K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2017

2phan

1 tu dau den : anh ta tuc lam

2 doan con lai

y nghia :

1 gioi thieu ve anh chang co tinh khoe cua

2 noi ve van de cua mot anh chang cung co tinh khoe cua va cuoc doi thoai cua anh chang do voi anh kia

8 tháng 11 2017

Đc chia lm 3 phần:

P1: Từ đầu đến anh ta tức lắm

ND: Giới thiệu về anh chàng tính khoe của.

P2: Đoạn còn lại.

NĐ: Nói về vấn đề và cuộc đối thoại giữa 2 anh chàng.

7 tháng 11 2017

2 phan:

1 tu dau den :anh ta tuc lam

2 doan con lai

9 tháng 11 2017

Bài lợn cưới,aó mới được chia làm 2 phần:

-Phần 1:Từ đầu đến tức lắm.

-Phần 2:Tiếp theo đến hết.

27 tháng 10 2020

Bố cục truyện cười "Lợn cưới áo mới"

Phần 1: từ đầu...tức lắm. (Giới thiệu nhân vật Anh áo mới)

Phần 2: Còn lại (Cuộc ganh đua khoe của hai nhân vật)

Ý nghĩa: Phê phán, chế giễu thói khoe của. Nên khiêm tốn, không nên khoe khoang, hợm của

14 tháng 11 2017

Kho tàng truyện người Việt Nam luôn khiến cho người đọc vừa cười vừa ngẫm nghĩ ra biết bao nhiêu điều hay ý lạ mà cha ông ta muốn gửi gắm trong đó. Truyện cười “Lợn cưới áo mới” là một câu chuyện thú vị như vậy. Câu chuyện chế giễu những người có tính hay khoe của, nhưng trò khoe của này lại làm trò cười cho mọi người xung quanh mình.

“Lợn cưới áo mới” không có nhiều tính tiết hấp dẫn, gay cấn nhưng nhờ yếu tố gây cười đã khiến cho người đọc ấn tượng và rút ra được nhiều bài học cho bản thân mình. Câu chuyện kể về cuộc tranh luận của hai người có tính hay khoe của gặp phải nhau. Một người khoe con lợn cưới mới xổng chuồng và một người khoe cái áo mới may. Tuy nhiên cuộc tranh cãi không đi đến hồi kết vì tính khoe của của hai anh không ai chịu thiệt thòi hơn ai.

Có một anh chàng sắp làm đám cưới thì con lợn “cưới” bị xổng chuồng. Đáng nhẽ ra trong lúc tình huống nguy cấp và bận rộn như thế này, chuyện tìm lợn không cần thiết phải làm rùm beng lên. Nhưng anh chàng này lại mượn tình cảnh này để “tìm lợn”, nhưng thực ra là để khoe khoang có con lợn “cưới”.

Đọc lên chúng ta đã thấy được chi tiết gây cười ờ đây. Không nhất thiết phải nói là “lợn cưới”, chỉ cần nói “lợn” là đủ nhưng anh chàng cứ cố nhấn mạnh yếu tố “cưới” ở đây để khoe của, khoe con lợn của mình. Tuy nhiên anh chàng này lại gặp ngay “đối thủ” khoe khoang cũng ngang cơ mình.

Nhân cơ hội anh kia khoe của thì anh này cũng khoe cái ‘áo mới”. Việc nhấn mạnh “áo mới” ở đây lại là sự khéo léo của người kể chuyện dân gian. Câu đối thoại “Từ khi tôi mặc cái áo mới này tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”.

Tính khoe của của anh anh chàng này đã bắt gặp nhau. Với lối nói quá, nói cường điệu của cha ông ta đã tạo nên một tình huống hài hước nhưng mang ý nghĩa châm biếm, mỉa mai sâu cay.

Lời lẽ và cử chỉ của nhân vật chỉ hướng đến mục đích khoe của, khoe của một cách vô duyên và quá lộ liễu. Cách khoe của này không ngờ lại gây cười cho người trong thiên hạ.

Và cũng chính cuộc đối đầu không phân rõ thắng bại giữa người khoe “áo mới” và người khoe “lợn cưới” đã khiến cho người đọc không kìm nổi tiếng cười. Thông thường người ta khoe tiền bạc, của cải, học vấn…nhưng đằng này hai anh chàng này lại khoe những thứ quá tầm thường, nhỏ nhặt, không đáng để “khoe”. Sự khoe khang lộ liễu này đã dẫn đến tiếng cười cho người đọc.

Truyện cười “Lợn cưới áo mới” mượn tình huống hài hước, khoe của của hai người đàn ông để phản ánh và chế giễu những người có lối sống khoe khoang một cách quá trớn, khoe không có điểm dừng và không khéo léo. Tiếng cười trong dân gian thường nhẹ nhàng nhưng lại có ý nghĩa sâu cay đối với chúng ta.

Bài học để lại của truyện cười “lợn cưới áo mới” chính là khuyên con người ta nên có lối sống khiêm tốn hơn để không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Tránh để người khác nhìn vào đó mà “cười” lại mình. Đây là điều không đáng có.

Bố cục gồm 3 phần:

Mở bài:Từ có anh -> khen.

Thân bài:Tiếp theo -> bảo.

Kết bài:Phần còn lại.

15 tháng 11 2017

có 3 phần nha pẹn

25 tháng 9 2018

Câu 1 

   - Tính khoe của là thói thích tỏ ra, phô trương cho người ta thấy là mình giàu có, mình hơn người ta.

   - Anh đi tìm lợn khoe khi “tất tưởi chạy đến”, rất vội vàng tìm lợn bị mất.

   - Lẽ ra nên hỏi về đặc điểm của con lợn vừa bị sổng mất. Ấy mà anh ta lại hỏi “lợn cưới” không hề thích hợp và là thông tin thừa với người được hỏi.

Câu 2 

   - Anh có áo mới thích khoe của đến mức lố bịch, đứng ở cửa cả buổi chỉ đợi người ta khen, khi người ta hỏi về con lợn lại giơ vạt áo ra khoe.

   - Điệu bộ của anh ta chỉ nhấn mạnh cái áo mới không hề phù hợp để trả lời.

   - Câu trả lời của anh ta thừa yếu tố về cái áo, chỉ cần nói “không thấy” là đủ.

Câu 3 

   Yếu tố gây cười: Tính khoe khoang của hai anh chàng đến mức lố bịch, mà những thứ để khoe cũng chẳng quá to tát đến mức đem khoe như thế. Một bên thì đứng đợi cả buổi chỉ để khoe, bên kia dù có tất tưởi vẫn không quên khoe. Lời nói của hai anh đề thừa thông tin không cần thiết.

Câu 4 

   Ý nghĩa truyện: Chế giễu, phê phán những người hay khoe của, một tính xấu phổ biến trong xã hội.

Bố cục : 2 phần

Phần 1 : từ Có anh ..... người ta khen ( Giơí thiệu một  anh hay khoe của)

Phần 2 : phần còn lại ( Hai anh hay khoe của gặp nhau )

  •  

Chia bố cục bài: "Lợn cuới,Áo mới.Nêu nội dung từng đoạn .Trả lời câu hỏi 

Câu 1. Tính khoe khoang là phô trương cho người ta thấy hay người ta nghe những gì mình có để chứng minh cho mọi người biết mình có của, mình “giàu” hơn người mà mình khoe.

- Anh đi tìm lợn khoe trong tình huống bị mất lợn (có thể mất thật hay là mất bịa).

- Lẽ ra anh ta phải hỏi người ta: “Có thấy con lợn chạy qua đây không?”.

- Từ “cưới” không thích hợp để chỉ con lợn sổng chuồng và nó là thông tin thừa với người được hỏi. Nhưng đây lại là mục đích của anh khoe của.

Câu 2. Anh có áo mới thích khoe của đến mức nói một câu tường thật rất dài, phần đầu nhấn mạnh vào cái áo mới để gây sự chú ý.

- Điệu bộ anh ta trả lời chỉ vào cái áo mới, bắt người khác phải chú ý. Cách trả lời dềnh dàng để “khoe”.

- Lẽ ra anh ta chỉ nói một câu tỉnh lược: “Chẳng thấy!”.

- Tất cả những yếu tố còn lại với câu trả lời đối thoại là thừa. Người nghe không cần biết thời gian anh ta đứng nơi này; càng không cần biết anh ta mặc áo mới… Nhưng cái áo mới lại là thông tin của anh khoe của.

Câu 3. Câu chuyện gây cười bỏi nó có hai mâu thuẫn không hợp với thực tế.

- Đáng lẽ mất lợn chỉ đi hỏi những thông tin về lợn, đằng này nhấn mạnh cho người nghe đây là con lợn làm đám cưới. Anh ta sắp có vợ.

- Đáng lẽ trả lời ngắn gọn có thấy hay không thì người trả lời dềnh dàng nhấn mạnh cho người nghe cái áo mới anh ta đang mặc.

- Cả hai anh chàng đã bộc lộ cái tính khoe của không hợp lý chút nào với tình huống trên.

Câu 4. Ý nghĩa: xem Ghi nhớ trang 128.

16 tháng 5 2021

tham khảo:
- Đó như một lời hi vọng rằng chú bé ấy vẫn còn sống, và thể hiện nỗi xót xa, tiếc nuối của tác giả trước cái chết của lượm.
-Hai khổ thơ được tác giả lặp lại ở đầu và cuối bài thơ mang ý nghĩa vô cùng to lớn.Ở đầu bài thơ,tác giả đã giới thiệu về hình ảnh chú bé liên lạc vô cùng yêu đời .Chú bé ấy có dáng người nhỏ nhắn, luôn mang theo mình cái xắc nhỏ.Cậu bé còn rất yêu đời và lạc quan, vừa làm nhiệm vụ vừa hát vang và nhảy trên đường đi.Tuy nhiên khi chú bé ấy hi sinh , tác giả lại lặp lại hai khổ thơ này với ý nghĩa rằng Lượm dù như thế nào vẫn sẽ sống mãi trong lòng tác giả.Với nhà thơ, Lượm vẫn luôn là chú bé can đảm , yêu đời và là người đồng chí vô cùng yêu dấu mà tác giả không thể nào quên.

16 tháng 5 2021

Vì đó như một lời hi vọng rằng chú bé ấy vẫn còn sống, thể hiện nỗi xót xa, tiếc nuối của tác giả trước cái chết của lượm.

Ý nghĩa: Lượm dù như thế nào vẫn sẽ sống mãi trong lòng tác giả, vẫn luôn là chú bé can đảm, yêu đời và là người đồng chí yêu dấu.

Bài tập 7.Cho đoạn văn:        '' Những chị Cào Cào trong làng ra, mĩ miều áo xanh áo đỏ, mớ ba mớ bảy bước từng bước chân chầm chậm, khoan thai, khuôn mặt trái xoan như e thẹn, như làm dáng, như ngượng ngùng''                                                            (Dế Mèn phiêu lưu kí)a. Tác giả đã dùng biện pháp tu từ nào trong câu văn trên? Theo em khi viết như thế tác giả đã dựa vào những nét thực tế nào để sáng...
Đọc tiếp

Bài tập 7.

Cho đoạn văn:

        '' Những chị Cào Cào trong làng ra, mĩ miều áo xanh áo đỏ, mớ ba mớ bảy bước từng bước chân chầm chậm, khoan thai, khuôn mặt trái xoan như e thẹn, như làm dáng, như ngượng ngùng''

                                                            (Dế Mèn phiêu lưu kí)

a. Tác giả đã dùng biện pháp tu từ nào trong câu văn trên? Theo em khi viết như thế tác giả đã dựa vào những nét thực tế nào để sáng tạo nên hình ảnh những con Cào Cào sinh động và đáng yêu như thế ?

b. Có người nhận xét đoạn văn tả cảnh hội võ ở vùng cỏ may gợi những cảnh sinh hoạ đậm chất phong tục cổ xưa của làng quê. Câu văn miêu tả trên đã góp phần minh hoạ cho nhận xét đó như thế nào?

 

1
6 tháng 7 2021

a, BPTT: Nhân hóa

Khi viết tác giả dựa vào hình ảnh của những cô gái mới lớn điệu đà và thích làm đẹp để ví về hình ảnh của những con Cào cào đáng yêu

b, Câu văn đã tái hiện giúp cho người đọc hình dung phần nào về hội võ, giúp cho họ hiểu ra giá trị của hội võ

14 tháng 4 2019

- Truyện Lợn cưới, áo mới phê phán tính khoe của, khoe khoang của con người.

- Sự khoe khoang quá đà khiến nhân vật trở thành những kẻ lố bịch, kì quặc trong đời sống.

18 tháng 8 2017

Qua câu chuyện về hai anh chàng khoe của gặp nhau và đối thoại với nhau câu chuyện nhằm phê phán những người có tính khoe khoang, luôn tỏ ra hơn người khác, là một tính xấu mà mỗi người không nên có. Tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê.