K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 8 2023

Một số mô hình chăn nuôi ở địa phương em đã đáp ứng được yêu cầu về quản lí chất thải và bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn VietGAP

 
25 tháng 8 2023

Mô tả mô hình xử lí chất thải trong chăn nuôi bò sữa theo tiêu chuẩn VietGAP:

- Chất thải rắn được thu gom hằng ngày và xử lí triệt để trước khi đưa ra ngoài để đảm bảo an toàn vệ sinh dịch tễ, không gây ô nhiễm môi trường.

- Chất thải lòng được thu gom bằng đường riêng đến khu xử lí (dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lí bằng đường thoát nước riếng và được xử lí bằng hóa chất hoặc bằng phương pháp xử lí sinh học phù hợp trước khi thải ra môi trường). Nước thải sau khi xử lí phải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.

- Hầm biogas: Nước thải chăn nuôi bò sữa được chảy vào hầm biogas để xử lý các chất hữu cơ và tiêu diệt mầm bệnh. Hầm biogas còn giúp giảm lượng khí độc sinh ra và cung cấp khí đốt để sử dụng.

- Khu vực tập trung chất thải để xử lí phải đặt ở cuối trại, xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước và được xử lí theo quy trình phù hợp.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 8 2023

Nội dung đã thực hiện đúng quy trình VietGAP:

- Chuẩn bị chuồng trại và thiết bị chăn nuôi.

- Chuẩn bị con giống.Nuôi dưỡng và chăm sóc.

Nội dung chưa đạt theo tiêu chuẩn VietGAP:

- Quản lí dịch bệnh.

- Quản lí chất thải và môi trường.

- Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc.

- Kiểm tra nội bộ.

Đề xuất một số biện pháp để xây dựng mô hình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:

- Xây dựng hầm biogas để xử lí phân chuồng, tạo nguồn chất đốt.

- Di chuyển chuồng nuôi ra xa khu vực nhà ở.

- Di chuyển khu chăn nuôi xa chợ, tránh ô nhiễm và ảnh hưởng tới người dân.

- Quán triệt, nhắc nhở về ý thức và việc tuân thủ quy định của chính quyền địa phương.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 8 2023

Ở địa phương em, các cơ sở chăn nuôi đã thực hiện tốt quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.

7 tháng 11 2023

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải chăn nuôi:

- Sản xuất chế phẩm vi sinh (probiotics) cho vật nuôi nhằm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.

- Công nghệ sinh học sản xuất các enzyme, amino acid bổ sung vào khẩu phần ăn cho vật nuôi.

- Chăn nuôi có đẹm lót vi sinh.

- Sử dụng các chế phẩm vi sinh trong xử lí chất thải chăn nuôi.

Lựa chọn biện pháp phù hợp với thực tiễn của gia đình và địa phương em: địa phương nên áp dụng công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh (probiotics) để nâng cao tỉ lệ tiêu hóa thức ăn và giảm lượng phát sinh chất thải. Ngoài ra có thể áp dụng chăn nuôi có đệm lót vi sinh. Lớp đệm có ủ với men vi sinh có lợi. Các loại vi sinh vật có lợi sinh trưởng, sinh sản trong lớp đệm lót sẽ phân giải toàn bộ nước tiểu và phân, do đó làm giảm đáng kể mùi hôi thối, giảm ruồi muỗi.

19 tháng 7 2023

* Quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:

+ Chuẩn bị chuồng trại và thiết bị chăn nuôi.

+ Chuẩn bị con giống

+ Nuôi dưỡng và chăm sóc

+ Quản lí dịch bệnh

+ Quản lí chất thải và bảo vệ môi trường

+ Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc

+ Kiểm tra nội bộ

* Liên hệ thực tế địa phương em, quy trình chăn nuôi có các bước sau:

+ Chuẩn bị chuồng trại và thiết bị chăn nuôi.

+ Chuẩn bị con giống

+ Nuôi dưỡng và chăm sóc

+ Quản lí dịch bệnh

+ Quản lí chất thải và bảo vệ môi trường

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 8 2023

Yêu cầu về chuồng nuôi của gà:

Nền chuồng: xây cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50 cm) để dễ thoát nước. Nền làm băng bê tông, láng xi măng trơn nhẵn để dễ vệ sinh, khử khuẩn. Chia chuồng thành từng ô để nuôi các nhóm gà khác nhau. Mặt nền trải lớp lót dày khoảng 20 - 30 cm để nuôi mỗi lứa gà.

Tường chuồng: xhỉ xây cao khoảng 50 cm. Phía trên có lưới B40 hoặc có song bằng tre, gỗ đảm bảo thông thoáng và an toàn vật nuôi. Phía ngoài có bạt để che gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.

Mái chuồng: làm chuồng kiểu 4 mái, đủ độ cao để đảm bảo ánh sáng, thông thoáng chuồng nuôi.

Yêu cầu về chuồng nuôi của lợn:

Nền chuồng: được xây dựng chắc chắn và cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50 cm) để dễ thoát nước và chất thải. Nền có độ dốc (3 - 5%) về phía rãnh thoát nước. Mặt nền phẳng nhưng không bị trơn trượt và không bị đọng nước. Tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi mà chuồng có thể được chia ra các ô để nuôi các nhóm lợn khác nhau.

Tường chuồng: được xây chắc chắn, trơn nhẵn để tránh lợn cọ vào bị xây xước và dễ vệ sinh, khử trùng. Độ cao tường chỉ khoảng 0,8 m, phía trên có rèm hoặc bạt cơ động, có thể mở ra để tăng độ thông thoáng hoặc che chắn gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.

Mái chuồng: nên làm bằng các vật liệu cách nhiệt tốt, đảm bảo độ cao để tạo sự thông thoáng, lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên. Nên làm chuồng mái hở (kiểu 4 mái).

Yêu cầu về chuồng nuôi của bò:

Nền chuồng: cao hơn mặt đất (khoảng 50 cm) và làm bằng bê tông dày, chắc chắn. Mặt nền phẳng không đọng nước, không trơn trượt và dốc về phía hố phân. Nên chia chuồng ra các ô để nuôi các nhóm bò khác nhau.

Tường chuồng: được xây chắc chắn, trơn nhẵn để tránh gây xây xước cho vật nuôi. Tường cao khoảng 80 cm, phía trên có bạt cơ động để chắn gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.

Mái chuồng: đảm bảo độ cao để tạo sự thoáng khí và lấy ánh sáng tự nhiên. Nên làm chuồng mái hở (kiểu 4 mái).

Để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi cần:

Vệ sinh chuồng nuôi: Hằng ngày quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân và nước thải. Khi kết thúc mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh khử trùng trước khi nuôi đợt mới.

Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: Định kì phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi bằng các loại thuốc khử trùng, nước xà phòng, nước vôi,... Hằng năm định kì quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.

Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi: Thường xuyên thu gom chất thải kịp thời để đưa đi xử lí.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 8 2023

Một số biện pháp phổ biến trong xử lí chăn nuôi:

Khí sinh học (biogas) và hồ sinh học: Chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu, nước rửa chuồng, nước tắm vật nuôi,...) được đưa về hầm, túi hoặc hồ lên men để thực hiện quá trình lên men kị khí. Quá trình lên men kị khí sẽ phân giải các chất hữu cơ thành khí sinh học, đồng thời tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh cho con người và vật nuôi. Khí sinh học tạo ra sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như làm chất đốt, chạy máy phát điện,... Chất thải sau hầm biogas có thể được sử dụng làm phân bón. Nước thải sau biogas có thể sử dụng để tưới cho cây trồng hoặc đưa về hồ sinh học tiếp tục xử lí và tái sử dụng trong trang trại chăn nuôi. Phương pháp này phù hợp với hệ thống chăn nuôi có sử dụng nước để dội chuồng, tắm, làm mát cho gia súc.

Ủ phân compost: Ủ phân compost là quá trình quá trình chuyển đổi các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi (phân vật nuôi, chất độn chuồng,...) thành phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng sử dụng trong trồng trọt. Thông qua quá trình ủ, các chất hữu cơ trong chất thải chăn nuôi được phân huỷ nhờ hoạt động lên men của vi sinh vật. Bên cạnh đó, nhiệt độ đống ủ có thể đạt đến 70oC nên hầu hết các mầm bệnh sẽ bị tiêu diệt. Phương pháp ủ được sử dụng chủ yếu đối với chất độn chuồng và phân của động vật.

Xử lí nhiệt: Phương pháp xử li nhiệt (đốt) sử dụng nhiệt độ cao trong các lò đốt để làm giảm kích thước chất thải cho khâu xử lí tiếp theo. Đốt chất thải rắn có độ an toàn dịch bệnh cao, đảm bảo diệt được cả bào tử của vi khuẩn. Phương pháp này khá đơn giản, dễ áp dụng. Năng lượng phát sinh trong quá trình đốt có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt. 

Lọc khí thải: Không khí trong chuồng nuôi thường chứa bụi, ammonia và các hợp chất gây mùi. Khi vật nuôi được nuôi trong hệ thống chuồng kín, không khí trong chuồng được lọc bụi, mùi và ammonia trước khi xả thải ra ngoài. Việc giảm thiểu các khí gây mùi trong không khí có thể thực hiện bằng các kĩ thuật tách khí như hấp thụ khí gây mùi bằng các chất hấp thụ thể lỏng, thể rắn và hoá lỏng khí. Tuy vậy, các giải pháp này thường có chi phí cao.

Liên hệ với thực tiễn xử lí chất thải chăn nuôi ở gia đình, địa phương em: Địa phương em thường xuyên áp dụng khí sinh học (biogas) và ủ phân compost để xử lí chất thải chăn nuôi.

25 tháng 8 2023

Đề xuất một số ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi và bảo vệ môi trường phù hợp với thực tiễn chăn nuôi ở địa phương:

- Ứng dụng công nghệ cao bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đàn bò.

- Ứng dụng mô hình khoa học kỹ thuật như chuồng nuôi khép kín, có hệ thống làm mát về mùa hè, sưởi ấm về mùa đông, hệ thống quạt thông gió, xử lý chất thả,...

- Ứng dụng công nghệ cao với phương pháp nuôi gà bằng dược liệu.

25 tháng 8 2023

Vai trò của công nghệ sinh học trong xử lí chất thải và bảo vệ môi trường chăn nuôi:

- Giảm lượng chất thải ra từ vật nuôi nhờ công nghệ sinh học.

- Giảm mùi hôi thối, giảm ruồi muỗi

- Nâng cao hiệu quả và đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ trong chất thải, giảm chất thải ra môi trường, tiêu diệt mầm bệnh.