K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 9 2016

      Tớ thấy bài này hay bạn tham khảo nhé!

Tích góp được nhiều của cải chưa hẳn sẽ mang tới cho con người hạnh phúc. Mưa nhiều chưa chắc mùa màng sẽ bội thu. Bồi bổ nhiều chất dinh dưỡng chưa chắc làm cho cơ thể cường tráng. Học hành thật cao chưa chắc được xếp vào những người có trí thức. Ngược lại, vấn đề nào cũng ở một mức độ vừa phải. Học hành nhiều mà không mang kiến thức để giúp ích cho đời thì cũng trở nên vô nghĩa. Bồi bổ quá nhiều chất bổ dưỡng mà không hiểu sự thích nghi của cơ thể thì cũng chẳng ích chi. Mưa nhiều sẽ sinh ra lụt lội. Của cải nhiều mà không biết chia sẻ chỉ khư khư giữ cho riêng mình thì sẽ bị người đời khinh chê. Trong chiều hướng đó, nhà văn Nam Cao đã nói: “Kẻ mạnh là kẻ không phải giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình”. Vậy ta hiểu câu nói này thế nào? Triết lý nhân sinh mà nhà văn Nam Cao lồng vào ở câu nói là tư tưởng nào?

Trong cuộc sống, ai cũng muốn tích góp được nhiều của cải, ai cũng muốn được người khác tôn trọng. Trong công việc ai cũng muốn là người lãnh đạo. Trong học hành ai cũng muốn mình là người đứng đầu. Trong các cuộc thi ai cũng muốn mình là người đoạt được giải quán quân. Quả thật, những quan niệm như thế thường diễn ra ở hai mức độ khác nhau. Mức độ thứ nhất, dùng mọi thủ đoạn, bất chấp luân thường – đạo lý để chiếm hữu. Mức độ thứ hai dùng chính khả năng của bản thân để đạt được. Và một khi chiếm được vị trí cao nhất thì người ta gọi họ là “kẻ mạnh”.

Xét ở mức độ thứ nhất thì những người này bất chấp tất cả để trở thành kẻ mạnh. Trong chừng mực nào đó, có thể nói ở mức độ này con người ngày nay gặp phải rất nhiều, nghĩa là cái tôi, sự ích kỷ của con người ngày nay đang len lỏi vào trong mọi ngõ ngách của cuộc sống. Những người này chỉ biết mưu cầu cho bản thân hơn hướng đến tha nhân, tìm kiếm tư lợi cho mình hơn đi phục vụ người khác. Điều này được thể hiện rõ trong mọi lãnh vực. Trong công việc thì người ta mua vị trí. Trong học hành thì người ta mua điểm. Trong buôn bán thì người ta gian xảo. Trong kinh doanh thì người ta lạm phát. Trong chăn nuôi người ta dùng thức ăn tăng trọng. Trong trồng trọt người ta sử dụng chất kích thích. Đó là chưa kể đến vấn nạn tham nhũng, sử dụng quỹ công để bỏ vào quỹ tư. Tất cả những hành động như thế nhằm tạo cho bản thân thật nhiều của cải để xếp được vào “tóp ten” những kẻ mạnh. Tuy nhiên, chúng ta không thể “vơ đũa cả nắm”, bởi bên cạnh tốp người vừa nêu ở mức độ thứ nhất thì đâu đó trong cuộc sống vẫn có những người xếp vào “tóp ten” những kẻ mạnh qua con đường cố gắng cũng như những nỗ lực của mình nhằm khẳng định giá trị của bản thân. Qua con đường chính nghĩa này họ bỏ ra chính mồ hôi cũng như nước mắt, sức lao động để tạo nên “kẻ mạnh”. Đây cũng chính là cách hiểu theo mức độ thứ hai.

Người ta thường “định giá” một “kẻ mạnh” theo hai mức độ vừa nêu trên. Còn nhà văn Nam Cao lại cho rằng: “Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình”. Nếu hiểu theo mức độ thứ nhất hướng tiêu cực thì các động từ như: “giẫm” “mua” là những hành động yếu thế và có một chút tàn nhẫn thì động từ “giúp đỡ” thấy gần gũi và thân thương. Bởi ý nghĩa của “giúp đỡ” thường mang ích lợi cho tha nhân hơn là mưu cầu cho bản thân. Như thế, phải chăng ý hướng của nhà văn Nam Cao “kẻ mạnh” phải là người giàu tình thương và tràn đầy lòng trắc ẩn? Còn kẻ mạnh giẫm lên vai người người khác thì không có giá trị và bị người đời khinh chê?

Trở về quá khứ, ngược dòng thời gian, hai nhân vật nổi tiếng trong thế kỷ XX là những “kẻ mạnh” nhưng được nhìn ở hai bộ mặt khác nhau. Nếu Hitler dùng tiền để mua sắm vũ khí, củng cố quân đội nhằm “giẫm lên vai” quân địch, thì mẹ Têrêxa Canculta dùng tình yêu để băng bó vết thương những người khốn cùng, bao bọc những người không nơi tựa nương. Nếu Hitler dùng bạo lực để gây nên chiến tranh thì mẹ Têrêxa dùng tình thương để xây dựng hòa bình. Nếu Hitler xem nước Đức là dân tộc hùng mạnh nhất thì mẹ Têrêxa coi hết thảy mọi người là anh em với nhau. Qua hai nhân vật vừa nêu trên có thể nói Hitler và mẹ Têrêxa đều là những “kẻ mạnh”. Nhưng điểm khác biệt ở chỗ cái mạnh nơi Hitler mang tính ích kỷ, phá hoại nền hòa bình và đang bị con người ngày nay lên án, phẫn nộ. Còn cái mạnh nơi mẹ Têrêxa có sự hiện hữu của tấm lòng bao dung, giúp đỡ người khác, tạo nên một nền văn minh tình thương và được người đời ngưỡng mộ, biết ơn. Hay khi đọc lại tác phẩm “Đời Thừa” của Nam Cao cũng phản ánh cho ta rõ nét ở điểm này. Những lúc nhậu say về nhân vật Hộ vẫn thường đuổi vợ con ra khỏi nhà bởi những người trong gia đình đã làm cho anh quá mệt mỏi, không thể thực hiện được ước mơ của riêng mình. Nhưng mỗi lúc tỉnh dậy, thấy khuôn mặt khắc khổ trên nhân vật Từ cùng sự đói nghèo trong gia đình thì Hộ lại ân hận vì đã xử sự như thế. Cũng chính lúc Hội xin lỗi vợ con và thấy niềm vui được thể hiện nơi khuôn mặt nhân vật Từ thì một niềm hạnh phúc len lỏi trong trái tim bé nhỏ của Hộ, đó chính là động lực để anh tiếp tục sống và làm việc vì gia đình bé nhỏ của mình. Rồi Hội nhận ra rằng cuộc sống không phải lo tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình nhưng còn hệ tại ở thái độ giúp cho người khác được vui vẻ. Qua đó thấy được rằng, kẻ mạnh giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình có một giá trị rất lớn trong cuộc sống. Nghĩa là, những người có hành động như thế thì sẽ làm cho cuộc sống vơi đi những niềm đau, nỗi khổ của bao kiếp người đang vất vả, lầm than trong kiếp nhân sinh.

Nếu nhạc sĩ Phanxicô đã dùng những ca từ rất hay trong bài hát “Kinh Hòa bình” để diễn tả một triết lý cao sâu “chính lúc cho đi là khi được nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân, và khi biết thứ tha là khi được tha thứ….” mà ngày nay nhiều người đang mang triết lý này áp dụng trong cuộc sống, thì nhà văn Nam Cao cũng đưa ra một triết lý không thua kém “Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình”. Nó không chỉ phản ánh đúng sự thật với xã hội đương thời mà còn đúng cho tận hôm nay. Xã hội ngày nay cung ứng đầy đủ cho con người đủ mọi tiện nghi, ngay cả chuyện “phòng the” người ta cũng có thể tạo ra những người mẫu búp bê tình dục nam cũng như nữ để thỏa mãn nhu cầu tính dục của xác thân. Vì thế, lối sống ích kỷ dường như trở thành một chuyện bình thường không đáng để quan tâm, thực trạng đặt lợi ích của bản thân lên ích lợi của người khác là chuyện không xa lạ, chiếm đoạt những thứ không phải do mình làm ra trở nên bình thường. Nhất là khi nhìn vào số bạn trẻ ngày nay, dường như họ đã quên đi trách nhiệm của mình với cộng đồng, suốt ngày chỉ lao mình vào những trò chơi vô bổ, những trang website đen trên mạng internet nhằm thỏa mãn cho cái tôi ưa thích hưởng thụ của mình. Đành rằng, không ai ngăn cấm những trò chơi như thế nhưng phải biết sử dụng ở mức độ cho phép, bởi tuổi trẻ cần phải trau dồi những đức tính như lòng trắc ẩn, sự chân thành, lòng bao dung….Vì thế, quan niệm của nhà văn Nam Cao mang một chân lý cao vời trong cuộc sống. Nó thúc đẩy con người sống đúng với tính cách được phú bẩm thuở ban đầu “nhân chi sơ tính bản thiện”. Giá trị của một con người mạnh thực sự không phải giẫm đạp lên kẻ khác để tích góp được nhiều của cải, chà đạp lên tha nhân để nâng tầm ảnh hưởng của bản thân. Ngược lại giá trị đích thực của một con người hệ tại ở chỗ giúp đỡ người với tất cả khả năng của mình. Chắc chắn chúng ta chẳng ai muốn mình là một Hitler thứ hai, nhưng với tất cả lòng thành cùng, sự bao dung của con tim và lòng trắc ẩn luôn có sẵn trong con người ta hãy tin chắc rằng mình sẽ là Têrêxa thứ hai nếu biết hạ mình xuống để phục vụ mọi người mà không cần mưu cầu cho bản thân.

Cuộc sống sẽ buồn biết mấy nếu ai cũng cứ lo tích góp của cải, kiếm cái lợi cho bản thân nhằm tạo nên những “kẻ mạnh” chiến đấu không ngừng. Nhưng sẽ hạnh phúc nếu ai cũng biết giúp đỡ và trao ban cho người khác để tạo nên những “kẻ mạnh” ngập tràn niềm vui. Bởi hiện hữu của con người trên trần gian chỉ một lần là hết. Một đời người chỉ như bóng câu vụt qua cửa sổ, như cánh hoa sáng nở chiều tàn một cơn gió thoảng là xong, chỗ xưa mình ở nay cũng chẳng biết mình. Vì thế, lựa chọn cảm giác hạnh phúc hay buồn sầu đều do quyết định của mỗi người. Thiết nghĩ triết lý kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình là một kim chỉ nan để ta lựa chọn.

hạnh phúc luôn đến vs người thật thàCô Kim và cô Ngân luôn mơ đến những vị hôn thê giàu có, dòng dõi cao sang, trong khi cô Xà cừ chỉ mong người chồng tương lai có tấm lòng thực thà, lương thiện.Một sáng đẹp trời, cô Kim xách chiếc xô nhỏ bằng vàng đi lấy nước. Cô mở cửa và lùi lại vì kinh sợ. Trên ngưỡng cửa nằm dài một kẻ ăn mày bọc trong mớ quần áo rách rưới, không tài nào...
Đọc tiếp

hạnh phúc luôn đến vs người thật thà

Cô Kim và cô Ngân luôn mơ đến những vị hôn thê giàu có, dòng dõi cao sang, trong khi cô Xà cừ chỉ mong người chồng tương lai có tấm lòng thực thà, lương thiện.

Một sáng đẹp trời, cô Kim xách chiếc xô nhỏ bằng vàng đi lấy nước. Cô mở cửa và lùi lại vì kinh sợ. Trên ngưỡng cửa nằm dài một kẻ ăn mày bọc trong mớ quần áo rách rưới, không tài nào nhìn rõ mặt.

- Ngươi làm gì ở đây, đồ ngoại đạo? Cô Kim la lên. Xéo ngay khỏi đường đi của ta!

- Giúp lão với, cô ơi, kẻ ăn mày trả lời, giọng mũi lè nhè, xương cốt lão già nua thế này, lão đứng lên khó lắm.

- Ngươi hãy tự giúp mình đi, ai khiến ngươi nằm đây! Cô gái vênh mặt đáp, mũi hếch lên trời. Cha ta cần nước pha rượu, mẹ ta cần nước pha trà, còn ta, ta muốn gội đầu. Hoặc ta bước qua ngươi, hoặc ta xéo lên ngươi, chứ ta không thèm giúp ngươi đâu. Xưa nay ta vẫn muốn gì làm nấy!

Cô làm như đã nói. Khi bước qua kẻ ăn mày cô giẫm phải tay ông ta. Kẻ ăn mày ngẩng đầu nhìn cô nghiêm khắc. Khi cô Kim quay về nhà thì kẻ ăn mày đã biến mất.

Sáng hôm sau, cô Ngân ra khỏi nhà, tay xách một chiếc xô nhỏ bằng bạc đi lấy nước. Trên ngưỡng cửa lại vẫn kẻ ăn mày hôm trước nằm co ro. Cô gái lùi lại.

- Ngươi làm gì trên ngưỡng cửa nhà ta vậy, trong mớ giẻ rách kinh tởm thế kia? Xê ra!

- Cô gái xinh đẹp ơi, không dễ vậy đâu, kẻ ăn mày trả lời, vẻ áy náy. Toàn thân lão đau nhức. ái chà, cô làm ơn làm phúc giúp lão đứng dậy với!

- Ngươi có điên không? Cô rút lui vẻ ghê tởm. Đưa tay cho ngươi, ta nghe nhầm chăng! Cút khỏi đây, nếu không ta bước lên người bây giờ. Nói là làm cô bước qua kẻ ăn mày, chiếc xô bạc va phải đầu ông ta. Cặp mắt nảy lửa của ông nhìn cô gái chằm chằm, rồi kẻ ăn mày biến mất.

 

Sáng ngày thứ ba, đến lượt cô Xà cừ đi xách nước. Cô xách một chiếc xô nhỏ bằng xà cừ, lấp lánh đủ sắc cầu vồng dưới ánh mặt trời.

- Xin vui lòng nhường cho cháu một lối nhỏ để đi qua, cô rụt rè đề nghị.

- Rất sẵn lòng, nhưng không dễ dàng đâu. Xương cốt lão đau nhức. Lão không thể tự mình đứng dậy.

- Nào, cháu sẽ giúp ông, cô Xà cừ nhã nhặn đáp. Cô đưa tay cho kẻ ăn mày, nhưng khó mà nâng được một người nặng đến thế! Suýt nữa cô ngã! Cô tự nhủ không để cho con người khốn khổ đó biết đối với cô, ông ta nặng như thế nào để ông khỏi phật lòng. Cô mỉm cười, nói:

- Ông lão ơi, ông đã nằm trên đá lạnh lâu quá đấy, ông bị cóng rồi, nhưng ông sẽ thấy dễ chịu ngay thôi.

- Chỉ mới nghe cô nói, lão đã ít nhiều tin cô, kẻ ăn mày nhún vai trả lời. Vì lòng tốt của cô, lão chúc cô gặp được vị hôn phu giàu có nhất vùng.

- Giàu hay không giàu điều đó không quan trọng, cô Xà cừ vừa cười vừa nói, điều quan trọng là người ấy có trái tim nhân hậu cơ ạ!

- Người như thế có đấy, kẻ ăn mày ấp úng, tập tễnh theo cô đến nơi lấy nước. cô Xà cừ múc nước vào xô, khi xô đã đầy, cô toan nâng lên vai.

 

- Đợi đấy, lão sẽ giúp cô, kẻ ăn mày lật đật chạy lại và ùm, oẳng! ông làm nghiêng xô, nước đổ lênh láng ra đất.

- Ông đừng phiền lòng, cô gái cười xòa, chính cháu đã nhiều lần đánh đổ nước! Cô lại lấy nước đầy xô, và kẻ ăn mày giúp cô nâng cái xô lên.

- Nhờ ông nâng cao hơn chút nữa, nếu không thì nặng quá!

- Sẵn lòng, kẻ ăn mày nâng lên nhưng cao quá cô gái không thể đỡ lấy đặt lên vai.

- Xin ông đừng giận, nhưng thế này thì xô nước cao quá, cháu không với tới được.

- Không sao cả, lão lại thử lần nữa, kẻ ăn mày nghiêng mạnh xô đến nỗi nước đổ ra ướt sũng lưng cô gái. Lão vụng về quá, ông lão ngao ngán nói.

- ồ không, ông không hề vụng về. Ai cũng có lúc lỡ tay làm hỏng việc gì đó, cô gái động viên ông lão. Kẻ ăn mày nhìn cô, nghĩ ngợi. Ông nhấc chiếc xô lên một lần nữa và choang! Chiếc xô tuột khỏi tay ông vỡ tan tành. Lần này, cô gái không thể kiềm chế hơn được nữa, cô oà khóc. Kẻ ăn mày vẫn nhìn cô hết sức chăm chú.

- Không phải là lỗi của ông đâu, ông lão, cô gái vừa nói vừa khóc nức nở, ông chỉ muốn giúp cháu thôi, nhưng bây giờ về nhà, cả nhà sẽ nổi giận. Một cái xô bằng xà cừ như thế này biết tìm đâu ra!

 

Trong mớ quần áo rách nát, đôi mắt buồn ánh lên vẻ yêu thương.

- Có khi lão sẽ sửa được xô cho cô, kẻ ăn mày dịu giọng. Ông nhanh chóng chắp nối những mảnh xà cừ, đặt chúng vào vị trí cũ và trong nháy mắt chiếc xô đã ở trước mặt cô gái, đầy nước trong. Kẻ ăn mày cũng đột nhiên thay hình đổi dạng. Ông đứng thẳng dậy dẻo dai, dễ dàng nâng cái xô đặt lên vai cô gái. Ông nói giọng kiên quyết và êm ái khiến cô run rẩy:

- Cô có thể làm giúp ta một việc không?

- Tất cả những gì cháu có thể, cô Xà cừ trả lời với tất cả nhiệt thành. Cháu không biết sẽ phải làm thế nào nếu không nhờ có ông giúp đỡ. Mẹ cháu sẽ không thôi mắng nhiếc cháu vì cái xô bị vỡ.

- Nhờ cô hỏi gia đình xem ta có thể nghỉ qua đêm trong bếp không.

- Việc này, cháu không biết liệu mẹ cháu có cho phép không. Bà không chịu được những người hành khất, cô gái buồn rầu thú thật. Nhưng cháu sẽ nói khó với bà.

- Để trả công, cháu có thể để lại cho bà thứ bà tìm thấy trong đáy xô, kẻ ăn mày vừa cười vừa nói với người con gái đang hết sức kinh ngạc. Có cái gì ở dưới đáy xô? Người này không phải là một kẻ ăn mày bình thường. Cái xô xà cừ tưởng chừng không thể vá lại được nhưng chỉ trong chớp mắt đã lành lặn như mới. Biết đâu chẳng là một phúc thần?

 

Cô gái đem xô nước về nhà. Cô hỏi bà mẹ xem bà có thể cho phép một ông lão ăn mày qua đêm trong bếp không.

- Không phải lão già ghê tởm đã nằm ba đêm liền ở ngưỡng cửa nhà ta đấy chứ? Bà mẹ hỏi, đã bắt đầu nổi cáu. Cô gái cúi đầu, xách xô nước đổ vào một bồn lớn bằng đồng. Có cái gì kêu lanh canh dưới đáy bồn nước, lấp lánh như vàng. Hai mẹ con nhìn nhau im lặng. Bà mẹ vọc tay xuống nước, lấy ra một chiếc nhẫn vàng nặng trĩu. cô Xà cừ nhớ lại lời ông lão hành khất.

- Cái đó kẻ ăn mày biếu mẹ, đền ơn đêm tá túc trong bếp, cô vội nói.

- Một kẻ ăn mày cho vàng! Bà mẹ sửng sốt. Vậy thì đêm nay cho lão ngủ trong bếp!

Chập tối, như lệ thường, cả nhà quây quần bên nhau. Ông bố uống trà, bà mẹ cuộn len, ba cô gái nói chuyện các chàng cầu hôn.

Cô Kim tuyên bố:

- ít nhất phải là một hoàng tử ấn Độ, không thế thì chị sẽ không lấy làm chồng.

Cô Ngân đánh giá:

- Không nhất thiết phải là ấn Độ, hoàng tử với em là được rồi. Còn em, em muốn lấy ai? Cô hỏi em gái thứ ba. cô Xà cừ đang ngồi im lặng.

Vừa lúc đó, cửa mở, kẻ ăn mày bước vào, ông lão chen ngang:

 

- Lão biết một vị hôn phu cho cô Xà cừ. Chính hoàng tử Mipam sẽ rất sung sướng được lấy một cô gái đẹp người, đẹp nết như cô ấy.

- Hoàng tử Mipam là ai? Hai cô chị hỏi. Chàng ta có hùng mạnh, có giàu có bằng một hoàng tử ấn Độ không?

- Có thể còn giàu có hơn, hùng mạnh hơn, kẻ ăn mày vẻ bí hiểm nhìn cô Xà cừ bằng cặp mắt sâu, đoạn nói riêng với cô:

- Mipam sẽ rất sung sướng được kết hôn với cô và cô sẽ hạnh phúc hơn bất cứ ai. Hãy tin lão, cô Xà cừ. Khi lão đi khỏi đây, hãy theo dấu gậy của lão, lão sẽ dẫn cô đến với chàng. Cô có muốn lấy chàng không?

Cô gái nhớ lại chuyện cái xô xà cừ được sửa lại một cách kỳ diệu, cô gật đầu đồng ý. Kẻ ăn mày quay người, bước ra khỏi cửa. cô Xà cừ vội vã đi theo.

- Con chạy đi đâu? Con có điên không? Bà mẹ kêu lên. Một kẻ ăn mày chỉ có thể tìm cho con một kẻ ăn mày khác làm chồng.

Nhưng cô Xà cừ đã đến ngưỡng cửa nhà mình. Kẻ ăn mày biến mất. Trong ánh trăng chỉ còn một dãy lỗ đen trên mặt đất, mất hút phía đằng xa. Cô chạy theo dấu lỗ ấy.

- Vậy thì, mày cứ đi theo ý mày! Bà mẹ cáu tiết la với theo. Nhưng đã thế đừng bao giờ vác mặt về nhà nữa!

 

Cô Xà cừ đi suốt đêm theo dấu gậy của kẻ ăn mày. Cuối cùng mặt trăng nhạt dần phía chân trời, và những tia nắng hồng của rạng đông xuất hiện. Cô gái thấy mình đến một đồng cỏ rộng. Một bác chăn cừu đang chăn đàn cừu dễ đến ngàn con.

- Bác có thấy một ông lão ăn mày đi ngang qua đây không? Cô gái hỏi bác chăn cừu.

- Tôi chả thấy ai khác ngoài lãnh chúa Mipam của chúng tôi vừa qua đây. Tất cả số cừu này là của ông đấy.

Cô gái đi tiếp và chẳng bao lâu thấy một đàn bò thật lớn:

- Bác có thấy một ông lão ăn mày đi ngang qua đây không? Cô hỏi bác chăn bò.

- Tôi chả thấy ai khác ngoài lãnh chúa Mipam của chúng tôi vừa qua đây. Những con bò Tây Tạng này là của ông ấy.

“Kẻ ăn mày đi đâu rồi nhỉ?” Cô gái tự hỏi. “Phải chăng chính ông ta là lãnh chúa Mipam? Vậy thì phải chăng ta sẽ kết hôn với một ông lão ăn mày?” Nàng lại đi, đi xa hơn nữa, gặp một đàn ngựa. Nàng hỏi bác chăn ngựa.

- Bác có thấy một ông lão ăn mày đi ngang qua đây không?

- Không có ông lão ăn mày nào cả. Chỉ có lãnh chúa Mipam của chúng tôi vừa qua đây. Đàn ngựa này thuộc về ông ấy.

 

Mặt trời đã nhô ra khỏi sương mù buổi sớm, soi tỏ toàn bộ cảnh vật. Cô gái bỗng dừng lại, bàng hoàng. Trước mặt cô sừng sững một tòa lâu đài tráng lệ bằng vàng, lấp lánh trong nắng ban mai. Trước lối vào lâu đài, một cụ già tóc bạc như cước tươi cười đón cô.

- Đây là đền thờ Phật chăng thưa cụ? Cô gái rụt rè hỏi.

- Không phải, cụ già nhã nhặn đáp... Đây là dinh thự của lãnh chúa Mipam. Chủ nhân của chúng tôi đang đợi cô.

Cô gái tiến lên. Chỗ nào bàn chân cô chạm tới tức thì chỗ đó các khóm hoa tưng bừng nở và tỏa ngát hương thần tiên. Cô vừa bước vào trong lâu đài thì một tấm thảm mênh mông, hoa văn rực rỡ, trải ra trước mỗi bước chân. Và một chàng trai khôi ngô tuấn tú tiến lại gần. Cặp mắt sâu của chàng ngời ngời hạnh phúc. Theo sau chàng là một đoàn tùy tùng mang theo rất nhiều lễ vật quý hiếm, thứ nọ quý hơn thứ kia. Chàng trai tuấn tú nhẹ nhàng nâng bàn tay cô gái và nói:

- Ta là Mipam. Ta cũng chính là ông lão ăn mày. Em có thuận tình lấy ta như đã hứa không?

Cô Xà cừ chăm chăm nhìn chàng trai khôi ngô tuấn tú không rời mắt. Cô tưởng như trái tim mình sắp vỡ tung vì sung sướng. Như trong mơ, cô ra dấu thuận tình, và Mipam nắm tay cô dắt vào trong lâu đài. Tại đây, cô mặc một tấm áo sáng ngời bảy sắc cầu vồng, trang sức bằng san hô và ngọc quý lấp lánh. Rồi cô ngồi trên một chiếc ngai bạc. Mipam ngồi trên một ngai vàng. Cùng nhau, họ lựa chọn ngày vui nhất đời làm ngày cưới.

 

7
29 tháng 11 2016

tự viết hay sao mà hay thế

bài này với bài "mua cha"

hay tuyệt

30 tháng 11 2016

woa nhìn thế mà kinh nhỉ

14 tháng 11 2019

1. Giải thích: Ý kiến khẳng định giá trị của tác phẩm chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm ấy.

2. Phân tích

a. Số phận bất hạnh

- Gia cảnh

+ Góa vợ, sống một mình

+ Nghèo, vì nghèo mà không lấy được vợ cho con -> dằn vặt

+ Người con trai duy nhất bỏ đi phu, bặt vô âm tín.

ð  Cô đơn khi về già.

- Khó khăn:

+ Già rồi nhưng vẫn đi làm thuê

+ Hai trận ốm lấy hết  số tiền lão có

+ Trận bão cướp hết hoa màu

+ Lão phải “cạnh tranh” với những người phụ nữ khác.

b. Tình cảnh trớ trêu

- “Cậu Vàng” là người thân duy nhất, là kỉ vật duy nhất của người con trai

+ Lão Hạc chăm sóc và yêu thương nó như một con người.

+ Cách gọi tên “cậu” giống đứa con cầu tự.

+ Cách cho ăn giống như nhà giàu

+ Cách chăm sóc: trò chuyện, cưng nựng.

ð  Yêu cậu Vàng hơn cả bản thân.

- Lão bị rơi vào bi kịch: bán hay không bán cậu Vàng.

- Thực tế khốn khó buộc lão phải bán cậu Vàng.

- Tâm trạng của lão sau khi bán cậu Vàng:

+ Cố làm ra vui vẻ

+ Cười như mếu, mắt

+ Mặt co rúm lại, lão khóc

+ Day dứt vì mình đã lừa cậu Vàng.

+ Sau khi bán cậu Vàng, cuộc sống của lão ngày càng nghèo khó

ð  Tự trừng phạt bản thân.

c. Cái chết của lão Hạc

- Lão hoàn toàn trắng tay.

- Trừng phạt bản thân vì đã lừa cậu Vàng.

- Bảo toàn số tiền tiết kiệm và mảnh vườn.

- Ước muốn được “hóa kiếp” sang cuộc sống tốt hơn.

- Cách lão tự tử: dùng bả chó.

-> lão đau đớn, vật vã.

=> Đòn nghiêm khắc lão dành để hành hạ bản thân.

d. Phẩm chất của lão Hạc

- Người cha hết mực thương con và trách nhiệm.

+ Luôn cảm thấy xót xa vì đã không làm tròn vai trò.

+ Gửi gắm lòng thương con vào việc chăm sóc cậu Vàng.

+ Lão không ngừng lao đông và quyết tâm giữ mảnh vườn.

- Lòng tự trọng rất sâu sắc

+ Lão luôn sống bằng sức lao động của chính mình.

+ Lão không chấp nhận tha thứ cho bản thân vì đã lừa cậu Vàng.

+ Không chấp nhận sự giúp đỡ của ông giáo.

+ Để lại tiền ma chay.

=> Giá trị nhân đạo của tác phẩm

21 tháng 4 2020

I. Mở bài:
- Giới thiệu những hiểu biết về tác giả Nam Cao: con người, tài năng, phong cách, đóng góp và vị trí trên văn đàn đặc biệt trong trào lưu hiện thực phê phán.
- Thành công xuất sắc của Nam Cao là truyện ngắn, được tập trung vào hai đề tài chính: người nông dân nghèo và người trí thức nghèo giai đoạn trước 1945.
- Nam Cao xuất hiện trên văn đàn và nổi tiếng trong lịch sử văn học không chỉ để lại những sáng tác bất hủ mà còn để lại những suy nghĩ sâu sắc về văn học và nghề văn.
- Xuất xứ của câu nói : Nhân vật Hộ (nói thay cho tác giả) trong tác phẩm “Đời thừa” (Đăng lần đầu trên Tuần báo “Tiểu thuyết thức bảy” số 490 ngày 4/12/1943) là một trong những sáng tác đặc sắc, tiêu biểu nhất của nhà văn hiện thực lớn Nam Cao.
II. Thân bài:
1.Giải thích
+ “Một tác phẩm thật giá trị”, có thể hiểu là một tác phẩm văn học chân chính, một nghệ thuật lớn, có giá trị (Nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ …).
+ “là một tác phẩm chung cho cả loài người” nó vừa có tính dân tộc, tính nhân loại và thấm nhuần tinh thần nhân đạo. Nhà văn phải phấn đấu cho lí tưởng nhân đạo.
+ “Nó phải chứa đựng … cho người gần người hơn”, nói lên bằng tất cả sức mạnh nghệ thuật của nó những gì liên quan tới vận mệnh loài người, thể hiện “nỗi đau nhân tình” cũng như niềm tin và khát vọng của con người trong cuộc vật lộn vươn tới một cuộc sống nhân ái, công bằng, hòa hợp.
+ Cách diễn đạt: “Một tác phẩm thật giá trị … phải … phải là … Nó … vừa … vừa … Nó …. Nó …” là yêu cầu khắt khe và nghiêm túc của Nam Cao với “một tác phẩm thật giá trị” và cũng là biểu hiện đa dạng, phong phú của giá trị văn chương chân chính.
2. Phân tích một số tác phẩm của Nam Cao để làm sáng tỏ luận đề:
- Đề tài trí thức tiểu tư sản: Giăng sáng, Đời thừa, Sống mòn – nhân vật Điền, Thứ, Hộ … với bi kịch tinh thần (bi kịch nhà văn, bi kịch con người)
- Đề tài nông dân: Chí Phèo – bi kịch tha hóa, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. (Trích dẫn và phân tích làm sáng tỏ luận đề).
3. Đánh giá:
- Sức sống của tác phẩm Nam Cao
- Quan điểm nghệ thuật đặc biệt tiến bộ và sâu sắc của nhà văn Nam Cao, lúc nào ông cũng hết sức trung thành với các tuyên ngôn của mình. Chính vì thế, ý kiến của Nam Cao càng thấm thía và đầy sức thuyết phục lớn đối với mọi người,
- Bài học sâu sắc cho các nhà văn và cả những người làm văn hôm nay và mai sau.
III. Kết bài:
- Giữa quan niệm sáng tác và quá trình sáng tác của Nam Cao luôn có sự thống nhất.
- Khẳng định câu nói của Nam Cao “Một tác phẩm thật có giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn.” là đúng.
- Quan niệm đúng đã tạo nên những thành công của Nam Cao.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.Ở màn đầu chương XIII, cảnh nhà vợ chồng địa chủ Nghị Quế, Ngô Tất Tố cho bưng vào đấy một cái rổ nhún nhín bốn chó con. […] Quái thay là Ngô Tất Tố. Mới xem, ai cũng thấy vợ chồng địa chủ cũng chỉ là như mọi người khác thích chó, yêu gia súc, tưởng người lành hoặc kẻ bất lương cũng không khác nhau gì lắm trong việc nuôi chó con. Thằng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Ở màn đầu chương XIII, cảnh nhà vợ chồng địa chủ Nghị Quế, Ngô Tất Tố cho bưng vào đấy một cái rổ nhún nhín bốn chó con. […] Quái thay là Ngô Tất Tố. Mới xem, ai cũng thấy vợ chồng địa chủ cũng chỉ là như mọi người khác thích chó, yêu gia súc, tưởng người lành hoặc kẻ bất lương cũng không khác nhau gì lắm trong việc nuôi chó con. Thằng chồng le te cho chó ăn cơm, ôn tồn hỏi về chó, rồi xem tướng chó. Hắn sung sướng. Vợ hắn và hắn bù khú […] với nhau trên câu chuyện chó con. Ấy thế rồi là đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu đứng đấy. Đoạn này, khá lắm, bác Tố ạ! Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.

(Nguyễn Tuân, Truyện “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố)

a) Hãy xem Ngữ văn 7, tập hai và cho biết: Lập luận là gì? Tìm luận điểm và cách lập luận trong đoạn văn trên. (Gợi ý: Có phải nhà văn dùng phép tương phản hay không?)

b) Cách lập luận trong đoạn văn trên có làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ không?

c) Em có nhận xét gì về việc sắp xếp các ý trong đoạn văn vừa dẫn? Nếu tác giả sắp xếp nhận xét Nghị Quế "đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu" lên trên và đưa nhận xét "vợ chồng địa chủ cũng... thích chó, yêu gia súc" xuống dưới thì hiệu quả lập luận của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng thế nào?

d) Trong đoạn văn, những cụm từ chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó được xếp cạnh nhau. Cách viết ấy có làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn không? Vì sao?

1
13 tháng 11 2017

Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lý để tạo ra sức thuyết phục cho bài văn.

    a, Luận điểm của đoạn văn: " Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới phát hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.

    b, Cách lập luận: tác giả sử dụng phép tương phản để làm sáng tỏ cho luận tỏ, chính xác và tạo ra sức thuyết phục mạnh mẽ.

    c, Cách sắp xếp hợp lý, nếu tác giả xếp nhận xét Nghị Quế "đùng đùng giở giọng chó má ngay ra với mẹ con chị Dậu lên trên và đưa nhận xét "vợ chồng địa chủ... thích chó, yêu gia súc" xuống dưới thì đoạn văn không đúng trình tự trước sau của sự việc, không làm bật được bản chất "chó đểu" của giai cấp nó.

    d, Trong đoạn văn, những cụm từ "chuyện chó con", "giọng chó má", "thằng nhà giàu rước chó vào nhà"… được xếp cạnh nhau làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ, hấp dẫn, từ đó lộ ra bản chất thú vật của bọn địa chủ.

14 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé ! 

Tuổi trẻ luôn sôi nổi, bận rộn với thế giới xung quanh họ. Họ làm tất cả mọi việc một cách nhiệt tình nhưng lại không biết mình đang làm vì mục đích gì. Để rồi một ngày nhận ra, mình không có nổi một hoài bão, một ước mơ để theo đuổi. Làm người, ai cũng nên có một ước mơ dù là giấc mơ nhỏ nhoi. Có ý kiến cho rằng: "Người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ".  Cái sự “nghèo” có nghĩa là sự thiếu thốn những nhu cầu tối thiểu, còn“ước mơ” là những điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát hướng tới mong đạt được. Hay trong câu có nói rằng “người không có lấy một ước mơ” là người nghèo hơn cả “người không có một đồng xu dính túi”. Ý kiến trên muốn đề cao ước mơ, đề cao vai trò, giá trị, ý nghĩa của ước mơ trong đời sống con người Nếu con người chúng ta không có lấy một ước mơ, cuộc đời sẽ trở lên tẻ nhạt và vô nghĩa; tâm hồn sẽ trở nên nghèo nàn, cằn cỗi. Nếu có ước mơ, con người sẽ có sức mạnh, có động lực để vượt qua những gian lao thử thách của cuộc sống và có thêm niềm tin vào tương lai, theo đuổi những khát vọng cao đẹp của đời mình vì “Chỉ có ước mơ mới giúp ta tạo dựng được tương lai”(Vic-to Huy-gô). Chính việc theo đuổi và nuôi dưỡng giấc mơ sẽ khiến chúng ta trở lên giàu có về tâm hồn, trí tuệ, tình cảm. Hay chính những người sống không có ước mơ, những người vì sợ thất bại hoặc không đủ ý chí, nghị lực để nuôi dưỡng ước mơ. … Chúng ta nên nhận thức được vai trò, giá trị của ước mơ trong cuộc sống để thấy bản thân cần xây dựng ước mơ, nuôi dưỡng ước mơ, biến ước mơ thành hiện thực. Ước mơ có thể đạt được, hoặc không đạt được nhưng con người cần tự tin, có ý chí, nghị lực,và luôn dám mơ ước. Như Lỗ Tấn từng nói: "Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như một con đường chưa có, nhưng con người sẽ khai phá và vượt qua". 

11 tháng 11 2021

tìm từ ngữ dúng cách nói quá trong các vì dụ sau. Nói quá như thế để nhấn mạnh điều gì ?

1 Đau lòng kẻ ở người đá

Lệ rơi thấm đá, tơ chia rẽ tằm.

2 Nghiêng đồng đổ nước ra sông.

Vắt dắt ra nước thay trời làm mưa

Khiêm tốn là một đức tính tốt mà mọi người cần phải trau dồi, rèn luyện. Nội dung khiêm tốn có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người. Khiêm tốn sẽ có sự tỉnh táo, để nhận thức được chân lý một cách đúng đắn, khách quan; đồng thời có được sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành...
Đọc tiếp
Khiêm tốn là một đức tính tốt mà mọi người cần phải trau dồi, rèn luyện. Nội dung khiêm tốn có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người.

Khiêm tốn sẽ có sự tỉnh táo, để nhận thức được chân lý một cách đúng đắn, khách quan; đồng thời có được sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành của mọi người. Nó đem lại cho ta nhiều khả năng cả về trí lực và vật lực để đạt đến sự thành công cũng như sự tin tưởng của mọi người. Để đạt tới sự chuẩn mực, đức khiêm tốn cần phải đặt trong mối quan hệ tương xứng với lòng tự tin. Đức khiêm tốn càng cao thì lòng tự tin phải càng lớn. Bởi tự tin chính là "cơ sở vật chất" cho khiêm tốn. Tương tự, lòng tự tin cũng phải lấy khiêm tốn làm "cái neo" để không vượt quá hiện thực. Nếu không có "cái neo" này thì lòng tự tin dễ chuyển sang tự tôn rồi tự kiêu, tự phụ lúc nào không hay.
Trong phát ngôn, cổ nhân đã dạy "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Khiêm tốn trong phát ngôn còn là việc sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, không dùng từ "đao to búa lớn" hay "cao siêu huyền bí". ở đây, Hồ Chí Minh đã cho chúng ta một hình mẫu về sử dụng ngôn ngữ giản dị mà không kém phần sâu sắc. Khiêm tốn trong phát ngôn còn là không nói nhiều về mình, không khoe khoang:

Trong thái độ ứng xử, khiêm tốn có nghĩa là "nghiêm khắc với mình, rộng lượng với người", không quá tự tin hay độc quyền chân lý, luôn "kính trên nhường dưới". Thái độ khiêm tốn trong phê phán, đóng góp cho người khác đó là: không tiếc lời khen nhưng thận trọng khi phê phán, thận trọng khi sử dụng ngôn từ để tránh tổn thương lòng tự trọng của người khác - nhất là đối với người lớn tuổi.
Khi được người khác phê phán, góp ý cần bình tĩnh, nhẫn nại lắng nghe và tiếp thu những điều hợp lý. Biểu hiện rõ nhất của tính khiêm tốn.

Bản thân mỗi chúng ta phải tạo lập cho mình một mục đích sống mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Chính mục đích lớn này sẽ tạo cho chúng ta động lực để luôn luôn tự điều chỉnh, thực hiện được yêu cầu "thắng không kiêu, bại không nản",  
1
3 tháng 11 2016

Nhắc đến nhà văn Ngô Tất Tố (1893 – 1954) là ta nhớ đến tiểu thuyết Tát đèn, là ta nghĩ đến thân phận chị Dậu. Đó là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động, giàu tình thương chồng, thương con, dũng cảm chống lại bọn cường hào. Nhà văn Ngô Tất Tố đã xây dựng nhân vật chị Dậu tiêu biểu cho cảnh ngộ khốn khổ và phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà quê trước năm 1945.

Cảnh Tức nước vỡ bờ trong Tắt đèn đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về nhân vật Dậu.

Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương. Chị phải bán gánh khoai, bán ổ chó và đứt ruột bán đứa con gái lên bảy tuổi cho vợ chồng Nghị Quế, mới đủ nộp suất sưu cho chồng. Nhưng anh Dậu vẫn bị trói ở sân đình, vì còn thiếu một suất sưu nữa. Chú Hợi là em ruột anh Dậu, chết từ năm ngoái nhưng chết cũng không trốn được sưu nhà nước nên gia đình anh Dậu phải nộp suất sưu ấy.

Anh Dậu đang ốm nặng, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu đi như chết. Bọn cường hào cho tay chân vác anh Dậu rũ rượi như cái xác đem đến trả cho chị Dậu. Đau khổ, tai họa chồng chất đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp.

Chị Dậu là một người vợ, một người mẹ giàu tình thương.

Trong cơn nguy kịch, chị Dậu tìm mọi cách cứu chồng. Tiếng trống, tiếng tù và đã nổi lên. Chị Dậu cất tiếng khẩn khoản, thiết tha mời chồng: thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. Lời người đàn bà nhà quê mời chồng ăn cháo lúc hoạn nạn, chứa đựng biết bao tình thương yêu, an ủi vỗ về. Cái cử chỉ của chị Dậu bế cái Tỉu rồi xuống cạnh chồng cố ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào đe doạ!

Chị Dậu là một người phụ nữ cứng cỏi đã dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng. Bọn cai lệ và tên hầu cận lý trưởng, lũ đầu trâu mặt ngựa với tay thước, roi song, dây thừng lại sầm sập xông vào nhà chị Dậu thét trói kẻ thiếu sưu. Anh Dậu vừa run rẩy kề miệng bát cháo, nghe tiếng thét của tên cai lệ, anh đã lăn dùng xuống phản! Tên cai lệ chửi bới một cách dã man. Hắn gọi anh Dậu là thằng kia hắn trợn ngược hai mắt quát chị Dậu: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mờ mồm xin khất. Chị Dậu đã hạ mình van xin, lúc thì run run xin khất, lúc thì thiết tha xin ông trông lại. Tên cai lệ mỗi lúc lại lồng lên: Đùng đùng, (…) giật phắt cái thừng trong tay anh hầu cận lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu ra đình. Chị Dậu van hắn tha cho… thì hắn bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, tát đánh bốp vào mặt chị, rồi nhảy vào cạnh anh Dậu. Một ngày lạ thổi sai nha – lầm cho khốc hại chẳng qua vì tiền (Nguyễn Du). Để tróc sưu mà tên cai lệ, "kẻ hút nhiều xái cũ” đã hành động một cách vô cùng dã man. Mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn, hơn nữa, để bảo vệ tính mạng của chồng, bảo vệ nhân phẩm của bản thân, chị Dậu đã kiên quyết chống cự: chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Không thể lùi bước, chị Dâu đã nghiến hai hàm răng thách thức:
Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tư thế của chị Dậu có một bước nhảy vọt. Từ chỗ nhún mình tự gọi là cháu, gọi tên cai lệ bằng ông y sau đó là mày. Chị đã vỗ mặt hạ uy thế và hạ nhục chúng! Hai kẻ đốc sưu định trói kẻ thiếu sưu nhưng chúng đã bị người đàn bà lực điền trừng trị. Tên cai lệ bị chị Dậu túm lấy cổ y ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất ! Tên hầu cận lý trưởng bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Với chị Dậu, nhà tù của thực dân cũng chẳng có thể làm cho chị run sợ. Trước sự can ngăn của chồng, chị Dậu vẫn chưa nguôi giận:

Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…

Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, tính mạng bị đe dọa, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Nhà văn Nguyễn Tuân đã có một nhận xét rất thú vị: Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu (…). Bản chất của nhân vật chị Dậu rất khỏe, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra… Ngô Tất Tố rất hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và tên hầu cận một bài học đích dáng. Ông đã chỉ ra một quy luật tất yếu trong xã hội: Có áp bức có đấu tranh Ị

Cảnh Tức nước vỡ bờ rất sống động và giàu tính hiện thực.

Đoạn văn như một màn bi hài kịch, xung đột diễn ra căng thẳng đầy kịch tính. Hình ảnh chị Dậu được miêu tả rất chân thực. Chị giàu lòng thương chồng, vừa rất ngang tàng, cứng cỏi.

Chị hạ nhục tên cai lệ là mày, tự xứng là bà. Cái nghiến hai hàm răng, cái ấn dúi, cái túm tóc lẳng một cái và câu nói: Thà ngồi tù… đã nêu cao tầm vóc lớn lao đáng kính phục của chị Dậu, một người phụ nữ nông dấn trong xã hội cũ.

Từ hình ảnh Cái cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non (ca dao) đến hình ảnh chị Dậu trong Tắt đèn, ta thấy chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn học đã có một bước phát triển mới cả về tâm hồn lẫn chí khí

. Hãy điền các phương tiện ngôn ngữ vào chỗ trống để các đoạn văn liền ý, liền mạch.   a) Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy trong cuộc sống mỗi người. Tục ngừ có câu : "Không thầy đố mày làm nên " đã khẳng định vai trò đó của ông thầy. Không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt cho thì khó mà...
Đọc tiếp

. Hãy điền các phương tiện ngôn ngữ vào chỗ trống để các đoạn văn liền ý, liền mạch.

   a) Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy trong cuộc sống mỗi người. Tục ngừ có câu : "Không thầy đố mày làm nên " đã khẳng định vai trò đó của ông thầy. Không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt cho thì khó mà làm nên một việc gì, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc học hành đỗ đạt. Do đó trong cuộc đời mồi người học ở thầy là quan trọng nhất.

   /.. ./ trong cuộc sống,muốn thành đạt con người còn phải học tập mọi nơi mọi lúc, học ở bất cứ ai có những điều đáng học. Đặc biệt là phải học ở những người cùng trang lứa., cùng nghề nghiệp, cùng sống chết với nghề. Do đó mà có câu tục ngữ : "Học thầy không tày học bạn " Ở đây phải chăng là người ta đã có ý không coi trọng thầy bằng bạn, đánh giá thấp vị trí của thầy ? Thực ra không phải như vậy, bởi nếu bạn có gì đáng học thì bạn đã là thầy...

(Theo Ngữ văn 7, tập hai)

   b) Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thê' văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Vũ trụ này tầm thường chật hẹp, không thỏa mãn nổi tình cảm dạt dào của nhà văn. Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những vật khác. Sự sáng tạo này cũng có thể xem là xuất phát ở một mối tình yêu thương tha thiết. Yêu thương ngay những điều chưa có trong thực tê để gọi nó vào thực tế.. .

   /.../, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cùng là giúp cho tình cảm vả gợi lòng vị tha.

(Theo Hoài Thanh)

0
Đề bài 1: “Kẻ mạnh là kẻ không phải dẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình” (Lão Hạc – Nam Cao). Suy nghĩ về câu nói trên. Đề bài 2: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là...
Đọc tiếp

Đề bài 1: “Kẻ mạnh là kẻ không phải dẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình” (Lão Hạc – Nam Cao). Suy nghĩ về câu nói trên.

Đề bài 2: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là nhũng người đáng thương”. (Lão Hạc – Nam Cao). Hãy chứng minh nhận xét này qua các nhân vật trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.

Đề bài 3: Kết thức Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:

“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

Suy nghĩ về quan niệm trên.

Đề bài 4:

“Có trung hiếu nên đứng trong trời đất
Không công danh thà nát với cỏ cây.”
(Phận sự làm trai – Nguyễn Công Trứ)

Từ ý nghĩa hai câu thơ trên, suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên trong thời đại mới.

Đề bài 5:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”
(Tiếng hát con tàu – Chế lan Viên)

Suy nghĩ về tình yêu quê hương, đất nước qua hai câu thơ trên

3
24 tháng 8 2019

Đề 2 :

Tham khảo:

Có những tác phẩm đọc xong , ta quên ngay, nhưng cũng cỏ những tác phẩm đọc xong, ta bồi hồi xao xuyến như vừa chia biệt một người thân, vừa mất mát một tài sản vô giá, vừa hận lại vừa muốn khóc!! Đó là tâm trạng tôi khi đọc xong " Lão Hạc" của Nam Cao. Lão Hạc đã chết, và bao nhiêu lão Hạc đã chết ? Tôi nào biết, nhưng tôi mãi nhớ Nam Cao và Lão Hạc của Nam Cao!

Không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao với tác phẩm "Lão Hạc? của ông đã đưa ra nhiều ý kiến nhìn nhận về lão Hạc để rồi cuối cùng khéo léo đưa ra quan điếm vê cách nhìn nhận đánh giá con người, đồng thời đó cũng là quan đìểm sáng tạo của ông. "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở...". Bằng ngòi bút linh hoạt xuất sắc, cả tác phẩm "Lão Hạc" của ông đâ toát lên quan điểm đó một cách thầm kín mà sâu xa.

Ở bản thân lão Hạc, cái hình thức bên ngoài khá mâu thuẫn với bản chất bên trong của lão. Chính vì vậy, để đạt được một hình ảnh lão Hạc có sức thuyết phục lớn như ngày nay chắc chắn Nam Cao phải có sự đồng cảm sâu sắc với quần chúng lao khổ.

Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều nhìn nhận lão Hạc với một quan điểm riêng. Vợ ông giáo nhìn nhận lão Hạc chỉ từ một hướng. Khỉ ông giáo nói chuyện về lão Hạc, thị gạt phắt đi "Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ. Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ".

Vợ ông giáo hiểu một cách nông cạn về lão Hạc quá! Thị đâu biết rằng, lão để dành tiền lại là để khỏi liên lụy đến hàng xóm sau này khi làm ma cho lão. Bởi lão biết rằng, những người láng giềng cũng nghèo như lão mà thôi. Lão là một con người sống biết lo xa, sống hôm nay mà đã nghĩ ngày mai. Vậy mà vợ ông giáo đã hiểu lão Hạc một cách lầm lẫn, ông giáo rât buồn, nhưng ông không trách vợ "Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi ". Rất cụ thể, Nam Cao đưa ra dẫn chứng: "Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?" Đúng vậy, đau chân còn có lúc đỡ, lúc khỏi, chứ cái nghèo đói nó cứ bám riết lấy con người ta. Và ắt hẳn vợ ông giáo "chằng còn nghĩ gì đến ai được nữa; người ta xuất phát vốn là một người tốt - vợ ông giáo cũng vậy nhưng "cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất". Thế đấy, một con người như thế thì làm sao hiểu nổi người khác, nhất là một người phức tạp như lão Hạc.

Cũng như lão Hạc và vợ chồng ông giáo, Binh Tư xuất phát cũng là một người nông dân. Nhưng không chịu nổỉ cuộc sống lương thiện để rồi suốt đời nghèo khổ, Binh Tư đã quay mặt với cái thiện. Từ lâu, Binh Tư đả "vốn không ưa lão Hạc bởi lão lương thiện quá". Khi nhìn nhận về lão Hạc, Nam Cao cũng đã để cho một con người Binh Tư suy nghĩ về lão: "Lão làm bộ đấyỊ Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu. Lão vừa xin tôi một ít bả chó". Qua câu nói đầy ẩn ý của Binh Tư, ta tưởng chừng như Binh Tư lại chính là người hiểu lão Hạc. Nhưng trước cái chết của lão Hạc, ta mới thấy Binh Tư đã hiểu về lão Hạc một cách rất sai lệch. Binh Tư vốn là một tên dùng bả chó để ăn trộm cho nên phải chăng hắn nghĩ rằng người ta dùng bả chó chỉ để làm cái việc xấu xa giống hắn. Thế đấy, vẫn với "một cái chân đau", Bỉnh Tư cũng đã nhìn nhận con người chỉ qua hình thức bên ngoài.

Xuyên suốt câu chuyện lả cả một quá trình tìm hiểu lão Hạc của ông giáo. Kết lại câu chuyện cũng là những suy nghĩ của ông giáo về lão Hạc nói riêng, và cuộc đời bần cùng hóa của người nông dân nói chung.

Ông giáo, nhân vật "tôi" chính là người kể chuyện có những nét rất gần gũi với Nam Cao. Tuy "tôi" không hoàn toàn đồng nhất với Nam Cao nhưng đã phần nào mang hình mẫu của tác giả. Bản thân ông giáo cũng phải có cả một quá trình khám phá để nhận biết lão Hạc. Lúc đầu, ông cho lão Hạc là một con người lẩm cẩm, nói đi nói lại mỗi chuyện con chó và "trong lòng tôi rất dửng dưng". Con chó mà lão thường nhắc đến với một tình cảm hiếm có thì ông giáo cho rằng: "Lão quý con chó vàng của lão đã thấm vào đâu so với tôi quý năm quyển sách của tôi", về sau qua câu chuyện lão Hạc kể, ông giáo cũng đã hiểu thêm phần nào lão Hạc: "Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó Vàng của lão". Thế rồi dần dần, sau khi Lão Hạc bán con chó, ông giáo đã hiểu lão Hạc nhiều hơn. Nhìn bộ mặt "cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước" của lão Hạc, ông giáo đã "muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc". Ồng giáo đã có sự đồng cảm, xót xa sâu sắc với lão Hạc và "tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa". Tuy ông giáo mới chỉ dừng lại ờ mức hiểu và thông cảm cho lão Hạc nhưng cũng đã mất đi một thời gian tìm hiểu. Khi thêm một cuộc đối thoại nữa với lão Hạc thì ông giáo đã có một bước nhận thức sâu hơn về lão Hạc, nể phục lão Hạc, nhưng cũng sau cái lần gửi hết tiền và mảnh vườn cho ông giáo, lão Hạc "chỉ ăn khoai", rồi dần dần lão chế tạo được món gì, ăn món nấy". Ông giáo muốn giúp đỡ lão Hạc nhưng mà sự giúp đỡ đều vô ích bởi "Lão từ chối tất cả những gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần". Đúng vào lúc đó thì cái tin thì thầm của Binh Tư: "Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi một bữa, nếu trúng lão với tôi uống rượu" đủ khiến ông giáo cũng phải lầm tưởng: "Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?. Và ông đã phải thốt lên răng: "Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn"...

Nhưng ngay sau đó, trước cái chết của lão Hạc, quan điểm của ông giáo đã khác hẳn: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Tại sao lão Hạc lại phải chọn cái chết tàn khốc như vậy — một cái chết sáng tỏ nhân cách cao thượng, lão đã chọn một cái chết cũng vật vã và thương đau như cuộc đời lão, "chằng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có hai người hiểu "Nhưng nói ra làm gì nữa. Vậy thì cuộc đời này vẫn chẳng đáng buồn làm sao. Bởi sao những ngưởi như lão Hạc không được sống hạnh phúc. Tuổi lão Hạc lẽ ra giờ đây phải được quây quần quanh con cháu hưởng thụ phần cuối của cuộc đời. Vậy mà... lão Hạc ơi, cùng với các nhân vật trong truyện, bây giờ người đọc mới thực sự hiểu nổi lão. Con người lão phức tạp quá! Nhìn hình thức bên ngoài, ta không thể hiểu bản chất bên trong của lão rằng: lão đang nghĩ gì, lão sẽ làm ai? Cũng đã có những người hiểu về lão Hạc một cách nông cạn như thế nhưng đều bởi vì họ có "một cái chân đau. Đây cũng chính là nét đặc sắc trong tác phẩm của Nam Cao. Khác với chị Dậu trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, chị đẹp cả hình thức lẫn tâm hồn và ai nhìn vào chị cũng thấy đẹp; mỗi nhân vật trong "Lão Hạc? nhìn nhận lão với ý kiến riêng của mình và không phải ý kiến nào cũng tốt đẹp. Nhưng dường như trước cái chết của lão Hạc, mọi người đều đã vỡ lẽ ra, bởi vì "Hình như tấm lòng của Nam Cao muốn viết về con người, cho con người sâu hơn, rộng hơn cái anh đã viết ra." (Kim Lân). Ống quan niệm mỗi con người đều có một góc cạnh, và quả thật trong cuộc sống, con người có những góc cạnh như thế. Cuối cùng, lão Hạc cũng đã chết – chết "vinh" – chết như lão đã từng sống.

Những người nông dân trong trang viết của Nam Cao cũng rất đa dạng, tốt có xấu có. Có những người sống vì người khác không màng danh lợi cho riêng mình như ông giáo. Nhưng cũng có những người vì khổ quá nên "chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa", sống ích kỉ, sống cho riêng mình như vợ ông giáo. Và có cả những người giữa cảnh tranh tối tranh sáng của sã hội đương thời đã phải từ bỏ cái gốc người nông dân, quay mặt với cái thiện như Binh Tư.

"Cái chết dữ dội như con chó dại ấy là cái chết của con người nặng yêu thương, trọng nghĩa tình. Nó khép lại thiên truyện nhưng không đè nặng tim tôi như cái chết Chí Phèo…" Cô giáo Hoàng Thị Phương đã nói thế! Nhưng người viết bài này lại khóc cho Lão Hạc của Nam Cao, muốn làm văn tế lão Hạc và thương tiếc, xót xa cho bao nhiêu người cha Việt Nam mãi mãi!

Thế đấy, cuộc sống xã hội này phức tạp lắm thay. Và để sống giữa một xã hội như thế, ta không thể không "cố mà tìm hiểu những người ở quanh ta". Trải qua thời gian nhưng cùng với tác phẩm "Lão Hạc" của mình, quan điểm của Nam Cao đã trở thành bất hủ, và hình tượng Lão Hạc vẫn còn mãi trong văn học Việt Nam. Tôi ước gì lão Hạc đã được đi cấp cứu, trở về ngôi vườn, ăn cháo của ông bà giáo và đón trai mình trở về nhà!

18 tháng 4 2019

Làm Giúp Mình Đi! T_T T_T T_T khocroi :'(