K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2022

Trong cuộc sống, ai ai cũng cần có một lối sống giản dị . Vậy lối sống giản dị là gì ? . Đó là một cách sống cao sang về đạo đức và tinh thần , không xe xua vẻ bề ngoài . Sự giản dị làm cho con người ta được đánh giá cao hơn bao giờ hết , nó giúp ta có một đức tính tốt , rèn giũa tính cách và nhân cách của mình. Bộc lộ sự đáng giá của giá trị con người ta. Theo tôi, ai cũng nên có 1 đức tính giản dị , một lối sống giản dị bởi lẽ giản dị là 1 điều tốt , ở đây giản dị về tất cả . Là một con người Việt Nam , em luôn muốn tất cả chúng ta có một lối sống giản dị.

7 tháng 3 2022

Thiếu dẫn chứng + phản đề 

15 tháng 4 2020

Văn là món ăn tinh thần cho con người. Nó là một loại hình nghệ thuật đặc sắc không thể thiếu. Từ xa xưa, khi cn người còn chưa có chữ viết nhưng họ cũng đã biết sáng tác những câu ca dao để lưu truyền đến tận bây giờ. Văn thơ phong phú cũng như từ ngữ của người Việt. Tâm hồn cn người ta đk nuôi dưỡng bởi văn thơ, âm nhạc. Đứa trẻ nào ngày bé cx đk mẹ hát những câu hát ru đưa vào giấc ngủ. Vậy đó, những lời ru ấy có tác giả kh? Không hề, nó đk xuất phát từ những câu ca dao và tấm lòng người mẹ. Đến khi biết nói, biết cười,chúng ta cx bập bẹ những bài vè hay những bài ca dao ngắn do bà, do mẹ dạy. Khi đi học, ta lại đk bt rõ hơn về văn, thơ. Chúng ta biết làm những bài tập làm văn. Chúng ta đk thầy cô dạy dỗ, chỉ bảo để vt thế nào cho hay, cho đúng. Văn đâu đơn thuần chỉ là đk tạo nên bởi những cn chữ. Chúng đáng đk nâng niu và trân trọng hơn nhiều

Bài làm :

           Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.Câu tục ngũ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông. Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc. Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng”. Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất

## Học tốt ##

15 tháng 4 2020

Bên cạnh những giá trị của nó đó là những công lao của ông cha ta đã gìn giữ lại cho con cháu đến ngày hôm nay. Câu tục ngữ đã khẵng định được những giá trị quan hệ với nhau. Tấc đất tấc vàng có nghĩa là một tấc đât là mà ột tấc vàng nhưng với ông cha ta đó là nhưng công lao mà họ đã gìn giữ trong bao nhiều năm nay. Câu tục ngữ được hiểu theo một cách khái quát hơn. Đất ở đây là đất đai, vàng ở đây là tiền là những cái mà con người ta dùng nó để sinh sống. nhưng có đất vẫn sinh sống được vì đất có thể trồng trọt, có thể làm ra được nhiều thứ khác nữa để bán ra vàng. ở đây muốn khẵng định không chỉ có vàng mới có thể sinh sống được mà đất vẫn có thể sinh sống và làm ra được vàng. Ông cha ta nhằm khẵng định giá trị của đất, nó là một thứ muôn thử có thể làm ên tất cả. nhiều người cho rằng có vàng là có thể có tất cả nhưng đó là một quan niệm sai hoàn toàn. Đất vẫn làm ra vàng và làm ra được nhiều thứ khác chứ không riêng gì vàng mới có thể có. Đất đó là một vật vô giá được ông cha ta ví như vàng và có thể hơn vàng. Có nhiều người ỷ lại mình có vàng nên bỏ đất trống, không trồng trọt gì cả, đến một ngày khi ăn hết vàng đi thì không còn gì để mà sinh sống. đến lúc đó mới nhận ra được sự quý giá của đất. khi vỡ ra thì đã quá muộn vì đất bây giờ là một bãi đất hoang, chai đi. Vì không có người chăm sóc. Có thể nói đây à mọt bài học đành cho những người chỉ biết quan tâm đến những vật chất,ăn sung mặt sướng mà không nghĩ đến hậu quả sau này của mình. Qua câu tục ngữ, ông cha ta muốn khẵng định giá trị của đất. có đất có thể làm ra tất cả nhưng vàng thì không thể. Vì vậy khi có phải biết tôn trọng những gì mình có, đừng bỏ lãng phí nó một cách vô nghĩa.

Chúc bạn học tốt!

16 tháng 3 2022

tham khảo

Tôi cũng từng nghe một câu chuyện kể về ý nghĩa của niềm tin, lòng dũng cảm dám đối mặt với thử thách, không gục ngã trước hoàn cảnh. Truyện kể về hai hạt giống nằm cạnh nhau trong một khu vườn. Hạt thứ nhất tự tin vươn mầm, dũng cảm đón nhận ánh nắng ấm áp và lớn lên trở thành một cây non đầy sức sống. Hạt giống còn lại thì rụt rè ngóc đầu dậy, sau đó lại sợ sệt rúc sâu vào đất vì nó lo rằng nắng gió dữ dội sẽ quật ngã cơ thể yếu ớt của mình. Rồi một ngày nọ, có một con gà vào vườn tìm mồi và đã mổ trúng hạt giống nhút nhát kia và nó sẽ chẳng bao giờ có thể trở thành một cái cây, dù chỉ là cái cây non. Trong cuộc sống hiện nay, cũng còn không ít những con người giống như hạt giống nhút nhát kia. Khi mà con người ta đều được ăn sung mặc sướng, nhất là giới trẻ ngày nay được nuông chiều quá mức nên sinh ra ỷ lại, dựa dẫm, thiếu ý chí, niềm tin, thiếu nghị lực vươn lên trong cuộc sống, không dám đối diện và trốn tránh khó khăn, thử thách nên luôn phó mặc cho số phận hay trông chờ vào sự nâng đỡ, chở che của người khác. Những con người ấy, khi gặp khó khăn, trở ngại, họ chỉ biết kêu ca, trốn chạy mà không hề biết tìm cách để vượt lên và ngày càng bị nhấn chìm sâu hơn trong bể tuyệt vọng. Bởi vậy họ mới hay gặp thất bại. Sống trong cuộc sống, chúng ta đừng nên nhút nhát, hèn yếu, thiếu tự tin, thiếu ý chí như hạt giống ấy mà hãy học tập cây sồi già và hạt giống dũng cảm, luôn có niềm tin vững chắc, lòng dũng cảm và bản lĩnh phi thường vượt qua khó khăn, thử thách, những tác động của ngoại cảnh,... “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Khi gặp khó khăn, mỗi người cần bình tĩnh tìm ra giải pháp cần thiết để từng bước vượt qua khó khăn, trở ngại và hơn tất cả, cần nuôi dưỡng niềm tin chiến thắng để chiến thắng bản thân- chiến thắng vinh quang nhất và cũng là để chiến thắng những khó khăn, thử thách của ngoại cảnh cuộc sống.


 
Có thể nói, câu chuyện" Ngọn gió và cây sồi" mang ý nghĩa nhân văn thật sâu sắc! Nó là bài học quý báu, bức thông điệp dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là những con người hay buông xuôi, thiếu ý chí, nghị lực, niềm tin trong cuộc sống.Tom Cruise đã từng nói " Khi cuộc đời nhấn chìm bạn nơi dòng xoáy hung dữ, bạn có hai con đường: buông xuôi để rồi bị chìm xuống dưới đáy, hoặc sẽ hít một hơi dài và dũng cảm bơi tiếp". Bạn sẽ chọn cho mình con đường nào? Nếu là tôi, tôi chắc chắn sẽ chọn con đường thứ hai. Bởi lẽ sau khi đọc và thấm thía câu chuyện" Ngọn gió và cây sồi", tôi đã tự rút ra bài học cho bản thân là phải như cây sồi già, luôn phải dũng cảm đương đầu với khó khăn, thử thách; luôn có niềm tin và nghị lực để chiến thắng chúng. Tôi tin rằng nếu có được điều đó, chắc chắn may mắn và thành công sẽ luôn mỉm cười với tôi, và... bạn cũng vậy!

Suy nghĩ của em về câu chuyện Ngọn gió và cây sồi mẫu 4
Trong nhật ký của mình, Đặng Thùy Trâm đã viết “đời người phải trải qua giông tố, nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Đúng như vậy, cuộc đời của mỗi con người như một đường chạy, mà ở đó mỗi chúng ta phải vượt qua những quãng đường có lúc bằng phẳng và có lúc lại ngoằn nghèo thử thách. Và đứng trước những thử thách đó, mỗi người phải bản lĩnh, cứng cáp để vượt qua, để rèn luyện cũng như ý thức bản thân. Ý nghĩa nhân sinh cao cả đó càng được tô đậm hơn, rõ nét hơn qua lời cảm ơn của cây sồi với ngọn gió. Trong câu chuyện “Ngọn gió và Cây Sồi”.

Khó khăn cuộc đời có thể đến với mỗi người bất kỳ lúc nào, giống như ngọn gió dữ dội kia đã bất ngờ ập vào cuốn bay tất cả mọi thứ trong rừng. Ngọn gió dữ dội đó tượng trưng cho những thử thách nghiệt ngã, những gian truân bất chấp trong cuộc sống. Sau khi đến với sức mạnh ghê gớm của mình, dường như khu rừng đã tan hoang nhưng duy nhất chỉ có một cây sồi vẫn đứng sừng sững, chắc chắn và hiên ngang. Ngọn gió lại tức giận, dùng sức mạnh của mình quật ngã một lần nữa khiến cây gãy hết nhành lá của cây sồi, thậm chí lại làm thân nó lay động nhưng rồi vẫn không ngã đổ mà vẫn hiên ngang, vững vàng. Bất lực ngọn gió chịu thua và hỏi cây sồi tại sao có thể đứng vững như vậy? trong khi gió mạnh thế và câu trả lời cùng với lời cảm ơn của nó dành cho ngọn gió hung dữ kia đã chất chứa bao ý nghĩa sâu sắc. Đặc biệt lời cảm ơn của cây sồi đã gợi sự hành xử, nhận thức đúng đắn của con người trước thử thách nghiệt ngã. Những gian truân, khó khăn đó chính là môi trường giúp cho con người rèn luyện bản thân. Như vậy chỉ là một mẩu chuyện nhỏ nhưng đã gây ra biết bao điều ý nghĩa, bài học về khó khăn và cách ứng xử với khó khăn trong cuộc sống.

Giống như một dòng sông luôn chảy ngoằn ngoèo, uốn khúc cuộc sống con người luôn ẩn chứa muôn vàn trở ngại và thách thức. Không có một ai có cuộc đời chỉ trải qua toàn hoa hồng, thảm lụa mời gọi. Không có một ai mà cuộc đời chỉ bình yên với hạnh phúc sóng gió cuộc đời có thể ập đến bất cứ lúc nào nếu con người không có lòng dũng cảm và bản lĩnh để đối mặt với khó khăn, giám vượt qua đó chính là nhân tố quan trọng quyết định đến tương lai, đến hạnh phúc. Khó khăn không phải chỉ đến một lúc rồi qua đi mà mãi mãi, khó khăn sẽ bám theo ta đến suốt cuộc đời. Nếu dũng cảm đối mặt với khó khăn, dám vượt qua nó thì con người đã làm chủ được bản thân, làm chủ được hạnh phúc. Thế nhưng nếu ngược lại, tức là con người ta đang hèn yếu trước số phận, đang mặc định cho số phận thậm chí là thất bại trước cuộc đời. Chỉ có đứng vững và bản lĩnh tự tin trước khó khăn thì chúng ta mới có thể vượt qua một cách dễ dàng.

Khó khăn đến với mỗi con người không phải chỉ là để thử thách mà những điều kiện, hoàn cảnh bất lợi, thậm chí nghiệt ngã ấy đều nhiều lúc lại chính là môi trường lý tưởng để con người được rèn luyện và trưởng thành. Ông cha ta đã từng dạy, “thất bại là mẹ thành công”, có khó khăn, thử thách thậm chí là thất bại, gục ngã thì từ đó chúng ta mới có những bài học, những kinh nghiệm sống để đời. Càng đối mặt với gian khổ, con người càng trở nên ung dung, điềm tĩnh chủ động, tự tin cao hơn nữa là cảm nhận trọn vẹn ý nghĩa, lợi ích của việc đối mặt với thử thách, khó khăn. Cuộc sống là một điều thú vị, hết thú vị này đến thú vị khác gì vậy phải chinh phục được những khó khăn thì con người mới được rèn luyện cảm nhận hết cuộc sống. Nếu không được trải nghiệm khó khăn, thử thách thì đó là một cuộc sống vô nghĩa, vô năng.Chỉ là một câu chuyện nhỏ, nhưng “Ngọn gió và cây Sồi” đã đem lại cho chúng ta biết bao bài học sâu sắc, đặc biệt qua lời cảm ơn của cây sồi dành cho ngọn gió. Bài học đó là càng trở nên rõ ràng hơn, ý nghĩa hơn. Đó là bài học về cách ứng xử trước khó khăn, thử thách trên đường đời mà mỗi người ta phải học cách bản lĩnh, tự tin bước trước những “cơn gió giữ” của cuộc đời, có như thế sau này ngoảnh lại ta cũng tự hào về chính bản thân mình chính, những năm tháng mà mình đã cố gắng vươn lên làm chủ cuộc sống, làm chủ bản thân.

11 tháng 3 2022

Tham khảo:

Chuyển câu chủ động sang câu bị động.

a. Tôi mượn quyển sách ấy ở thư viện.

Cách 1: Quyển sách ấy được tôi mượn ở thư viện.

Cách 2: Quyển sách ấy mượn ở thư viện.

b. Bà đã dọn cơm xong rồi.

Cách 1: Cơm đã được bà dọn xong rồi.

Cách 2: Cơm đã dọn xong rồi.

11 tháng 3 2022

a) tôi mượn quyển sách ấy ở thư viện 

=> Quyển sách ấy được tôi mượn ở thư viện 

Thư viện là nơi được tôi mượn sách.

b) bà đã dọn cơm xong rồi

=> cơm đã được bà dọn xong rồi 

( chỉnh như này hết rồi em câu b á)