vi khuẩn. Vì vậy mà cồn 90o không có tác dụng diệt khuẩn

- Hãy rửa tay thường xuyên để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh

 

26 tháng 4 2023

có đầy trên mạng mà

 

26 tháng 4 2023

không biết đừng chat