K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2016
Sông núi Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chìa xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây !
Chúng mày nhất định phải tan vỡ. Câu thứ nhất nêu lên chân lí: Sông núi Nam Việt vua Nam ở. Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện cho quốc gia, dân tộc. Chân lí ấy thật đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân tã phải gian khổ đấu tranh bao đời chống ngoại xâm mới giành lại được. Từ khi nước nhà có chủ quyền cho đến năm 1076, dân tộc Việt đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng sức mạnh quân sự của mình. Lũ giặc phương Bắc quen thói hống hách, trịch thượng, luôn nuôi tham vọng cướp nước nên chúng khăng khăng không chấp nhận. Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đó. Tác giả xứng danh là nước Nam với chủ ý gạt bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện tồn tại trong đầu óc lũ cướp nước bấy lâu nay. Đặt nước mình (Nam quốc) ngang hàng với (Bắc quốc). Xưng vua Nam (Nam đế) cũng là bác bỏ thái độ ngông nghênh của bọn vua chúa phương Bắc hay tự xứng là thiên tử (con trời), coi thường vua các nước chư hầu và gọi họ là vương. Các từ nước Nam, vua Nam vang lên đầy kiêu hãnh, thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân ta vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng hồn. Do đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc. Ngày ấy, triều đình nhà Tống lấy cớ ta dám quấy nhiễu vùng biên ải nên phải dấy binh hỏi tội. Đầu năm 1076, quân ta đã tiêu diệt các căn cứ lương thảo, vũ khí, quân đội… chuẩn bị cho cuộc xâm lược của chúng ngay bên đất chúng. Cho nên chủ tướng họ Lí nhắc lại chân lí này để quân dân nước Nam đang chiến đấu nắm chắc thêm lưỡi gươm giết giặc, mặt khác để vạch trần bộ mặt phi nghĩa của quân thù và đánh mạnh vào tinh thần chúng. Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vằng vặc sách trời chia xứ sở) khẳng định chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trên sách trời. Sách trời đã chia cho vua Nam có riêng bờ cõi. Người xưa quan niệm rằng các vùng đất đai dưới mặt đất ứng với các vùng sao trên trời. Nước nào có vua nước đó. Điều đó là do trời định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho chân lí nêu ở câu trên càng tăng thêm giá trị. Câu thơ thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ? (Giặc dữ cớ sao phạm đến đây ?) là câu hỏi đối với binh tướng giặc. Chủ quyền độc lập của nước Nam không chỉ là chuyện của con người mà còn là chuyện vằng vặc (rõ ràng, minh bạch) trên sách trời, không thể chối cãi, ai cũng phải biết, phải tôn trọng. Vậy cớ sao quân giặc kia lại dám xâm phạm tới? Câu hỏi thể hiện thái độ vừa ngạc nhiên vừa khinh bỉ của tác giả. Ngạc nhiên tại sao tướng sĩ của một nước tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời? Khinh bỉ vì coi chúng là nghịch lỗ, tức lũ giặc cướp ngỗ ngược, ngang tàng. Gọi chúng là nghịch lỗ tức là tác giả đã đặt dân tộc Việt vào tư thế chủ nhà và tin rằng mình có đủ sức mạnh để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền độc lập. Tác giả tăng cường sức khẳng định cho chân lí hiển nhiên đã nêu ở trên bằng nghệ thuật đối lập giữa cái phi nghĩa của lũ giặc dữ với cái chính nghĩa của nước Nam và sự phân chia minh bạch ở sách trời. Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhất định phải tan vỡ), ý thơ vẫn tiếp tục thể hiện thái độ khinh bỉ quân giặc và niềm tin sắt đá vào chiến thắng tất yếu của quân ta.Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
10 tháng 10 2016
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Tương truyền, Lí Thường Kiệt sáng tác bài thơ này trong một trận quân ta chiến đấu chông quân Tống xâm lược. Tác giả không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một nhà thơ nổi tiếng. Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt. Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ, quân sĩ nghe văng vẳng trong đền thờ Trương Hông và Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang Phục đã hi sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077. 

Từ trước đến nay, người ta thường cho rằng vị tướng Lí Thường Kiệt làm bài thơ này với mục đích động viên khí thế binh sĩ của mình. Tất nhiên là thế, nhưng câu thứ tư (Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm) lại rõ ràng là lời cảnh cáo quân giặc. Thì ra đối tượng nghe thơ không chỉ là quân ta mà còn là quân địch. Chính vì thế mà bài thơ được coi là một văn bản địch vận nhằm lung lay ý chí chiến đấu của đối phương.

Tác giả khẳng định: Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.

17 tháng 10 2021

bạn tham khảo nhé

 

Lòng yêu nước vốn là một chủ đề quen thuộc trong kho tàng văn học Việt Nam. Thật vậy đã có rất nhiều tác phẩm viết về lòng yêu nước và một trong số đó phải kể đến đó là "Sông núi nước Nam". Tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, với giọng thơ hào hùng thể hiện lòng tự tôn dân tộc và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Bài thơ "Sông núi nước Nam" ra đời trong thời nhà Lí, khi đất nước đang phải đối đầu chống lại cuộc xâm lược của quân Tống, mở đầu bài thơ tác giả đã đặt bút:

31 tháng 8 2016

Mở bài:

  • Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.
  • Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.

Thân bài:

  • Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.
  • Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.
  • Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?
  • Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?

Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.

20 tháng 11 2016
 Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn .Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi , cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non” .

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phảng kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.
  
20 tháng 11 2016

1) điểm mấu chốt trong lá thư của người bố là bộc lộ tình cảm người mẹ đối với en-ri-co và tác giả mún hiện hình tượng người mẹ cao cả và vĩ đại trong lòng người đọc nên tác giả lấy tên là mẹ tôi

29 tháng 9 2016

Hướng dẫn soạn bài Sông núi nước nam ( Nam quốc sơn hà) | Học trực tuyến

14 tháng 3 2018
Soạn bài: Sông núi nước Nam

Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu ta có thể khẳng định đây là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, có đặc điểm:

- Số câu: 4 câu trong mỗi dòng thơ (tứ tuyệt)

- Số chữ: mỗ câu 7 chữ (thất ngôn)

- Hiệp vần: ở chữ cuối cùng của câu và ở những câu 1 – 2 – 4 đều cân bằng.

Câu 2:

Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy. Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện ở các khía cạnh:

- Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại "thiên thư" (sách trời). Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao. Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm củavũ trụ nên vua của họ được gọi là "đế", các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là "vương" (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ "Nam đế" (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với "đế" của nước Trung Hoa rộng lớn.

- Ý nghĩa tuyên ngôn còn thể hiện ở lờ khẳng định chắc chắn rằng nếu kẻ thù vi phạm vào quyền tự chủ ấy của nước ta thì chúng thế nào cũng sẽ phải chuốc lấy bại vong.

Câu 3: Nội dung biểu ý của bài thơ:

- Hai câu đầu: chủ quyền dân tộc.

+ Sông núi nước Nam, vua Nam ở, điều đó cũng có nghĩa là ở phương Bắc thì vua Bắc ở. Đất nào vua ấy. Đó là sự hiển nhiên tất yếu không ai được xâm phạm của ai => chân lí cuộc đời.

+ Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc ở trần gian. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược lại đạo trời => chân lí của đất trời.

Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phụ nhận.

- Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền.

+ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm là lời hỏi tội kẻ đã dám làm điều phi nghĩa "nghịch lỗ", dám làm trái đạo người, đạo trời.

+ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời là lời cản cáo đối với kẻ phi nghĩa – gieo gió tất yếu sẽ gặp bão.Thảm bại là điều không thể tránh khỏi đối với những kẻ xấu, tàn bạo, đồng thời đó còn là sự quyết tâm sắt đá để bạo vệ chủ quyền của đất nước đến cùng. Chính điều này đã tạo nên được niềm tin sự phấn khích để tướng sĩ xông lên diệt thù.

- Nhận xét bố cục: Bố cục rất chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu nêu lên chân lí khách quan, hai câu sau nêu vấn đề có tính chất hệ quả của chân lí đó.

Câu 4:

Bài thơ tuy chủ yếu thiên về biểu ý song không phải vì thế mà trở thành một bài luận lí khô khan. Có thể nhận thấy rằng, sau cái tư tưởng độc lập chủ quyền đầy kiên quyết ấy là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong. Nếu không có tình cảm mãnh liệt thì chắc chắn không thể viết được những câu thơ đầy chí khí như vậy.

Câu 5:

Qua các cụm từ tiệt nhiên (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), định phận tại thiên thư (định phận tại sách trời) và hành khan thủ bại hư (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), chúng ta có thể nhận thấy cảm hứng triết luận của bài thơ đã được thể hiện bằng một giọng điệu hào sảng, đanh thép, đầy uy lực.

24 tháng 10 2021

Em tham khảo:

     "Sông núi nước Nam" - Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn " Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổ bằng mồ hôi, xương máu, biết bao khó khăn(Từ láy) của nhân dân nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ văn lên nhưng là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền.  Và(Quan hệ từ) cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù. 

26 tháng 10 2021

Chị ơi giúp em vowdi

18 tháng 12 2016

bạn soạn đề bài

rồi chọn bài văn hay lớp 7 cảm nghĩ về con vật nuôi em thích^^

18 tháng 12 2016

Bài 1:

Giữa cuộc sống tất bật hằng ngày, chắc ai cũng có một người bạn cùng đồng hành để xua tan những vất vả, lo lắng trong công việc, học hành. Những người bạn đó là ai? Đó là những con thú mà chúng ta vẫn nuôi. Đối với mỗi người, chúng có thể là những chú chim, hay những chú mèo. Còn đối với tôi thì chú chó "Bill" là một niềm vui lớn giúp tôi xua tan đi những mệt nhọc, lo toan sau một ngày học hành mệt mỏi.

Chú chó "Bill" được bác tôi cho từ khi tôi mới lên sáu tuổi. Nó trông rất to,bằng cái xe đạp của tôi. Nó khoác trên mình một màu nâu vàng rất dịu. Cái đầu của nó tròn tròn, lúc nó cũng lắc trông rất ngộ. Bill có đôi mắt tròn, màu nâu đậm. Chiếc mũi của Bill nhỏ nhỏ, xinh xinh lúc nào cũng ươn ướt. Những chiếc râu mép nhỏ, trắng như cước. Bill có những chiếc răng nanh nhỏ, trông rất sắt bén. Khi nó ngủ, lại nhe ra những chiếc răng trông rất dữ. Hai đôi tai của Bill lúc nào cũng vểnh lên nghe ngóng. Hai đôi chân của Bill hơi gầy có những chiếc móng đeo đi rất nhẹ nhàng. Bill có cái đuôi dài và xù lên giống như cây chổi lúc nào cũng phe phẩy, rất ngộ.

Tôi còn nhớ mãi vào mùa thu năm trước. Bill mắc một căn bệnh hiểm nghèo. Ba mẹ tôi đã cố gắng chạy chữa nhưng bệnh tình của Bill vẫn không hề suy giảm. Bill ngày càng yếu dần. Thấy Bill như vậy, tôi khóc nhiều lắm. Có lúc, tôi còn xin ông tiên cho tôi được thế bệnh cho Bill mặc dù biết đó chỉ là một ước mơ, một ước mơ không bao giờ có thể thực hiện được. Rồi một buổi chiều đầy mưa, Bill không còn ở trên thế gian này nữa.. Tôi ôm lấy Bill và khóc oà lên...

Tôi không bao giờ có thể quên được chú chó Bill thân yêu này này. Bởi nó đã giúp cho gia đình tôi rất nhiều. Mỗi khi đi học về, vừa bước qua cánh cổng thì thứ mà tôi thấy đầu tiên chính là Bill. Nó quấn quít lấy chân tôi, đuôi ve vẩy mừng rỡ làm cho tôi quên hết những mệt nhọc. Khi màn đêm buông xuống, mọi người đều chìm trong giấc ngủ, thì nó lại thức giấc canh nhà. Nhiều lúc chỉ nghe được tiếng động nhỏ, nó lại sủa lên làm cho cả nhà thức giấc. Không những thế, trong đời sống chó còn là một món ăn đặc sản. Đáng ca ngợi nhất là đức tín trung thành của chúng. Có những chú chó mà dù chủ có ở đâu thì chúng cũng có mặt ở bên cạnh. Lúc chỉ có một mình. chúng còn có thể là người bạn ở bên cạnh để xua tan đi cái cảm giác cô đơn đó.

Gia đình tôi rất quý Bill. Biết bao kỉ niệm buồn vui của gia đình mà có có Bill cùng chia sẻ. Bố tôi nói: nó nó không còn là một chú chó, mà nó như một thành viên thân thiết trong gia đình. Dù đã đi xa khỏi thế giới này mãi mãi, nhưng hình ảnh của Bill lúc nào cũng hiện lên trong tâm trí tôi. Tôi sẽ nhớ mãi Bill và giữ gìn những kỉ niệm giữa tôi và chú chó thân yêu này.

Bài 2:

Hôm nay cô giáo ra đề làm văn. Cô yêu cầu tôi kể về kỉ niệm với một con vật nuôi mà tôi từng thân thiết. Không một chút đắn đo, tôi cầm bút kể về chú chó " Lúc", một ***** mà gia đình tôi ai cũng coi như một người thân.
" Lúc" là cách tôi gọi tắt tên của nó. Thật ra tên đầy đủ của nó là" Lucky". Ba tôi đặt cho nó cái tên đó vì ông tin vào câu dân gian truyền miệng: " Mèo vào nhà thì khó, chó vào nhà thì sang". Số là thế này, một hôm, khi đứng trông hàng, anh Hải, người giúp việc cho ba tôi, thấy một ***** ngơ ngác chạy qua, vẻ mặt thất thần hỏang hốt. Anh bèn huýt gió gọi nó đứng lại. Ai ngờ nó vào nhà thật và nằm im phủ phục trước thềm. Anh lấy cơm cho nó ăn rồi vỗ về bảo nó nằm im đợi chủ đến tìm.Không ngờ, một ngày, rồi hai ngày ....trôi qua mà chẳng ai đi tìm nó cả. Thế là gia đình tôi nuôi luôn từ đó.
Phải nói Lucky không phải là chó quý mà chỉ là một ***** đẹp vậy thôi. Nó là chó Việt 100%. Có lẽ chủ trước nuôi nó để thịt hay sao đó nên khi về nhà tôi nó đã bị thiến rồi. Do vậy nó mập tròn ú ụ. Cân dễ phải 20 kg ( Lần chích ngừa cho nó tôi đã có cân). Lông lại vàng óng ả nữa trông rất đáng yêu. Chỉ có điều cái mõm dài và hàm răng nhe ra nhọn hoắt trông rất đáng sợ. Ấy thế nhưng Lúc lại rất hiền. Ai vuốt cũng được và gặp ai cu cậu cũng mừng. Anh Hải thường trêu nó là chó" hữu nghị" và không tin tưởng chút nào vào việc giữ nhà của nó.
Lúc đầu tôi cũng coi thường nó. Hay nói đúng hơn là tôi không ghét cũng không thương. Nhưng rồi nhiều chuyện xảy ra khiến tôi phải đổi thay thái độ. Đó là mỗi khi tôi đi học về, nó nằm trước cửa, đợi tôi từ xa. Và khi tôi chưa thấy nó là nó đã nhìn thấy tôi rồi. Nó chạy xồ ra mừng tôi tíu tít. Lúc đó cái đuôi của nó cứ gọi là ngoáy tít, hai chân trước chồm lên như thể muốn ôm chòang lấy tôi. Miệng thì khẽ kêu lên sung sướng. Đã thế ánh mắt lại đầy biểu cảm thiết tha, bảo sao tôi không cảm động. Cứ thế ngày lại qua ngày, tôi mến nó lúc nào không hay.
Càng mến Lucky hơn khi một ngày kia nó lập công bắt chuột! Bạn có tin không khi chó mà biết bắt chuột như mèo. Nhưng là sự thật đấy. Số là cửa hàng nhà tôi đồ đạc rất nhiều nên lũ chuột thường hay ẩn nấp. Má lại ghét mèo nên không chịu nuôi. Thế là lũ chuột hòanh hành dữ dội. Một bữa nọ , Lúc đang nằm lim dim thì nghe tiếng rục rịch của lũ chuột đuổi nhau sau tủ kệ. Lúc vểnh tai lên, hai chân trước duỗi dài nghe ngóng...Thế rồi một anh " Tí" rửng mỡ chạy xẹt qua. Không chần chừ, Lúc vươn mình chồm tới. Anh " Tí" chới với bị Lúc ngoạm liền. Lúc cắn chặt , lắc lắc đầu ra chiều hí hửng đem lại khoe với ba tôi. Ba cầm xác chuột liệng vào thùng rác rồi khen Lúc giỏi, Lúc tài. Từ đó được khuyến khích, Lúc càng ra tay diệt chuột và lập thêm nhiều chiến công hơn nữa. Mẹ tôi vì thế càng yêu Lúc hơn.
Thấm thoắt vậy mà Lúc đã ở với gia đình tôi được7 năm rồi. Biết bao kỉ niệm buồn vui của gia đình mà có Lúc cùng chia sẻ. Thậm chí anh Hai tôi đi học xa nhà mất những bốn năm mà khi về Lúc vẫn mừng, vẫn nhớ. Do vậy cả nhà tôi ai cũng yêu quý Lúc. Ba tôi thường nói với chúng tôi rằng nó không còn là một ***** nữa mà là một thành viên thân thiết của gia đình. Với tôi, tôi không thể tưởng tượng một ngày nào đó khi đi học về mà không thấy nó ra mừng. Nếu nó bị " bắt cóc" ...eo ôi, tôi chết mất. Do vậy tôi chỉ cầu trời cho nó được sống mãi với gia đình tôi. Tôi sẽ chăm sóc nó như thể đó là em út của tôi vậy.

Bài 3:

Con người, ai cũng có một đời sống tâm hồn, tình cảm riêng. Mọi thứ trong đó đều đẹp đẽ và đáng trân trọng cho dù đó là thứ tình cảm nhỏ nhất. Đối với tôi, tình cảm đối với các con vật nuôi trong gia đình đã chiếm một góc không nhỏ từ lúc nào tôi cũng chẳng rõ.
Hồi tôi năm tuổi, cũng vừa lúc nhà tôi phải chuyển đến nhà mới. Tôi đã được nội đồng ý cho bế” Xanh” – bạn mèo dễ thương của tôi theo cùng. Cả ngày tôi chơi với Xanh, chán thì ngồi trước cửa ngắm nhìn xe cộ vút qua mà tha hồ tưởng tượng, Vẽ vời ra vô vàn câu chuyện, Cũng là một cái thú.Tôi chỉ tự kể mình nghe. Nội biết tôi ưa tĩnh nên không bao giờ hỏi khi thấy tôi ngồi một mình ngoài cửa cùng chú bạn Xanh. Xanh của tôi trông rất tức cười, điều đặc biệt là trên người chú chẳng có tí xanh nào cả, kể cả đôi mắt cũng nâu hệt như bộ lông dày mượt, đuôi chúa chỉ ngắn một mẩu và thân mình tròn hết mực. Đó là do tôi vất vả nuôi nuôi nấng cậu bạn suốt mấy năm liền. Thú vị nhất là chú mèo Xanh hơn tôi những năm tuổi. Chắc vì già,càng lúc chú bạn càng ít chơi đùa, chỉ cuộn mình trong ổ, hết ngủ lại lim dim, tôi gọi sao cũng không dậy.
Không lẽ tôi cứ phải chơi một mình sao? Thật bất ngờ! Một bình minh trời đẹp, tôi tỉnh giấc bởi tiếng “meo meo” lạ tai. Trước mắt tôi là một cô mèo với bộ lông trắng muốt, cái đuôi dài cỡ bốn lần đuôi Xanh và đôi mắt đẹp vô cùng, xanh đại dương thăm thẳm.” Mèo mới lớn”- tôi gọi cô mèo như vậy, đó là món quà nội đã dành cho tôi nhân dịp tôi tròn sáu tuổi.Bà gọi cô mèo là Va, giống như khi đặt tên Xanh, là để hoài niệm về Xanh Pê Téc bua và Ma-xcơ-va, hoài niệm về nước Nga cổ kính, quật cường.Những điều này về sau tôi mới hiểu. Hằng ngày, tôi và Va cùng đùa vui,ném bóng, trốn tìm. Va rất lạ.Có những lúc, nó nghịch ngợm vô cùng nhưng nhiều khi từ chối hẳn mọi trò chơi.Va đủng đỉnh dạo khắp nhà, đuôi cứ dựng lên trời trông rất ngộ.Lạ hơn cả là cô mèo rất yêu quý Xanh,còn Xanh thì lại ghét Va, sử sự như một bà già khó tính. Xanh không cho Va lại gần mình, hễ thấy Va lại gần là nó lại gầm gừ, rồi luôn ăn phần của Va, mặc đĩa cơm to phần Xanh, hãy còn nguyên vẹn.Rất hiền lành, Va sẵn sàng lùi ra để nhường cơm cho Xanh, chỉ khi Xanh đã ăn xong, Va mới dám mon men đến gần đĩa cơm thừa,nhiều bữa không còn gì thế là Va nhịn đói.Tuyệt nhiên,Va không hề lại gần đĩa cơm đầy của Xanh. Rồi cả những khi Xanh đang ngủ thì cô mèo Va lại chạy đến nép vào người Xanh, nhắm mắt lại. Xanh càng gầm gừ, càng đuổi đi thì Va càng tiến tới làm thân. Thế rồi một lần,Xanh cáu quá đã cào vào má Va. Nó chạy vụt đi, hai ngày liền không về.. Thật bất ngờ, ngày thứ ba Xanh đã đi tìm Va, và thấy cô mèo nằm trong gác bếp…Hôm ấy, Va được ăn phần cơm nguyên vẹn, lúc ngủ còn được tựa vào lưng Xanh.Nhưng tiếc rằng trời chỉ cho một ngày…
Ngày lễ Nô-en năm đó, tôi được tặng quả cầu có tám quả chông vàng xinh xinh với dây rút buộc quanh. Mỗi lần đập xuống đất, chuông kêu boong boong nghe thật vui tai. Tôi lại cùng Va chơi ném bóng. Va chơi rất nhiệt tình vì còn đang vui vì chuyện hôm trước. Va kêu meo meo khiến cho tôi cười nắc nẻ. Nhưng rồi, thời gian ngừng trôi, quả cầu bay xa, Va phóng theo. Đây là lòng đường. Xanh lao ra từ trong ổ, đột ngột. K…ké…t…xôn xao..tiếng người …đám đông…Xanh, Va..! Muộn, muộn thật rồi! Trước mắt tôi là 1 vũng máu, rất nhiều máu đỏ tươi. Tôi lạc trong chân trời, bơ vơ giữa thinh không, vô tận. Tôi chạy mãi, mồ hôi lấm tấm, người nóng bừng lên như hòn lửa đỏ. Tôi lạc giữa sa mạc hoang sơ, môi rớm máu và cổ họng khô cháy. Tôi đã ốm đến một tháng. Mở mắt, Xanh lại gần giường vuốt vào má tôi, cái chân sau đi không vững vì đau. Còn Va, Va đã bay lên thiên đường, từ khi tôi còn lạc trong một chân trời vô tận. Va là thiên sứ hay sao mà vụt đến rồi lại vụt đi. Vội quá!

Chúc bạn học tốt Phạm Thị Trâm Anh

15 tháng 11 2021

Lòng yêu nước vốn là một chủ đề quen thuộc trong kho tàng văn học Việt Nam. Thật vậy đã có rất nhiều tác phẩm viết về lòng yêu nước và một trong số đó phải kể đến đó là "Sông núi nước Nam". Tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, với giọng thơ hào hùng thể hiện lòng tự tôn dân tộc và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Bài thơ "Sông núi nước Nam" ra đời trong thời nhà Lí, khi đất nước đang phải đối đầu chống lại cuộc xâm lược của quân Tống, mở đầu bài thơ tác giả đã đặt bút:

12 tháng 8 2017
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA (Lí Lan) I. VỀ TÁC PHẨM Tác phẩm là một văn bản nhật dụng. Về tính chất, văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con ngư­ời và xã hội đư­ơng đại nh­ư thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý... Ph­ương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Có thể là bút kí, phóng sự, ghi chép, thư­ tín... II. Về tác giả Lý Lan (sinh ngày 16 tháng 7 năm 1957) là một nữ nhà văn, nhà thơ và dịch giả tiếng Anh của Việt Nam.

Lý Lan sinh ra tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư.

Lý Lan học khoảng một năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và Tiểu học Chợ Quán, Trung học Gia Long, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, và cao học (M.A.) Anh văn ở Đại học Wake Forest (Mỹ).

Từ năm 1980 Lý Lan bắt đầu dạy ở trường Trung học Cần Giuộc (Long An), năm 1984 chuyển về trường Trung học Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1991 chuyển qua trường Trung học Lê Hồng Phong, năm 1995 sang dạy ở Đại học Văn Lang đến năm 1997 thì nghỉ dạy.

Lý Lan lập gia đình với Mart Stewart, một người Mỹ và hiện định cư ở cả hai nơi, Hoa Kỳ và Việt Nam.

Truyện dài đầu tay của Lý Lan là Chàng Nghệ sĩ in trên báo Tuổi Trẻ và được viết trong hoàn cảnh chưa đầy đủ giải thưởng (năm 1978). Lan tiếp tục viết và đăng truyện trên báo Tuổi Trẻ, Văn Nghệ Giải Phóng, Khăn Quàng Đỏ.

Tập truyện ngắn đầu tay Cỏ Hát (in chung với Trần Thùy Mai) xuất bản năm 1983 (Nhà xuất bản Tác phẩm Mới, Hà Nội). Tập truyện thiếu nhi Ngôi Nhà Trong Cỏ (Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1984) được giải thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam. Tập thơ Là Mình Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2005) được giải thưởng thơ Hội Nhà Văn TP HCM.

Tùy bút Cổng trường mở ra của Lý Lan được in trong Sách giáo khoa lớp 7, tập 1 của Việt Nam.

III. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ngày mai con đến trường. Người mẹ thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên về ngày đi học đầu tiên của con trong khi đứa con, vì còn nhỏ nên rất vô tư, chỉ háo hức một chút, sau đó đã ngủ ngon lành. Điều khiến người mẹ không ngủ được không phải vì quá lo lắng cho con.

2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).

3. Người mẹ trằn trọc không phải vì quá lo lắng cho con mà là vì đang sống lại với những kỉ niệm xưa của chính mình. Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi cũng như đứa con bây giờ, lần đầu tiên được mẹ (tức bà ngoại của em bé bây giờ) đưa đến trường. Cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi nhìn người mẹ đứng ngoài cánh cổng trường đã khép còn in sâu mãi cho đến tận bây giờ.

4*. Xét về hình thức bề ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang nói với đứa con nhưng trong thực tế, mẹ đang tự nói với mình. Đối thoại hoá ra độc thoại, nói với con mà lại là tâm sự với chính lòng mình – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt, một phần cuộc sống của mình. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.

5. Vẫn bằng giọng đối thoại, tác giả đã khéo léo chuyển hướng để nói về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của các thế hệ mai sau. Nêu lên một hiện tượng về sự quan tâm của các quan chức Nhật đối với giáo dục, tác giả đi đến khái quát: "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này".

6. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt

Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn con ngủ say, lòng người mẹ bồi hồi xúc động: nhớ lại những hành động của con ban ngày, nhớ về thuở nhỏ với những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên... Lo cho tương lai của con, người mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật - một ngày lễ thực sự của toàn xã hội -nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.

2. Cách đọc

Cần bám sát diễn biến tâm trạng của người mẹ để lựa chọn giọng đọc cho phù hợp:

- Đoạn từ đầu đến "trong ngày đầu năm học": tác giả sử dụng cả ba phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm nhưng tự sự là chủ yếu. Với đoạn này cần đọc giọng nhẹ nhàng.

- Nội dung chính của đoạn tiếp theo (từ "Thực sự mẹ không lo lắng..." đến "cái thế giới mà mẹ vừa bước vào") là sự hồi tưởng của người mẹ về những kỉ niệm trong ngày khai trường đầu tiên. Nội dung này được thể hiện chủ yếu qua phương thức biểu cảm kết hợp với tự sự. Đọc đoạn văn với tiết tấu chậm, thể hiện tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của người mẹ.

- Đoạn cuối cùng nói về ngày khai trường ở Nhật. Phương thức tự sự là chủ yếu, giọng đọc cần rõ ràng, không cần diễn cảm nhiều như đoạn trên. Tuy nhiên, ở câu kết thúc văn bản, tác giả lại sử dụng phương thức biểu cảm, do đó khi đọc cần hạ giọng để thể hiện tâm trạng xao xuyến của người mẹ.

3. Ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn của mỗi con người. Có thể nêu ra các lí do sau: - Đó là ngày khai trường đầu tiên của một người học sinh. - Háo hức vì được đến học ở ngôi trường mới, được quen nhiều bạn mới, thày cô mới. - Là dấu mốc đầu tiên đánh dấu một bước trưởng thành của con người. 4. Để viết được đoạn văn cần: - Chọn lọc chi tiết gây ấn tượng nhất (hoặc quan trọng nhất với bản thân em). - Kể lại sự vệc, chi tiết ấy. - Chú ý các biện pháp liên kết câu, các câu mở đoạn, kết đoạn và các câu triển khai sao cho đoạn văn được kết nối rõ ràng, rành mạch và gợi cảm.
12 tháng 8 2017

1. Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng một vài câu ngắn gọn. (Trả lời câu hỏi: Tác giả viết về cái gì, việc gì?)

Tóm tắt nội dung của văn bản:

Bài văn ghi lại tâm trạng cùng sự lo lắng chu đáo của người mẹ trong đêm ngủ không được trước ngày khai trường vào lớp một của con mình.

2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?

Trong đêm trước ngày khai trường, hai mẹ con là tâm trạng khác nhau, Mẹ cứ trằn trọc không ngủ được; suy nghĩ triền miên, nhớ lại kỉ niệm xưa, còn con tuy háo hức nhưng thanh thản, nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ.

3. Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ.

Mẹ không ngủ được, một phần do cũng háo hức ngày mai là ngày khai trường của con một phần do nhớ lại những kỉ niệm thuở mới cắp sách đến trường của mình.

Ngày khai trường đã dể lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ đến nỗi cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hàng năm, cứ vào cuối thu ... Mẹ tôi âu yếm nắm lẩy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

4. Có phải người mẹ đang trực tiếp nới với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?

Trong bài này, bà mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai khác. Bà mẹ đang nhìn con ngon giấc và suy nghĩ với chính minh, bất chợt những kĩ niệm cũ tràn về. Cách viết này đã khắc họa tâm trạng cũng như suy nghĩ sâu kín của bà mẹ mà đôi khi khó nói ra bằng những lời trực tiếp.

5. Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

Câu văn trong bài nói lên vai trò và tầm quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hường đến cả một thế hệ mai sau và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.

6. Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

Bà mẹ nói: “Bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Em đã học qua năm lớp một, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

Đây là câu hỏi nhằm làm nổi bật vị trí và vai trò của nhà trường đối với học sinh. Các em có thể trả lời theo những cách riêng của mình. Sau đây là một vài gợi ý:

Thế giới kì diệu đó là thế giới do nhà trường mở ra, trong đó:

- Học sinh được vui thú cùng nhau, tràn đầy tình cảm thân yêu của thầy cô và của bè bạn.

Học sinh biết thêm nhiều kiến thức về cuộc sông, về cách ứng xử với mọi người...

- Đặc biệt, các em biết đọc chữ, viết chữ ghi lại tiếng nói dân tộc. Điều này sẽ giúp các em đọc được nhiều sách báo và học được nhiều điều bổ ích nữa.


10 tháng 11 2016

Trong chương trình Ngữ văn 7 có rất nhiều bài thơ hay và giàu cảm xúc nhưng có lẽ để lại trong lòng em ấn tượng sâu sắc nhất chính là bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với lời lẽ dõng dạc đanh thép trên được ra đời trong cuộc chiến đấu chống quân Tống của Lí Thường Kiệt trên sông Như Nguyệt. Dòng sông ấy đã chứng kiến trận thắng hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta trước kẻ thù xâm lược. “Nam quốc sơn hà” được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta được viết bằng thơ. Đó là lời khẳng định hùng hồn về chủ quyền của dân tộc vốn đã được “sách trời” ghi nhận. Đồng thời còn tỏ rõ thái độ cương quyết, quyết tâm đánh tan mọi kẻ thù bạo ngược dám xâm phạm bờ cõi. Tự hào biết bao khi thời điểm này nước ta có thể xưng “Đế”, sánh ngang với nước lớn trong thời phong kiến như hoàng đế Trung Hoa. Bài thơ ngắn gọn nhưng đong đầy cảm xúc và thái độ ẩn bên trong ý tưởng đã nói rõ tầm vóc và khí phách lớn lao của dân tộc ta trong thời đại nhà Lý.

10 tháng 11 2016
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Tương truyền, Lí Thường Kiệt sáng tác bài thơ này trong một trận quân ta chiến đấu chông quân Tống xâm lược. Tác giả không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một nhà thơ nổi tiếng. Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt. Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ, quân sĩ nghe văng vẳng trong đền thờ Trương Hông và Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang Phục đã hi sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077.Từ trước đến nay, người ta thường cho rằng vị tướng Lí Thường Kiệt làm bài thơ này với mục đích động viên khí thế binh sĩ của mình. Tất nhiên là thế, nhưng câu thứ tư (Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm) lại rõ ràng là lời cảnh cáo quân giặc. Thì ra đối tượng nghe thơ không chỉ là quân ta mà còn là quân địch. Chính vì thế mà bài thơ được coi là một văn bản địch vận nhằm lung lay ý chí chiến đấu của đối phương.

Tác giả khẳng định: Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.

Sông núi Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chìa xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây !
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

Câu thứ nhất nêu lên chân lí: Sông núi Nam Việt vua Nam ở. Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện cho quốc gia, dân tộc. Chân lí ấy thật đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân tã phải gian khổ đấu tranh bao đời chống ngoại xâm mới giành lại được. Từ khi nước nhà có chủ quyền cho đến năm 1076, dân tộc Việt đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng sức mạnh quân sự của mình. Lũ giặc phương Bắc quen thói hống hách, trịch thượng, luôn nuôi tham vọng cướp nước nên chúng khăng khăng không chấp nhận. Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đó. Tác giả xứng danh là nước Nam với chủ ý gạt bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện tồn tại trong đầu óc lũ cướp nước bấy lâu nay. Đặt nước mình (Nam quốc) ngang hàng với (Bắc quốc). Xưng vua Nam (Nam đế) cũng là bác bỏ thái độ ngông nghênh của bọn vua chúa phương Bắc hay tự xứng là thiên tử (con trời), coi thường vua các nước chư hầu và gọi họ là vương. Các từ nước Nam, vua Nam vang lên đầy kiêu hãnh, thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân ta vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng hồn. Do đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc. Ngày ấy, triều đình nhà Tống lấy cớ ta dám quấy nhiễu vùng biên ải nên phải dấy binh hỏi tội. Đầu năm 1076, quân ta đã tiêu diệt các căn cứ lương thảo, vũ khí, quân đội… chuẩn bị cho cuộc xâm lược của chúng ngay bên đất chúng. Cho nên chủ tướng họ Lí nhắc lại chân lí này để quân dân nước Nam đang chiến đấu nắm chắc thêm lưỡi gươm giết giặc, mặt khác để vạch trần bộ mặt phi nghĩa của quân thù và đánh mạnh vào tinh thần chúng. Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vằng vặc sách trời chia xứ sở) khẳng định chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trên sách trời. Sách trời đã chia cho vua Nam có riêng bờ cõi. Người xưa quan niệm rằng các vùng đất đai dưới mặt đất ứng với các vùng sao trên trời. Nước nào có vua nước đó. Điều đó là do trời định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho chân lí nêu ở câu trên càng tăng thêm giá trị. Câu thơ thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ? (Giặc dữ cớ sao phạm đến đây ?) là câu hỏi đối với binh tướng giặc. Chủ quyền độc lập của nước Nam không chỉ là chuyện của con người mà còn là chuyện vằng vặc (rõ ràng, minh bạch) trên sách trời, không thể chối cãi, ai cũng phải biết, phải tôn trọng. Vậy cớ sao quân giặc kia lại dám xâm phạm tới? Câu hỏi thể hiện thái độ vừa ngạc nhiên vừa khinh bỉ của tác giả. Ngạc nhiên tại sao tướng sĩ của một nước tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời? Khinh bỉ vì coi chúng là nghịch lỗ, tức lũ giặc cướp ngỗ ngược, ngang tàng. Gọi chúng là nghịch lỗ tức là tác giả đã đặt dân tộc Việt vào tư thế chủ nhà và tin rằng mình có đủ sức mạnh để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền độc lập. Tác giả tăng cường sức khẳng định cho chân lí hiển nhiên đã nêu ở trên bằng nghệ thuật đối lập giữa cái phi nghĩa của lũ giặc dữ với cái chính nghĩa của nước Nam và sự phân chia minh bạch ở sách trời. Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhất định phải tan vỡ), ý thơ vẫn tiếp tục thể hiện thái độ khinh bỉ quân giặc và niềm tin sắt đá vào chiến thắng tất yếu của quân ta. Ở trên, tác giả gọi quân xâm lược là giặc, là nghịch lỗ thì đến câu này, ông gọi đích danh như có chúng trước mặt: chúng mày. Cách xưng hô không khác gì người trên với kẻ dưới nhưng không hàm ý thân mật, đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo chúng: nhất định phải tan vỡ. Y như là sự việc đã sắp đặt trước, chỉ chờ kết quả. Kết quả sẽ ra sao? Đó là chúng mày không chỉ thua, mà thua to và thất bại thảm hại. Mười vạn quân giặc do hai tướng giỏi chỉ huy, quân ta dâu phải dễ đánh bại nhưng, vì hành động của chúng phi nghĩa nên tất yếu chúng sẽ bại vong. Ngoài ý cảnh cáo giặc, câu thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh quân dân ta trên dưới đồng lòng và một niềm tự hào cao vút. Câu thơ nguyên văn bằng chữ Hán: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư có nghĩa là: Rồi xem, chúng bay sẽ tự chuốc lấy phần thất bại thảm hại. Thất bại ghê gớm của giặc là điều không thể tránh khỏi bởi chúng là kẻ dám xâm phạm tới điều thiêng liêng nhất của đạo trời và lòng người. Một lần nữa, chân lí về chủ quyền độc lập rất thuận lòng người, hợp ý trời của nước Nam đã được tác giả khẳng định bằng tạt cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc. Bài Thơ thần ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể và nhằm vào một mục đích cụ thể. Cuộc đối đầu giữa quân ta và quân địch trước phòng tuyến sông Như Nguyệt đang ở thế gạy go ác liệt. Để tăng thêm sức mạnh cho quân ta và đánh một đòn chí mạng vào tinh thần quân địch, bài thơ ấy đã vang lên đúng lúc và được lan truyền nhanh chóng. Có thể tưởng tượng rằng lúc ấy quân dân ta như được hun đúc trong ánh lửa thiêng, máu sôi lên và khí thế giết giặc ngùn ngụt ngất trời. Tính chất chân lí của bài thơ có giá trị vĩnh hằng bởi nó khẳng định chủ quyền độc lập của nước Nam là bất khả xâm phạm. Tác dụng to lớn, mạnh mẽ của bài thơ không chỉ bó hẹp trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mà còn kéo dài vô tận. Hơn mười một thế kỉ, quân xâm lược phương Bắc cố tình thôn tính nước ta nhưng dân tộc ta đã đồng lòng đứng lên chiến đấu đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi để bảo vệ chủ quyền ấy. Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó. Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.