K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2022

Mình tìm thì có nhiều cái lệch chủ đề với không đủ ý 
Bạn dựa vào dàn ý đây để làm văn nhé !!!

Tham Khảo

 Hoàn cảnh lịch sử:

Bảo vệ tổ quốc, lập nhiều kì tích trong kháng chiến chống ngoại xâm, chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đi lên.

 Nội dung:

Yêu nước với âm hưởng hào hùng ( hàokhí Đông A ).

 Nghệ thuật:

Văn học chữ Hán: văn chính luận (Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ), văn xuôi về lịch sử (Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, Việt điện u linh tập của Lí Tế Xuyên...), thơ phú (các sáng tác của Pháp Thuận, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn...).

Văn học chữ Nôm: Một số bài thơ phú Nôm.

. Tác giả, tác phẩm tiêu biểu:  

Các tác phẩm như Vận nước (Quốc tộ) của Pháp Thuận, Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) của Lí Công Uẩn, bài thơ Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) đã mở đầu cho dòng văn học yêu nước. Những tác phẩm như Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn) của Trần Quốc Tuấn, Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) của Trần Quang Khải, Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) của Trương Hán Siêu... tiêu biểu cho nội dung yêu nước. 

18 tháng 6 2018

a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo

- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian

    + Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)

- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.

    + Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.

    + Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.

- Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)

    + Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...

    + Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...

- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):

    + Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt

    + Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...

14 tháng 6 2019

Nghệ thuật văn học thế kỉ X- hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn:

Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm, khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị, tiếp thu và dân tộc hóa tinh thần tinh hoa văn học nước ngoài.

- Văn học cổ nói nhiều tới chí khí, đạo lí trong phép ứng xử hàng ngày của con người

- Văn học hiện đại đi sâu vào thế giới, sự biến chuyển nội tâm nhân vật

- Văn học cổ:

   + Xem trọng tính quy phạm (nắm vững tính quy phạm như niêm, luật rong thơ Đường, đánh giá đúng mức tính sáng tạo khi phá vỡ quy phạm

   + Chú trọng tới vẻ đẹp trang nhã, đánh giá đúng mực xu hướng bình dị hóa, gần gũi với đại chúng, nhân dân lao động…

   + Chú ý đến tính dân tộc (hình thức, nội dung)

25 tháng 7 2017

Chọn đáp án: C

2 tháng 5 2022

Dàn ý như sau nhé :

1.  Giới thiệu chung :

- “Chinh phụ ngâm khúc” - bản chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản chữ Nôm được cho là của Đoàn Thị Điểm - là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam, mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm là nỗi lòng của người phụ nữ có chồng ra trận đã lâu mà không rõ ngày trở về, qua đó cho thấy khát vọng hạnh phúc của con người trong xã hội cũ.

- Đoạn "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" - tô đậm nỗi cô đơn lẻ bóng, nỗi sầu muộn triền miên và nỗi nhớ thương chồng da diết của nàng.

2.  Phân tích đoạn trích: 

-  8 câu đầu - nỗi cô đơn lẻ bóng của người chinh phụ:

+ Thể hiện qua các hành động: một mình dạo hiên vắng, cuốn rèm nhiều lần, mong chim thước mách tin nhưng vô vọng -> tâm trạng rối bới, nỗi lo âu, khắc khoải thường trực trong lòng nàng.

+ Nỗi cô đơn thể hiện qua sự đối bóng giữa chinh phụ và ngọn đèn: ngọn đèn vô tri không thể san sẻ, làm vơi đi nỗi cô đơn sầu muộn của nàng mà còn tô đậm hơn cảnh ngộ đáng thương đến tội nghiệp ấy.

-  8 cầu tiếp - nỗi sầu muộn triền miên:

+ Thể hiện qua cách đếm thời gian "khắc giờ đằng đẵng như niên" - thời gian nhuốm màu tâm trạng. 

+ Người chinh phụ càng cố thoát khỏi nỗi sầu lại càng sầu thêm: đốt hương hồn càng "mê mải", soi gương lại nước mắt đầm đìa, muốn tấu một khúc nhạc xua tan cái lạnh lẽo, yên ắng đến vô tận của không gian lại sợ đứt dây đàn, mang đến những điềm gở,.. -> Sự bế tắc đến tuyệt vọng của nàng. Đằng sau đó còn là khao khát hạnh phúc lứa đôi rất mãnh liệt. 

- 8 câu cuối - nỗi nhớ thương chồng da diết:

+ 6 câu trên thể hiện trực tiếp nỗi nhớ thương chồng. Nỗi nhớ tràn ra không gian, lấp đầy khoảng cách nghìn trùng "nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời", nỗi nhớ trải dài theo thời gian "đau đáu nào xong". Khao khát sum họp, khao khát hạnh phúc lứa đôi bị dồn nén, đến đây bật ra thành câu hỏi vừa táo bạo vừa bất lực "Lòng này ... gửi tới non Yên" 

+ 2 câu cuối: cảnh và người đồng điệu, thấm đãm nỗi buồn.

- Nghệ thuật:

+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật

+ Ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.

+ Kết hợp giữa lời kể và lời độc thoại nội tâm nhân vật tạo hiệu quả biểu đạt cao.

3.  Đánh giá: 

- Qua đoạn trích cần thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm: tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa; đề cao khát vọng hạnh phúc của con người.

 Khẳng định tài năng của tác giả.       

Cho đoạn văn sau:Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả lời các câu hỏi: Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới? Tại sao người Ai Cập biết ướp xác? Có phải từ mặt trăng ta có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành hay không? Hay như trái đất có hình gì? Tại sao bóng đèn lại phát sáng?... Sách xã hội giúp ta hiểu biết được phong tục tập quán, dân số và rất nhiều điều kì lạ của một đất nước rất nhỏ bé hay cả một châu lục nào đó. Còn sách văn học thì làm chúng ta tìm lại chính mình, biết được những suy nghĩ riêng của mình. Qua những trang sách văn học, ta cảm nhận được một thứ tình cảm đẹp trong sáng và cả những nỗi khổ, hạnh phúc của những con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Sách văn học luôn luôn biến đổi một cách kỳ ảo, dẫn con người từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, giúp con người hiểu thêm về nhau, về hoàn cảnh, tập tục của nhau. Họ cùng chia sẻ những tình cảm vui buồn. Con người tìm được sự đồng cầm sâu sắc trong mỗi trang sách, quan trọng hơn nữa họ có thế tìm thấy chính mình ẩn đâu đây trong những áng văn thơ bất tán. Con người chợt thấy mình lãng mạn hơn, hay hiện thực hơn.

Đoạn văn trên phù hợp với luận cứ nào?

A. Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại.

B. Sách có sức mạnh vượt thời gian và không gian

C. Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới!

D. Cả ba đáp án trên.

1
11 tháng 1 2017

Chọn đáp án: A

5 tháng 12 2017

Chọn đáp án: D

27 tháng 6 2019

“Nỗi thương mình” của nhân vật có ý nghĩa mới mẻ, sâu sắc về sự tự ý thức của con người cá nhân trong lịch sử văn học trung đại (thơ ca trung đại thường nói về cái “ta” nhiều hơn “tôi”)

- Người phụ nữ thời xưa thường được giáo dục phải an phận thủ thường, cam chịu, nhẫn nhục

→ Thúy Kiều thương mình “Giật mình mình lại thương mình xót xa” đã bao hàm ý nghĩa thức tỉnh về quyền sống của cá nhân mình

Con người tuy chưa bứt ra hẳn khỏi sự hi sinh, nhẫn nhục, cam chịu nhưng chủ động ý thức về phẩm giá, nhân cách của bản thân mình.

15 tháng 9 2018

Chọn đáp án: D