K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2016

Câu 1: + Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là: 

- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp. Vua Lê chỉ là cái bóng mờ trong cung cấm. Quan lại đục khoét nhân dân.

-Ruộng đất bị quan lại, địa chủ lấn chiếm. Hạn hán mất mùa liên tiếp xảy ra, công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.

-Những năm 40 thế kỉ XVIII,nông dân chết đói, phiêu tán khắp nơi. Cuộc sống đó đã thúc đẩy nông dân bùng lên khởi nghĩa.

+ Một vài cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:

-Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng(1737) nổ ra ở Sơn Tây.

-Khởi nghĩa Lê Duy Mộc(1738-1770) hoạt động từ Thanh Hóa đến Nghệ An.

- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cần(1741-1751) xuất phát từ Đồ Sơn lên Kinh Bắc với khẩu hiệu "lấy của giàu chia dân nghèo".

-Khởi nghĩa Hoàng Công Chất(1739-1761) hoạt động ở đồng bằng sau chuyển lên Tây Bắc được nhân dân hết lòng ủng hộ.

+Ưu điểm các cuộc khởi nghĩa: Tuy các phong trào thất bại nhưng đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

+ Khuyết điểm các cuộc khởi nghĩa: Diễn ra không cùng một lúc, không phát huy được sức mạnh dân tộc.

- Vậy thì chúng ta nên cố gắng tổ chức các cuộc tấn công mang tính đoàn kết hơn,tập hợp lực lượng và đành tan quân xâm lược.

Câu 2: 

- Sau chiến thắng Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (1428)-Lê Thái Tổ.

-Khôi phục quốc hiệu là Đại Việt.

-Đứng đầu nhà nước là vua nắm mọi quyền hành. Giúp vua có các quan đại thần. Ở triều đình có 6 bộ: Lại,Hộ,Lễ,Binh,Hình,Công. Ngoài ra còn có các cơ quan chuyên cách: Hàn lâm viện,Quốc sử viện,Ngự sử đài....

-Thời Lê Thánh Tông cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên. Mỗi đạo có 3 ti phụ trách 3 mặt: đô ti,thừa ti,hiến ti.

-Dưới đạo là phủ,châu,huyện,xã.

25 tháng 4 2022

mong bạn tách ra từng câu ạ :D

25 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

Câu 1:

-Nông nghiệp:

+ Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.

+ Đặt ra các chức quan lo sản xuất nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.

+ Thực hiện phép quân điền, bảo vệ sức kéo nông nghiệp.

+ Chú trọng công tác thủy lợi.

-Ngụ binh ư nông là việc liên kết hài hoà giữa việc quân sự và nông nghiệp, giữa kinh tế và quân sự, chuyển hóa nhanh từ thời bình và sang thời chiến khi cần. Nhờ chính sách này, triều đình có được lực lượng quân đội hùng mạnh, đông đảo trong khi sản xuất nông nghiệp vẫn được duy trì

câu 2:

Những cuộc khởi nghĩa lớn là khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737), khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770), khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751), đặc biệt là khởi nghĩa Nguyễn Hữu cầu (1741 - 1751) và khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769)
- Nguyên nhân:

undefined

câu 3:

- Nhà Thanh sang xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía nam

- Trước thế giặc ồ ạt, quân ta rút khỏi Thăn Long. Gấp rút lập phòng tuyễn Tam Điệp - Biện Sơn.

câu 4:

Để lập lại chế độ phong kiến tập quyền, nhà Nguyễn đã:

-Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế thống nhất ở kinh đô Phú Xuân. Vua trực tiếp điều hành mọi công việc hệ trọng từ trung ương đến địa phương.

-Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long)

-Chia nước làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên)

-Củng cố quân đội gồm nhiều binh chủng.

chúc bạn học tốt nha

1.                  Nhà Lê bắt đầu suy thoái vào thời gian nào?2.                  Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được hoàn chỉnh nhất dưới thời vua nào?3.                  Vì sao cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào nông dân đầu thế kỷ XVI ”?4.                  Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ nào?5.                  Năm 1533, ai là người chạy vào Thanh Hóa,...
Đọc tiếp

1.                  Nhà Lê bắt đầu suy thoái vào thời gian nào?

2.                  Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được hoàn chỉnh nhất dưới thời vua nào?

3.                  Vì sao cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào nông dân đầu thế kỷ XVI ”?

4.                  Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ nào?

5.                  Năm 1533, ai là người chạy vào Thanh Hóa, lập người dòng dõi nhà Lê lên làm vua và lấy danh nghĩa “ phù Lê diệt Mạc”

6.                  Thời Lê sơ nhà nước ban hành chính sách gì để khuyến khích phát triển nông nghiệp?

7.                  Ranh giới chia cắt đất nước thời Trịnh – Nguyễn phân tranh là

8.                  Ai là người đã lập ra nhà Mạc?

9.                  Nhận xét về lãnh thổ Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông so với thời Trần?

10.              Thành phố lớn nhất ở Đàng Trong vào thế kỉ XVII có tên là?

11.              Thế kỉ XVII-XVIII, một tôn giáo mới từng bước được truyền bá vào nước ta là

12.              Nhận xét nào được xem là đúng và đầy đủ khi nói về những biện pháp của nhà Lê sơ sau chiến tranh?

13.                              Ý nào dưới đây không là nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI? 

14.              Nội dung chính của bộ luật Hồng Đức?

15.              Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay, trước đây thuộc dinh nào của phủ Gia Định?

16.              Vì sao nông nghiệp Đàng Trong lại phát triển hơn so với Đàng Ngoài?

17.              Chữ Quốc ngữ ở Việt Nam ra đời xuất phát từ nhu cầu

18.                              Câu Tác động lớn nhất của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là gì?

19.              Bát Tràng là làng nghề nổi tiếng chuyên sản xuất mặt hàng

20.              Thời Lê sơ ………………… chiếm vị trí độc tôn

21.              Dưới thời Lê sơ các bia đá dụng ở Văn Miếu làm gì?

22.              Vì sao chúa Nguyễn và chúa Trịnh lại ngăn cấm các giáo sĩ truyền bá đạo Thiên Chúa vào nước ta?

23.              Vì sao các Chúa lại ra sức ngăn cấm việc truyền đạo Thiên Chúa?

24.              Vị trạng nguyên nào là người được mệnh danh là người “lo trước những việc lo của thiên hạ”?

25.              Cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công chất  nổ ra ở đâu?

26.              Vào giữa thế kỉ XVIII, vai trò của nhà Lê ở đàng ngoài trong bộ máy nhà nước như thế nào?

27.              Cuộc khởi nghĩa nào mở đầu phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?

28.              Cơ quan chuyên phụ trách việc đê điều thời Lê sơ?

29.              Bộ luật Hồng Đức dưới thời Lê sơ có điểm khác nổi bật hơn so với luật pháp của các triều đại trước đó là?

30.              Ở thế kỉ XVI-XVII, tôn giáo nào vẫn được chính quyền phong kiến đề cao?

Đây là trắc nghiệm thôi nha mn

Cảm ơn nhiều lắm ạ.

3
13 tháng 3 2022

trắc nghiệm thì phải nêu đáp án ra 

13 tháng 3 2022

bạn tách câu ra đi dài lắm

28 tháng 2 2022

tham khảo
câu 1. - Phát triển nhiều ngành nghề thủ công truyền thống  làng xã, kinh đô Thăng Long. - Nhiều làng nghề thủ công chuyên nghiệp ra đời. - Các xưởng thủ công nhà nước gọi là cục Bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền,.. - Nghề khai mỏ được đẩy mạnh.
câu 2. 
 Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.

- Kinh tế: không được nhà nước quan tâm nên dần dần kiệt quệ.

- Xã hội: bất ổn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.

=> Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được nhân dân nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa.

28 tháng 2 2022

1,- Phát triển nhiều ngành nghề thủ công truyền thống  làng xã, kinh đô Thăng Long. - Nhiều làng nghề thủ công chuyên nghiệp ra đời. - Các xưởng thủ công nhà nước gọi là cục Bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền,.. - Nghề khai mỏ được đẩy mạnh.

2,

- Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.

- Kinh tế: không được nhà nước quan tâm nên dần dần kiệt quệ.

- Xã hội: bất ổn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.

=> Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được nhân dân nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa.

 


 

25 tháng 3 2022

Tham khảo:

-Nguồn:Loigiaihay

Bộ máy Nhà nước thời Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần ở những điểm sau:

+ Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc.

+ chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã. => Thể hiện nhà nước trung ương đã với tay đến tận địa phương.

+ Đẩy mạnh và mở rộng giáo dục: mở thêm các trường học, nới rộng các đối tượng được đi học,...

+ Đối tượng làm quan là những người có học, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị.

Tham khảo:

Bộ máy Nhà nước thời Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần ở những điểm sau:

+ Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc.

+ chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã. => Thể hiện nhà nước trung ương đã với tay đến tận địa phương.

+ Đẩy mạnh và mở rộng giáo dục: mở thêm các trường học, nới rộng các đối tượng được đi học,...

+ Đối tượng làm quan là những người có học, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị.

22 tháng 3 2021
Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

1. Khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418 - 1423

- Ngày 7/2/1418, Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và xưng là Bình Định Vương.

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

=>Trong giai đoạn đầu (1418–1423), nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn và tổn thất lớn trong các càn quét của quân Minh.

Những năm đầu họat động của nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn và thử thách:

+ Lực lượng còn non yếu.

+ Quân Minh liên tục tấn công, bao vây.

 

+ Phải ba lần rút lên núi Chí Linh.

+ Thiếu lương thực, thực phẩm.

2. Khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1424 - 1426

- Từ năm 1424 đến cuối năm 1426, đội quân Lam Sơn đã diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa và dành được nhiều thắng lợi. Cụ thể diễn biến tiêu biểu của các cuộc khởi nghĩa như sau:

+ Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuậnNgày 12/ 10/ 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công Đa Căng Thọ Xuân – Thanh Hóa), sau đó hạ thành Trà LânTrên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.

+ Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425)

Tháng 8 / 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa

=> Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm

+ Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)

Tháng 9/1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định chia làm 3 đạo tiến quân ra Bắc:Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sangĐạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông QuanĐạo thứ ba, tiến thẳng về Đông QuanNghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ tích cực về mọi mặtNghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ

=> Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.

+ Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426)

Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.Muốn giành thế chủ động, 11/1946, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ở Tốt Động - Chúc Động, đánh giặc tan tác rồi Vương Thông kéo quây chạy tháo về Đông Quan.Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện. 

3. Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi năm 1427

- Tiếp nối thắng lợi, cuối năm 1427, quân Lam Sơn triển khai chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang, đánh tan tát thêm 10 vạn viện binh quân Minh, buộc tướng chỉ huy quân Minh trên đất Việt cũ là Vương Thông phải xin giảng hòa và được phép rút quân về nước.

=> Sau chiến thắng, Bình Định vương Lê Lợi sai văn thần Nguyễn Trãi viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc. Nước Đại Việt được khôi phục, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu Thuận Thiên, mở ra cơ nghiệp nhà Lê trong gần 400 năm sau đó.

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi.

 

1. Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Với những âm mưu thâm độc và tội ác của chế độ thống trị nhà Minh, trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã làm cho sự khủng hoảng của xã hội ngày càng thêm sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, điêu đứng.

Chế độ thống trị của nhà Minh không thể tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, với lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc ta đã cầm vũ khí đứng lên đấu tranh theo sự chỉ huy của các quý tộc nhà Trần.

2. Khởi nghĩa Lam Sơn xảy ra năm nào

Bắt đầu năm 1418 và kết thúc thắng lợi năm 1427. Là cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi khởi xướng và là lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi quân Minh.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra với ba giai đoạn chính:

+) Giai đoạn 1: 1418-1423 – Khởi nghĩa hoạt động ở vùng Thanh Hóa

+) Giai đoạn 2: 1424-1425 – Cuộc khởi nghĩa tiến vào khu vực phía Nam

+) Giai đoạn 3: 1426 – 1427 – Giải phóng Đông Quan

Lập bảng niên biếu những sự kiện chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427). Giúp mình với!!! - Hoc24

 Khẳng định vai trò lãnh đạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi và Bộ Tham mưu nghĩa quân trong việc hoạch định đường lối, xây dựng căn cứ địa, tập hợp quần chúng, xác định phương thức tiến hành và chỉ huy cuộc khởi nghĩa; tầm vóc, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; đúc rút những bài học kinh nghiệm trong xây dựng thế trận lòng dân, thực hiện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

3 tháng 10 2017

Lời giải:

Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đảng Ngoài nổ ra mạnh mẽ trong thế kỉ XVIII mang ý nghĩa quan trọng:

- Góp phần làm lung lay cơ đồ họ Trịnh.

- Tạo tiền đề để cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Trong) phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền thối nát của vua Lê, chúa Trịnh.

Đáp án cần chọn là: A

22 tháng 12 2018

- Triều đình:

    + Đứng đầu là vua, nắm mọi quyền hành.

    + Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

    + Ở triều đình có 6 bộ và một số cơ quan chuyên môn. Thời vua Lê Thánh Tông, một số cơ quan cùng chức quan cao cấp nhất và trung gian được bãi bỏ, tăng cường tính tập quyền (tức mọi quyền lực đều được tập trung vào trong tay vua, triều đình, hnj chế được tính phân tán, cục bộ địa phương).

    + Hệ thống thanh tra, giám sát hoạt dộng của quan lại được tăng cường từ trung ương đến xã.

- Các đơn vị hành chính:

    + Các đơn vị hành chính được tổ chức chặt chẽ hơn, đặc biệt là cấp thừa tuyên và cấp xã.

    + Chia cả nước thành 13 đạo.

    + Dưới đạo là phủ, huyện, xã.

- Cách đào tạo, tuyển chọn nhân tài:

    + Mở rộng thi cử.

    + Chọn nhân tài công bằng, không để sót người có tài.

    + Nhà nước thời vua Lê Thánh Tông lấy phương thức học tập, thi cử làm phương thức thuyển chọn, bổ sung quan lại.