K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2017

dăng hình asuna làm gì!

13 tháng 12 2017

Theo mk là đồng bào . Mk dân tộc Tày .

Tk mk nha !  Ami Mizuno

31 tháng 8 2018

a) cố, cụ, ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, dì, cô, anh, chị, em, cháu, chắt…

b) hiệu trưởng, hiệu phó, thầy (cô) chủ nhiệm, thầy (cô) giáo, cô văn thư, bác bảo vệ, cô lao công…

c) công nhân, nông dân, bác sĩ, giáo sư, giáo viên, doanh nhân,…

d) Kinh, Mường, Thái, Tày, Nùng, Dao, Mán, Hơ-mông, Ê-đe, Mơ-nông, Ba-na, Chăm, Khơ-me…

4 tháng 8 2018

trạng ngữ:khi bộ đợi về làng

CN:tiếng hát câu cười

VN:lại rộn ràng xóm nhỏ.

giúp mình ba dấu chấm cuối bài trên 500 từHọ và tên: ……Lớp: …..Trường: Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trần Văn Thọ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.Địa chỉ: Xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện BiênĐiện thoại: ….. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn in bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan...
Đọc tiếp

giúp mình ba dấu chấm cuối bài trên 500 từ

Họ và tên: ……

Lớp: …..

Trường: Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trần Văn Thọ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Địa chỉ: Xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên

Điện thoại: …..

 

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn in bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh và dựng xây đất nước.

Từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước đã có Truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng tuổi lên ba đã nhổ tre đánh giặc cứu nước khởi đầu cho truyền thống vẻ vang “tuổi nhỏ chí lớn” của các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam; Trần Quốc Toản đi vào lịch sử thời kỳ chống giặc Nguyên Mông với lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, dám hy sinh vì dân tộc; Kim Đồng, người Đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh; Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa – những giao liên, trinh sát mưu trí, gan dạ; Lê Văn Tám – ngọn đuốc sống lao vào kho xăng của giặc; Nguyễn Bá Ngọc hy sinh thân mình cứu các bạn nhỏ…

Trong thời kì khánh chiến chống thực dân Pháp gian khổ và hào hùng của dân tộc không thể không kể đến người anh hùng nhỏ tuổi Vừ A Dính, anh là người dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên). Anh là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.

Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của anh và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.

Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.

Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của anh Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn anh dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng anh chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.

Anh Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi. Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.

Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Ngay từ năm 1951, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội. Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.

Theo đề xuất của Báo Thiếu niên Tiền phong, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra Quyết định thành lập Quỹ Học bổng dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo cả nước. Ngày 5/3/1999, tại Trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã chính thức ra mắt. Báo Thiếu niên Tiền phong được Trung ương Đoàn giao làm Thường trực của Quỹ. Quỹ rất vinh dự được Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Mỹ Hoa (sau này là Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam) làm Chủ tịch.

Trong gần 20 năm qua, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã dành sự quan tâm cho các bạn thiếu nhi, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo, biên cương của Tổ quốc Việt Nam thân yêu thông qua những hoạt động nổi bật:

- Một là, cấp học bổng thường xuyên (5.000 suất/năm) cho các bạn học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Tính đến nay, Quỹ đã trao gần 80.000 suất học bổng, khoảng 80 tỉ đồng.

- Hai là, thực hiện một số dự án mang tính chiều sâu như:

+ Dự án Ươm mầm tương lai có 22 trường đã đồng hành cùng Quỹ nuôi dạy 345 bạn học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo trong cả nước về học tập tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương từ năm học 2009-2010 đến nay.

+ Dự án Chắp cánh ước mơ tài trợ học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi và vùng biển đảo trong vòng 7 năm (THCS và THPT) và sinh viên (trong vòng 4 năm). Đến nay đã có 328 bạn, anh chị được thụ hưởng dự án này.

+ Dự án Mở đường đến tương lai (Quỹ Vinacapital tài trợ) cấp học bổng trực tiếp và thường xuyên cho100 nữ sinh dân tộc thiểu số học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn trong 7 năm (từ lớp 10 đến khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng). Hiện nay, 50 nữ sinh giai đoạn I đã tốt nghiệp, có việc làm và 50 nữ sinh dân tộc thiểu số giai đoạn II đangtiếp tục được thụ hưởng dự án. Những dự án này đã góp phần tạo nên nguồn cán bộ có chất lượng cho vùng dân tộc miền núi trong tương lai.

 Ba là, hàng năm Quỹ đã xét tặng Giải thưởng vừ A Dính cho các tập thể và cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giải thưởng đã góp phần khích lệ phong trao cả nước quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ cho những vùng miền núi, hải đảo đặc biệt khó khăn. Tính đến nay đã có 64 tập thể và 118 cá nhân được nhận giải thưởng.

Bốn là, Quỹ vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng các trường học, các công trình phúc lợi công cộng ở các vùng miền khó khăn.

Dự án Thắp sáng ước mơ đã tạo nên một số ngôi trường, cây cầu, con đường, nhà tình nghĩa ở các vùng khó khăn. Đặc biệt, trong 2 năm 2013, 2014, chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” của Quỹ đã xây dựng 2 ngôi trường Tiểu học thị trấn Trường Sa và Tiểu học xã đảo Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), trị giá 25 tỉ đồng. Đây thực sự là chương trình có ý nghĩa vô cùng to lớn, gắn kết cộng đồng cả nước quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu.

Chặng đường 20 năm hoạt động, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã góp phần quan trọng kêu gọi, động viên cả xã hội quan tâm thực sự đến đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ đã cố gắng bắc được nhịp cầu nhân ái thân thương giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị và cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài nước tới những buôn sóc bản làng hẻo lánh xa xôi nhất; cùng chung tay góp sức nâng đỡ cho rất nhiều học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã và sẽ luôn đồng hành và là điểm tựa tinh thần cùng thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam  

Đối với em – mới chỉ là một học sinh tiểu học, khi được biết về Các anh hùng nhỏ tuổi, em rất tự hào, hãnh diện và khâm phục các anh, các anh luôn là những tấm gương sáng để chúng em luôn cố gắng nộ lực học tập và rèn luyện. 

 

 

Thật tự hào biết bao khi em được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Điện Biên anh hùng. Từ khi còn rất nhỏ, ông đã kể cho em nghe về anh Vừ A Dính, nhưng cho đến khi đi học tiểu học, được là Đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh em mới được tìm hiểu kĩ hơn, được biết nhiều hơn về anh Vừ A Dính. …

 

Trường em cũng có nhiều bạn dân tộc  Mông lắm, em rất tự hào về các bạn ấy, các bạn ấy rất khó khăn nhưng ý chí nghị lực lớn, luôn vươn lên trong học tập. Các bạn ấy nói các bạn rất tự hào vì dân tộc các bạn có anh hùng Vừ A Dính kiên trung bất khuất….

Ngay cả trong thời chiến loạn lạc gian khổ mà anh Dính vẫn luôn ham học thì không có lý do gì để chúng em không cố gắng nỗ lực khi được sống trong hòa bình ấm êm....

Anh vừ A Dính đã truyền cho em nguồn cảm hứng tốt đẹp trong cả suy nghĩ, hành động và ước mơ….

Em mơ ước…

Em sẽ…

 

0
2 tháng 1 2020

a) Tổ quốc, đất nước, nước nhà, nhà nước, giang sơn.

b) Dân tộc, đồng bào, nhân dân, đồng chí.

13 tháng 8 2021

Đọc đoạn văn sau và cho biết: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.” (Hồ Chí Minh) Đại từ “đó” trong đoạn văn trên dùng để thay thế cho:

A. Sông có thể cạn, núi có thể mòn

B. Việt Nam

C. Dân tộc Việt Nam

D. Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

/ Chắc vậy:v /

Đọc đoạn văn sau và cho biết:“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.” (Hồ Chí Minh) Đại từ “đó” trong đoạn văn trên dùng để thay thế cho: 

A. Sông có thể cạn, núi có thể mòn

B. Việt Nam

C. Dân tộc Việt Nam

D. Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

10 tháng 12 2017

1. Dân tộc Ba Na

Tên dân tộc: Ba Na (Tơ Lô, Krem, Roh, Con Kde, ALa Công, Krăng).
Dân số: 174.456 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Kon Tum, Bình Ðịnh, Phú Yên.


2. Dân tộc Brâu

Tên dân tộc: Brâu (Brạo).
Dân số: 313 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Làng Ðăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. (Chi tiết)


3. Dân tộc Bru - Vân Kiều

Tên dân tộc: Bru - Vân Kiều (Trì, Khùa, Ma - Coong).
Dân số: 55.559 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Tập trung ở miền núi các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. (Chi tiết)


4. Dân tộc Chăm

Tên dân tộc: Chăm (Chàm, Chiêm Thành, Hroi).
Dân số: 132.873 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Ninh Thuận và một phần nhỏ ở An Giang, Tây Ninh, Ðồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, tây nam Bình Thuận và tây bắc Phú Yên...

 

5. Dân tộc Chơ Ro

Tên dân tộc: Chơ Ro (Ðơ Ro, Châu Ro).
Dân số: 22.567 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Phần lớn cư trú ở tỉnh Ðồng Nai, một số ít ở tỉnh Bình Thuận.

 

6. Dân tộc Chu Ru

Tên dân tộc: Chu Ru (Cho Ru, Ru).
Dân số:14.978 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Phần lớn ở Ðơn Dương (Lâm Ðồng), số ít ở Bình Thuận.

 

7. Dân tộc Chứt

Tên dân tộc: Chứt (Rục, Sách, Mã Liềng, Tu Vang, Pa Leng, Xe Lang, Tơ Hung, Cha Cú, Tắc Cực, U Mo, Xá Lá Vàng).
Dân số: 3.829 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Sống ở huyện Minh Hoá và Tuyên Hoá (Quảng Bình).


8. Dân tộc Co

Tên dân tộc: Co (Cor, Col, Cùa, Trầu).
Dân số: 27.766 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Huyện Bắc Trà My, Nam Trà My (Quảng Nam), huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi).


9. Dân tộc Cống

Tên dân tộc: Cống (Xắm Khống, Mâng Nhé, Xá Xong).
Dân số: 1.676 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, ven sông Ðà.

10. Dân tộc Cơ Ho

Tên dân tộc: Cơ Ho (Xrê, Nộp, Cơ Lon, Chil, Lát, Tring).
Dân số: 128.723 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Cao nguyên Di Linh (Lâm Đồng).

 

11. Dân tộc Cờ Lao

Tên dân tộc: Cờ Lao (Ke Lao).
Dân số: 1.865 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Hà Giang.

 

12. Dân tộc Cơ Tu

Tên dân tộc: Cơ Tu (Ca Tu, Gao, Hạ, Phương, Ca Tang).
Dân số: 50.458 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang (Quảng Nam), huyện A Lưới, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế).

 

13. Dân tộc Dao

Tên dân tộc: Dao (Mán, Ðông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Ðại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn và Sơn Ðầu).
Dân số: 620.538 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Biên giới Việt - Trung, Việt - Lào, một số tỉnh Trung Du và ven biển Bắc Bộ.

 

14. Dân tộc Ê Đê

Tên dân tộc: Ê Ðê (Ra Đê, Ðê, Kpa, Adham, Krung, Ktal, Dlieruê, Blô, Epan, Mdhur, Bích).
Dân số: 270.348 người (năm 1999)
Ðịa bàn cư trú: Ðắk Lắk, phía nam tỉnh Gia Lai, phía tây của hai tỉnh Khánh Hoà và Phú Yên.

 

15. Dân tộc Giáy

Tên dân tộc: Giáy (Nhắng, Dẳng, Pâu Thìn, Pu Nà, Cùi Chu, Xạ)
Dân số: 49.098 người (năm 1999)
Ðịa bàn cư trú: Tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu và Cao Bằng.

16. Dân tộc Gia Rai

Tên dân tộc: Gia Rai (Giơ Rai, Tơ Buăn, Hơ Bau, Hdrung, Chor)
Dân số: 317.557 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Gia Lai, Kon Tum và Ðắk Lắk.


17. Dân tộc Giẻ Triêng

Tên dân tộc: Giẻ Triêng (Dgích, Ta Reh, Giảng Rây, Pin, Triềng, Treng Ta Liêng, Ve, La Ve, Bnoong, Ca Tang).
Dân số: 30.243 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Kon Tum và miền núi tỉnh Quảng Ninh.

18. Dân tộc Hà Nhì

Tên dân tộc: Hà Nhì (U Ní, Xá U Ní).
Dân số: 17.535 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Lai Châu, Lào Cai.

19. Dân tộc Hoa

Tên dân tộc: Hoa (Hán).
Dân số: 862.371 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Trong cả nước.

20. Dân tộc Hrê

Tên dân tộc: Hrê (Chăm Rê, Chom Krẹ, Lùy...).
Dân số: 113.111 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Phía tây tỉnh Quảng Ngãi và Bình Ðịnh.


21. Dân tộc Kháng

Tên dân tộc: Kháng (Xá Khao, Xá Xúa, Xá Ðón, Xá Dâng, Xá Hộc, Xá Ái, Xá Bung, Quảng Lâm).
Dân số: 10.272 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Sơn La, Lai Châu.

22. Dân tộc Bố Y

Tên dân tộc: Bố Y (Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu Dìn, Pu Nà).
Dân số: 1.864 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang. (Chi tiết)

23. Dân tộc Khmer

Tên dân tộc: Khmer (Việt gốc Miên, Khmer Krôm).
Dân số: 1.055.174 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang.

24. Dân tộc Khơ Mú

Tên dân tộc: Khơ Mú (Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hạy).
Dân số: 56.542 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Nghệ An, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Yên Bái.


25. Dân tộc Kinh (Việt)
Tên dân tộc: Kinh (Việt).
Dân số: Khoảng 65,8 triệu người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Khắp các tỉnh, đông nhất ở vùng đồng bằng và thành thị.

26. Dân tộc La Chí

Tên dân tộc: La Chí (Cù Tê, La Quả).
Dân số: 10.765 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Hà Giang, Lào Cai.


27. Dân tộc La Ha

Tên dân tộc:
La Ha (Xá Khắc, Phlắc, Khlá).
Dân số: 5.686 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Sơn La, Lào Cai.


28. Dân tộc La Hủ

Tên dân tộc: La Hủ ( Xá Lá Vàng, Cò Xung, Khù Xung, Khả Quy).
Dân số: 6.874 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Huyện Mường Tè (Lai Châu).


29. Dân tộc Lào

Tên dân tộc: Lào (Lào Bốc, Lào Nọi).
Dân số: 11.611 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Huyện Ðiện Biên (Điện Biên), huyện Phong Thổ, Than Uyên (Lai Châu), huyện Sông Mã (Sơn La).


30. Dân tộc Lô Lô

Tên dân tộc: Lô Lô (Mùn Di, Di... Có hai nhóm: Lô Lô Hoa và Lô Lô Đen).
Dân số: 3.307 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Phần lớn sống ở Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai.

 31. Dân tộc Lự

Tên dân tộc: Lự (Lữ, Nhuồn, Duồn).
Dân số: 4.964 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Huyện Phong Thổ và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.


32. Dân tộc Mạ

Tên dân tộc: Mạ (Châu Mạ, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung, Mạ Ngắn).
Dân số: 33.338 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Lâm Ðồng.



33. Dân tộc Mảng

Tên dân tộc: Mảng (Mảng Ư, Xá Lá Vàng).
Dân số: 2.663 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Lai Châu (Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ, Mường Lay).


34. Dân tộc Mông (H'Mông)

Tên dân tộc: Mông (Mông Trắng, Mông Hoa, Mông Ðỏ, Mông Ðen, Mông Mán)
Dân số: 787.604 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Nghệ An.

35. Dân tộc M'Nông

Tên dân tộc: M'Nông (Bru Đang, Preh, Ger, Nong, Prêng, Rlăm, Kuyênh, Chil Bu No, nhóm M'Nông Bru Dâng).
Dân số: 92.451 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Ðắk Lắk, Lâm Ðồng và Bình Phước

36. Dân tộc Mường

Tên dân tộc: Mường (Mol, Mual, Moi, Moi Bi, Au Tá, Ao Tá)
Dân số: 1.137.515 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Cư trú ở nhiều tỉnh phía bắc, tập trung đông ở Hoà Bình và miền núi Thanh Hoá. Sống định canh định cư nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn.


37. Dân tộc Ngái

Tên dân tộc: Ngái (Ngái Hắc Cá, Lầu Mần, Hẹ, Sín, Ðàn, Lê).
Dân số: 4.841 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên.


38. Dân tộc Nùng

Tên dân tộc: Nùng (Xuồng, Giang, Nùng An, Nùng Lòi, Phần Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh, Quý Rịn, Nùng Dín, Khen Lài).
Dân số: 856.412 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Tuyên Quang.


39. Dân tộc Ơ Đu

Tên dân tộc: Ơ Ðu (Tày Hạt).
Dân số: 301 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Nghệ An.

40. Dân tộc Pà Thẻn

Tên dân tộc: Pà Thẻn (Pà Hưng, Tống).
Dân số: 5.569 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Hà Giang, Tuyên Quang.

41. Dân tộc Phù Lá

Tên dân tộc: Phù Lá (Xá Phó, Bồ Khô Pạ, Mú Xí Pạ, Phổ, Va Xơ Lao, Pu Dang).
Dân số: 9.046 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, đông nhất ở Lào Cai.


42. Dân tộc Pu Péo

Tên dân tộc: Pu Péo (Ka Beo, Pen Ti Lô Lô).
Dân số: 705 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Hà Giang.


43. Dân tộc Ra Glai

Tên dân tộc: Ra Glai (Ra Glay, Hai, Noa Na, La Vang)
Dân số: 96.931 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Phía nam tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận.


44. Dân tộc Rơ Măm

Tên dân tộc: Rơ Măm.
Dân số: 352 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: làng Le, xã Morai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.

45. Dân tộc Sán Chay

Tên dân tộc:Sán Chay (Cao Lan, Sán Chỉ, Mán Cao Lan, Hờn Bận).
Dân số: 147.315 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú:Tuyên Quang, Bắc Giang, Quảng Ninh, Yên Bái, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc.
  46. Dân tộc Sán Dìu

Tên dân tộc: Sán Dìu (Sán Déo, Trại, Trại Ðất, Mán quần cộc).
Dân số: 126.237 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang.


47. Dân tộc Si La

Tên dân tộc: Si La (Cú Dé Xử, Khà Pé).
Dân số: 840 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Lai Châu.


48. Dân tộc Tày

Tên dân tộc: Tày (Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí).
Dân số: 1.477.514 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang.


49. Dân tộc Tà Ôi

Tên dân tộc: Tà Ôi (Tôi Ôi, Pa Cô, Ba Hi, Pa Hi).
Dân số: 34.960 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên-Huế), huyện Hương Hoá (tỉnh Quảng Trị).


50. Dân tộc Thái

Tên dân tộc: Thái (Tày, Táy Ðăm, Táy Khào, Tày Mười, Tày Thanh, Hàng Tổng, Pu Thay, Thờ Ðà Bắc).
Dân số: 1.328.725 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Nghệ An.

51. Dân tộc Thổ

Tên dân tộc: Thổ (Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Tày Poọng, Ðan Lai, Ly Hà).
Dân số: 68.394 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: phía tây tỉnh Nghệ An.


52. Dân tộc Xinh Mun

Tên dân tộc: Xinh Mun (Puộc, Pụa).
Dân số: 18.018 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Vùng biên giới Việt Lào thuộc Sơn La, Lai Châu.


53. Dân tộc Xơ Đăng

Tên dân tộc: Xơ Ðăng (Xơ Đeng, Cà Dong, Tơ Dra, Hđang, Mơ Nâm, Hà Lăng, Ka Râng, Con Lan, Bri La Teng).
Dân số: 127.148 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Kon Tum, Quảng Nam, Ðà Nẵng và Quảng Ngãi.

54. Dân tộc Xtiêng

Tên dân tộc: Xtiêng (Xa Ðiêng).
Dân số: 66.788 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Bốn huyện phía bắc tỉnh Bình Dương, một phần ở Ðồng Nai, Tây Ninh.
10 tháng 12 2017

1 kinh 2 tày 3 thái 4 mường 5 khơ me 6 hơ mông 7nùng 8 hoa 9 dao 10gia rai 11 ê đê 12 ba na 13 xơ đăng 14 sán chay 15 cơ ho 16chăm 17 sán dìu 18 hrê 19 raglai 20 m" nông 21 X"tieng 24 khơ mú 25 cơ tu 26 giáy 27 giẻ triêng 28 tà  ôi 29 mạ 30 co 31 chơ ro 32xinh mun 33 hà nhì 34 chu ru 35 lào 36 kháng 37la chí 38 phù lá39 la hủ 40 la ha 41 pà thẻn 42 pứt 43 lự 44 lô lô 45 mảng 46 cờ lao 

47 bố y 48 cống 49 ngái 50 si la 51 pu péo 52 rơ măm  53brâu 54 ơ đu 

đó là 54 tư anh em dân tộc ở việt nam

30 tháng 3 2019

3:

- Cao thượng: có phẩm chất, đạo đức cao cả, vượt hẳn lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen

- Năng nổ: tỏ ra ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong các công việc chung

- Dịu dàng: tỏ ra dịu, có tác dụng gây cảm giác dễ chịu, tác động êm nhẹ đến các giác quan hoặc đến tinh thần

- Cần mẫn: siêng năng và lanh lợi

30 tháng 3 2019

Còn 15 phút giúp mình với các bạn ơi

17 tháng 5 2018

a,nó

b,mẹ

c,mẹ ngủ được

17 tháng 5 2018

a) Em rất thích học môn Tiếng Việt,  đã đem lại cho em tình yêu vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, cho em biết sống nhân ái, chan hòa.

b) Khi đã trưởng thành, mỗi người con biết yêu mẹ hơn. Học hiểu rằng người đó là người không ai có thể thay thế.

c) Vào đêm trước ngày khia trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, khi đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo.