K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sân trường em vào giờ ra chơi thật là đông vui. Các bạn học sinh tụm năm tụm bảy ở khắp nơi, khiến sân trường vốn rộng thênh thang trở nên có chút chật chội. Tiếng ve, tiếng lá lúc này như biến mất hẳn, bởi đâu đâu cũng là tiếng cười nói ồn ã của các bạn học sinh. Các bạn gọi tên nhau, vui mừng khi thắng trò chơi, rồi bật cười phấn khích khi kể một câu chuyện hài hước. Ai ai cũng ửng hồng khuôn...
Đọc tiếp

Sân trường em vào giờ ra chơi thật là đông vui. Các bạn học sinh tụm năm tụm bảy ở khắp nơi, khiến sân trường vốn rộng thênh thang trở nên có chút chật chội. Tiếng ve, tiếng lá lúc này như biến mất hẳn, bởi đâu đâu cũng là tiếng cười nói ồn ã của các bạn học sinh. Các bạn gọi tên nhau, vui mừng khi thắng trò chơi, rồi bật cười phấn khích khi kể một câu chuyện hài hước. Ai ai cũng ửng hồng khuôn mặt lên vì vui vẻ, hứng khởi. Bao căng thẳng của tiết học vừa qua đều biến mất hết. Các bạn tạm thời gác lại chuyện sách vở, sung sướng nô đùa, chạy nhảy trên sân trường như đàn bướm trắng đang bay lượn trong vườn hoa. Niềm hân hoan ấy lan tỏa đến những chú chim nhỏ trên cành cây. Khiến chúng cũng bay lên bay xuống vui chơi cùng.

tìm những câu ghép và câu đơn trong bài

 

0
a.Tìm bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong mỗi câu ghép sau; Gạch chéo giữa các vế trong mỗi câu ghép: 1. Trong giờ học, cô giáo giảng bài còn chúng em chăm chú lắng nghe. 2. Tiếng trống trường vang lên: học sinh ùa ra sân như bầy chim sổ lồng. 3. Vì Lan chăm chỉ học hành nên bạn luôn được cô giáo tuyên dương. 4. Trong tiết sinh hoạt tập thể, tổ 1 đọc thơ, tổ hai diễn kịch còn tổ 3 hát tốp ca. 5. Bạn...
Đọc tiếp

a.Tìm bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong mỗi câu ghép sau; Gạch chéo giữa các vế trong mỗi câu ghép: 1. Trong giờ học, cô giáo giảng bài còn chúng em chăm chú lắng nghe. 2. Tiếng trống trường vang lên: học sinh ùa ra sân như bầy chim sổ lồng. 3. Vì Lan chăm chỉ học hành nên bạn luôn được cô giáo tuyên dương. 4. Trong tiết sinh hoạt tập thể, tổ 1 đọc thơ, tổ hai diễn kịch còn tổ 3 hát tốp ca. 5. Bạn Hằng nghỉ học vì bạn bị ốm. b. Trong các câu ghép trên, các vế trong mỗi câu ghép được nối với nhau bằng cách nào? - Câu 1: ....................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... - Câu 2: ....................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... - Câu 3: ...................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... - Câu 4: ...................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... - Câu 5: ...................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................

1

1. Trong giờ học, cô giáo// giảng bài còn chúng em //chăm chú lắng nghe

Nối bằng từ còn

2. Tiếng trống trường // vang lên, học sinh// ùa ra sân như bầy chim sổ lồng.

3. Vì Lan // chăm chỉ học hành nên bạn // luôn được cô giáo tuyên dương.

Nối bằng cặp quan hê từ Vì nên

4. Trong tiết sinh hoạt tập thể, tổ 1 // đọc thơ, tổ hai // diễn kịch còn tổ 3 // hát tốp ca.

Nối bằng dấu phẩy và từ còn

5. Bạn Hằng // nghỉ học vì bạn// bị ốm.

Nối bằng từ vì

In đậm : trạng từ

Mấy hôm nay trời lạnh lắm, nhưng sân trường em vào giờ ra chơi vẫn đông vui nhộn nhịp vô cùng. Những cây bàng đã rụng hết lá từ đợt cuối thu, chỉ trơ trọi những cành khô. Nhưng vì trời không có nắng, nên các bạn học sinh vẫn có thể vui chơi thoải mái khắp trên sân, chứ không chỉ tập trung dưới gốc cây như mùa hè. Bạn nào lúc đầu cũng mặc áo khoác dày sụ, nhưng sau một hồi chạy nhảy thì lại cởi hết...
Đọc tiếp

Mấy hôm nay trời lạnh lắm, nhưng sân trường em vào giờ ra chơi vẫn đông vui nhộn nhịp vô cùng. Những cây bàng đã rụng hết lá từ đợt cuối thu, chỉ trơ trọi những cành khô. Nhưng vì trời không có nắng, nên các bạn học sinh vẫn có thể vui chơi thoải mái khắp trên sân, chứ không chỉ tập trung dưới gốc cây như mùa hè. Bạn nào lúc đầu cũng mặc áo khoác dày sụ, nhưng sau một hồi chạy nhảy thì lại cởi hết ra vì nóng. Mặt bạn nào cũng ửng hồng lên, miệng liên tục cười đùa và tạo ra những loạt khói trắng bay lên trời. Các bạn chơi đá bóng, bóng chuyền, đuổi bắt, nhảy dây. Hoặc ngồi trên ghế đá trò chuyện, tâm sự với nhau, túm tụm lại cười khúc khích. Ai ai cũng vui vẻ và phấn khởi. Tinh thần vui chơi hết mình ấy của các bạn học sinh, dù gió đông cũng không cản được. Sân trường vốn ảm đạm vì cái rét, vì cây cối ngủ say mà trở nên sinh động, vui tươi hơn hẳn. 

Tìm những câu ghép và câu đơn trong bài trên

0
28 tháng 4 2022

Tùng...tùng....tùng. Đó là tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi. Các bạn học sinh từ các lớp chạy ùa ra sân chơi như đàn ong vỡ tổ vậy. Mỗi bạn nhanh chóng tìm cho mình một góc sân để chơi các trò chơi lí thú và bổ ích. Giữa sân trường, các bạn nữ chơi trò bịt mắt bắt dê. Cuối sân trường, các bạn nam chơi đá cầu, các bạn nữ chơi nhảy dây. Dưới gốc bàng, một tốp học sinh đang xúm lại cùng nhau đọc quyển truyện còn dang dở. Riêng em, em thích chơi đánh chuyền. Bởi vậy, sau mỗi giờ ra chơi, em cùng các bạn nữ trong nhóm rủ nhau ra bóng râm của cây xà cừ chơi đánh chuyền....

29 tháng 4 2022

Sau mấy phút tập thể dục, các bạn chuyển ngay sang những trò chơi riêng của mình. Kia là một nhóm nam đá cầu nghe chan chát. Những quả cầu vun vút bay vồng lên từ chân bạn này sang bạn khác rất tuyệt. Này là một nhóm nữ đang say sưa với trò nhảy dây. Bạn nữ này nhảy vào, bạn nữ kia lại nhảy ra.

23 tháng 4 2023

(1) Sân trường em được lát xi măng rộng bao la và phẳng lì. (2) Trên sân trường, sáu cây bàng to sum suê xanh biếc tỏa bóng mát. (3) Trong giờ học, cảnh trường vắng vẻ, êm đềm. (4) Khi một hồi trống dội vang, sân trường náo động hẳn lên. (5) Từ các lớp, hàng trăm học sinh túa ra sân trường. (6) Chỗ này đá cầu, chỗ kia nhảy dây, học sinh lớp Một chạy đuổi nhau như cướp. (7) Tiếng cười nói, tiếng reo hò náo động cả sân trường...

→ Các câu số 2, 3, 4, 5: Dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ.

→ Câu 6: Dấu phẩy ngăn cách các vế câu của câu ghép.

→ Câu 7: Dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

15 tháng 5 2022

tại nó là câu ghép.