K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2017

Trong mạch kể xưng tôi là người kể chuyện: Người ấy tự giới thiệu là họa sĩ. Chúng ta có thể nghĩ rằng người kể chuyện ở đây không ai khác là nhà văn Ai-ma-tốp.

Trong mạch kể xưng chúng tôi vãn là người kể chuyện trên nhưng lại nhân danh là"cả bọn con trai ngày trước" và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai

Chúc bạn học tốt😇

22 tháng 10 2017

Thanks nhieu☺

8 tháng 10 2017

+ Đoạn trên nói đến hai cây phong trên đồi cao, vào năm học cuối cùng của bọn trẻ chạy ào ào lên phá tổ chim trong dịp nghỉ hè.

+ Đoạn dưới nói đến « thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng » mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi cao trên cành cao.

Như vậy, tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên của thời thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho người kể và bọn trẻ ngất ngây.

13 tháng 10 2017

có phải câu trả lời đung ko

9 tháng 5 2019

a,Mieu ta

b,Dang tim

c,Sự khác nhau giữa run vô căn và run do Parkinson

d. Câu truyện về người ăn xin là một thông điệp ngắn và ý nghĩa. Nội dung xoay quanh cuộc đối thoại giữa một người đàn ông ăn xin già, với bộ dạng thương tâm, đôi mắt đỏ hoe, giữa tiết trời lạnh giá, đôi mắt ông giàn giụa, và đôi môi tái nhợt đi vì lạnh. Bộ dạng thảm hại đó càng toát lên qua trang phục của ông, sự tơi tả, thiếu thốn vô cùng tội nghiệp. Một người đi tới, khi đó ông chìa tay ra xin. Nhưng không may, người đó lại chẳng còn gì trong người, không tiền, không khăn tay, không gì hết. Người ăn xin già vẫn ở đó, đợi chờ, hi vọng một điều gì đó sẽ giúp lấy mình. Ta còn đang tưởng như câu truyện sẽ là một nỗi buồn dành cho người ăn xin ấy. Nào ngờ, người qua đường chìa bàn tay và nắm lấy đôi bàn tay đang run rẩy vì lạnh của ông lão. Tự nhiên ta thấy cảm động, ta hiểu đó là một sự quan tâm, một sự cảm thương sâu sắc giữa người qua đường ấy với ông lão ăn xin tội nghiệp đang chịu lạnh. Đôi tay nắm lấy, và người qua đường ấy có nói: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.” Vậy đấy, một tấm lòng nhân hậu, nếu không có gì thì sao? Tại sao người đó lại phải xin lỗi một ông lão ăn xin già, một người dưng trên đường, một người chưa từng mang ích gì cho cuộc sống của mình. Nhưng rồi, ông lão đáp lại: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.”

Cuộc sống luôn đầy rẫy những khó khăn, và không phải ai cũng may mắn được sinh ra một gia đình có hoàn cảnh khá giả. Vì vậy, hãy biết quan tâm chia sẻ nhiều hơn tới cộng đồng. Vun đắp cho mình một nhân cách, tấm lòng đẹp, đó quả là một điều đáng quý, cảm ơn câu truyện về người ăn xin, đã dạy cho ta một bài học nhân văn vô giá.

30 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Những lời giả dối cay độc của bà cô xúc phạm tới mẹ Hồng thể hiện ở:

- Lời hỏi lần thứ nhất: “Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?... Nét mặt khi cười rất kịch, giọng nói rất cay độc. => Gợi dậy nỗi đau của chú bé, để nói xấu về người mẹ.
- Lời hỏi thứ hai: “Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?” => Mỉa mai, chế giễu mẹ cậu bé, dù biết rằng mẹ cậu rất nghèo khổ nhưng vẫn cố tình nói mỉa.
- Lời nói lần thứ ba: “Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa và thăm em bé chứ!” 

=> Nhận xét:

Những câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mật rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười “rất kịch” của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu. Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót. Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: “Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”. Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.

Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ. Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ”Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ… ơi!”. Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả. Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve. Trong giây phút này, Hồng như sống trong “tình mẫu tử” hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào. Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi – Hồng không nghĩ đến nó nữa… Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng

27 tháng 9 2017

1.

Hồi kí là một thể loại thuộc loại hình kí kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến… Người viết hồi kí chỉ tiếp nhận và ghi chép phần hiện thức mà tác giả nhìn rõ hơn cả dựa trên cơ sở những ấn tượng và hồi ức riêng trực tiếp của mình. Hơn nữa, bản thân người viết hồi kí luôn luôn được mô tả trình bày ở bình diện thứ nhất.

27 tháng 9 2017

2.

Chất trữ tình của một tác phẩm thường được toát lên từ các phương diện: đối tượng, nội dung và phương thức thể hiện. Có thể phân tích chất trữ tình của đoạn trích Trong lòng mẹ qua những mặt cụ thể sau:

- Đối tượng, nội dung thể hiện:

+ Tình huống và nội dung câu chuyện.

+ Dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng. Trong quá trình diễn biến này, mọi cảm xúc (nỗi xót xa tủi nhục, lòng căm giận sâu sắc, quyết liệt, tình yêu thương nồng nàn, thắm thiết) đều bị dồn nén rồi được đẩy lên ngày một cao và đến cực điểm.

- Phương thức thể hiện:

+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể với bộc lộ cảm xúc.

+ Các hình ảnh thể hiện tâm trạng: các so sánh đều gây ấn tượng và giàu sức gợi cảm.

+ Lời văn giàu cảm xúc; nhiều khi mê say khác thường.

16 tháng 10 2017

viet co dau ho mk cai .

17 tháng 10 2017

em kể lại câu ch uyện về lòng tự trọng

8 tháng 1 2019

Thêm dấu bạn ơi ... Bạn ơi mất dấu ..!!!