K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2017

Vẫn cái dáng còm cõi, bước từng bước nặng nề như gánh cả nổi buồn nhân thế trên lưng, lão bước đi ê a lẫn thẩn. Trời khuya rồi và cái lạnh càng xé da cắt thịt lão. Lão đi về phía công viên- ngôi nhà của lão. Cái đêm này người ta bảo là giáng sinh, là ngày mà chúa sinh ra và ban phước lành gì đấy, lão không biết chỉ thấy cái ngày này lạnh quá, cái đất Sài Gòn vốn ấm áp nhưng hình như ngày này nó lạnh nhất. Tụi trẻ con, tụi thanh niên bọn nó mừng, nó được diện áo ấm mới đi chơi giáng sinh, thậm chí lão còn nghe đâu đấy ước muốn có tuyết của những cô bé mộng mơ để đêm noel giống nước ngoài mới đúng cách. Lão chả muốn như thế chút nào, chỉ thế này thôi lão đã lạnh lắm rồi, nói gì đến tuyết. Đêm nôel cũng như bao đêm khác, tẻ nhạt với lão, lành lùng và cô đơn thảm hại.À mà không, noel người ta đi chơi nhiều, trẻ con cũng có, tụi thanh niên cũng có, người lớn cũng có, và cả những người già trạc tuổi lão cũng ra đường nếm cái mùi giáng sinh “thiêng liêng” mà chỉ những người an nhàn mới nghĩ tới. Đông người lão gắng gượng đi thêm vài đoạn công viên nữa, cố kiếm thêm vài đồng.

Cái áo rách vai, ở chổ tà áo từng đường vân bẩn, lão vẫn lê từng bước chân khó nhọc, người lão bốc lên một mùi khó chịu, vẻ mặt già nua hốc hác, hằn lên nỗi khổ cực của đời người càng làm cho lão thêm vẻ tội lỗi và đáng thương hơn, có lẽ vì thế mà người ta cho lão nhiều tiền. Nhất là trong cái đêm này, một đêm rộn rã những nhạc, những đèn, người ta hình như muốn làm thêm việc gì thiện, có thể là để tích đức, hay vì muốn lão biến đi cho nhanh để không làm phiền, người ta cũng ném cho gã mấy đồng.

Cái ghề ăn mày… chúng nó đàm đúm nhau, ăn chơi hò hét, lão đến bọn nó xị mặt quát lớn vào lão, có vài cô gái bịt mũi xua tay, rồi họ cũng vứt cho lão mấy đồng: biến đi lão già. Người có học, họ dừng lại bộc lộ chút thương cảm mà mở ví cho vào cái nón rách của lão mấy đồng. Đều là bố thí cả, lão vui, cái nghề ăn mày còn gì vui hơn khi người ta cho lão tiền. Dù chỉ với năm trăm bạc rách chúng nó cả thể chửi lão, sỉ nhục lão có thể đó là cách làm cho chúng bớt tiếc đồng tiền mình vừa bỏ ra, dù chỉ với 1 đồng xu rỉ rét một thằng nhóc cũng có thể tự hào rằng mình đã làm một việc tốt, cứu rỗi một tên xin mày, và dù biết đâu nhờ đồng tiền của mình mà ông ta có thể sống tiếp thêm vài ngày nữa. Lão cười nhạt, hề gì! Gần sáu mươi năm, lão đã đi gần hết cái dốc của cuộc đời, quanh lưng lại, bạt bẽo, có gì để lão nhớ!?

Cái ngày xám xịt nào đó, lão được sinh ra, bơ vơ, lạc lõng, trong tiềm thức của lão không có mẹ, có bố, chỉ có cái chăn cũ trùm kín một em bé sơ sinh đang cố khóc thật to để níu kéo mẹ nó, có những bữa ăn nay đây mai đó của những cô hàng rong truyền tay nhau nuôi lão. Rồi theo thời gian, lão xoáy vào cuộc đời thành một hạt bụi đời bơ vơ trơ trẽn. Lúc còn sức khoẻ thì lão cướp dựt của thiên hạ, bây giờ lúc về nhà lão lại chào nón xin ăn, mang trên mình bộ mặt kham khổ, tội nghiệp, tựa như chưa từng có cái quá khứ nhơ nhuốc đó. Lão sống qua ngày, từng ngày từng ngày vô định, lão chờ một cái chết, chờ lưỡi dao của tử thần kéo lão đi- một mảnh đời bơ vơ không đáng có.

Lão mệt, không muốn lê thêm bước nào nữa, công viên đông nghịt người, khó khăn lắm lão mới kiếm được một góc khuất rống rãi, gã kéo tấm chăn cũ rích đã rách loan lỗ ra che tấm thân già còm cõi của lão, có mỗi mẫu bánh mì lão vẫn chưa ăn, răng lão không nhai nổi nó nữa, lão nằm dài, phó mặc, lão nghe cái chết đang cận kề.

Đêm giáng sinh, tiếng nhạc rộn rã, nghe nó lại gợi lại cho lão quá khứ của mình, hồi đó lão thèm được đến nhà thờ với gia đình trong đêm này, thèm được mẹ mua cho cái áo ấm mới như những đứa trẻ mà lão đã trông thấy giữa đường, thèm được một bữa cơm ấm cúng… nhiều lúc lão muốn tin vào cái điều ước, những phước lành thiên liêng mà chúa ban cho, nhưng thực tại làm mờ đi những hi vọng và cả đức tin trong lão, lão biết cái tội lớn nhất của lão là biết….thèm. Sự thèm khát yêu thương làm cho lão không có lấy một đêm ngon giấc, ngay cả nhưng giấc mơ của lão cũng thật u ám man rợn. Lão cố mườn tượng trong xa xăm, nhưng khuôn mặt là “người thân” của lão, không biết từ bao giờ, lão thôi trách móc, thôi hận thù họ, lão nằm đấy chờ đợi cái chết của mình trong tiếng nhạc noel réo rắc.

Lẫn trong những tiếng nhạc, tiếng cười nói, có tiếng khóc yếu ớt của trẻ con, lão cố ngồi dậy, tìm đến một góc sâu trong bụi cây- nơi phát ra tiếng khóc cạnh chổ lão ngủ, lão thảng thốt, một đứa bé cuộn tròn trong tấm chăn cũ, đang cất từng tiếng khóc yếu ớt, có lẽ vì đói, vì lạnh, lão cúi xuống, cố gắng thật khéo léo bế đứa trẻ trên tay, lão tìm thấy lá thư cạnh bé- một người nữa đã phũ phàn bỏ rơi một sinh linh bé nhỏ. Lão khóc. Lão móc hết mấy đồng tiền lẻ trong túi gắng mua một hộp sữa, lão mon mem, lão vụn về khi cho bé uống, nhưng rồi đứa bé cũng nín hẳn khi có sữa. Nó đói lòng, đói cả tình người. Nước mắt lão chừng chực trào ra.

Đêm dần trôi, mọi người vẫn ồn ào vui vẻ, chả ai để ý đến một lão già đang nằm thoi thóp từng hơi thở yếu ớt, lão run lên vì lạnh, vì đói…

Lão chết khi đôi tay vẫn còn ôm chặt đứa bé đang cuộn tròn trong tấm chăn của lão, lão ra đi thanh thản như chính những gì lão chờ đợi, nụ cười vẫn còn trên môi lão vì lão biết cái chết của lão cứu sống một sinh linh mới chào đời. Em bé ngon lành ngủ, em như ấm áp hơn trong vòng tay ôm chặt của lão, em thôi không khóc, em sẵn sàng đón chào cuộc đời dù còn quá nhiều chông gai phía trước.

Trong làn sương mờ lúc nửa đêm, trên cao, một ngôi sao loé sáng rực rỡ rồi vụt tắt, đổi ngôi cho một ngôi sao bé bỏng lấp lánh.

Tiếng chuông giáo đường rung lên, cuốn theo muôn vàng suy nghĩ, những dòng suy nghĩ bay cao, bay xa, dệt thành những điều ước thiêng liêng trong đêm giáng sinh.

….Để gió cuốn đi một tấm lòng!

11 tháng 12 2016

Cha tôi vẫn luôn dạy rằng, mỗi người trên đời này, bằng cách nào mà gặp được nhau, làm quen và gần gũi với nhau là đều đã mang nợ nhau từ kiếp trước. Có lẽ đến tuổi 15, tôi mới thực sự thấu hiểu lời cha nói. Tôi vốn là dân ở tỉnh lẻ, cuộc sống trải qua những ngày tháng vô cùng yên ả. Tuổi thơ của những đứa trẻ như tôi ở làng quê miền núi gắn liền với những chiều hè oi ả lội bờ tung tăng bên bờ sông, những ngày trời xanh ngắt và nắng óng chiếu xiên qua vòm lá bưởi và mùi hương đồng nội đặc trưng sau những mùa gặt thoang thoảng ngọt ngào. Tôi đã từng tâm niệm rằng, bất kì thời điểm nào của cuộc đời tôi cũng sẽ gắn liền với nơi này. Nhưng, một cơ duyên đưa đẩy dẫn con đường đời tôi đi theo một ngã rẽ mới. 15 tuổi tôi trở thành học sinh của trường Nguyễn Tất Thành, nghĩa là tôi phải dời đổi nơi ở từ xóm núi thanh bình xuống thủ đô Hà Nội náo nhiệt. Sự kiện này thực sự đem lại một bất ngờ lớn cho tôi. Tính cách tôi vốn mang nét ôn hòa của cha và sự khép mình của mẹ, nên việc phải rời xa gia đình không khỏi khiến tôi hoang mang, lo lắng. - “Không! Đây sẽ là một cơ hội mới cho mình. Nơi đó chắc chắn sẽ cho mình một môi trường tốt hơn!”- tôi đã tự trấn an mình như vậy! Cha tôi ngồi bên vỗ về tôi và khuyên rằng: - Chẳng bao lâu là con sẽ có nhiều bạn mới. Phải cố gắng hòa nhập nhanh để học hành chứ con! Mẹ tôi động viên thêm: - Con ở đó được gần với bà ngoại nữa mà! Tuy cũng nghĩ như vậy nhưng thực sự tâm trạng của tôi không khá lên được mấy. Tôi hằng hi vọng mỗi ngày có thể dài thêm một chút, tôi vẫn còn những nỗi tiếc nuối vẩn vơ với nơi này. ………. …………….. ………………….. Đã đến ngày tôi nhập trường, tâm trạng thật khó diễn tả, tôi không biết phải làm cách nào để tự tin hơn, để bắt đầu các mối quan hệ mới mẻ ở phía trước. “Tùy cơ ứng biến vậy, mong là mọi việc sẽ suôn sẻ”- tôi suy nghĩ mông lung khi bước tới bảng tin xếp lớp. - Ồ! 10D2. Số 2 là số may mắn! Mong trời phù hộ cho, đây sẽ là một lớp học thú vị?! Sáng ngày hôm sau, tôi đến nhận lớp, trong lòng có chút thư thái hơn những ngày trước, linh tính báo hiệu rằng điều tốt lành đến với tôi như chính thời tiết đẹp tuyệt của ngày cuối hè này. “Tùng…… tùng……… tùng………” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước nhanh lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp. - Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không?- một bạn nữ tiến đến. - Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả- tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì một cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm. - Chào tất cả các bạn, cô sẽ là cô giáo chủ nhiệm lớp mình. Nhưng cô sẽ giới thiệu về cô sau, trước hết cô muốn xếp lại chỗ ngồi cho các em đã- cô giáo mới của tôi có vẻ rất nhiệt tình. Tôi được chuyển xuống bàn cuối cùng, ngồi cạnh một bạn nam cao nhất lớp. Bạn này cao hơn tôi gần một cái đầu, thú thực đứng gần bạn ấy có phần hơi tự ti. Nhưng được một phần an ủi là bạn nữ vừa rồi ngồi ngay bàn phía trước tôi. - Tớ với cậu lại được ngồi gần nhau này- tôi gọi bạn ấy. Và tôi nhận lại từ bạn gái đáng yêu ấy một nụ cười thật tươi. Tôi thấy lòng nhẹ nhõm hẳn, tan biến cả những cảm giác căng thẳng trĩu nặng suốt những ngày qua. Hóa ra làm quen với một môi trường mới không khó khăn như tôi từng nghĩ. Qua một vài buổi học, tôi với bạn nữ ấy dần trở nên thân thiết. Bạn ấy tên là Diệu Trinh, cũng đến từ một nơi rất xa, xa hơn tôi- là vùng biển Vũng Tàu xinh đẹp. Có một sự việc trùng hợp đã khiến chúng tôi xích lại gần nhau hơn. Đó là ngay buổi học thứ hai, cả hai đứa đều đi học muộn và bị phạt ở lại đóng cửa lớp- một hình phạt rất nhẹ nhàng, để nhắc nhở là chính. Khi ra về, không ngờ rằng hai đứa lại chung đường vì chỗ ở khá gần nhau. Tôi và Trinh nói chuyện khá hợp “cạ”, từ mấy vấn đề âm nhạc đến truyện tranh rồi kể về kỉ niệm quê nhà nữa… Những ngày sau, lớp học cũng trở nên vui vẻ hơn, vì các bạn đã dần hòa nhập và quen nhau dần. Theo truyền thống của trường, học sinh khối 10 sẽ tham gia một khóa học quân sự trong một tuần để rèn luyện và để có cơ hội hòa đồng, gần gũi nhau hơn. Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa đối với chúng tôi. - Để xem nào, mình sẽ mang cái này…… này ……. này…… Trước ngày khởi hành, mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi. Giờ tôi chỉ mong học kì quân sự sẽ giúp tôi có thêm nhiều bạn bè hơn. Hôm ấy trời mưa rất to, thời tiết có vẻ chưa ủng hộ chúng tôi cho lắm. Chờ đợi một lúc lâu, cuối cùng chiếc xe dán số của lớp D2 đã đến. Chúng tôi nhanh chóng mang đồ đạc ra sau xe rồi từng người tìm chỗ yên vị cho mình. Sau khoảng hơn một tiếng đồng hồ, chúng tôi đã đến nơi. Điều khiến tôi thích thú đó là những bộ quân phục và giường ngủ hai tầng, chúng thật sự rất ấn tượng. Nhưng điều thú vị hơn cả đối với tôi đó là việc mỗi buổi chiều đi tập về lại hối hả đi đến “phòng tắm dịch vụ”. Ở mỗi phòng tắm này chúng tôi có thể có đến 4 hay 5 người cùng ngồi đợi chờ xếp hàng. Chúng tôi có rất nhiều thời gian để chuyện trò, nên tôi nhanh chóng quen rồi thân với một cô bạn mới, có cái tên rất hay và lạ- Lan Nhi. Tôi, Nhi và Trinh trở thành bộ ba thân thiết. Vào những buổi tối nóng nực, ba đứa tôi trải chiếu nằm trên sàn cùng nhau, đi đâu cũng rủ nhau cùng đi. Cuộc sống sinh hoạt tập thể quả thực đã giúp chúng tôi gắn kết với nhau thật dễ dàng. Thời gian trôi qua khá nhanh, mới ngày thứ 2 hôm nào chúng tôi xuất phát lên đường, mà hôm nay đã đến ngày thứ 7 chúng tôi phải nói lời tạm biệt với nơi này. Trên chuyến xe trở về, tôi vừa lưu luyến, bâng khuâng với mảnh đất đã níu giữ một phần tâm hồn mình, lại cũng vừa vui mừng vì mình đã tìm được những người bạn thân đồng hành trong chặng đường THPT sắp tới. Bắt đầu từ đây, tình bạn giữa chúng tôi đơm hoa kết trái. Trở nên gần gũi lạ lùng bởi dường như duyên phận đã kết nối chúng tôi lại với nhau. Tôi đã từng đọc một câu như thế này: “ Tình bạn là tình yêu không có cánh”. Tôi rất thích sự so sánh này vì chúng tôi chẳng đứa nào có cánh cả nên nhất định chúng tôi sẽ mãi là bạn tốt của nhau. Tôi có cảm giác chúng tôi giống như con diều và cơn gió. Luôn nhẹ nhàng quấn quýt lấy nhau và tôn cao nhau lên. Một tình bạn mộc mạc giản dị nhưng bền vững và rất thấu hiểu nhau. Nhờ thế mà việc học tập của tôi ở môi trường mới mẻ này thuận lợi hơn rất nhiều. Chúng tôi được chia sẻ, động viên, giúp đỡ, và mỗi ngày lại thêm cứng cáp, trưởng thành… Tôi nhớ lại mới ngày đầu tới lớp, sợ hãi vô cùng cái cảm giác lẻ loi xa lạ, còn bây giờ tôi không hề cô độc, tôi đã có một trong số những tài sản vô giá là “tình bạn đẹp tuổi học trò”. Một tình bạn đã được nuôi dưỡng không phải do năm tháng mà chính là do sự thấu hiểu và cảm thông với nhau khi cùng trải qua nhiều tình huống cả trong cuộc sống lẫn trong lớp học. Tôi lại nhớ câu nói mà cha tôi vẫn nói rằng: mỗi người trên đời này, bằng cách nào mà gặp được nhau làm quen và gần gũi với nhau đều đã mang nợ nhau từ kiếp trước. Tôi và các bạn phải chăng cũng mang nợ lẫn nhau- một mối duyên nợ tuyệt vời! Nếu hỏi tôi, ngay lúc này muốn nói gì với họ, chắc chắn tôi sẽ nói “ Mình luôn muốn được mắc nợ các bạn cho đến hết đời này để kiếp sau mình lại có cơ hội để gặp và trả nợ các bạn thêm lần nữa!”. Một môi trường mới, sẽ là những tình bạn mới - thật tuyệt vời phải không các bạn?

 

15 tháng 2 2018

Dàn ý:

1. Mở bài: Tôi là Nam - một đứa trẻ lớn lên trong cô nhi viện.

- Cuộc sống ở cô nhi viện ?

2. Thân bài: - Ở đây, những đứa trẻ như chúng tôi – những đứa trẻ không có cha mẹ, bị bỏ rơi rất nhiều.

- Dù được các cô các mẹ chăm sóc nhưng tôi luôn mong mình được có cha mẹ và anh chị em của riêng mình

- Mẹ tôi xuất hiện.

    + Một người phụ nữ không có con đã nhận nuôi tôi

    + Mẹ chăm sóc và cho tôi rất nhiều tình yêu thương

- Tôi được đi học vè trở thành một bác sĩ giỏi

- Tôi đã tài trợ cho các cô nhi viện, cùng gây quỹ hỗ trợ các trẻ em nghèo

- Tôi gặp An, một cậu bé đang bị người ta đánh vì ăn cắp một chiếc bánh bao

- An là một cậu bé ngoan, nhưng gia cảnh quá nghèo, cha mẹ mất sớm, An và em gái phải sống dưới gầm cầu

- Tôi đưa An đến cô nhi viện, cho em đi học, giúp cậu bé ấy có một cuộc sống tốt hơn

3. Kết bài: Mọi đứa trẻ đều có quyền được sinh ra, được lớn lên trong vòng tay của bố mẹ.

- Mỗi chúng ta cần giúp những đứa trẻ trở thành những người có ích cho xã hội

18 tháng 7 2018

Dàn ý:

1. Mở bài: Tôi là Nam - một đứa trẻ lớn lên trong cô nhi viện.

- Cuộc sống ở cô nhi viện ?

2. Thân bài: - Ở đây, những đứa trẻ như chúng tôi – những đứa trẻ không có cha mẹ, bị bỏ rơi rất nhiều.

- Dù được các cô các mẹ chăm sóc nhưng tôi luôn mong mình được có cha mẹ và anh chị em của riêng mình

- Mẹ tôi xuất hiện.

    + Một người phụ nữ không có con đã nhận nuôi tôi

    + Mẹ chăm sóc và cho tôi rất nhiều tình yêu thương

- Tôi được đi học vè trở thành một bác sĩ giỏi

- Tôi đã tài trợ cho các cô nhi viện, cùng gây quỹ hỗ trợ các trẻ em nghèo

- Tôi gặp An, một cậu bé đang bị người ta đánh vì ăn cắp một chiếc bánh bao

- An là một cậu bé ngoan, nhưng gia cảnh quá nghèo, cha mẹ mất sớm, An và em gái phải sống dưới gầm cầu

- Tôi đưa An đến cô nhi viện, cho em đi học, giúp cậu bé ấy có một cuộc sống tốt hơn

3. Kết bài: Mọi đứa trẻ đều có quyền được sinh ra, được lớn lên trong vòng tay của bố mẹ.

- Mỗi chúng ta cần giúp những đứa trẻ trở thành những người có ích cho xã hội

22 tháng 9 2021

Tham khảo:

undefined

22 tháng 9 2021

Đúng là thánh tham khảo :D

29 tháng 8 2023

Theo em vấn đề đặt trong truyện ngắn này là những hậu quả của chiến tranh để lại sau khi giành độc lập dân tộc, người lính Bộ đội Cụ Hồ trở về quê hương.

Hình tượng về con người và thảm họa con người sau cuộc chiến tranh được chuyển tải bằng thứ ngôn ngữ của trái tim bị rung động thật sự. Bị cuốn hút bởi một thực tế, một hiện thực không thể tưởng tượng, không thể hư cấu hơn, tự nó đã làm nên giá trị tư tưởng của tác phẩm. Hậu quả của nó để lại vô cùng nặng nề, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi khói lửa của bom đạn, của các chất hóa học do con người chế tạo nhằm phục vụ cuộc chiến. Các công trình kiến trúc được coi là văn minh nhân loại, những cánh rừng bất tận không còn màu xanh mà chỉ thấy khói lửa… Chiến tranh cũng khiến cho nền kinh tế trở nên kiệt quệ. Bóc lột giữa con người với con người ngày càng gia tăng, chênh lệch giàu nghèo càng rõ ràng. Cuộc sống của người dân thường xuyên rơi vào đói nghèo, trình độ văn hóa thấp,... Văn học hé mở khát vọng bức thiết, đòi hỏi quan tâm đến mỗi số phận cá nhân. Mối quan tâm cộng đồng đã nhường chỗ cho số phận cá nhân. Cái tôi trữ tình tìm thấy tiếng nói khác đầy ắp tâm trạng, nỗi trăn trở, sự day dứt, lo âu đầy trách nhiệm về chiến tranh vệ quốc, về hy sinh, mất mát, về nhu cầu, khát vọng của con người. Đó chính là cơ sở để thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần nhân bản sẽ trở thành nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo bao trùm của nền văn học sau năm 1975.

4 tháng 3 2023

Truyện không chủ ý viết về chiến tranh, bom đạn; về những gian khổ, hi sinh của người nữ chiến sĩ ở chiến trường. Truyện tập trung kể về sự hi sinh thầm lặng, bản lĩnh phi thường, phẩm chất tốt đẹp của người nữ thương binh giữa đời thường. Mây, người nữ chiến sĩ quân y Trường Sơn, vốn đã chịu thương tật vì bom đạn, nay trở về quê hương đúng ngày người yêu đi lấy vợ, phải nhận thêm chấn thương tinh thần đau đớn, dai dẳng. Không muốn một người phụ nữ nữa (cô Thanh) phải chịu đau khổ như mình, dì Mây chấp nhận rời xa chú San, lặng lẽ sống nơi lều cỏ bên bến sông Châu. Người phụ nữ ấy không gục ngã vì hai lần đau đớn, vì sự trớ trêu của số phận. Bằng bản lĩnh, nghị lực phi thường, chị đã hoà nhập vào đời sống, sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm mới, sống nghĩa tình, nhân hậu, yêu thương giữa cuộc đời.

Bản lĩnh và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây thật đáng ngưỡng mộ. Cuộc sống hôm nay, tuy không còn chiến tranh, bom đạn, nhưng nghị lực phi thường và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây có sức mạnh cổ vũ mọi người can đảm đối mặt v