K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Cách diễn đạt ở khổ thơ cuối có nét tương đồng với khổ 2:

+ Lặp lại câu “Dù đi đâu và xa cách bao lâu”

+ “Em” và “anh” vẫn xa cách, có thể không gặp lại nhau nữa

+ Tác giả nhắc đi nhắc lại về sự cách biệt, như một lời nhớ thương da diết.

- Tuy nhiên, ở khổ thơ cuối, nhân vật trữ tình lại khẳng định, như một câu trả lời cho những cách trở được liệt kê ở khổ thơ thứ hai: Dù sự thật là em đã vĩnh viễn đi xa, nhưng tình yêu mà em dành cho anh và anh dành cho em thì vẫn nguyên vẹn và tinh khôi như buổi ban đầu bởi: Anh vẫn có... Anh vẫn thấy... Anh vẫn nghe... trong cái màu xanh thanh xuân vô tận của bóng tràm bát ngát, lá tràm xanh mát, hương tràm xôn xao... Tất cả những gì thuộc về em đã được hóa thân thiêng liêng và gần gũi biết chừng nào.

→ Điệp khúc khẳng định “Anh vẫn...” giống như tiếng vọng của một lời thề giao hòa giữa hai cõi âm-dương... Lời thề ấy vừa rất hiện thực, lại vừa vô cùng bí ẩn, mơ hồ... 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Mùa thu đã thay áo mới, hiện diện bằng những hình ảnh bình dị, dân dã, khỏe khoắn và tươi sáng (Núi đồi, rừng tre, trong biếc…). Thiên nhiên không lặng im mà như đang lên tiếng nói “rừng tre phấp phới”, “trong biếc nói cười thiết tha.”:

 + Nhân vật "tôi" thay đổi từ trạng thái buồn, bâng khuâng, lưu luyến, đến vui sướng, tự hào.

   + Cái nhìn thay đổi từ đường phố, thềm nhà sang núi đồi, rừng tre, trời xanh, cánh đồng, dòng sông.

   + Cảm xúc của tác giả hân hoan, hả hê trước cảnh đất nước rộng lớn:

- Có sự khác nhau trong cảm nhận về mùa thu giữa các khổ thơ vì:

+ Tình hình thực tế năm 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. 

+ Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Biện pháp tu từ: 

+ Điệp từ: “dù” nhắc lại 3 lần

+ Điệp từ “thổi” nhấn mạnh 2 lần

+ Biện pháp đối: “Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng”/ “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu”: hai vế đăng đối nhau

12 tháng 4 2019

* Phép điệp: Những mùa quả.

* Phép đối: Lũ chúng tôi lớn lên – Bí và bầu lớn xuống.

1 tháng 6 2021

em lớp 5

6 tháng 10 2021

lkajwrđpiòklạnioa

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Gồm 3 phần: 

+ Phần 1. Từ đầu đến “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”: Mùa thu của quá khứ. 

+ Phần 2. Tiếp theo đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”: Mùa thu của hiện tại. 

+ Phần 3. Còn lại: Niềm suy tư về đất nước.

- Sự thay đổi trong cảm xúc của nhân vật trữ tình:

+ Khởi đầu bài thơ là những cảm xúc trực tiếp trong một sáng mùa thu, gợi nỗi nhớ về Hà Nội. Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của Nguyến Đình Thi vì thế mang vẻ đẹp của tâm trạng.

+ Từ hoài niệm về mùa thu Hà Nội xưa, tác giả dẫn vào cảm xúc về mùa thu đất nước, trong cảnh hiện tại ở chiến khu Việt Bắc

+ Từ cảm xúc về mùa thu đất nước, Nguyến Đình Thi dẫn dắt đến sự bộc bạch tình cảm mến yêu tha thiết và tự hào

+ Tứ thơ phát triển theo hướng suy tưởng nên hình tượng thiên về khái quát, tượng trưng, với những biểu tượng quen thuộc, bát cơm, nước mắt, xiềng xích, chim, hoa… tập trung thể hiện suy ngẫm của tác giả về đất nước từ trong đau thương, căm hờn đã đứng lên chiến đấu bất khuất.

- Cảm hứng chủ đạo: Tình yêu thương,gắn bó của nhà thơ với đất nước,khám phá vẻ đẹp của đất nước trong chiều dài thời gian và chiều rộng không gian. Cảm hứng về đất nước được triển khai ở nhiều cung bậc: Hoài niệm về mùa thu và niềm tự hào về đất nước đau thương -  chiến đấu.

2 tháng 10 2021

Tham khảo:

* Hiệp đấu thứ hai: Nhờ miếng trầu của vợ, Đăm săn múa khiên chàng múa trên cao gió như bão, múa dưới thấp gió như lốc, núi ba lần rạn nứt, ba dồi tranh bật rễ,…, đâm trúng kẻ thù nhưng không thủng. Chi tiết miếng trầu là biểu hiện cho sức mạnh cộng đồng. Sức mạnh của Đăm Săn được tương trợ bởi cộng đồng.

⇒ Nổi bật sức mạnh phi thường của Đăm Săn.

* Hiệp đấu thứ ba: Nhờ sự giúp đỡ của ông trời Đăm Săn đã tìm ra điểm yếu và chiến thắng kẻ thù.

Chi tiết sự trợ giúp của ông trời trong đoạn trích cho thấy, ở thời kì này con người và thần linh có liên quan mật thiết với nhau, đó là dấu vết của tư duy thần thoại, tuy nhiên ở thời đại của sử thi thần linh chỉ góp phần tương hỗ, trợ giúp chứ không hoàn toàn quyết định.

⇒ Qua đây vẫn đề cao sức mạnh người anh hùng.