K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2018

k dc đăng linh tinh mà

=)))))))

ch đọc à

14 tháng 3 2018

Bb ko nên dăng linh tinh gây nhiễu loạn diễn đàn đâu bn gì đó nhé

7 tháng 10 2018

Nội dung: Nhiều kiến thức khoa học, nhiều điều bổ ích, các bí ẳn chưa cố lời giải thích đã đc lm sáng tỏ... một số phát minh thú vị, khám phá đc nhiều loại  động vật và thực vật, ...

Ý nghĩa: Giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh, tầm hiểu biết mở rộng

Cảm nhận: Cuốn sách rất bổ ích, làm cho em hiểu biết hơn về thế giớt lẫn xung quanh

TÍCH CHO MK NHA!

7 tháng 10 2018

ch biết nhiều điều về thiên nhiên ;khoa hok;cho biết về thế giới mênh mông củ chúng ta

cho bt về 1 số kì qua nhiều  cảnh  quang thiên nhiên kì thú

=> bổ ích ;hay 

nếu đúng k

hok tốt nhé

12 tháng 3 2020

Câu rút gọn là dụng ý nghệ thuật để tránh lặp, thừa ý.

Câu sai ngữ pháp là lỗi.

12 tháng 10 2018

kb với em nha.em sinh 2k7.la boy

em lập nick khoảng 2 tuần

kb với em nhé

27 tháng 9 2016

 

Bạn có thể tham khảo bài này của Nguyễn Phương Linh.Ôn tập ngữ văn lớp 7

Ôn tập ngữ văn lớp 7

27 tháng 9 2016

Thank you pạn nhiều nha Minh Thuhihi

22 tháng 7 2017

Trước hết, đặt mình vào nhân vật Thủy, xưng "tôi" và kể lại chuyện theo mạch cảm xúc của mình (tất nhiên! vì mình đang là Thủy mà), có thể lược bỏ một số chi tiết nhỏ và nên thêm vào những cảm xúc, suy nghĩ (hãy nhớ nếu mình là Thủy thì lúc đó mình sẽ cảm thấy ra sao, thấy buồn và đau khổ như thế nào), cứ thế mà kể lại theo cốt truyện của bản gốc thôi.
Nói thế để bạn dễ hiểu và có thể tự làm được, chứ làm cụ thể ra thì văn bản dài quá!
VD: đoạn anh em Thành và Thủy không nỡ chia đồ chơi, bị mẹ mắng có thể viết như sau:
Hai anh em tôi cứ dùng dằng mãi, không nỡ chia đôi đồ chơi, tôi muốn nhường tất cả cho anh, và anh Thành cũng vậy, anh muốn nhường cho đứa em bé bỏng này. Và đúng hơn là cả hai anh em đều không muốn chia lìa nhau. Nhưng tiếng mẹ quát lại vọng ra khiến tôi giật mình, buồn bã, lo sợ, bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn khiến nước mắt tôi lại tuôn trào. Tôi bật khóc nức nở

1 tháng 8 2017

VD: MB:Tôi là con Vệ Sĩ trong câu chuyện''Cuộc chia tay của những con búp bê''.Các bạn có muốn biết vì sao chúng tôi lại phải chia tay nhau không? Nếu các bạn muốn biết thì hãy nghe mình kể lại nhé.

Đoạn sau bạn chỉ cần dựa theo bài thay lời của Thành thành lời của con búp bê Vệ Sĩ là được.

1 tháng 4 2018

Trong thời kỳ phong kiến đề tài người nông dân luôn là những đề tài nổi bật mà hầu hết các nhà thơ, nhà văn của nhân dân ta đều nói đến. Cuộc sống bần hàn, cùng ách thống trị tàn ác của các quan lại đối với nông dân. Tầng lớp nông dân là tầng lớp chiếm số đông lúc bấy giờ, thể hiện rõ nét những chính sách cai trị của chế độ phong kiến.

Đất nước ta là một nước nông nghiệp, với nghề trồng lúa. Ông bà, bố mẹ chúng ta được sinh ra và lớn lên trong cuộc sống nông thôn, nên một phần nào đó chúng ta hiểu được những vất vả, gian nan, nghèo đói mà khi được các ông bà, cha mẹ kể lại. Vậy mà trong thời kỳ phong kiến với nhiều áp bức bóc lột người nông dân đã phải chịu rất nhiều khổ cực, các cụ thường có câu “cắm mặt cho đất bán lưng cho trời”, để thể hiện những nỗi vất vả, nhọc nhằn mà người nông dân phải chịu đựng, họ phải “cắm mặt” “bán lưng” cho thấy họ bán đi, cắm đi để sau này họ mới lấy lại được , nỗi vất vả đó lấy lại thành quả lao động nhưng lại bị cướp đi mất, sống trong nợ nần. Trong những câu hò vè, câu tục ngữ đều xuất phát từ cuộc sống hàng ngày mà nhân dân ta qua quá trình lao động, rút kinh nghiệm truyền tai nhau trong dân gian. Qua những câu tục ngữ đó phần nào chúng ta hiểu được những khổ cực người nông dân phải chịu.

Người nông dân là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội, họ sống trong cảnh lam lũ, đi làm từ sáng sớm đến tối mịt nhưng ngược lại sự vất vả đó họ lại không được sống trong nhung lụa, họ bị trấn áp bị mất đất làm ruộng, phải chịu nhiều thứ thuế vô lý của bọn phong kiến, nhiều gia đình phải đi làm không công cho bọn quan lại.

Trong văn học nước nhà, hình ảnh con cò, con kiến, con trâu.. là những hình ảnh không còn gì xa lạ với mỗi người con Việt Nam, đó là hình ảnh về người nông dân, thể hiện được những lam lũ một nắng hai sương, làm việc không ngừng nghỉ, với một thân phận thấp bé, ở dưới đá của xã hội, cảm tưởng như ánh sáng đến với người nông dân rất khó khăn.

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy chỉ mà uổng công

Khi nào cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

Qua câu ca dao ta thấy một hình ảnh rất quen thuộc người nông dân với con trâu, con trâu đi trước cái cày theo sau. Câu ca dao nói lên hai người bạn đồng hành vất vả, làm việc ngoài đồng. “khi nào cây lúa còn bông/ thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn” nếu buông không còn, thì trâu cũng không còn cỏ để ăn, mọi người nông dân họ chỉ có biết đồng ruộng để kiếm cái ăn, để nuôi sống cả nhà. Thế vậy mà, trong thời kỳ phong kiến họ bị cướp đất, bị bóc lột, họ biết dựa vào đâu để sống. Hình ảnh chị dậu trong tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố thể hiện càng rõ nét những khổ cực mà người nông dân phải chịu.

Thân phận của người nông dân là thận phận của trăm ngàn người cùng cảnh ngộ, cùng vất vả như nhau, cùng phải sống một cuộc sống tăm tối. Có câu thơ như sau:

Thương thay thân phận con tằm cả

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ

Cụm từ “thương thay” muốn nói lên sự thương xót, đau lòng cho thân phận “con tằm” một con vật nhỏ bé , chỉ biết ăn lá rất chậm và phải gặm nhấm từng tí giống như người nông dân có một thân phận nhỏ bé trong xã hội, phải kiếm ăn từng ngày, lo cái ăn cái mặc, thế vậy mà “kiếm ăn được mấy” kiếm được rất ít mà đã phải “nhả tơ” cống nạp cho bọn quan lại, bọn quý tộc.

Họ phải sống trong một xã hội bất công, một xã hội đen tối, không cho họ đường sống, suốt ngày chỉ xoay quanh vòng những lo toan, vất vả.

Họ bị vùi dập dưới bàn tay của xã hội phong kiến. Khiến cho ta cảm thấy chua xót, đồng cảnh ngộ với số phận người nông dân trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, một xã hội bất công.

Trong lòng họ luôn có sự căm phẫn, muốn đứng lên chống lại những kẻ chèn ép họ, họ chỉ cần một cuộc sống yên bình, êm ả, vậy mà xã hội đó không cho họ đường sống chỉ biết trấn lột, áp bức đẩy họ vào những chỗ tối tăm. Mặc dù như vậy, những người nông dân họ vẫn sống rất trong sạch, họ giữ được những phẩm chất đáng có và không đánh mất đi chính mình.

Bây giờ khi cuộc sống đã hòa bình, đất nước ta không còn chế độ phong kiến, đọc lại những câu ca dao đó chúng ta thấy được những nỗi khổ cực mà ông cha ta đã phải chịu thì càng cảm thấy những gì đang có ở hiện tại thật quý giá, mỗi người cảm thấy trân trọng những gì mình đang sống trong cuộc sống hòa bình.

Cứ mỗi khi nhắc đến người nông dân, ta đã thấy được những vất vả sẵn, thống khổ mà họ đã chịu. Đã thế còn cộng thêm những tàn độc của thực dân phong kiến, đọc lên những tác phẩm viết về người nông dân ta cảm thấy muốn có những gì tốt đẹp nhất dành cho họ, cho họ có một cuộc sống tốt đẹp, một đất nước hòa bình.

1 tháng 4 2018

Ca dao Việt Nam là kho tàng văn học vô giá, ngoài nội dung thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình… ca dao Việt Nam còn bộc lộ niềm đồng cảm sâu sắc với số phận bất hạnh của người nông dân trong xã hội phong kiến. Qua những bài ca dao đó, chúng ta cảm nhận được sự thống khổ mà người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ phải gánh chịu, đồng thời còn cảm nhận được sự tố cáo của người dân về chế độ thối nát tàn bạo, coi thường mạng sống của dân.

Người nông dân là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong các tầng lớp xã hội. Họ chỉ biết lam lũ một nắng hai sương, làm việc quần quật suốt ngày không ngừng ngỉ, thân phận người nông dân hèn mọn, bé nhỏ biết bao, như thân cái cò, cái kiến, con rùa, con hạc…

“Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”.

Con cò trong câu ca dao mang hình ảnh của người nông dân cô đơn, cùng cực. Cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. một mình thân cò bé nhỏ mà phải đương đầu với những khó khăn quá lớn. Việc vất vả đó kéo dài: “bấy nay” chứ không phải một ngày hai ngày. Những hình ảnh đối lập, những nơi nguy hiểm, những ao, thác, ghềnh, biển cho thấy con cò đã phải trải nhiều nơi chốn, nhiều cảnh huống, chỉ một mình nó thui thủi, vất vả đến mức gầy mòn. Cuộc đời lân đận được diễn tả khá sinh động, ấn tượng.

Người nông dân trong xã hội lúc bây giờ đều có chun một số phận, quả là trăm người trăm cảnh. Bên cạnh những thân phận cái cò, cái vạc còn có những cái kiến, con rùa, con hạc…

– “Thương thay thân phận con rùa

Xuống sông đội đá lên chùa đội bia”.

– “Thương thay thân phận con tằm

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ

Thương thay lũ kiến li ti

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi

Thương thay hạc lánh đường mây

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi

Thương thay con cuốc giữa trời

Dầu kêu ra máu có người nào nghe”.

Mọi loại vật được ví von đều chung một nỗi khổ và đều cần phải được đồng cảm, thương xót. Có một nhóm bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thương thay”. Mỗi lần “thương thay” là nhắc đến một con vật với một cảnh ngộ khác nhau nhưng lại cùng chung thân phận người nông dân vất vả, lam lũ. Điều đó tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khổ sở nhiều bề của người lao động. Những nỗi thương thân của người nông dân thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Thương con rùa “xuống thương sông đội đá lên chùa đội bia” là thương người nông dân với cuộc đời luẩn quẩn của thân phận tôi đòi. Thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực phục vụ kẻ khác. Thương lũ kiến tí ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn. Thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi). Thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót… Nỗi thương xót như muốn kéo dài triền miên qua hình ảnh của những con vật bé nhỏ, tội nghiệp. Mỗi con vật, mỗi nỗi khổ, mỗi cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.

Trên đây với chỉ là số ít trong số những bài ca dao viết về người nông dân, người nông dân đã phải chịu muôn vàn nỗi khổ. Càng thương xót cho những người đồng bào lao khổ của mình, ta càng căm giận những thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của họ. Vì vậy, không chỉ than thân cho những người nông dân trong xã hội phong kiến, ca dao còn gợi niềm căm tức đối với xã hội đầy rẫy bất công đó:

“Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn cho gầy cò con?”

Sử dụng đại từ phiếm chỉ “Ai”, bài ca dao đã hướng mũi tên công kích đến xã hội phong kiến suy tàn đã đày đọa thân phận bé nhỏ của những người nông dân. Xã hội đó đã làm nên chuyện bể dầy, ao cạn, cho cuộc đời biến đổi bể dâu khiến thân cò thêm lận đận, thêm gầy mòn. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.

Yêu thương và căm hờn là hai dòng cảm xúc khôn nguôi khi đọc những bài ca dao viết về thân phận người nông dân trong xã hội phong kiến. Đọc ca dao để cảm xúc của mỗi chúng ta được sống với tấm lòng của ông cha ta từ ngàn năm trước. Đọc ca dao để mỗi chúng ta biết sống có ích cho ngày hôm nay.

Ca dao tục ngữ Việt Nam thật phong phú và đa dạng, phản ánh mọi mặt trong đời sống của con người. Ca dao đã góp phần phản ánh chân thực cuộc sống của nhân dân và lên án cái xã hội thối nát đó đã đẩy con người xuống tận cùng của xã hội, một xã hội phải được loại bỏ.

16 tháng 3 2018

một túi đạo đức

16 tháng 3 2018

Cả hai nha !

20 tháng 11 2016

bạn hc chương trình mới hay trương trình cũ

20 tháng 11 2016

Mới chị ơi

19 tháng 6 2019

Hà Nội, ngày 22 tháng 2 năm 2009

Bố kính mến của con!

Đã lâu, bố mới về thăm nhà, cả gia đình rất vui trong dịp sum họp đó. Lẽ ra, niềm vui ấy phải trọn vẹn, nhưng chỉ vì lỗi lầm của con mà bố mẹ phiền lòng. Con biết lúc bước chân ra đi, bố lo cho con, đứa con trai ham chơi, nghịch ngợm. Chắc đến giờ, bố vẫn chưa hết buồn vì con? Con viết thư này mong bố tha thứ!

Bố ơi! Giờ này con đã hiểu ra rằng bố nghiêm khắc với con là vì muốn cho con nên người. Suốt sáng chủ nhật vừa qua, bố đã dành thời gian để quan tâm, chăm sóc tới con. Bố hướng dẫn con giải những bài toán khó. Bố giảng rất dễ hiểu và con đã làm được những bài toán ấy. Bố ra cho con một số bài tập tương tự như vậy và bảo con giải ngay trong chiều hôm đó.

Đầu giờ chiều, lúc con vừa ngồi vào bàn học thì Tấn và Trung đến thì thầm rủ con đi đá bóng. Sợ bố mẹ không cho phép nên con đã nói dối là các bạn rủ đi thăm cô giáo bị ốm. Bố mẹ đã tin con nên đồng ý cho đi.

Đến cổng trường, con thấy bảy tám bạn đã chờ ở đó. Chúng con chia làm hai nhóm, đá bóng ngay trên mặt đường, gây cản trở cho người và xe qua lại. Lúc con mải mê lao ra bắt bóng, không may con đã bị một anh thanh niên đi xe máy đụng phải. Con ngã rất đau, xây xát cả chân tay, quần bị rách môt miếng to ở đầu gối. Các bạn vô cùng hoảng sợ. Tấn đã mượn lọ dầu nóng của một bà cụ bán hoa quả gần đấy để xoa bóp cho con. Cuộc chơi thế là chấm dứt.

Trên đường về, con nghĩ cách nói dối bố mẹ sao cho êm. Khi nhìn thấy con, mẹ ngạc nhiên hỏi làm sao thế thì con đã nói là bị ngã trên đường về. Nhìn mắt bố, con biết bố không tin. Bố nói: “Con nói dối. Con hãy nói thật mọi chuyện! Thôi, con vào rửa chân tay và thay quần áo đi, rồi mẹ bôi thuốc cho!".

Nghe bố nói, con muốn khóc nhưng vì chuyện đã rồi nên đành cúi đầu lặng thinh.

Bố ơi, con ân hận lắm! Chỉ vì ham chơi mà con đã thành đứa trẻ dối trá và hèn nhát. Thật không hay tí nào phải không bố? Con xin hứa với bố từ nay con sẽ từ bỏ tật xấu ấy, tự giác học tập hơn nữa để bố mẹ vui lòng. Tháng sau bố về, con sẽ tiến bộ hơn nhiều.

Mong bố ghi nhận quyết tâm của con! Con dừng bút, kính chúc bố mạnh khoẻ, công tác tốt!

Kính thư

Con trai của bố

Mạnh Hùng



19 tháng 6 2019

Mẹ kính yêu của con!

Mười tám năm ba mẹ nuôi con khôn lớn với bao khó nhọc, bao cảm cảm xúc: khi con chào đời, rồi chập chững bước đi, cho đến khi con khôn lớn. Có những điều con luôn chia sẻ với mẹ nhưng cũng có những điều về ba mẹ mà chưa một lần con dám nói ra, những điều ấy con chỉ giữ cho riêng mình, cho đến hôm nay – đúng vào ngày lễ Tri ân trưởng thành của con – con muốn nói về những điều mà con chưa thể nói ấy.

Các chị con bệnh nặng ba không cho vào bệnh viện chữa trị, mẹ phải lén ba dẫn chị đi chữa bệnh. Con đã từng rất giận ba vì ba không hiểu được cuộc sống của con, ba không hiểu được chuyện tiền nong khó khăn đối với đứa con gái mới lớn như con như thế nào khi phải tự lo tiền học thêm, quần áo, sách vở. Con đã từng rất giận ba vì những lời nói của ba khiến mẹ đau lòng và khổ sở. Nhưng bù đắp lại những thiếu thốn đó, mẹ cố gắng san sẻ tình yêu để chúng con không bị thiếu thốn tình cảm của một người ba.

Mẹ ơi! Người ta nói mẹ của con quê mùa, không sang trọng nhưng người ta không hề biết mẹ của con có trái tim của hàng vạn người mẹ khác. Trái tim mẹ đã nhận nhiều mảnh vá khi ở bên ba nhưng mẹ lại cho mang cho chúng con nhiều hơn những tình cảm ấy.

Mẹ không phải là một người phụ nữ giàu có về tiền bạc, mà chỉ là một người phụ nữ phụ thuộc tiền bạc vào chồng mình, nhưng mẹ đã cố nuôi được hai chị của con học đến đại học. Nhưng có lẽ số phận nghiệt ngã đã chiến thắng sự cố gắng của mẹ.

Mẹ không bao giờ nói rằng "Mẹ yêu con" nhưng khi con đi xa về mẹ luôn ôm con vào lòng. Mẹ không bao giờ thừa nhận con đã lớn nhưng mẹ bắt con phải tự giải quyết vấn đề của mình.

Mẹ cũng không dạy con khóc trước những khó khăn nhưng nước mắt mẹ rơi trong ngày anh con mất làm con đau lòng, đau hơn cả trăm ngàn roi vọt.

Mẹ không dạy con ganh đua, tranh giành với bất kì ai nhưng mẹ dạy con phải đi đến thành công dù muộn hơn người khác.

Mẹ không dạy con cách xử lí tất cả các tình huống, nhưng mẹ dạy con chọn cách mà tất cả mọi người ít phải tổn thương nhau. Mẹ không dạy con gây ra nỗi đau cho người khác mà dạy con nhẫn nhịn khi người khác làm mình đau.

Mẹ luôn nói rằng "Bây lớn rồi thì tự mà lo lấy" nhưng thấy con khóc mẹ lại vội vàng hỏi "Con khóc hả? Sao vậy con? Đau ở đâu hả con? Ai la con hả?" con không biết nói gì chỉ biết khóc trước tình yêu thương của mẹ.

Mẹ dạy con phải siêng năng và hay chê trách con lười biếng nhưng mỗi khi thấy con xắn tay áo làm việc nhà mẹ lại rầy con "Làm cho hư của người ta à? Đi học đi".

Nghỉ hè con đi làm kiếm tiền để mua sách vở cho năm học tới. Đúng gần một tháng con nhận được tin mẹ nhập viện, con thấy có một cảm giác gì đó lạ lắm. Con chợt nhớ có những khi con ngang bướng cãi lại lời mẹ, con nghĩ mẹ đã già, mẹ bảo thủ chẳng chịu hiểu cho con, con cảm thấy hối hận, con muốn ngạy lập tức chạy đến bên mẹ và khóc oà như một đứa trẻ.

Có những trưa con học về không thấy mẹ, con thấy lòng mình trống trải lắm, nhưng khi thấy mẹ ngồi giữa đống củi to đùng dưới trưa nắng nóng, với những nếp nhăn trên làn da sạm đen và cả một mái đầu gần như bạc trắng con lại thấy sống mũi mình cay cay, nước mắt lăn dài trên má con.

Mẹ đã dạy con nhiều hơn những gì mà con có thể kể. Mẹ đã không dạy con biết yêu thương riêng một ai, mà bắt con phải yêu thương tất cả như mẹ đã làm...

Chỉ với một câu "Con yêu mẹ" không thể nói ra mà người ta vẫn thường đổ lỗi cho sự nhút nhát. Nhưng với con, con được sinh ra trong vòng tay mẹ mà con lại quên đi sự tần tảo của mẹ, con mãi mê chạy theo dòng đời hối hả để rồi khi vấp ngã, con nhìn lại bỗng thấy mẹ vẫn ở đó nhìn về con, hỏi con có đau không? Còn con thì chưa bao giờ hỏi mẹ như thế.

Ba đã dạy cho con tồn tại với sự khó khăn và chỉ cho con thấy lỗi lầm mà con đừng nên vấp phải. Còn mẹ dạy cho con cách yêu thương và hi sinh tất cả dù bản thân mình cảm thấy đớn đau.Tuy những thứ khác con không giàu có bằng người ta nhưng con rất tự hào vì con có nhiều hơn người khác về tình yêu của mẹ!

Con đã từng viết, viết rất nhiều, rất nhiều nhưng con lại chưa từng viết về ba mẹ. Và đây là lần đầu tiên, cũng là giây phút con muốn nói với ba mẹ rằng con đã trưởng thành. Con không còn trách ba đã không tròn bổn phận, vì sau những lỗi lầm con vẫn thấy được sự nhọc nhằn của ba, sự hi sinh cho chúng con suốt mười tám năm qua. Ngược lại con thấy mình đã sai, con muốn nói lời xin lỗi với ba và lời cảm ơn mẹ đã dạy cho lòng bao dung của con trở nên đầy đặn.

Con mong mẹ luôn sống bên con thật lâu vì đối với ***** là người tốt nhất – một người sẵn sàng che chở khi con gặp khó khăn, một người sẵn sàng dạy cho con biết những lỗi sai trên đường đời.

Và sẽ có một ngày con phải đi xa mẹ để đến với ước mơ, sự nghiệp của con, có thể con không tiến thân bằng con đường học vấn như bao bạn khác. Nhưng mẹ hãy tin vào con, mỗi bước con đi sẽ là một viên gạch xây nên con đường đến với thành công, con sẽ xây cho mình và cho mẹ của con một thế giới chỉ có niềm vui mẹ nhé!

Con yêu mẹ thật nhiều!