K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2018

Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới

- Ngày 17-11-1994, vịnh Hạ Long lần đầu tiên được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

- Ngày 29-11-2000, UNESCO lại công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên về địa chất, địa mạo và quyết định này đã được công bố tại Hà Nội vào ngày 11-12-2000.

- Điều này chứng tỏ rằng chúng ta đã hết sức giữ gìn, bảo tồn di sản quý giá này

8 tháng 3 2018

1 – Tóm tắt bản tin:

Ngày 17-11-1994, lần đầu tiên UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.

Sáu năm sau, ngày 29-12-2000, UNESCO lại công nhận Vịnh Hạ Long là di sản văn hóa về địa chất địa mạo.

Chiều 11-12-2000, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa Thông tin, ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh và ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp họp báọ công bố quyết định trên. Lần thứ hai, UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long là di sản văn hóa thế giới, cho thấy Việt Nam rất quan tâm công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản trên đất nước mình.

2 – Tóm tắt bằng chữ in đậm:

* 17-11-1994, Vịnh Hạ Long lần đầu tiên được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

* 29-11-2000, UNESCO lại công nhận Vịnh Hạ Long là di sản văn hóa thế giới về địa chất, địa mạo.

* 11-12-2000, tại Hà Nội họp báo công bố quyết định trên.

30 tháng 4 2017

- Phần tóm tắt đó có thể viết như sau:

- Ngày 17-11-1994, UNESCO lần đầu công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.

- Ngày 29-11-2000, UNESCO lại công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên về địa chất, địa mạo.

- Ngày 11-12-2000, quyết định trên được công bố tại Hà Nội.

13 tháng 8 2017

- Phần tóm tắt đó có thể viết như sau:

- Ngày 17-11-1994, UNESCO lần đầu công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.

- Ngày 29-11-2000, UNESCO lại công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên về địa chất, địa mạo.

- Ngày 11-12-2000, quyết định trên được công bố tại Hà Nội.

11 tháng 11 2019

Ngày 17-11-1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Ngày 29-11-2000. UNESCO lại công nhận Vịnh Hạ Long là di sản về địa chất, địa đạo : Quyết định trên của UNESCO được công bố tại Hà Nội chiều ngày 11-12-2000.

Tóm tắt bằng 4 câu :

Ngày 17-11-1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Ngày 29-11-2000, UNESCO lại công nhận vịnh Hạ Long là di sản về địa chất, địa đạo. Ngày 11-12- 2000, quyết định trên được công bố tại Hà Nội. Sự kiện này cho thấy Việt Nam rất quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản thiên nhiên.

3 tháng 2 2017

- 17-11-1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

- 29-11-2000 được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, trong đó nhấn mạnh các giá trị về địa chất, địa đạo.

- Chiều 11-2-2000 họp báo công bố quyết định của UNESCO.

- Việt Nam rất quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị.

20 tháng 2 2018

Me Tây là loài cây có nguồn gốc từ Châu Mỹ nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây Me Tây được du nhập vào và hiện được trồng khắp các vùng miền.

cay me tay trong cong trinh

cay me tay cong trinh

Me Tây là cây gỗ lớn, khi trưởng thành có thể cao từ 15-25m, trong điều kiện thích hợp có thể cho chiều cao đến 50m. Thân cây mập, đường kính thân và tán rất lớn có khi đạt đến 30m. Me Tây phân cành nhánh nhiều, cành non có lông tơ nhung. Tán lá rậm rạp, luôn luôn xanh có hình mâm sôi hay hình dù.

cay me tay tren tuyen duong Sai Gon

cay me tay

Cây Me Tây có lá kép lông chim 2 lần chẵn với 2 – 8 cặp lá nhỏ. Phiến lá hình trái xoan thuôn, gần như tròn. Lá Me Tây ngủ trước khi mặt trời lặn hoặc khi trời chuyển mưa.

cay me tay tao bong

la cay me tay

Hoa của cây Me Tây là cụm hoa hình đầu thưa, cuống chung dài, cuống hoa ngắn. Hoa có cánh tràng màu hồng mềm mại làm nền cho 20 nhị màu hồng, dài, thò thẳng ra ngoài. Khi hoa nở bung với hương thơm thanh nhã vừa làm cho bầu không khí thoáng đãng hơn, vừa làm hồng cả một góc trời nhìn rất đẹp.

hoa cay me tay

Qủa của cây Me Tây là quả đậu, dẹp, vỏ có màu nâu đen không nứt, dài từ 10-20cm.

trai cay me tay

Cây Me Tây có tốc độ sinh trưởng cực nhanh, thích nghi với mọi điều kiện khí hậu, phù hợp với đa số các loại đất. Cây có khả năng chịu hạn cao nên trồng được ở cả nhưng nơi có điều kiện khắc nghiệt.

cay me tay

cay me tay trong bong mat

cay me tay trong san vuon

cay me tay trong duong pho

Cây Me Tây dùng làm cây bóng mát, cây cảnh quan rất tốt. Cây thường được trồng ở công viên, khu dân cư đô thị, trồng đường phố, trong các công trình công cộng như bệnh viện, khuôn viên trường học, kí túc xá hoặc trồng tạo bóng mát trong sân vườn biệt thự,…

me tay cay bong mat

Cây ít bị đổ ngã, tróc gốc do gió bão nên còn được trồng thành hàng rào ven biển làm cây chắn gió, bão cát…

me tay trong bong mat

me tay trong tao bong

me tay trong san vuon

Ngoài tác dụng làm cây công trình tạo cảnh quan, che bóng mát, gỗ của cây Me Tây còn được sử dụng để đóng các vật dụng như muỗng, nĩa, làm các đồ thủ công mỹ nghệ, đồ treo tường trang trí…

cay me tay

san pham lam tu go cay me tay

Để cây Me Tây phát triển tốt, thân to khỏe cho tán lá rộng thì cần chú ý chăm sóc cây từ 3-4 năm đầu. Tưới nước, bón phân, phát quang bụi rậm quanh gốc, cắt tỉa cành dư thừa, bảo vệ cây khỏi các tác nhân gây hại như sâu bệnh, gia xúc phá, con người…

cay me tay giong

me tay trong duong pho

20 tháng 2 2018

Vào những ngày tháng ba trung tâm mùa khò ở miền đất Nam Bộ này, nắng như thiêu như đốt., Tan học trở về nhà, tụi học trò chúng em thường tụm năm tụm bảy nghỉ lại dưới gốc cây me tây để tránh cái nắng chói chang ấy, Chính gốc cây có bóng mát này đã ghi lại không biết bao nhiêu những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò.

Có lẽ ai đó trước đây khi trồng cây me này đã tính toán khá chu đáo cho tụi trẻ chúng em có chỗ dừng chân nghỉ lại trên một đoạn đường bốn cây số cuốc bộ khi gặp cái nắng gay gắt của mùa khô. Nhìn từ xa, cây mẹ tây đứng sừng sững bên vệ đường như một cây cổ thụ xòe tán lá sum suê che mát cả một khoảng đất rộng. Đến gần em, càng thấy dáng vóc đồ sộ và vĩ đại của nó. So với những cây phi lao, bạch đàn, xà cừ… dọc theo vệ đường gần đó thì nó vượt hẳn cả kích thước lẫn bóng che. Mọi người đi qua đây, dù vội vã đến đâu cùng muốn dừng lại mươi lăm phút để tận hưởng cái không khí dìu dịu từ cái phòng “điều hòa nhiệt độ” ngoài trời này và tránh cái nắng tháng ba như đổ lửa của mùa khô. 

Gốc cây ước chừng hai vòng tay người lớn ôm không xuể. Những chiếc rễ to, nhỏ đủ cỡ bò lan trên mặt đất dùng làm ghế ngồi cho khách đi đường, nay đã nhẵn bóng lên nằm phơi mình như những con rắn khổng lồ trong bóng râm mát. Thân cây thẳng đứng từ mặt đất lên chừng bốn mét mới đâm chĩa thành ba nhánh lớn đều nhau, tạo nên một cái vòm tròn như cái dù phi công màu xanh lục. vỏ cây xù xì, màu nâu xám. Một vài khách đi đường, có lẽ muốn luụ giữ lại đây một kỉ niệm nào đó ở gốc cây này nên đã dùng dao khắc trên vỏ cây ngày, tháng, năm và chữ kí loằng nhoằng họ tên của mình.

Tít trên cao, tán lá sum suê xòe rộng ra ấy là nơi những chú chích bông, chào mào, sáo sậu… thỉnh thoảng thường tụ tập về đây dự “hội diễn ca múa nhạc”. Đến mùa ra hoa, cái vòm xanh lục khổng lồ này được điểm tô vô vàn những chấm nhỏ li ti màu hồng tím, trông mới tuyệt diệu làm sao! Cứ tưởng vòm lá như một tấm vải hoa sặc sỡ đủ màu, căng phồng lên giữa khoảng trời trong xanh vời vợi. Cây me tày là điểm tụ hội của lụ học trò chúng em sau buổi tan học. Ngồi dưới gốc me tây, giữa cái nắng chói chang của mùa hạ mới cảm thấy mát mẻ và dễ chịu đến nhường nào! Những trò chơi đá cầu, đánh bi, kéo co, banh đũa… đều diễn ra sôi động ở đây. Cứ thế, cây me tây gắn bó với chúng em suốt những ngày đi học vói biết bao kỉ niệm vui buồn của tuổi ấu thơ. 

Mai đây dẫu có phải đi xa nơi chôn nhau cắt rốn của mình, có ai đó hỏi rằng: “Hình ảnh nào sâu đậm nhất gợi nhớ quê hương?” Lúc ấy, em sẽ không ngần ngại trả lời rằng: “Đó là cây me tây trên đường đến trường”.

Bài làm 5

Sân trường em trồng rất nhiều các loại cây cho bóng mát. Chúng đứng thành hàng thẳng tắp, xòe tán rộng che bóng mát khắp cả sân trường. Nhưng có lẽ chỗ gốc cây cổ thụ thu hút nhiều lũ trẻ chúng em nhất vẫn là cây si già.

Không biết đến náy, si già đã bao nhiêu tuổi? Cô giáo chủ nhiệm nói: “Cô về đây đã hơn mười năm rồi, lúc ấy cây si cũng như bây giờ. Cô nghe nói, từ khi có ngôi trường này thì người ta đã trồng nó từ bao giờ rồi?”. Có lẽ nó đã gần trăm tuổi không biết chừng. Nhìn từ xa, cây si giống như một cây dù khổng lồ xanh thẫm, rủ bóng xuống sân trường. Những cái rễ trơn bóng nằm uốn lượn trên mặt đất như những con trăn hoa nằm ngủ im lìm dưới bóng râm. Có những rễ bò lan đến gần mười thước trên mặt đất rồi mới chịu chui xuống. Thân cây to, ước chừng sáu bảy đứa chúng em nắm tay nhau mới kín được một vòng. Vỏ cây màu nâu sẫm và cũng trơn bóng như có ai thoa vào đấy một lớp xi. Hầu như toàn thân cây, chi chít những tên tuổi, những con số và những nét phác họa hình nhân do các bậc đàn anh, đàn chị các lớp trước lưu lại để kỉ niệm một thời đã học dưới ngôi trường này. Điều thú vị nhất đối với chúng em là nắm lấy những cái rễ to bằng ngón tay cái lòng thòng từ trên xuống, thi nhau trèo cao hoặc chơi đánh đu, tuy mạo hiểm nhưng rất thú vị. Qua tìm hiểu, chúng em biết các trò chơi “mạo hiểm” này từ xưa đến giờ chưa xảy ra một tai nạn nào đáng tiếc.

Lên cao độ chừng hai thước, thân cây chia làm bốn nhánh đều nhau, vươn rộng ra xung quanh. Dường như quanh năm, cây si vẫn xanh một màu xanh muôn thuở của nó. Lá si nhỏ và dày, cành lại dai nên dù mưa gió bão bùng si vẫn vững vàng chống chọi lại thiên tai mà không hề hấn gì. Cây si đã gần trăm tuổi nhưng trông nó vẫn cường tráng.

Trên vòm lá xanh um của nó, thường ngày đều rộn tiếng chim ca. Không biết chích bông, chào mào, sáo sậu… và cả cu gáy nữa ở đâu tụ hội về đây nhiều đến thế? Ngồi trong lớp học bài, chúng em thường được thưởng thức những bản hợp tấu củạ bầy chim nên cũng bớt được sự căng thẳng phần nào.

Những giờ giải lao, chúng em thường tụ tập về đây hóng mát, vừa tổ chức chơi các trò chơi của tuổi thơ hay kể những chuyện tếu cho nhau nghe đời thường. Tiếng nói tiếng cười râm ran dưới gốc cây.

Mai đây, khi phải từ biệt mái trường này thì cây si già vẫn mãi mãi để lại trong lòng chúng em những ấn tựợng, những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò.



 

19 tháng 2 2018

tuy có hơi dài nhưng bạn chịu khó chép nhé. Bài văn hay lắm.

Người ta gọi thị xã Sơn Tây là “thị xã bàng” vì dọc hai bên những con đường lớn nhỏ đều trồng một loại cây, đó là cây bàng.

Trước cửa nhà em có một cây bàng già, tuổi của nó chắc cũng đến sáu bảy chục năm. Rễ cây nổi gồ trên mặt đất, làm nứt nẻ cả vỉa hè lát gạch. Thân cây lớn, xù xì nhiều mấu. Thời gian đã phủ lên đó một màu nâu bạc, dầu dãi nắng mưa. Tán bàng gồm nhiều tầng, mỗi tầng cách nhau cả mét, cành chĩa ngang mọc vòng quanh thân. Lá bàng to hơn bàn tay, dày và xanh bóng. Cây bàng toả bóng rộp cả khoảng sân nhỏ trước nhà.

... Ba tháng hè trôi qua rất nhanh. Hè hết, thu sang, lúc chúng em đến trường cũng là lúc lá bàng ngả từ màu xanh sang màu tía. Mỗi khi cơn gió heo may thổi qua, vài chục chiếc lá lìa cành, chấp chới chao liệng trong không trung rồi êm ái rơi xuống mặt đường, không tiếng động.

Cứ thế cho đến mùa đông, cây bàng rụng hết lá. Dường như nó thu hết sức sống vào trong Đềchống chọi với mưa phùn gió bấc. Lúc này, cây bàng trông giống như một bộ xương khẳng khiu ln hình trên nền trời xám đục. Ấy vậy nhưng xin các bạn chớ vội buồn!

Sang xuân, khí trời ấm dần lên, bầu trời quang đãng hẳn ra và hơi lạnh chỉ còn vương trong ngọn gió xuân hây hẩy. Sau vài trận mưa xuân, cây bàng như hồi sinh. Muôn ngàn lộc biếc nhú ra từ khắp các cành cao, cành thấp, Những chùm lá non hé mở thẹn thùng, e ấp. Đến khoảng cuối tháng hai, đầu tháng ba thì lá bàng nở bung ra. ở dưới nhìn lên, lá bàng non xanh như màu cốm, khe khẽ đu đưa như mời chào, vẫy gọi.

Cuối tháng ba, cây bàng đã khoác lên một chiếc áo mới xanh mướt, đẹp lạ thường.

Sớm mùa hè, nắng len lỏi qua vòm lá, chiếu xuống mặt đất những đốm vàng tươi. Mỗi khi gió thổi qua, tán bàng lao xao. Những chú chim sâu chuyên cần đang chăm chú kiếm mồi, thỉnh thoảng lại cất tiếng kêu lích rích thật dễ thương.

Sau cơn mưa rào, cây bàng như trẻ hẳn ra. Màu lá xanh mỡ màng trông thật thích mắt. Lá bàng tươi dùng Đềgói xôi. Xôi lạc, xôi đậu, xôi ngô... nóng hổi, đậm đà hương vị khó quên.

Dọc theo con đường Lê Lợi chạy thẳng ra tới bờ sông Hồng, dãy bàng kéo dài tít tắp hàng cây số. Mùa bàng nở hoa, cả dãy phố thoang thoảng mùi thơm dịu ngọt. Hoa bàng li ti màu trắng ngà rụng đầy mặt đất, vương trên tóc, trên áo người đi đường. Trái bàng kết thành chùm, thấp thoáng trong kẽ lá.

Cây bàng trước cửa nhà em là bàng quế, quả chín có màu vàng sậm, cùi dày và ngọt, hột đỏ như son, thơm lạ lùng! Mùi vị của trái bàng chín thật hấp dẫn đối với lũ trẻ con chúng em.

Dưới gốc những cây bàng già, hằng ngày chúng em vui chơi, nô đùa thoả thích. Cây bàng chứng kiến bao kỉ niệm của tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng. Chúng em coi cây bàng là người bạn lớn gần gũi và vô cùng thân thiết.

19 tháng 2 2018

Người ta gọi thị xã Sơn Tây là “thị xã bàng” vì dọc hai bên những con đường lớn nhỏ đều trồng một loại cây, đó là cây bàng.

Trước cửa nhà em có một cây bàng già, tuổi của nó chắc cũng đến sáu bảy chục năm. Rễ cây nổi gồ trên mặt đất, làm nứt nẻ cả vỉa hè lát gạch. Thân cây lớn, xù xì nhiều mấu. Thời gian đã phủ lên đó một màu nâu bạc, dầu dãi nắng mưa. Tán bàng gồm nhiều tầng, mỗi tầng cách nhau cả mét, cành chĩa ngang mọc vòng quanh thân. Lá bàng to hơn bàn tay, dày và xanh bóng. Cây bàng toả bóng rộp cả khoảng sân nhỏ trước nhà.

... Ba tháng hè trôi qua rất nhanh. Hè hết, thu sang, lúc chúng em đến trường cũng là lúc lá bàng ngả từ màu xanh sang màu tía. Mỗi khi cơn gió heo may thổi qua, vài chục chiếc lá lìa cành, chấp chới chao liệng trong không trung rồi êm ái rơi xuống mặt đường, không tiếng động.

Cứ thế cho đến mùa đông, cây bàng rụng hết lá. Dường như nó thu hết sức sống vào trong Đềchống chọi với mưa phùn gió bấc. Lúc này, cây bàng trông giống như một bộ xương khẳng khiu ln hình trên nền trời xám đục. Ấy vậy nhưng xin các bạn chớ vội buồn!

Sang xuân, khí trời ấm dần lên, bầu trời quang đãng hẳn ra và hơi lạnh chỉ còn vương trong ngọn gió xuân hây hẩy. Sau vài trận mưa xuân, cây bàng như hồi sinh. Muôn ngàn lộc biếc nhú ra từ khắp các cành cao, cành thấp, Những chùm lá non hé mở thẹn thùng, e ấp. Đến khoảng cuối tháng hai, đầu tháng ba thì lá bàng nở bung ra. ở dưới nhìn lên, lá bàng non xanh như màu cốm, khe khẽ đu đưa như mời chào, vẫy gọi.

Cuối tháng ba, cây bàng đã khoác lên một chiếc áo mới xanh mướt, đẹp lạ thường.

Sớm mùa hè, nắng len lỏi qua vòm lá, chiếu xuống mặt đất những đốm vàng tươi. Mỗi khi gió thổi qua, tán bàng lao xao. Những chú chim sâu chuyên cần đang chăm chú kiếm mồi, thỉnh thoảng lại cất tiếng kêu lích rích thật dễ thương.

Sau cơn mưa rào, cây bàng như trẻ hẳn ra. Màu lá xanh mỡ màng trông thật thích mắt. Lá bàng tươi dùng Đềgói xôi. Xôi lạc, xôi đậu, xôi ngô... nóng hổi, đậm đà hương vị khó quên.

Dọc theo con đường Lê Lợi chạy thẳng ra tới bờ sông Hồng, dãy bàng kéo dài tít tắp hàng cây số. Mùa bàng nở hoa, cả dãy phố thoang thoảng mùi thơm dịu ngọt. Hoa bàng li ti màu trắng ngà rụng đầy mặt đất, vương trên tóc, trên áo người đi đường. Trái bàng kết thành chùm, thấp thoáng trong kẽ lá.

Cây bàng trước cửa nhà em là bàng quế, quả chín có màu vàng sậm, cùi dày và ngọt, hột đỏ như son, thơm lạ lùng! Mùi vị của trái bàng chín thật hấp dẫn đối với lũ trẻ con chúng em.

Dưới gốc những cây bàng già, hằng ngày chúng em vui chơi, nô đùa thoả thích. Cây bàng chứng kiến bao kỉ niệm của tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng. Chúng em coi cây bàng là người bạn lớn gần gũi và vô cùng thân thiết.

28 tháng 3 2018

mk đọc rùi các bn ấy gửi cho mk nhìu lắm

28 tháng 3 2018

thank các bạn

8 tháng 2 2018

Khu phố tôi từ lâu đã có một hàng cây phượng vĩ. Cứ mỗi mùa hè đến, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến, ngóng chờ hoa phượng nở ở hàng cây nơi góc phố.

Hàng phượng vĩ ở khu phố nhà tôi được trồng từ rất lâu rồi, từ khi tôi sinh ra đã có hàng phượng ấy. Đến bây giờ, cây nào cây nấy đều to, cao như những người vệ sĩ ngày đêm canh gác cho khu phố. Gốc cây sần sùi, những chiếc rễ dày sát đất nổi hẳn lên như những con rắn khổng lồ. Đây cũng chính là những chiếc ghế ngồi lí tưởng của những người khách bộ hành, mỏi chân dừng lại bên gốc cây ngồi hóng mát. Thân cây to, một vòng tay tôi ôm không xuể. Lớp vỏ cây xù xì, có những vết nấm mốc do tác động của thời gian. Những cành cây xòe rộng, tỏa ra tứ phía, nâng đỡ lấy tán cây rộng như chiếc ô khổng lồ.

Lá phượng nhỏ li ti, màu xanh nhạt, mọc chi chít thành những phiến lá trên những cành cây nhỏ. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng qua, từng đợt lá rụng lìa cành, vậy nên dưới gốc cây phượng, gốc nào gốc nấy đều được bao phủ bởi những tấm thảm lá nhỏ. Cứ mỗi dịp hè về, hoa phượng lại nở đỏ rực. Từng bông hoa năm cánh ôm lấy nhụy hoa nhỏ, mọc thành những chùm hoa tỏa rộng ra giống như những mâm xôi gấc ngày Tết. Ngày bé, mẹ thường hái cho tôi những chùm phượng đỏ để cài tóc, trang trí phòng. Màu hoa phượng từ bao giờ đã hằn sâu trong tâm trí tôi, khiến tôi mỗi khi nhớ về lại thấy bồi hồi Cả hàng cây phượng nở hoa rực rỡ, khoe sắc dưới ánh nắng mặt trời vàng tươi trông như một hàng đuốc khổng lồ, nhuộm đỏ cả khu phố. Tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như tấu nên một bản nhạc hòa ca, ca ngợi mùa hè tươi đẹp.

Cây phượng vĩ đã trải qua tuổi thơ cùng tôi ngày ngày ngồi dưới gốc cây hóng mát, chơi trò chơi. Những chùm phượng vĩ đỏ rực là kí ức về những buổi tựu trường đầy cảm xúc. Cả khu phố tôi ai cũng yêu thích hàng phượng vĩ ấy, chúng như những người bạn của phố tôi vậy. Tôi nhớ bác Hoàng, hàng xóm của tôi từng bảo rằng mùa hè mà không có hoa phượng thì còn gì là thú vị nữa. Nó là bản sắc riêng của khu phố ta mà không khu phố nào có được.

Bao nhiêu năm trôi qua, hàng phượng vĩ vẫn đứng đó, như những người bạn của cả khu phố tôi. Tôi sẽ không bao giờ có thể quên được hàng phượng vĩ nở hoa đỏ rực mỗi mùa hè về, gắn liền với tuổi thơ, tuổi học trò của tôi.

26 tháng 10 2020

Hằng năm, đến độ cuối xuân, học sinh chúng em lại được làm bạn với hoa phượng. Cây phượng ở góc sân trường em đã làm vui cho cảnh vật ngày hè. Và có lẽ, đây là loài cây em yêu nhất.

Cây phượng khá to. Dưới gốc, hai cánh tay em ôm mới xuể. Thời gian đã khoác lên cây chiếc áo nâu sần sùi. Lá phượng xòe ra, mềm mại, hao hao giống lá me. Tán lá như một chiếc ô lớn che mát một khoảng trời nho nhỏ. Cành phượng uyển chuyển, lung linh những chùm hoa đỏ thắm. Mỗi bông hoa như ngọn đèn đỏ thắp trong lùm cây xanh thẫm.

Nhưng phượng ở đây không chỉ một đóa, không phải vài hoa, mà phượng nở từng chùm, từng cành bóng bẫy như chứa lửa, chứa nắng. Gặp làn gió nhẹ, từng nhụy hoa mang túi phấn rung rinh trông như đàn bướm thắm đang rập rờn trong vòm lá xanh non.

Thỉnh thoảng, những đóa hoa lìa cành ngập ngừng bay nghiêng theo chiều gió rồi lả tả rơi dưới góc sân trường. Trên cành cao, ve kêu ra rả, chim chóc đua nhau chuyền cành, dường như chúng cũng bâng khuâng trước màu hoa phượng. Dưới bóng cây râm mát ấy, chúng em tụm nhau để chơi chọi gà, có bạn tung tăng chạy theo những đóa hoa bay.

Có lúc em thầm hỏi: “Phượng ơi! Cây có từ bao giờ mà đẹp đến thế”. Nhìn thấy hoa phượng nở mà lòng em thêm rạo rực, phơi phới niềm vui. Phượng gợi nhắc mùa thi sắp đến, mùa hè đã về, mùa gặt hái kết quả học tập của tất cả học sinh.

Hình ảnh cây phượng đang vào mùa hoa đã khắc sáu trong em. Rồi đây, chúng em sẽ xa ngôi trường thân yêu này, xa cây phượng vĩ ở góc sân trường đã chứa chan biết bao nhiêu kỉ niệm. Dù có đi đâu, về đâu chúng em vẫn nhớ mãi ngôi trường thuở ấu thơ, nơi có biết bao bè bạn thân thương, có bao thầy cô sớm hôm chăm sóc và có cây phượng trầm ngâm đang đứng đợi mỗi ngày.