K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 2 2016

Truyện buổi học cuối cùng lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử. Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát. 

hững đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của truyện: - Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất với vai kể là một học sinh có mặt trong buổi học. - Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng (chú bé Phrăng) và qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (thầy Ha-men). - Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành và xúc động: sử dụng nhiều câu biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh, có những lời và hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ 
Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bi quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lý: Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” - Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ. 
Ý nghĩa tư tưởng của truyện : Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.

21 tháng 2 2018

Mình thấy đề là nêu cảm nhận thì phải triển khai thành đoạn văn.

9 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Trong văn bản "Buổi học cuối cùng", nhân vật cậu bé Ph-răng đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, nhân vật Ph-răng là một cậu bé ham chơi nay được đặt vào trong tình huống không bao giờ được học tiếng mẹ đẻ nữa, chính vì vậy, cậu đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý. Đầu tiên, Ph-răng là cậu bé ham chơi. Dường như, cậu bé thích nô đùa với thiên nhiên hơn là đi học. Cậu không thuộc bài,hay trốn học và thường xuyên bị thầy giáo Ha-men trách phạt. Thứ hai, cậu bé Ph-răng đã thức tỉnh được tình yêu tiếng Pháp của mình khi nhận ra đây là buổi học tiếng mẹ đẻ cuối cùng. Điều này được thể hiện rất rõ trong diễn biến tâm lý của cậu. Thứ nhất, cậu ngạc nhiên vì những điều khác thường khi đến trường. Khi biết được đây là buổi học cuối cùng, tâm trạng của cậu choáng váng, sững sờ, bất ngờ và xúc động và thương thầy giáo biết bao. Sau đó, cậu cảm thấy nuối tiếc vì sự lười nhác học tập và sự ham chơi đi bắt những chú chim, giờ đây muốn được học tiếng mẹ đẻ cũng chẳng thể được nữa. Bên cạnh đó, cậu cũng thấy ân hận khi không thuộc bài và không đọc được chữ Pháp. Khác với mọi khi, ở buổi học hôm ấy, khi thầy Hamen giảng, cậu đã chăm chú nghe, thấy rõ ràng, dễ hiểu khác với trước đây thấy phức tạp, rắc rối, khó hiểu và thấy yêu thầy, thương thầy biết ơn thầy, tự nhủ sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này. Ta có thể thấy, Ph-răng đã giác ngộ và hiểu ra giá trị của việc học tiếng mẹ đẻ, tha thiết muốn được học, được nói tiếng nói của dân tộc. Cậu ân hận vì những tháng ngày ham chơi của mình. Chẳng những thế, cậu còn hiểu được lời thầy Ha-men rằng, tiếng mẹ đẻ chính là chìa khóa thoát khỏi chốn lao tù. Đây chính là biểu hiện của lòng yêu nước. Tóm lại, Ph-răng là cậu bé ham chơi nhưng bên trong cậu cũng có những tình cảm cao đẹp, đó là sự kính trọng thầy giáo, lòng tự tôn dân tộc và lòng yêu nước.

 

9 tháng 5 2021

Phrăng là một cậu bé yêu tiếng mẹ đẻ,yêu nước.

Mưa bom bão đạn đã cướp đi sinh mạng của Lượm trong một lần chú bé đi liên lạc. Vô vàn hiểm nguy phía trước không thể ngăn cản bước chân anh dũng của Lượm, chú bé “Vượt qua mặt trận/ Đạn bay vèo vèo” bởi việc đưa thư là quan trọng nhất nên một vài nguy hiểm kia có là gì với chú bé. Người đọc giật mình, sững sờ trước cái chết quá đỗi bất ngờ: “Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi, Lượm ơi!/ Chú đồng chí nhỏ/ Một dòng máu tươi!” . Làm sao có thể tin nổi chú bé sổi nổi, nhiệt huyết, đầy tinh thần trách nhiệm ấy lại hi sinh. Câu thơ “Thôi rồi, Lượm ơi!” được ngắt làm đôi cùng với hình thức câu cảm thán, không chỉ là tiếng nấc nghẹn của tác giả, mà khi đọc đến đây độc giả cũng phải ngưng lại bởi nỗi xót xa, đau đớn trào dâng. Câu thơ đã chạm đến những nỗi niềm cảm xúc sâu kín nhất trong lòng mỗi người đọc. Chú bé hi sinh, trở về với thiên nhiên, với đất mẹ thân yêu, tay em vẫn nắm chặt bông lúa, dù đã mất nhưng hình ảnh về sự hồn nhiên, đáng yêu và tinh thần quả cảm của em thì vẫn mãi sống trong lòng mọi người, hồn em mãi trường tồn cùng non sông, đất nước.

 

Góp phần tạo nên những dòng thơ thấm đẫm cảm xúc, tràn đầy xúc động không thể không kể đến những nét đặc sắc trong nghệ thuật của tác phẩm. Tố Hữu đã tỏ ra rất tài tình khi sử dụng thể thơ bốn chữ, nhịp thơ linh hoạt, sử dụng thành thạo các từ láy giàu giá trị tạo hình, lớp ngôn từ dồn nén cảm xúc đã tô đậm, làm rõ những phẩm chất đẹp đẽ của Lượm.

Gấp lại cuốn sách, dư âm, hình ảnh người anh hùng dũng cảm Lượm vẫn còn đọng mãi trong lòng người đọc. Lượm là đại diện tiêu biểu cho thế hệ anh hùng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hi sinh vì sự độc lập, tự do của đất nước. Thế hệ trẻ chúng ta được sống trong hòa bình, tự do là nhờ công ơn to lớn của ông cha, bởi vậy, cần phải sống sao cho xứng đáng với thế hệ trước.

18 tháng 3 2021

hope to read carefully the topic

16 tháng 5 2020

cậu bé Prăng có một tâm hồn trong sáng , ngây thơ 

Prăng là một chú bé vô tư hồn nhiên.Tuy đã trễ giờ vào lớp, Prăng lúc đó còn mải chơi cậu có ý định trốn học và rong  chơi ngoài đồng nội . Cậu vẫn là đứa trẻ con ham chơi , vô tư , hiếu động , vô lo vô nghĩ . Tuy vậy Prăng là một người có lòng yêu nước tha thiết

Chúc hok tốt nhaa ^-^

30 tháng 4 2020

Tham khảo chứ không giải ra luôn cho bạn đâu : https://www.chuabaitap.com/soan-van-lop-6-chi-tiet/soan-bai-buoi-hoc-cuoi-cung-chi-tiet.html
P/s : Cố lên nha :V

30 tháng 1 2023

Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng thương thay, em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo.

21 tháng 2 2018

tớ biết

21 tháng 2 2018

Diễn biến tâm lý nhân vật của cậu bé Phrăng là mạch dẫn của văn bản "Buổi học cuối cùng". Khi nhận được tin từ nay sẽ phải học tiếng Đức, từ một cậu bé ham chơi, lười biếng mà cậu đã thấy yêu tiếng Pháp của mình Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp “thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào”. Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”. Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác. Chao ôi! Cứ nghĩ việc học hãy còn là sớm mà cậu đã không đọc, viết được tiếng mẹ **. Qua mạch dẫn đó, em học được: đừng rong chơi, lêu lổng mà hãy học tập, rèn luyện lòng yêu tiếng nói dân tộc - một biểu hiện của lòng yêu nước.

5 tháng 3 2021
Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng " của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, Phrăng là một chú bé vô tư và hồn nhiên. Tuy đã trễ giời đến lớp nhưng vì mải chơi, Phrăng đã có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng cỏ. Phrăng cũng như bao đứa trẻ khác, cậu ham chơi, hiếu động và vô lo vô nghĩ. Nhưng điều đặc biệt khiến em vô cùng yêu mến Phrăng đó là tình yêu nước thiết tha ở cậu bé. Tình yêu nước ấy được thể hiện rõ trong buổi học Pháp văn cuối cùng. Khi nghe thầy Ha-men thông báo người dân vùng An-dát không còn được học tiếng Pháp nữa, Phrăng đã cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Tâm trạng của Phrăng đã có sự biến đổi sâu sắc, cậu cảm thấy ân hận vì đã lãng phí thời gian học tập, không nhớ các quy tắc phân từ của tiếng Pháp. Khi nghe thầy Ha-men giảng bài, Phrăng cảm thấy trân trọng thầy giáo của mình, cậu cũng chưa bao giờ thấy mình hiểu bài nhanh đến thế. Diễn biến tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng đã cho ta thấy được tình yêu nước sâu sắc và mãnh liệt ở chú bé. Em vô cùng yêu mến chú bé Phrăng! 
5 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Ý 1:

Trong văn bản "Buổi học cuối cùng", nhân vật cậu bé Ph-răng đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, nhân vật Ph-răng là một cậu bé ham chơi nay được đặt vào trong tình huống không bao giờ được học tiếng mẹ đẻ nữa, chính vì vậy, cậu đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý. Đầu tiên, Ph-răng là cậu bé ham chơi. Dường như, cậu bé thích nô đùa với thiên nhiên hơn là đi học. Cậu không thuộc bài,hay trốn học và thường xuyên bị thầy giáo Ha-men trách phạt. Thứ hai, cậu bé Ph-răng đã thức tỉnh được tình yêu tiếng Pháp của mình khi nhận ra đây là buổi học tiếng mẹ đẻ cuối cùng. Điều này được thể hiện rất rõ trong diễn biến tâm lý của cậu. Thứ nhất, cậu ngạc nhiên vì những điều khác thường khi đến trường. Khi biết được đây là buổi học cuối cùng, tâm trạng của cậu choáng váng, sững sờ, bất ngờ và xúc động và thương thầy giáo biết bao. Sau đó, cậu cảm thấy nuối tiếc vì sự lười nhác học tập và sự ham chơi đi bắt những chú chim, giờ đây muốn được học tiếng mẹ đẻ cũng chẳng thể được nữa. Bên cạnh đó, cậu cũng thấy ân hận khi không thuộc bài và không đọc được chữ Pháp. Khác với mọi khi, ở buổi học hôm ấy, khi thầy Hamen giảng, cậu đã chăm chú nghe, thấy rõ ràng, dễ hiểu khác với trước đây thấy phức tạp, rắc rối, khó hiểu và thấy yêu thầy, thương thầy biết ơn thầy, tự nhủ sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này. Ta có thể thấy, Ph-răng đã giác ngộ và hiểu ra giá trị của việc học tiếng mẹ đẻ, tha thiết muốn được học, được nói tiếng nói của dân tộc. Cậu ân hận vì những tháng ngày ham chơi của mình. Chẳng những thế, cậu còn hiểu được lời thầy Ha-men rằng, tiếng mẹ đẻ chính là chìa khóa thoát khỏi chốn lao tù. Đây chính là biểu hiện của lòng yêu nước. Tóm lại, Ph-răng là cậu bé ham chơi nhưng bên trong cậu cũng có những tình cảm cao đẹp, đó là sự kính trọng thầy giáo, lòng tự tôn dân tộc và lòng yêu nước.

Ý 2:

Đối với văn bản " Buổi học cuối cùng" nhân vật để lại nhiều ấn tượng nhất đó là thấy giáo Ha-men. Thấy giáo trong buổi học cuối cùng hiện lên trong ánh mắt của học sinh với  bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Thầy Ha-men hôm nay rất dịu dàng, không giận dữ quát mắng; kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.  Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù. Ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy Ha- men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: "Nước Pháp muôn năm". Thấy được người thầy luôn yêu tiếng mẹ đẻ, dành hết tâm huyết cho những học sinh của mình. Người thầy chính là người truyền những năng lượng tích cực và tư tưởng cho những bạn đọc.

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Hoàng tử bé-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiểu Phương.-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật anh trai Kiều Phương-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật cáo. -    Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của...
Đọc tiếp

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Hoàng tử bé

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiểu Phương.

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật anh trai Kiều Phương

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật cáo.

 

-    Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn.

-    Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật cô bé bán diêm.

-    Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Sơn.

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ có yếu tố tự sự và miêu tả trong một bài thơ đã học ở sgk ngữ văn 6 tập 1 mà em thích.

7
12 tháng 11 2021

Tham khảo

Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!

12 tháng 11 2021

Tham khảo

Hoàng tử bé chính là một mảng tuổi trơ trong trẻo và mát lành. Hoàng tử yêu mến đóa hoa hồng lấp lánh, lung linh bởi những điều mà đôi mắt không nhìn thấy được nhưng chính cậu không biết mình bị vẻ đẹp bên ngoài đánh lừa nên quên đi bản chất của tình yêu. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim. Hoàng tử bé cũng nhận ra sự liên hệ của mình với con cáo là nhờ sự cảm hóa. Cậu đã dành thời gian, công sức, sự kiên nhẫn, dịu dàng từng chút một để có thể đến gần nó hơn. 

 

4 tháng 2 2022

Tham khảo nha bạn:

 Câu 1:  

     Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách. 

Câu 2:

Gioóc- ba vs Lắc-ki là ai z ?

4 tháng 2 2022

Cảm ơn bạn về câu 1. E sẽ hỏi các bạn cùng lớp về câu 2