K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2020

Thủ phạm gây ra chiến tranh:

- Mâu thuẫn chưa được giải quyết triệt để từ Thế chiế 1: mâu thuẫn về thuộc địa trước chiến tranh thế giới I và sau khi phân chia tại hội nghị Véc-sai Oasinhton.

- Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, sự thù hận dân tộc, chủ nghĩa phát xít nổi dậy.

- Nguyên nhân trực tiếp từ các nước phát xít trong đó dẫn đầu là Đức, quốc gia muốn chia lại thế giới, kích động sự thù hận.

- 9/1939, Đức đánh Ba Lan làm chiến tranh bùng nổ.

* Liên Xô là nước có vai trò quan trọng nhất vì:

- Trực tiếp đối đầu với Đức (phát xít mạnh nhất).

- Là nước chủ yếu tấn công và tiêu diệt Đức.

- Là quốc gia thay đổi tính chất cuộc chiến, uy tín của Liên Xô làm nhiều nước tham gia vào mặt trận Đồng Minh.

- Là thành trì vững chãi của phe Đồng Minh trước mọi cuộc tấn công của phát xít.

- Là quốc gia trực tiếp tấn công và diệt Nhật Bản.

* So sánh Thế chiến 1 và Thế chiến 2:

Giống nhau:

- Là các cuộc chiến tranh thế giới.

- Có đủ các cường quốc tham gia.

- Nguyên nhân sâu xa là vấn đề thuộc địa.

* Khác nhau:

- Thế chiến 1 là cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc, thế chiến 2 là cuộc chiến giữa các nước Đồng minh (tư sản và cộng sản) với phát xít.

- Thế chiến 1 chủ yếu diễn ra ở châu Âu, Thế chiến 2 diễn ra trên mọi nơi trên thế giới.

- Thế chiến 1 là cuộc chiến trên các chiến hào, Thế chiến 2 là cuộc chiến đa dạng giữa nhiều hình thức chiến tranh.

- Thế chiến 1 là cuộc chiến phi nghĩa, thế chiến 2 là cuộc chiến chống phe phát xít chứa nhiều tội ác chống lại nhân loại.

- Hậu quả thế chiến 2 nặng nền hơn Thế chiến 1 rất nhiều.

20 tháng 11 2019

1. Trình bày quá trình xâm lược của Anh ở Ấn Độ

- Từ đầu thế kỉ XVII , chế độ phong kiến Ấn càng suy yếu. Các nước phương Tây từng bước xâm lược Ấn Độ

- Giữa thế kỉ XVIII Anh đặt cai trị Ấn Độ

- Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp tôn giáo và sự tồn tại của nhiều vương quốc áp dụng chính sách " chia để trị ", " dùng người Ấn trị người Ấn "

- Thực hiện chính sách ngu dân trong lĩnh vực tôn giáo

- Tận lực vơ vét bóc lột , biến Ấn Độ trở thành nơi tiêu thụ hàng hoá

2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á diễn ra ntn?

* Ở In-đô-nê-xi-a:

- Cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời.

- Năm 1905, các tổ chức công đoàn thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản (1920).

* Ở Phi-líp-pin:

- Từ năm 1896 đến năm 1898, cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo chống lại thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.

* Ở Cam-pu-chia:

- 1863 - 1866, cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta-keo.

- 1866 - 1867, khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô, có liên kết với nhân dân Việt Nam gây cho Pháp nhiều khó khăn.

* Ở Lào:

- Năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang.

- 1901 - 1907, khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, lan sang cả Việt Nam, gây khó khăn cho thực dân Pháp trong quá trình cai trị, đến năm 1907 mới bị dập tắt

* Ở Việt Nam:

- 1885 - 1896, phong trào Cần vương nổ ra và quy tụ thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn.

- 1884 - 1913, phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài tới 30 năm gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp.

13 tháng 3 2022

tham khảo;-;

 

* Diễn biến: từ ngày 13-3-1954 đến hết ngày 7-5-1954, chia làm 3 đợt:

- Đợt 1 (từ 13-3 đến 17-03-1954): ta tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

- Đợt 2 (từ 30-3 đến 26-04-1954):

+ Quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm Mường Thanh.

+ Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, nhất là đồn A1, C1.

+ Ta bao vây, chia cắt, khống chế con đường tiếp tế bằng hàng không của địch.

- Đợt 3 (từ 1-5 đến ngày 7-5-1954):

+ Quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt phân khu trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam.

+ Chiều ngày 7-5-1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng.

+ Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi.

13 tháng 3 2022

REFER

* Diễn biến: từ ngày 13-3-1954 đến hết ngày 7-5-1954, chia làm 3 đợt:

- Đợt 1 (từ 13-3 đến 17-03-1954): ta tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

- Đợt 2 (từ 30-3 đến 26-04-1954):

+ Quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm Mường Thanh.

+ Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, nhất là đồn A1, C1.

+ Ta bao vây, chia cắt, khống chế con đường tiếp tế bằng hàng không của địch.

- Đợt 3 (từ 1-5 đến ngày 7-5-1954):

+ Quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt phân khu trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam.

+ Chiều ngày 7-5-1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng.

+ Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi.

13 tháng 10 2019

Đáp án A

Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 với trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là đều là những thắng lợi quân sự quyết định dẫn tới kí kết một hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ở chiến dịch Điện Biên Phủ là hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương. Còn ở trận “Điện Biên Phủ trên không” là hiệp định Pari về Việt Nam