K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GDCD 7 – HK IICâu 1: Biểu hiện nào dưới đây là làm việc có kế hoạch?A. Hôm nào Hân cũng tự học nghiêm túc, trừ khi có phim hay hoặc bóng đá quốc tế.B. Đang nấu ăn, các bạn đến rủ Vân đi chơi, Vân cũng đi.C. Tối nào Lan cũng ngồi vào bàn học đúng giờ.D. Minh luôn luôn thay đổi lịch làm việc và tự học.Câu 2: Con dại cái mang là nói về trách nhiệm củaA. Gia đình B. Xã hội C. Nhà trường D. Gia...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GDCD 7 – HK II

Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây là làm việc có kế hoạch?

A. Hôm nào Hân cũng tự học nghiêm túc, trừ khi có phim hay hoặc bóng đá quốc tế.

B. Đang nấu ăn, các bạn đến rủ Vân đi chơi, Vân cũng đi.

C. Tối nào Lan cũng ngồi vào bàn học đúng giờ.

D. Minh luôn luôn thay đổi lịch làm việc và tự học.

Câu 2: Con dại cái mang là nói về trách nhiệm của

A. Gia đình B. Xã hội C. Nhà trường D. Gia đình và xã hội

Câu 3: Trẻ em Việt nam có quyền :

A. Quyền chăm sóc, quyền bảo vệ

B. Quyền giáo dục, quyền bảo vệ

C. Quyền giáo dục, quyền bảo vệ, quyền được chăm sóc

D. Quyền bảo vệ, vui chơi giải trí

Câu 4: Trẻ em được nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe thuộc nhóm quyền nào?

A. Quyền được chăm sóc B. Quyền được bảo vệ

C. Quyền được giáo dục D. Quyền được tôn trọng

Câu 5: Trong các biện pháp dưới đây, biện pháp nào góp phần bảo vệ môi trường?

A. Giữ gìn vệ sinh xung quanh trường học và nơi ở B. Khai thác nước ngầm bừa bãi

C. Sử dụng phân hóa học vượt quá mức quy định D. Xã rác bừa bãi nơi công cộng

Câu 6: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào gây ô nhiễm môi trường?

A. Giữ gìn vệ sinh xung quanh trường học và nơi ở

B. Bảo vệ nguồn nước và động vật quý hiếm

C. Sử dụng phân hóa học vượt quá mức quy định

D. Khai thác khoáng sản hợp lí

Câu 7: Liên hợp quốc chọn ngày nào làm ngày “ Môi trường thế giới?

A. Ngày 2 tháng 5 hàng năm B. Ngày 3 tháng 5 hàng năm

C. Ngày 4 tháng 5 hàng năm D. Ngày 5 tháng 5 hàng năm

Câu 8: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là

A. Nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của Quốc gia

B. Nhiệm vụ quan trọng, mang tính dài hạn

C. Nhiệm vụ ít quan trọng, chưa chú ý

D. Quốc sách hàng đầu của quốc gia

Câu 9: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?

A. Đền Hùng. B. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

C. Thánh địa Mỹ Sơn. D. Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.

Câu 10: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa vật thể?

A. Áo lụa Hà Đông. B. Tranh dân gian làng Hồ.

C. Trống đồng Đông Sơn. D. Hội chọi trâu Đồ Sơn.

Câu 11: Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là ?

A. Di sản. B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể. D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 12: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?

A. Di sản. B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể. D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 13: Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là?

A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo.

Câu 14: Lòng tin vào một cái gì đó thần bí (thần linh, thượng đế, chúa trời.) được gọi là?

A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Công giáo.

Câu 15 : Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy được gọi là ?

A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo.

Câu 16: Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép.) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng được gọi là ?

A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo.

Câu 17: Trẻ em Việt Nam có bổn phận

A. Yêu tổ quốc, yêu cha mẹ, tôn trọng pháp luật

b. Với Gia đình , xã hội và tổ quốc

c. Không đánh bạc, uống rượu, tôn trọng pháp luật

d. Tôn trọng pháp luật, bảo vệ Tổ quốc

Câu 18: Việc làm nào vi phạm quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em?

A. Buộc trẻ em phải tiêm phòng dịch.

B. Không cho trẻ em làm những công việc nặng nhọc.

C. Không cho con gái đến trường học.

D. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.

Câu 19: Hành vi nào sau đây tham gia bảo vệ môi trường?

A. Xả rác thải xung quanh lớp học.

B. Khai thác nước ngầm bừa bãi.

C. Bón phân cho cây cối không theo quy trình.

D. Trồng cây xanh xung quanh nhà ở, trường học.

Câu 20: Trên đường đi học về Nam thấy một cơ sở sản xuất gỗ mĩ nghệ bắt nhiều trẻ em làm công việc nặng nhọc. Nếu là Nam trong trường hợp này em sẽ làm gì?

A. Báo cho cơ quan có chức năng giải quyết.

B. Vào nhắc nhở người chủ cơ sở sản xuất.

C. Nhờ cha mẹ, thầy cô đến can thiệp.

D. Im lặng bỏ qua vì không phải việc của mình.

Câu 21: Bộ máy nhà nước gồm mấy cấp?

A. 3 cấp. B. 5 cấp . C. 4 cấp. D. 6 cấp.

Câu 22: Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra?

A. do UBND xã bầu ra. B. do nhân dân trong xã bầu ra.

C. do HDND huyện bầu ra. D. do cán bộ các thôn bầu ra.

Câu 23: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của?

A. của chính phủ. B. của nông dân.

C. của cán bộ kiểm lâm. D. của tất cả mọi người.

Câu 24: Khi mở trang trại chăn nuôi bà Năm không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Ta có thể kiện bà Năm đã vi phạm gì?

A. Gây ô nhiễm môi trường. B. Gây mất đoàn kết..

C. Xây dựng trái phép. D. Phá hoại môi trường.

Câu 25: Di sản văn hóa bao gồm

A. di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn học

B. di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể

C. di sản văn hóa phi vật thể và di sản tinh thần

D. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật chất

Câu 26: Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn bảo vệ di sản văn hóa?

A. Đập phá các di sản văn hóa B. Lấy cắp cổ vật về nhà

C. Giúp cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật D. Di chuyển cổ vật bất hợp pháp

Câu 27: Áo dài Việt Nam, được xếp vào loại di sản văn hóa nào?

A. Di sản văn hóa vật thể B. Di sản văn hóa phi vật thể

C. Di vật, cổ vật D. Bảo vật quốc gia

Câu 28: Di sản văn hoá nào dưới đây là di sản văn hoá vật thể?

A. Cố đô Huế B. Bí quyết nghề đúc đồng

C. Hát ca trù D. Trang phục áo dài truyền thống

Câu 29: Quốc hội nước Việt Nam đã quyết định đổi tên nước là Cộng hoà Xã hội chủ Nghĩa Việt Nam vào ngày tháng năm nào ?

A . Ngày 2/7/1976 B. Ngày2/5/1976

C. Ngày 2/7/1975 D. Ngày 2/6/1976

Câu 30: Biện pháp nào dưới đây có tác dụng bảo vệ môi trường?

A. Dùng than tổ ong để đốt thay củi, rơm, rạ cho đỡ khói và bụi.

B. Bón thật nhiều phân hoá học để cây trồng lên thật xanh tốt.

C. Xử lí nước thải công nghiệp trước khi đổ vào nguồn nước.

D. Diệt hết các loại côn trùng để bảo vệ cây trồng.

Câu 31: Ủy ban nhân dân do ai hoặc cơ quan nào bầu ra?

A. Nhân dân bầu ra. B. Chính phủ bầu ra.

C. Ủy ban nhân dân cấp trên bầu ra. D. Hội đồng nhân dân bầu ra.

Câu 32: Hành vi nào sau đây không phải là mê tín dị đoan?

A. Xem bói B. Chữa bệnh bằng bùa phép

C. Xin thẻ D. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên.

Câu 33: Chính phủ do ai hoặc cơ quan nào bầu ra?

A. Do nhân dân bầu ra B. Do Quốc hội bầu ra

C. Do Uỷ ban nhân dân bầu ra D. Do Hội đồng nhân dân bầu ra

Câu 34: Hành vi nào sau đây là vi phạm qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường?

A. Thả động vật hoang dã về rừng. B. Trồng cây gây rừng phủ xanh đồi trọc.

C. Giữ vệ sinh xung quanh trường học, nơi ở D. Phá rừng để trồng cây lương thực.

Câu 35: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em?

A.Tổ chức hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em.

B.Tạo cơ hội để trẻ tật nguyền hoà nhập với cộng đồng.

C. Để trẻ em phải làm những công việc nặng nhọc.

D. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.

Câu 36: Trong những hành vi sau đây hành vi nào thể hiện mê tín dị đoan?

A. Thắp hương trên bàn thờ để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà. B. Đi lễ nhà thờ.

C. Cúng bái trước khi đi thi để đạt điểm cao D. Đi chùa cầu nguyện

Câu 37: Cơ quan nào sau đây là cơ quan có quyền lực cao nhất của nhà nước ta:

A. Hội đồng nhân dân tỉnh B. Quốc hội

C. Tòa án nhân dân tỉnh D. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh

Câu 38: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em?

A.Tổ chức hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em.

B. Tạo cơ hội để trẻ tật nguyền hòa nhập với cộng đồng.

C. Để trẻ em phải làm những công việc nặng nhọc.

D. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.

Câu 39: Chương trình "Giờ trái đất" kêu gọi mọi người hưởng ứng bằng hành động gì?

A. Dọn vệ sinh trong một giờ. B. Xem Ti Vi trong một giờ

C. Tắt điện trong một giờ D. Ngưng dùng điện thoại trong một giờ

Câu 40: Công an giải quyết việc nào dưới đây:

A. Khai báo tạm vắng B. Đăng kí kết hôn

C. Sao giấy khai sinh D. Xin sổ khám bệnh

Câu 41: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan hành chính nhà nước?

A. Viện kiểm sát nhân dân B. Hội đồng nhân dân

C. Ủy ban nhân dân. D. Tòa án nhân dân.

Câu 42: Trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường phạm tội, em sẽ làm gì?

A. Rủ bạn bè cùng theo

B. Im lặng, bỏ qua

C. Biết là sai nhưng vì vị đe dọa nên sợ phải làm theo lời dụ dỗ

D. Tìm mọi cách phản ánh ngay cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương

Câu 43: Chính phủ do ai hoặc cơ quan nào bầu ra?

A. Do nhân dân bầu ra C. Do Uỷ ban nhân dân bầu ra

B. Do Quốc hội bầu ra D. Do Hội đồng nhân dân bầu ra

 

 

Câu 44: Em hãy nối các mục ở cột A sao cho tương ứng với các mục ở cột B.

A – Việc cần giải quyết Nối B – Cơ quan giải quyết

1. Khai báo tạm trú 1 - … a. Trường học

2. Đăng kí kết hôn 2 - … b. Công an

3. Xin sổ khám bệnh 3 - … c. Trạm y tế (bệnh viện)

4. Xác nhận bảng điểm học tập 4 - …. d. Uỷ ban nhân dân xã

0
#Góc chia sẻÁp lực quá mọi người ơi!!!Sắp thi HSG rồi mọi người đã ôn được gì chưa? Còn mình thì chữ chẳng vào đầu được câu nào mà đến ngày 28 trường mình đã thi rồi :'( Có ai như mình không nè, học được môn GDCD thì bố mẹ bắt đi thi lí nên đành phải làm theo nguyện vọng bố mẹ đặt ra trong khi mình đang ôn giở dang môn GDCD rồi Đề lí khó ơi là khó~ Các tia phân giác, phân kì, gương với ảnh của vật đọc...
Đọc tiếp

#Góc chia sẻ

Áp lực quá mọi người ơi!!!

Sắp thi HSG rồi mọi người đã ôn được gì chưa? Còn mình thì chữ chẳng vào đầu được câu nào mà đến ngày 28 trường mình đã thi rồi :'( Có ai như mình không nè, học được môn GDCD thì bố mẹ bắt đi thi lí nên đành phải làm theo nguyện vọng bố mẹ đặt ra trong khi mình đang ôn giở dang môn GDCD rồi khocroi

Đề lí khó ơi là khó~ Các tia phân giác, phân kì, gương với ảnh của vật đọc mà hoa mắt chóng mặt. Công thức thì thuộc được có tí tẹo chẳng đủ là bao. Sắp thi rồi mình sợ quá, sợ cô giáo với bố mẹ thất vong :(

Đã ôn thì chẳng còn quay đầu được nữa vì muộn mất rồi. Giờ chỉ xin mọi người một lời an ủi thôi (thời gian vào hoc24 giờ cũng không có nên có thể vài tuần sau mình sẽ không on để tập chung cày cho kì thi lí vô cùng khốc liệt này :'<)

9
16 tháng 4 2022

:)))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))

16 tháng 4 2022

Em chưa phải thế vì em mới lớp 4 mà heheh nhưng anh em phải thế

23 tháng 10 2016

mk nè

mk kt hết rồi bn ạ ^^

có 8,9 bùn lắm( chương trìn ms á)

GDCD mk cx kiểm rồi

23 tháng 10 2016

thế bạn còn nhớ gì ko,giúp mình vs

 

 

24 tháng 8 2016

Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Khi bề trên quản giáo không nghiêm thì con trẻ dễ làm điều không đúng. Gia đình, nhà trường và xã hội cần có tiếng nói chung trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của học sinh, sinh viên. 
Không còn là chuyện trẻ con 
Hiện nay, tình trạng vi phạm giao thông đường bộ của học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng. Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng,... đã thành “chuyện thường ngày ở huyện”. 
Một thống kê cho thấy, trong các đợt kiểm tra, xử lý hành chính các trường hợp sai phạm ở Hà Nội gần đây, có khoảng 20% đối tượng vi phạm giao thông là học sinh phổ thông. Các lỗi vi phạm của học sinh, sinh viên cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, đi dàn hàng ngang trên phố gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ. Một số học sinh, sinh viên còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, tụ tập thành nhóm đi tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên phố... 
Đã có không ít tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra và chuyện vi phạm giao thông của học sinh, sinh viên không còn là chuyện về ý thức, đạo đức của riêng các em. 
Trách nhiệm của ai? 
Trước hiện tượng trên, một số địa phương đã có những biện pháp quyết liệt, chẳng hạn như cấm học sinh phổ thông đi xe máy đến trường. Tuy nhiên, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng nên các biện pháp trên tỏ ra không hiệu quả. 
Sự thiếu ý thức của các em, trước hết có lỗi của các bậc phụ huynh. Do mải làm ăn, buôn bán, các bậc phụ huynh không dành nhiều thời gian, không quan tâm tới việc dạy dỗ con cái, không giáo dục các em ý thức chấp hành pháp luật. Nhiều bậc cha mẹ còn dung túng cho con khi mua xe mô tô cho con hoặc cho con đi xe máy đến trường khi các em chưa có giấy phép lái xe. 
Việc giáo dục ý thức công dân và giáo dục đạo đức trong nhà trường cũng không thực sự được quan tâm như trước. Kết quả thi cử của các em đã đè nặng lên vai những người làm thầy, làm cô khiến họ không còn quan tâm nhiều đến những môn không phải thi tốt nghiệp hoặc thi đại học. Mô hình giáo dục cân bằng không còn nữa, “trí dục” đã chiếm ưu thế trước “đức dục” trong các chương trình giảng dạy. Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế và hệ giá trị, “Người Thầy” cũng không còn cái uy với học sinh như xưa và một bộ phận không nhỏ học sinh bỏ qua những lời răn dạy đạo đức của thầy, cô cũng là điều dễ hiểu. 
Các cơ quan nhà nước cũng không quan tâm đúng mức tới giao thông học đường. Các chế tài áp dụng đối hành vi vi phạm của các em được quy định trong văn bản pháp luật chưa đủ mạnh để răn đe; việc xử lý vi phạm không được thực hiện thường xuyên, liên tục làm mất tính giáo dục của các biện pháp xử phạt. 
Ở phạm vi toàn xã hội, việc người lớn không chấp hành các quy định của pháp luật giao thông đường bộ đã trở thành tấm gương xấu cho bọn trẻ làm theo. Không ít các trường hợp, người lớn còn kích động, cổ vũ cho những hành vi sai trái của các em như tập trung xem và hò hét khi các em đua xe trái phép. 
Đồng thuận vì thế hệ tương lai 
Muốn chấn chỉnh giao thông học đường, cần cả xã hội chung tay. Sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,... mà phải bằng hành động cụ thể. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục các em. 
1. Đối với nhà trường, cần coi trọng công tác giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh, sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần điều chỉnh nội dung môn giáo dục công dân, mà một trong những nội dung trọng tâm là phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu giáo dục trước mắt. Có thể xem xét việc đưa vào giảng dạy các tình huống giao thông đã được phát trên chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của VTV1 Đài truyền hình Việt Nam để bài giảng thêm sinh động. 
Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi. 
Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học. 
Cần đưa kết quả giáo dục ý thức pháp luật thành một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá kết quả dạy và học của các trường, các lớp và của giáo viên. Không tôn vinh những trường, lớp hoặc giáo viên phụ trách trường, lớp có nhiều học sinh vi phạm giao thông đường bộ. 
2. Các bậc cha, mẹ cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức và ý thức pháp luật của con cái, không mua xe mô tô cho con hoặc không cho phép con đi xe mô tô đến trường. Nhà nước cũng cần quy định biện pháp xử lý nghiêm minh với các bậc cha mẹ không quan tâm hoặc dung túng cho các em vi phạm. Cơ quan, đơn vị công tác cũng cần có hình thức xử lý thoả đáng đối với các bậc cha mẹ là đảng viên, cán bộ, công chức dung túng hoặc tiếp tay cho con cái vi phạm giao thông như: không nâng bậc lương, không xét thi đua, không bổ vào chức vụ lãnh đạo cao hơn,... 
3. Các cơ quan nhà nước cần sửa đổi, bổ sung các quy định về xử phạt vi phạm giao thông của học sinh phổ thông, cũng như những người dung túng, tiếp tay cho các em vi phạm. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định 152/2005/NĐ-CP theo hướng tăng mức xử phạt. Trong trường hợp người vi phạm không có tài sản riêng, cha mẹ hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm nộp phạt theo quy định của pháp luật. 
Bổ sung xử phạt hành vi điều động hoặc giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ: Các em học sinh phổ thông không thể đi xe máy đến trường nếu như những người thân không thiếu trách nhiệm hoặc dung túng. Cần phải có chế tài để buộc các bậc phụ huynh có trách nhiệm hơn đối với các em cũng như toàn xã hội. 
Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 152/2005/NĐ-CP như trên, các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân nói chung, của học sinh, sinh viên nói riêng. Chỉ khi nào các hành vi vi phạm bị xử lý công bằng và nghiêm minh thì người dân mới tuân thủ các quy định của pháp luật. Sẽ thông báo các trường hợp vi phạm tới nhà trường nơi đang học tập hoặc địa phương nơi đang cư trú. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai. 
Chương trình Sinh viên với an toàn giao thông mang tên "Tuổi trẻ tình nguyện vì trách nhiệm cộng đồng" do Công ty Yamaha Motor Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và Báo Sinh viên Việt Nam phối hợp tổ chức cho sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng trên phạm vi toàn quốc. 
Sinh viên, học sinh là bộ phận lớn trong số các chủ thể tham gia giao thông đường bộ ở nước ta. Lái xe an toàn chính là biểu hiện tinh thần vì trách nhiệm cộng đồng của sinh viên - học sinh Việt Nam 
Chương trình hướng tới mục đích nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe an toàn cho học sinh, sinh viên trên toàn quốc, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên toàn quốc, nhất là ở các thành phố lớn….

27 tháng 8 2016

Hằng năm tai nạn giao thông đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng của con người.Vậy nên tai nạn giao thông đã trở thành một vấn đề đáng báo động đối với toàn thế giới nói chung và nước ta nói riêng.Một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là sự hạn chế về hiểu biết và ý thức của người dân trong đó thanh niên là đối tượng tham gia giao thông đông nhất hiện nay.thế nên chúng ta phải có biện pháp như thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn giao thông đang ngày một tăng cao hiện nay. Tai nạn giao thông là sự va chạm mạnh giữa các phương tiện tham gia giao thông với nhau,gây thiệt hại nghiêm trọng  về con người và vật chất.Tai nạn giao thông có thể gây thiệt mạng và tàn tật cho con người dẫn đến mất sức lao động cho xã hội và mất mát về mặt tình cảm cho gia đình.Ngoài ra tai nạn giao thông còn gây thiệt hại của cải cá nhân và công cộng.Vậy nên hằng năm Nhà nước đã chỉ ra một số tiền không nhỏ để cải thiện tình hình,nâng cao cơ sở vật chất hay đưa ra Luật để giảm thiểu tai nạn giao thông.Nhưng đó có phải là cách khắc phục hiệu quả? Thật ra nguyên nhân sâu xa của tai nạn giao thông là sự thiếu ý thức và hiểu biết của người tham gia giao thông;trong đó học sinh,sinh viên chiếm số lượng đông nhất.Những học sinh này hoặc chưa có đủ kiến thức về an toàn giao thông hoặc chưa có ý thức chấp hành Luật.Có những học sinh biết rõ Luật nhưng cố tình vi phạm.Mặc dù biết phải dừng xe khi đèn đỏ nhưng ngược lại các học sinh này lại cố tình phóng nhanh để vượt đèn.Các học sinh ấy không biết rằng chỉ để tiết kiệm thời gian mà có thể đánh đổi mạng sống của mình.Lại có những học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe máy trên 50 phân khối nhưng đã đi xe đến trường,không chỉ thế các học sinh này còn tổ chức đua xe dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra.Hay có trường hợp rất phổ biến ở trường học hiện nay là học sinh đi xe đạp điện đến trường hoặc phụ huynh đưa đi không đội mũ bảo hiểm mặc dù biết đó là quy định của Nhà nước và là nội quy của nhà trường.Nhưng chúng ta biết rằng số lượng học sinh tham gia giao thông khá đông.Vào các giờ tan trường số lượng học sinh tăng lên làm cho các làn đường trở nên đông đúc,chật hẹp.Đã vậy một số học sinh còn tụ tập ở giữa cổng trường,trên các vỉa hè gây ách tắc giao thông và va chạm với các phương tiện khác dễ gây tai nạn giao thông. Vậy nên để giảm bớt những vụ tai nạn giao thông và những hiện tượng ùn tắc người tham gia giao thông cần trang bị những kiến thức về an toàn giao thông và phải được giáo dục ý thức từ trong ghế nhà trường đối với học sinh sinh viên.Nhà trường nên tổ chức những buổi tuyên truyền về Luật giao thông và những biện pháp hạn chế vi phạm Luật giao thông như cấm học sinh đến trường bằng xe có phân khối lớn hãy xem ý thức chấp hành Luật giao thông của học sinh để đánh giá đạo đức....Còn đối với các bạn học sinh sinh viên chúng ta hãy nhớ rằng chấp hành tốt Luật giao thông là bảo vệ chính bản thân mình và mọi người xung quanh.  

          Hãy chấp hành Luật an toàn giao thông để có cuộc sống của chúng ta ngày thêm nhiều niềm vui,mọi người hạnh phúc,nhà nhà hạnh phúc .Hãy nhớ rằng:''An toàn là bạn,tai nạn là thù''.Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước,là thế hệ tiên phong nhiều lĩnh vực,có sức khỏe,có tri thức,.... cần có những suy nghĩ đúng đắn và tự giác thực hiện Luật giao thông để giảm thiểu tai nạn,mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân,gia đình và toàn xã hội

5 tháng 11 2022

a)

- Nói với thầy cô chủ nhiệm lớp em về hành động xấu của các bạn

b)

- Có thể nhờ các bạn khác trong lớp giúp đỡ.

c)

- Em sẽ nói với thầy cô giáo chủ nhiệm các bạn thảo luận trong tiết kiểm tra

d)

- Chia sẻ vật chất lẫn tinh thần,nhiệt tình giúp đỡ bạn.

13 tháng 4 2017

Thi cuối HKII hả bạn???hihi

14 tháng 4 2017

Cà Phê Trong Suốt bạn có đề thì cho đề còn có đề cương thì cho đề cương

Câu 1:

a)Hành vi của các bạn học sinh là sai.Vì đã ghi "cấm sờ tay vào hiện vật " các bạn học sinh sờ vào là đã sai với quy định của ban tổ chức khu tham quan đề ra,khi sờ tay vào có thể làm các hiện vật bị bẩn hoặc thậm chí là gây ra hỏng hóc.

 

b) Nếu em được chứng kiến sự việc đó, em sẽ nói với các bạn phải chấp hành tốt nội quy đã được quy định. Giải thích cho các bạn hiể vì đây là hiện vật cổ quý hiếm, mang tính lịch sử, nếu lỡ tay làm hiện vật bị vỡ sẽ không thể kiếm hiện vật khác thay thế.

 

 

Câu 2:

-Lập kế hoạch làm việc hàng ngày, hàng tuần, tháng.

- Làm việc đúng theo kế hoạch đã vạch ra trước đó.

- Cần phải điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

- Rèn luyện việc thực hiện đúng kế hoạch

 

 

21 tháng 12 2020

a) Thái độ của các bạn trong lớp đối với Hạnh là không đúng vì trong khi kiểm tra, không ai được phép chỉ bài và cho bạn nhìn bài của mình. Qua đó, thầy cô mới đánh giá đúng được thực lực mỗi người và giúp các bạn tiến bộ hơn.

b) Nếu em là Hạnh, em sẽ nói: "Các bạn nên ôn tập thật kĩ, nắm bài thật chắc để kiểm tra không bị điểm kém, không làm ảnh hưởng tới thành tích chung của tập thể và của bản thân vì trong những kì thi khác sẽ không có ai chỉ cho các bạn đâu!".

21 tháng 12 2020

a) thái độ của các bạn trong lớp đối với Hanh là sai trái vì mỗi người phải biết tự giác trong học tập . 

b) Nếu em là Hạnh em sẽ khuyên các bạn nên học hành thật đàng hoàng vì trong những kì thi khác sẽ không ai chỉ nữa