K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 6 2017

Trả lời:

- Đất: feralit diện tích rộng.

- Khí hậu: cận nhiệt thuận lợi cho cây chè (là cây cận nhiệt đới).

- Thị trường tiêu dùng rộng lớn :

+ Trong nước: chè là thức uống truyền thống của nhân dân ta.

+ Thế giới: chè là thức uống ưa thích của nhiều nước trên thế giới. Thương hiệu chè Mộc Châu, Tuyết, Tân Cương được nhiều nước ưa chuộng, nhất là thị trường EU, Nhật Bản và Bắc Mĩ.

Căn cứ vào hình 18.1, xác định địa bàn phân bố các cây công nghiệp lâu năm: chè, hồi.

- Cây chè: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn, Yên Bái.

- Cây hồi: Lạng Sơn.

Nhờ những điều kiện thuận lợi gi mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước?

- Đất: feralit diện tích rộng.

- Khí hậu: cận nhiệt thuận lợi cho cây chè (là cây cận nhiệt đới).

- Thị trường tiêu dùng rộng lớn.

+ Trong nước: chè là thức uống truyền thống của nhân dân ta.

+ Thế giới: chè là thức uống ưa thích của nhiều nước trên thế giới. Thương hiệu chè Mộc Châu, Tuyết, Tân Cương được nhiều nước ưa chuộng, nhất là thị trường EU, Nhật Bản và Bắc Mĩ.

2 tháng 9 2017

- Cây chè: Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn, Yên Bái.

- Cây hồi: Lạng Sơn.

28 tháng 5 2019

- Phần lớn diện tích là : Đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác thích hợp cho cây chè phát triển.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Vì vậy ở vùng núi cao có khả năng phát triển cây công ngiệp cận nhiệt (chè).

- Thị trường tiêu dùng rộng lớn.

- Chè là thức uống truyền thống của nhân dân ta và cũng là thức uống ưa thích của nhiều nước trên thế giới.

30 tháng 10 2019

a)- Những cây công nghiệp lâu năm trồng được ở cả hai vùng là: cà phê, chè.

- Những cây công nghiệp lâu năm nào chỉ trồng được ở tây Nguyên mà không trồng được ở Trung du miền núi Bắc Bộ: cao su, điều, hồ tiêu.

b)- Cây chè:

      + Trồng chủ yếu ở trung du và miền núi Bắc Bộ, diện tích 67,6 nghìn ha, chiếm 68,8% diện tích chè cả nước; sản lượng 47,0 nghìn tấn, chiếm 62,1% sản lượng chè, búp khô cả nước.

      + Tây Nguyên: diện tích 24,2 nghìn ha, chiếm 24,6 %v diện tích chè cả nước; sản lượng 20,5 nghìn tấn, chiếm 27,1 sản lượng chè và búp khô cả nước.

- Cà phê:

      + Trồng chủ yếu ở Tây Nguyên, diện tích 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích cà phê cả nước; sản lượng 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê nhân cả nước.

      + Ở trung du và miền núi Bắc Bộ cà phê chỉ mới trồng thử nghiệm tại một số địa phương với quy mô nhỏ.

1 tháng 4 2017

a) Sự khác nhau về tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng Tây Nguyên - Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Về quy mô sản xuất:

- Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm (năm 2001): Tây Nguyên lớn gấp hơn 9 lần Trung du và miền núi Bắc Bộ. Trong tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Tây Nguyên chiếm 42,9%, Trung du và miền núi Bắc Bộ ch! chiếm 4,7%

- Các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên có quy mô lớn hơn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Về cơ cấu cây công nghiệp lâu năm:

- Tây Nguyên: chủ yếu là cây nhiệt đới, Trung du và miền núi Bắc Bộ: chủ yếu là cây cận nhiệt

- Cây công nghiệp lâu năm chủ lực của Tây Nguyên là cây cà phê, cây công nghiệp lâu năm chủ lực của Trung du và miền núi Bắc Bộ là cây chè

b) Giải thích:

Cơ cấu cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng khác nhau do:

+ Tây Nguyên có khí hậu cận xích dạo (trừ các cao nguvên cao), thích hợp để phát triển các cây công nghiệp nhiệt đới

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có nền địa hình cao và có mùa đông lạnh, thích hợp để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới

1 tháng 4 2017

Bảng 30.1.Tình hình sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ, năm 2001

a) Hãy nêu sự khác nhau về tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng: Tây Nguyên - Trung du và miền núi Bắc Bộ

b) Giải thích vì sao có sự khác nhau trong cơ cấu cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng

Trả lời

a) Sự khác nhau về tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng Tây Nguyên - Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Về quy mô sản xuất:

- Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm (năm 2001): Tây Nguyên lớn gấp hơn 9 lần Trung du và miền núi Bắc Bộ. Trong tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Tây Nguyên chiếm 42,9%, Trung du và miền núi Bắc Bộ ch! chiếm 4,7%

- Các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên có quy mô lớn hơn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Về cơ cấu cây công nghiệp lâu năm:

- Tây Nguyên: chủ yếu là cây nhiệt đới, Trung du và miền núi Bắc Bộ: chủ yếu là cây cận nhiệt

- Cây công nghiệp lâu năm chủ lực của Tây Nguyên là cây cà phê, cây công nghiệp lâu năm chủ lực của Trung du và miền núi Bắc Bộ là cây chè

b) Giải thích:

Cơ cấu cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng khác nhau do:

+ Tây Nguyên có khí hậu cận xích dạo (trừ các cao nguvên cao), thích hợp để phát triển các cây công nghiệp nhiệt đới

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có nền địa hình cao và có mùa đông lạnh, thích hợp để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới


1 tháng 1 2020

      + Đất bazan khá màu mỡ và đất xám bạc trên phù sa cổ, thuận lợi phát triển cây công nghiệp quy mô lớn.

      + Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, thuận lợi cho việc trồng nhiều loại cây công nghiệp nhiệt đới cho năng suất cao và ổn định

      + Tài nguyên nước khá phong phú, đặc biệt là hệ thống sông Đồng Nai

      + Nguồn nhân lực khá dồi dào, Người dân có tập quán và kinh nghiệm sản xuất công nghiệp.

      + Nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp

      + Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ nông nghiệp tương đối hoàn thiện. Đã xây dựng được nhiều công trình thủy lợi, phục vụ nông nghiệp (Công trình thủy lợi Dầu Tiếng trên thượng nguồn sông Sài Gòn (tỉnh Tây Ninh), dự án thủy lợi Phước Hòa (Bình Dương – Bình Phước); có nhiều trạm, trại nghiên cứu sản xuất giống cây công nghiệp, có các cơ sở sản xuất, tư vấn, và bán các sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu, giao thông vận tải phát triển)

      + Thị trường xuất khẩu lớn.

      + Có các chương trình hợp tác đầu tư với nước ngoài về phát triển cây công nghiệp.

1 tháng 4 2017

- Vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước:

+ Cây công nghiệp lâu năm:

• Cao su: chiếm 65,6% diện tích và 78,9% sản lượng so với cả nước.

• Cà phê: chiếm 8,1% diện tích và 11,7% sản lượng so với cả nước.

• Hồ tiêu: chiếm 56,1% diện tích và 62,0% sản lượng so với cả nước.

• Điều: chiếm 71,1% diện tích và 76,2% sản lượng so với cả nước.

+ Cây công nghiệp hàng năm: (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá) và cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít, vú sữa,...) cũng là thế mạnh của vùng.

- Các điều kiện thuận lợi:

+ Đất đai (đất xám, đất đỏ badan) có diện tích rộng, ở trên bề mặt địa hình bán bình nguyên lượn sóng thuận lợi cho trồng cây công nghiệp theo quy mô lớn.

+ Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm thuận lợi cho nhiều loại cây công nghiệp khác nhau.

+ Người dân có tập quán và kinh nghiệm sản xuất cây công nghiệp.

+ Thị trường xuất khẩu ổn định và ngày càng mở rộng.

1 tháng 4 2017

- Vị trí địa lí:
+ Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, tất cả các tỉnh của vùng đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
+ Vị trí tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Bàng sông Cửu Long, những vùng giàu tiềm năng kinh tế, với mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy khá thuận lợi cho việc mở rộng đến các vùng. Phía Tây Campu chia với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng nhưu Mộc Bài, Xa Mát. Phía đông giáp biển, vùng biển giầu tiềm năng phát triển du lịch
- Tài nguyên thiên nhiên:
+ Đông Nam Bộ có trữ lượng dầu khí lớn, việc khai thác và chế biến dầu khí đòi hỏi phải phát triển các hoạt động dịch vụ kèm theo
+ Vườn quốc gia Cát Tiên, khu sinh quyển Cần Giờ, nguồn nước khoáng Bình Châu là những tiềm năng quan trọng để phát triển hoạt động dịch vụ du lịch
- Các điều kiện kinh tế- xã hội
+ Dân đông, thu nhập bình quân đầu người cao tạo thị trường rộng lớn để phát triển dịch vụ
+ Đã xây dựng được hệ thống cơ sở vất chất kĩ thuật nhất định phục vụ sự phát triển của các ngành dịch vụ
+ Các ngành kinh tế phát triển đã thúc đẩy các hoạt động dịch vụ sản xuất và phục vụ nhu cầu phát triển
+ Vùng thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất nước ta

Những điều kiện thuận lợi giúp Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước là: Đất đai (đất xám, đất đỏ badan) có diện tích rộng, ở trên bề mặt địa hình bán bình nguyên lượn sóng thuận lợi cho trồng cây công nghiệp theo quy mô lớn.

28 tháng 4 2021

Những điều kiện thuận lợi giúp Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước là: Đất đai (đất xám, đất đỏ badan) có diện tích rộng, ở trên bề mặt địa hình bán bình nguyên lượn sóng thuận lợi cho trồng cây công nghiệp theo quy mô lớn.

29 tháng 6 2019

Hướng dẫn: Đánh giá các điều kiện về tự nhiên: đất, khí hậu, nước, ...

Trả lời:

   - Tài nguyên khí hậu: Cận xích đạo nóng ẩm: giàu nhiệt ẩm, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng nhanh, phát triển quanh năm. Số giờ nắng cao thuận lợi cho phơi sấy.

   - Tài nguyên đất: Tập trung diện tích đất badan, đất xám lớn thích hợp để trồng cây công nghiệp lâu năm.

   - Tài nguyên sinh vật: Rất phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng và chọn giống.

b. Khó khăn:

   - Tài nguyên nước: thiếu nước vào mùa khô.

   - Đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

 

NG
26 tháng 10 2023

Câu 1: Vùng Đông Nam Bộ trở thành vùng trồng cây công nghiệp lớn của cả nước nhờ những điều kiện thuận lợi như sau:

- Khí hậu ấm áp và mưa đều đặn: Đông Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới với mùa mưa đều đặn, điều này rất thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp như cao su, cacao, hạt điều, và cây lúa.

- Đất phù hợp cho nông nghiệp: Đất ở vùng này thường có độ phì nhiêu tốt và phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành nông nghiệp công nghiệp.

- Mạng lưới sông ngòi và hệ thống tưới tiêu: Vùng Đông Nam Bộ có nhiều sông ngòi và hệ thống tưới tiêu phát triển, giúp cải thiện khả năng sản xuất cây trồng và nâng cao hiệu suất nông nghiệp.

NG
26 tháng 10 2023

Câu 2: Vùng Đông Nam Bộ phát triển mạnh kinh tế biển vì:

- Vị trí địa lý gần biển: Vùng này có bờ biển dài, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản và du lịch biển.

- Các cảng biển quan trọng: Các cảng biển như Vũng Tàu, Cần Thơ, và TP.HCM là cửa ngõ quan trọng cho vận chuyển hàng hóa và thương mại quốc tế, giúp kích thích phát triển kinh tế biển.

- Ngành công nghiệp dầu khí: Các nguồn tài nguyên dầu khí ngoại khơi cũng tạo cơ hội phát triển lớn cho kinh tế vùng Đông Nam Bộ.