K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2016

+ Số dân của Đồng bằng Sông Hồng quá đông chiếm 21% dân số cả nước năm 2005.

+ Bình quân đất canh tác theo đầu người rất thấp, thấp hơn mức bình quân của cả nước, trong khi thâm canh có giới hạn.

+ Khả năng mở rộng diện tích đất canh tác hầu như không còn.

+ Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh dẫn đến diện tích đất canh tác ngày càng giảm.

2 tháng 11 2019

Sở dĩ ở Đồng bằng sông Hồng có sản lượng lương thực đứng thứ hai cả nước, nhưng bình quân lương thực theo đầu người lại thấp hơn nước bình quân của cả nước vì: Đồng bằng sông Hồng là vùng có dân số đông. Năm 2014, dân số đồng bằng sông Hồng chiếm 21,5% dân số của cả nước và có mật độ dân số cao gấp 4,7 lần so với mật độ dân số của cả nước.

Mà ta có công thức tính: sản lượng lương thực bình quân = Tổng sản lượng/ số dân.

=>Chính vì vậy, mặc dù sản lượng lương thực của vùng lớn nhưng vì chia theo đầu người nên bình quân lương thực của vùng đạt mức thấp hơn cả nước.

8 tháng 6 2017

a) Vẽ biểu đồ

b) Nhận xét giải thích

* Nhận xét

Từ năm 1995 đến năm 2002:

- Lương thực có hạt hình quân đầu người của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước đều tăng liên tục (dẫn chứng).

- Tốc độ tăng lương thực có hạt bình quân đầu người của vùng Bắc Trung Bộ nhanh hơn so với cả nước (dẫn chứng).

- Lương thực có hạt bình quân đầu người của vùng Bắc Trung Bộ qua các năm đều thấp hơn so với cả nước (dẫn chứng).

* Giải thích

- Do tốc độ tăng sản lượng lương thực của Bắc Trung Bộ và cả nước đều nhanh hơn tốc độ tăng dân số, nên sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Bắc Trung Bộ và cả nước đều tăng.

- Tuy nhiên, việc sản xuất lương thực ở vùng Bắc Trung Bộ còn gặp nhiều khó khăn như: đồng bằng nhỏ hp với đất cát pha là chủ yếu, kém màu mỡ, trình độ thâm canh chưa cao, lại thường xuyên chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, gió Tây khô nóng, thời tiết diễn biến phức tạp,...), nên lương thực có hạt bình quân đầu người của vùng Bắc Trung Bộ thấp hơn so với cả nước.

29 tháng 3 2017

Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy:

- Bình quân lương thực theo đầu người tăng 82,9% => A sai.

- Sản lượng lương thực tăng 154% => C đúng.

- Tổng số dân tăng 38,9% => B sai.

Như vậy, tốc độ tăng nhanh nhất là sản lượng lương thực, tiếp đến là bình quân sản lượng lương thực theo đầu người và tổng dân số => D sai.

Chọn: C

2 tháng 9 2019

a) Vẽ biểu đồ: Biểu đồ bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 1995 – 2005

b) Nhận xét và gii thích

* Nhận xét

- Bình quân lương thực theo đầu người có sự khác nhau: lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (gấp 2,36 lần cả nước và 3,1 lần Đồng bằng sông Hồng năm 2005), Đồng bằng sông Hồng thấp hơn bình quân của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long tăng, Đồng bằng sông Hồng có sự biến động không ổn định (dẫn chứng).

- Tốc độ gia tăng có sự khác nhau, từ năm 1995 đến năm 2005: Đồng bằng sông Cửu Long tăng gấp 1,35 lần, cả nước tăng gấp 1,31 lần, Đồng bằng sông Hồng tăng gấp 1,09 lần (đang giảm trong những năm gần đây).

* Gii thích

- Sản lượng bình quân tăng là do tốc độ tăng sn lượng lương thực tăng cao hơn so với tốc độ tăng dân số.

- Đồng bằng Sông Cửu Long bình quân cao nhất và tăng nhanh nhất là do vùng có điều kiện để mở rộng diện tích và nâng cao năng suất, đồng thời đây là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất nước ta, mật độ dân số thấp hơn Đồng bằng sông Hồng.

- Đồng bằng Sông Hồng có bình quân lương thực thấp và tăng chậm là do vùng này ít có khả năng mở rộng diện tích canh tác mà còn có nguy cơ bị thu hẹp do chuyển dịch sản xuất, do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Đây lại là vùng có dân s quá đông.

10 tháng 7 2019

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sn lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng, giai đoạn 1995 – 2002

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực theo đầu người đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.

- Sản lượng lương thực có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đến là bình quân lương thực theo đầu người tốc độ tăng thấp nhất là dân số (dẫn chứng).

* Giải thích

- Dân số tăng chậm do thực hiện có hiệu quả chính sách dân số và kế họach hoá gia đình.

- Sản lượng lương thực tăng nhanh nhất do đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ (vụ đông); áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

- Bình quân lương thực theo dầu người tăng do sản lượng lương thực có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số.

22 tháng 1 2019

Gợi ý làm bài

a) Sản lượng lương thực bình quăn theo đầu ngươi của nước ta

b) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990 - 2010 (%)

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990 – 2010

a) Nhận xét

- Dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta đều tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng không đều.

+ Dân số tăng gấp 1,32 lần (tăng 31,7%), thấp hơn so với hai chỉ tiêu còn lại.

+ Sản lượng lương thực tăng 2,24 lần (tăng 124,3%).

+ Do sản lượng lương thực có tốc độ lăng nhanh hơn dân số nên bình quân 

30 tháng 4 2019

Giải thích: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) cao nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là tỉnh Quảng Ninh (GDP bình quân đầu người từ 15 đến 18 triệu đồng/người).

Đáp án: C

24 tháng 6 2019

Giải thích: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, GDP bình quân tính theo đầu người năm 2007) của tất các tỉnh Bắc Trung Bộ đều từ 6 đến 9 triệu đồng.

Đáp án: B

3 tháng 3 2017

- Số dân quá đông: 18,2 triệu ngươi (chiếm 21,6% số dân c nước, năm 2006).

- Bình quân đất canh tác theo đầu người rất thấp, thấp hơn mức bình quân cả nước, trong khi khả năng thâm canh là có giới hạn.

- Khả năng mở rộng diện tích đất hầu như không còn.

- Tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá nhanh dẫn đến diện tích đất canh tác ngày càng giảm.