K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2019
Nói đến cây chuối, đã là người Việt Nam thì không ai là không biết. Cây chuối đã tồn tại cùng con người như một người bạn thân thiết. Có thể nói, cây chuối đã trở thành một thứ không thể thiếu trong đời sống người Việt Nam từ xưa tới nay.

Chuối có tới năm bảy loại, nào là chuôi hương, chuôi ngự, chuôi sứ, chuối mường, chuối tiêu... Mỗi loại chuôi đều có hương vị thơm ngon riêng, tạo ra nét đặc biệt không thể lẫn với những loại khác. Thế nhưng các loại chuôi đều mang vẻ bên ngoài gicíng nhau. Thân cây tròn, thấp, trơn bóng, to bằng cả cái cột đình. Lá cây xanh non, dài, to bản và các gân đối xứng nhau. Thế nhưng lá chuôi khô lại có màu nâu, giòn và cứng. Bắp chuôi có màu đỏ, thuôn dài, còn gọi là hoa chuôi. Nõn chuối xanh non, mịn và mỏng. Mỗi cây chuôi trưởng thành đều có thể cho ta một buồng chuôi. Tuỳ theo từng loại, có ***** hàng trăm quả một buồng, có cả loại mỗi buồng cho cả nghìn quả. Nhiều cây còn trìu trịt quả từ ngọn xuống gốc.

Để códược vai trò quan trọng như hiện nay trong đời sống của người Việt Nam, chuối dã cống hiến cho đời sống vật chất không biết bao nhiêu. Thân cây thái nhỏ ra có thể làm thức ăn cho lợn rất tốt. Còn lá cây thì giúp ta trong các việc như là để gói xôi, gói bánh rất tiện lợi và dễ kiếm. Lá chuối khô có thể dùng làm chất đốt, để quấn bánh gai hoặc ở nông thôn, ta còn thấy lá chuối khô còn quấn nhỏ làm nút chai rượu. Không chỉ thế, hoa chuối còn dùng để làm nộm (nộm hoa chuối). Món nộm hoa chuối được rất nhiều người ưa thích, đặc biệt là học sinh vì nó vừa ngon lại vừa rẻ. Chỉ cần nhìn thấy thôi cũng đủ khiến cho ta cảm thấy thèm thuồng. Thái một ít nõn chuối ra cho vào đĩa rau muống xanh mướt là ta đã có một đĩa rau vừa ngon miệng vừa đẹp mắt. Quả chuối có lẽ là nhiều công dụng nhất. Các chị, các cô, các bà hay ăn chuối vì trong chuối có chứa nhiều chất vitamin rất tốt cho một làn da mịn màng. Và chủ yếu chuối thường dùng để ăn nhiều hơn vì nó rất ngon. Người ta còn thường dùng chuối thắp hương như một lễ vật dâng cho thần linh để thể hiện lòng tôn kính. Chính vì vậy, chuối là một loại trái cây rất được ưa thích tại Việt Nam và cả một vài nước khác. Cây chuối trong đời sống vật chất của người Việt Nam cũng khá quan trọng, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều eo hẹp. ở nông thôn, mỗi khi chuối chín, người ta hay cắt ra thành từng nải để đem bán, những nải chuối đó đều rất rẻ nên nhiều người mua. Còn trong đời sống văn hoá của người Việt, cây chuối cũng như bưởi hay hồng, nó cũng là một trong năm loại quả dâng lên tổ tiên, nhất là các dịp lê Tết. Trong tâm thức của mỗi người, cây chuối là một loài cây tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê, nhất là thời thơ ấu.

Cây chuối từ lâu đã chiếm một phần to lớn trong cuộc sống của người Việt Nam. Đối với mỗi người, cây chuối đã trở thành một loài cây vô cùng gần gũi, thân thiết.

16 tháng 8 2019

Mở bài: Giới thiệu chuối là cây trồng thân thuộc với người dân Việt Nam.

Thân bài: Dựa vào những chi tiết sau để viết bài.

  • Hiện nay Việt Nam có các loại chuối như chuối tiêu, chuối ngự, chuối cau, chuối hột, chuối ba hương (chuối lùn).
  • Đặc điểm của chuối:
    • Sinh trưởng tốt ở những nơi ẩm ướt.
    • Rễ chuối thuộc loại rễ chùm cho nên không ăn sâu vào mặt đất.
    • Chuối tự sinh trưởng trong môi trường tự nhiên.
  • Chuối thường mọc từng bụi từ, nhưng để chuối sinh trưởng tốt người dùng trồng mỗi bụi từ 1 - 3 cây. Những cây nhỏ, yếu sẽ được loại bỏ. Nếu bụi chuối quá nhiều cây, có thể đào chuối và trồng ở chỗ khác.
  • Thân chuối có hình tròn thẳng đứng và nhẵn thin như những chiếc cột nhà bóng loáng. Thân của chuối được cấu tạo từ những bẻ gộp vào nhau, bên trong bẻ chuối có những lổ hình vuông nhỏ chạy song song với cây chuối. Bẻ càng ở phía ngoài thì màu sắc càng thẫm và bẽ nằm ở chính giữa thì có màu trắng. Thân chuối có những công dụng sau:
    • Sau khi lấy quả chuối, thân chuối được dùng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm bằng cách xắt mịn ra từng lớp.
    • Ngoài ra có thể dùng thân chuối để làm dây trói cua bằng cách tách từng bẻ chuối và phơi dưới nắng mặt trời. Khi khô bẻ chuối rất dẻo và dai nên có thể dùng làm đây buộc.
  • Lá chuối lúc mới ra: cuộn tròn như chiếc hoa loa kèn, lúc đã khôn lớn xanh mướt và rộng như một tấm phản. Mặt trên của lá chuối có màu xanh thẫm, mặt dưới của lá chuối có màu xanh nhạt và có phấn trắng. Công dụng của lá chuối:
    • Dùng để gói bánh.
    • Làm thức ăn cho gia cầm.
    • Lá chuối khô có thể được dùng làm nguyên liệu đốt.
  • Lá chuối khô: khi lá chuối đã già chúng rũ xuống bám chặt lấy thân cây chứ không rơi rụng và lìa xa như những lá cây khác. Ban đầu còn vàng tươi sau đó khô dần dần thành màu nâu nhạt. Để loại bỏ lá chuối khô, người ta dùng dao cắt đứt lá. Phần xương chạy theo lá chuối khô rất bền, có thể dùng nó để buộc rau ra chợ bán.
  • Nõn chuối mới ra giống như một bức thư thuở xưa được viết trên giấy hoa tiên còn phong kín.
  • Bắp chuối: có màu đỏ tươi, hình dáng giống như một búp sen khổng lồ treo ngược. Khi nải trong bắp đã nở hết, người dân cắp bắp chuối để xào hoặc làm nộm rất ngon.
  • Buồng chuối: để chuối to, đẹp và đều. Mỗi buồng tối đa người nông dân để lại khoảng 10 buồng.
  • Quả chuối: cong cong như một vầng trăng lưỡi liềm đầu tháng. Chuối xanh có thể xắt lát mỏng và dùng để quấn ăn với thịt, bún.... Chuối chín thơm ngon và có nhiều dinh dưỡng. Có thể ăn ngay hoặc dùng chuối chín để làm bánh kẹo.

Kết bài: Chuối rất gần gũi với con người Việt Nam và món ăn bổ dưỡng trong đời sống hàng ngày.

2 tháng 10 2021

Tham khảo nhé:

Đối với mỗi người dân VN thì cây chuối chính là loại cây bình dị mà quen thuộc, không thể thiếu ở những vùng quê yên bình, dân dã. Cây chuối là loại cây có rễ chùm ăn sâu dưới lòng đấy và lớn dần theo thời gian, để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. Lá chuối to bản và dài, có màu xanh ngà vàng, thường được dùng để gói bánh chưng hoặc lót các vật dụng ở nông thôn. Trên thân cây, có những buồng chuối xanh đang chín dần và ngả màu vàng đẹp mắt. Tùy buồng chuối mà mỗi cây có số lượng quả khác nhau, có thể chục, hoặc thậm chí là trăm quả. Buồng chuối xếp tầng đẹp mắt treo trên cây tựa như một đàn lợn con tí hon. Ta thường thấy cây chuối mọc ở vùng bên sông, bên hồ vì đó là loài cây ưa ẩm. Đồng thời, cây chuối còn mọc thành khóm, có sức sống phát triển rất nhanh. Họ hàng nhà chuối cũng vô cùng đa dạng: chuối sứ, chuối ngự, chuối cau, chuối tiêu, chuối lùn, chuối hột, chuối cảnh,... Cây chuối đem đến rất nhiều công dụng cho con người. Lá chuối dùng để gói bánh, quả chuối là nguồn cung cấp chất khoáng và vitamin, hoa chuối để làm nộm, thân chuối, củ chuối làm thức ăn cho gia súc,...Tóm lại, cây chuối chính là loại cây gần gũi, bình dân và dân dã đối với người dân VN, bên cạnh tre nứa.

+)yếu tố miêu tả: Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. 

26 tháng 11 2021

Tham khảo nha bạn:

      Chôm Chôm là một loại cây được trồng nhiều ở miền Nam nước ta nó còn được gọi với tên khoa học là Nephelium lappacium L. Nhắc đến Chôm Chôm thì nó có rất nhiều loại được trồng trên khắp thế giới không chỉ là món ăn yêu thích của đại đa số gia đình người Việt mà còn nhiều ở những gia đình nước ngoài.

    Bởi vì em rất thích ăn Chôm Chôm nên em cũng có trồng một cây ở quê em nó được em đặt tên là anh chàng lãng tử, tại vì lúc mới mua nó có một bộ rễ trông rất đẹp như tóc của những anh chàng trên bộ phim Hàn Quốc nào đó em từng xem qua vậy. Lúc lớn lên nhìn vào thân cây của nó trông nó cũng nhỏ nhắn xinh xắn không như những loại cây ăn quả khác mà em từng thấy. Từ lúc trồng nó tới bây giờ thì nó chỉ cao hơn em cỡ được 1 mét thôi cũng không cao lắm mắc dù em chăm nó rất tốt giống như chăm người em của em vậy. Vỏ cây cũng không xù xì như những loại cây khác mà nó có màu xám tro và có rất nhìu những địa y mọc xung quanh ở thân cây có các cành cây đâm ra như tay chân của nó vậy lá có màu sẫm, gân lá đậm, phân thành nhiều nhánh với 5 lá. Quả của nó rất hài hước lúc mới mọc ra những trái đầu tiên trên cây thì có những trái màu xanh nhỏ nhỏ xinh xinh rồi có những sợi lông bé tí tẹo ghim trên những trái đó. Rồi lúc lớn lên thì nó chuyển sang mùa đỏ những sợi lông lúc ấy cũng lớn dần lên. Chôm chôm là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao (chứa nhiều vitamin C, giàu đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như đồng, mangan, kali, canxi, sắt...) và trái chôm chôm còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.

     Chôm chôm là loài cây có quả hoặc để ăn tươi, hoặc đóng hộp dưới nhiều hình thức, để dự trữ hoặc xuất khẩu. Hạt chôm chôm có thành phần dầu cao nên cũng được dùng để sản xuất dầu ăn hay xà phòng. Cây và rễ chôm chôm cũng có thể dùng cho việc sản xuất dược phẩm và màu. Ở Việt Nam, người làm vườn chôm chôm có mức thu nhập tương đối cao so với các ngành trồng trọt khác.

    Hạt chôm chôm chứa 35 - 40% chất dầu béo đặc, có cấu trúc của hạt ca cao, có mùi dễ chịu, gồm phần lớn là arachidin, cùng với olein và stearin. Vỏ cây và quả xanh có chứa tanin.

      Vỏ chôm chôm chứa nhiều tanin, chữa ỉa chảy, kiết lỵ, sốt. Hạt chôm chôm, còn gọi là thiều tử, vị ngọt, tính ấm, chứa nhiều chất béo không no, có tác dụng tiêu viêm kháng khuẩn, dùng chữa viêm niêm mạc miệng, kiết lỵ, hỗ trợ điều trị tiểu đường, các vết loét lâu ngày, điều chỉnh lipid máu, giảm béo và làm đẹp da. Chôm chôm là loại trái rất thích hợp cho những người bị vữa xơ động mạch, cao huyết áp, tăng đường huyết... Tuy nhiên, vì chứa nhiều chất béo nên nếu ăn quá nhiều hạt chôm chôm có thể xuất hiện cảm giác say say và gây buồn nôn, đầy bụng. Ngoài ra, có thể dùng áo hạt để ăn vì nó rất bổ và có chức năng giải nhiệt

     Vì vậy em rất yêu thích cây chôm chôm mà đặc biệt nó là được chính tay em trồng và chăm sóc. Lúc này em cũng ở trên thành phố rồi nên rất nhớ cây chôm chôm. Mỗi lần về quê là em lại gợi nhớ lên những kí ức tuy cũ nhưng rất đẹp về cây chôm chôm năm nào

 

5 tháng 10 2021

Em vào link này xem nhé!

Em hãy viết đoạn văn thuyết minh về lợi ích, vai trò của con trâu

31 tháng 8 2020

Bài làm

1) Ở miền quê Bình Định,một trong những nơi là 'quê hương' của dừa.Dừa như người bạn tất yếu của nơi đây mà ai cũng thấy quen nhiều .Dừa như là tất cả nguồn sống của người dân Bình Định .Có lẽ rừng dừa là người bạn tâm tình của người bản xứ.Dừa mọc nhiều như cây trong rừng.Nơi đâu cũng thấy dừa,nơi đâu cũng thấy những dáng cây cao cây thấp.Và hơn hết nơi đâu cũng có bóng dừa phủ.Dừa mọc ven sông,những cây dừa cao hơn những ngôi nhà.Làm người ta liên tưởng như người mẹ bao bọc lấy ngôi nhà ấy.Thơ mộng làm sao kể cho hết.Dừa mọc ven bờ ruộng,bóng dáng nông dân ngồi dưới gốc cây hưởng mát.Dừa leo sườn đồi,thấp thoáng như xanh xanh trên nền trời chiều.Dừa dọc bờ biển,trên bãi cát trắng là những thân dừa cong cong.Đi hoài đi mãi đâu đâu cũng có bóng dừa.Bóng dừa xiêm thấp thấp,trên cây lủng lẳng vài ba 'đứa con'.Qủa tròn tròn,nước ngòn ngọt làm người ta cứ mãi vẩn vơ hương vị ấy.Dừa nếp lơ lửng giữa trời mà đung đưa theo nhịp gió.Qảu vàng vàng xanh xanh,mơn mởn ....

Câu 1 (1,5 điểm)“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.”(Thép Mới, Cây tre Việt Nam, Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo...
Đọc tiếp

Câu 1 (1,5 điểm)

“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.”

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam, Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2015, tr.96)

1. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.

2. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn: Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

Câu 2 (2,5 điểm)

Viết một đoạn văn quy nạp khoảng 10 đến 12 câu về chủ đề: Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam.

Câu 3 (6,0 điểm)

Cùng bày tỏ về lẽ sống, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải thì ước nguyện làm “Một mùa xuân nho nhỏ / Lặng lẽ dâng cho đời”, còn trong bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương lại dặn con: “Con ơi tuy thô sơ da thịt / Lên đường / Không bao giờ nhỏ bé được / Nghe con”. Em có suy nghĩ gì về những lẽ sống được thể hiện qua những câu thơ trê

1
10 tháng 5 2016

Mọi người giúp mk với

 

11 tháng 10 2021

tham khảo:

Hôm nay là ngày hội những đồ dùng học tập, các họ hàng nhà bút, nhà sách,... đua nhau đến tham dự lễ hội với hy vọng sẽ đạt được danh hiệu quán quân, giành giải nhất về độ thông dụng và gần gũi với đời sống con người.

Từ sáng sớm, Bút Bi đã chuẩn bị sẵn sàng, chỉnh chu bài diễn thuyết giới thiệu của mình và đến hội sớm nhất. Ngồi bên dưới vị trí chờ, nghe anh Cặp, chị Sách phát biểu mà Bút Bi ngồi không yên. Đến lượt mình, cậu bé nhỏ tự tin dướn cao mình, dõng dạc giới thiệu

- Chào toàn thể quý vị và các bạn, mình là Bút Bi, đại diện tiêu biểu của họ nhà bút. Sau đây là bài tự giới thiệu, thuyết minh về bản thân của mình.

Bút Bi là một đồ vật rất gần gũi, thân thuộc, gắn bó mật thiết với cuộc sống con người, đặc biệt là với các bạn học sinh. Cho đến nay, chưa ai biết chính xác thời gian chiếc bút bi đầu tiên ra đời. Tiền thân của những chiếc bút này là những chiếc bút lông để vẽ và viết nhưng khá bất tiện vì phải mài mực, chấm mực thường xuyên khi viết. Mãi về sau, một nhà báo người Hungari làm việc tại Anh tên là Lasrlo Biro mới tìm ra cách sáng chế ra chiếc bút bi để thuận lợi cho việc làm báo, viết văn của ông. Nhờ sáng chế này, ông đã nhận bằng sáng chế ở Anh ngày 15-6-1938. Cùng với sự phát triển vủa xã hội, bút bi du nhập vào Việt Nam những năm giữa thế kỉ XX.

Bút bi có rất nhiều loại, phong phú, đa dạng nhưbg phổ biến nhất vẫn là loại có nắp đậy và loại không có nắp đậy. Dù được cấu tạo thế nào thì chiếc bút bi vẫn có hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Vỏ bút được làm bằng kim loại dẻo hoặc nhựa, kiểu dáng và màu sắc đa dạng tùy theo thiết kế của hãng sản xuất. Vỏ bút coa độ dài chừng 14 cm, đường kính 0,7 đến 0,8 cm, thường có hình trụ, thu nhỏ về phần đầu bút. Vỏ bút có loại vỏ trơn, chỗ tay cầm có gắn mút cao su mềm hoặc có loại được tạo thành các cạnh như hình lục giác hay bát giác đều. Để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà sản xuất không ngừng cho ra đời các loại hình dánh, mẫu mã khác nhau rất đẹp mắt như một phương án nâng cao tầm anhe hưởng cho thương hiệu của mình. Với chiếc bút có nắp đậy, cấu tạo có phần đơn giản, thường chỉ là một ống nhựa với những đặc trưng thường có của những chiếc vỏ bút có đi kèm với nắp đậy cùng bằng kim loại hay nhựa, được mài phù hợp với đầu bút, có thể nắp chặt, bảo vệ ngòi bút khi không sử dụng. Nắp bút thường có khuyên cài, dễ dàng kẹp vào túi áo hay bìa sách tránh bị rơi mất. Khi dùng, người dùng chỉ cần mở nắp là có thể viêta được, tuy nhiên phải thật cẩn thận tránh để mất nắp bút. Còn loại không có nắp, về cơ bản cấu tạo của nó cũng giống người họ hàng của mình nhưbg khác ở phần ngòi bút không phải đi liền với chiếc nắp mà gắn với một bộ phận là lẫy bút. Khi viết, bấm vào lẫy bút để đẩy ruột bút ra khỏi vỏ. Mỗi lần bấm vào lẫy bút sẽ tạo ra tiếng "tách" rất vui tai.

Bộ phận quan trọng của bút là ruột bút. Ruột bút thường là một ống nhựa tròn, độ dài và kicha thước nhỏ hơn rất nhiều so với vỏ bút, dài khoảng 10 đến 11 cm dùng để chứa mực nên còn gọi là ống mực. Thông thường, mực có màu trong suốt để người viêta dễ dàng nhận biết lượng mực còn lại để sử dụng. Gắn với ống mực là ngòi bút làm bằng kim loại không gỉ, môth đầu có lỗ tròn với một viên bi nhỏ xíu, kích thước to nhỏ khác nhau, thường có đường kính khoảng 0,38 đến 0,7 mm. Mỗi khi viết, viên bi ấy sẽ chuyển động, quay tròn theo quỹ đạo, đưa mực ra ngoài rất đều. Với loại bút không có nắp, để giữ cho ngòi bút chắc chắn và thuận lợi cho việc đẩy ruột buta ra vào còn có sự góp mặt của lò xo kim loại hình xoắn ống. Lò xo này kết hợp với lẫy bút tạo thành cơ chế hoạt động đẩy ngòi bút dài ra hay ngắn lại, dễ dàng bảo vệ ngòi bút. Bút bi cũng có nhiều loại mực, mực nước, mực dầu, mực nhũ, mực dạ quang, màu sắc này càng đẹo và bắt mắt. Có những chiếc bút có tới tận 7, 8 màu xanh, đỏ, vàng, tím,... rất tiện lợi, nhỏ gọn khi sử dụng.

Bút bi từ khi sáng chế tới nay ai cũng phải công nhận rất tiện dụng, bút viết nhanh, không tốn thời gian để bơm mực, mực viêta xong khô ngay, không bị dây ra tay hay quần áo. Bút bi là vật dụng cần thiết, là người bạn đồng hành với con ngưòi trong cuộc sống. Bút bi được dunhf vào nhiều kunhx vực khác nhau, nhiều ngành nghề khác nhau, gắn bó nhiều nhất với học sinh, sing viên trong học tập. Bên cạnh đó, những cây bút đẹp, quý cũng trở thành thứ đồ được săn đón và là món quà cho nhau nhân những ngày đặc biệt. Mỗi chiếc bút bi cũng có loại giá thành rẻ chỉ từ 2000 đến 30000 đồng nhưbg cũng có loại lên tới vài chục, vàu trăm ghậm chí vài triệu đồng.

Để sử sụng và bảo quản bút, khi mua bút phải chọn được loại bút phù hợp, nên viết thử số 8 khi thử bút là coa thể biết buta viết có đều và đẹp hay không. Sau khi sử dụng phải đậy năos hoặc ấn lẫy bút để bảo vệ ngòi bút, tránh cho ngòi buta không bị biến dạng hay khô mực, đồng thời tránh đánh rơi hay để vật nặng đè lên sẽ làm hỏng bút.

Mình xin hết và xin chân thành cảm ơn mọi người đã lắng nghe.

Bài diễn thuyết kết thúc, cả hội trường vỗ tay rầm rộ, Bút Bi nở nụ cưòi vui sướng. Cuôia cùng kết thúc buổu lễ hôm ấy, Bút Bi đã dành chiến thắng, trở thành đồ dùng học tập thân thuộc nhất, gắn bó nhất với cuộc sống con người.

Phép nhân hóa: Bút bi trở thành người kể chuyện

Miêu tả: Từng bộ phận của bút bi

4 tháng 9 2023

Bạn tham khảo nhé:

Quốc kỳ của Việt Nam, với bản sắc riêng biệt và tượng trưng sâu sắc, đã trở thành một biểu tượng đặc biệt thể hiện tinh thần và lòng yêu nước của người Việt. Với màu đỏ rực rỡ và ngôi sao năm cạnh trắng trên nền nền vàng, Quốc kỳ nổi bật và dễ nhận biết từ xa.
Màu đỏ của Quốc kỳ Việt Nam là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, dũng mãnh của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh giành độc lập và tự do. Nó còn thể hiện tình yêu và lòng hy sinh của những người lính và tất cả những người đã hy sinh vì quê hương. Màu vàng là biểu tượng của sự giàu có, thịnh vượng và tương lai tươi sáng.
Ngôi sao năm cạnh trên màu đỏ của Quốc kỳ là biểu tượng của sự tự do và độc lập.Ngôi sao năm cạnh còn thể hiện sự hy vọng và mục tiêu của người Việt Nam về một tương lai tươi sáng và tự do.
Nhìn vào Quốc kỳ Việt Nam, ta không chỉ thấy những yếu tố miêu tả mà còn cảm nhận được sự kiêng nể và tôn trọng đối với lịch sử và văn hóa của dân tộc. Quốc kỳ không chỉ là một biểu tượng, mà còn là tượng trưng cho lòng dũng cảm, lòng kiên định và lòng yêu nước của người Việt Nam.

4 tháng 9 2023

Cs thể in đậm mấy từ yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật k ạ xin cảm ơn bn nhiều

8 tháng 9 2016

- Văn bản trên thực chất là một bài thuyết minh, cung cấp tri thức về loài ruồi. Lời của Ruồi thuyết minh về đặc điểm phân loại, nơi sinh sông của ruồi xanh. Lời của Thiên Tào thuyết minh về tác hại, nguyên nhân gây ra tác hại của loài ruồi xanh. Lời của luật sư thuyết minh về cấu tạo bộ phận cơ thể của ruồi xanh. Thuyết minh bằng:

+ Định nghĩa: ruồi thuộc họ côn trùng.

+ Phân loại: các loại ruồi.

+ Số liệu: số vi khuẩn, số lượng sinh sản.

+ Liệt kê: mắt, chân.

- Văn bản thuyết minh được trình bày như một văn bản tường thuật một phiên toà, như một câu chuyện kể, có tranh luận, biện hộ, tuyên án,:..; tác giả cổ sử dụng biện pháp nghệ thuật kể chuyện, miêu tả, ẩn dụ, nhân hoá... Tất cả những điều này đã tạo được hứng thú cho bạn đọc và không ảnh hưởng đến sự tiếp nhận tri thức khách quan mà văn bản trình bày.

20 tháng 11 2017

- Văn bản trên có tính chất thuyết minh.

- Tính chất thuyết minh được thể hiện ở việc giới thiệu về loài ruồi rất có hệ thống:

+ Tính chất chung về họ, giống, loài

+ Tập tính sinh sống: sinh đẻ, đặc điểm cơ thể...

+ Cung cấp những kiến thức đáng tin cậy về loài ruồi: Giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi.

- Những phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản:

+ Phương pháp nêu định nghĩa: thuộc họ côn trùng, hai cánh, mắt lưới.

+ Phương pháp phân loại: Các loại ruồi.

+ Phương pháp dùng số liệu: Số vi khuẩn, số lượng sinh sản của mỗi cặp ruồi...

+ Phương pháp liệt kê: mắt lưới, chân tiết ra chất dính...